1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Da Trắng Vỗ Bì Bạch" và những điều thú vị...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi kankuli, 15/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    "Da Trắng Vỗ Bì Bạch" và những điều thú vị...

    Trong những chuyện đời xưa thuộc giới làng Nho có một giai thoại khá sôi động, gay cấn, và cũng đầy đủ các yếu tố để vượt cả không gian lẫn thời gian. Đó là câu chuyện mang tính hư cấu chung quanh câu đối:
    Da trắng vỗ bì bạchtục truyền do nữ sĩ Đoàn Thị Điểm thách thức Trạng Quỳnh. Câu chuyện xảy ra như sau.
    Trạng Quỳnh một hôm bắt gặp nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đang tắm, vừa tắm vừa ngâm thơ ca hát. Trạng ta hình như mê mệt nữ sĩ đã lâu nên lên tiếng xin tắm chung, hay ít nhất cũng xin nữ sĩ cho chiêm ngưỡng thân hình kiều diễm để có hứng nay mai lên đường đi sứ sang Tàu.
    Nữ sĩ không chút gì hờn giận lại đọc lên câu đối:Da trắng vỗ bì bạch ngụ ý bảo Trạng Quỳnh nếu đối được câu đối kể trên, nàng sẽ hết sức chiều theo ý của Trạng.
    Câu đối này thật hay, xem dễ nhưng thật ra rất khó, bởi nó vừa tả "trạng thái? đang tắm của nữ sĩ , vừa đối chữ nôm DA TRẮNG với chữ Nho BÌ BẠCH, liên kết với nhau bằng động từ Vỗ. Bì nghĩa là da (như bì cuốn, bánh tầm bì), Bạch tức trắng (như bạch diện thư sinh, Bạch Mi đạo nhân). Bì-bạch gọi chung nhau lại biến thành một phó từ hỗ trợ cho động từ vỗ. Vỗ vào da trắng lúc đang tắm gây ra tiếng kêu bì-bạch. Câu đối đó chỉ có 5 từ thôi nhưng rất súc tích và không kém khêu gợi. Khung cảnh và tình huống chung quanh câu chuyện này cũng rất ý nhị, dễ thương và dư sức vượt không gian và thời gian.
    Lối đối đáp biền ngẫu này thật ra rất thịnh hành trong tiếng Việt, thịnh hành hơn cả tiếng Tàu. Bởi ở chỗ tiếng Hán hoặc chữ Nho trong dạng đơn thuần chỉ có một ngôn ngữ mà thôi. Trong khi đó tiếng Việt được lợi thế ở chỗ chứa chấp cả tiếng Nôm lẫn tiếng Hán. Hầu hết những từ ngữ tiếng Nôm đều có tương đưong tiếng Hán, và đa số dân chúng dù chỉ có học chữ nghĩa đôi chút đều có thể nhận diện ra. Thí dụ, da tiếng Hán là bì, trắng là bạch, già tức lão, cứng tức cương, v.v... Thêm thí dụ khác, thư sinh= đệ tử= học trò, phi cơ trực thăng= máy bay lên thẳng, dương thế= cõi đời, lão ông= ông già, kỵ sĩ= người cỡi ngựa, hẹn ngày tái ngộ= hẹn gặp lại, bánh da lợn, bì cuốn, v.v... Thành ra ngoài mặt mang tiếng chỉ một ngôn ngữ Việt - nhưng thật ra người ta có đến hai thứ ngữ ngôn, tiếng Hán và tiếng Nôm pha trộn lẫn nhau. Nếu dùng tiếng Việt theo thể chế song hành - kẹp Nôm với Hán -- người ta có thể phát sinh ra hàng trăm hàng ngàn câu đối khác nhau.
    Câu đối Da trắng vỗ bì bạch là một câu đối điển hình nhất, lợi dụng tính cách song hành của tiếng Việt - bao gồm các từ ngữ tương đương giữa hai thứ Nôm và Hán. Da trắng như nhìn qua gương thấy mình chính là bì bạch. Da trắng chỉ là phiên dịch tiếng Nôm của Bạch Bì dùng thoát một chút thành ra bì bạch.
    Còn tiếp.





    Tri thức là vô tận.

    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 15/11/2002 ngày 15:24
  2. RAM

    RAM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa đọc mấy cuốn sách cũ, thấy mấy câu này cũng có thể đối được :
    Rừng sâu mưa lâm thâm
    Chuồng gà kê áp chuồng vịt
    Chú chuột ra bớp chú bò (tiếng Pháp)
    Kim Ngô ăn bắp vàng
    Baby I'm gonna love you
  3. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Tục truyền ông Trạng nhà ta trước câu đối thách thức đầy tính thách thức của Đoàn nữ sĩ đã lúng túng không ít để rồi ông đành tạm ngâm ngay một câu đáp.Trạng đáp:
    Trời xanh màu thiên thanh
    Trời tiếng Hán gọi Thiên, xanh tiếng Hán là thanh. Trời xanh màu thiên thanh, nghe ra khá thơ mộng và đối đáp có vẻ chỉnh.
    Trong các sách vở về văn chương hoặc giai thoại làng Nho, người ta thường thấy chỉ có một câu đáp ?oTrời xanh màu thiên thanh" dành cho câu đối "Da trắng vỗ bì bạch". Giai thoại Đoàn Thị Điểm với Trạng Quỳnh có vẻ kết thúc lửng lơ ở chỗ đó. Không ai để ý khám phá gì thêm. Và cũng không ai muốn tò mò tìm xem có thể có những câu đáp đối khác nữa hay không. Có lẽ chỉ có hai câu đó thôi trong vòng vài trăm năm qua.
    Thế nhưng, gần đây chợt xuất hiện thêm hai, ba câu nữa:
    Rừng sâu mưa lâm thâm
    Biển Tây có hải âu
    Lên núi gặp Thượng Sơn
    Từ Hán Việt chỉ Rừng là lâm, sâu là thâm. Lâm thâm hợp lại tạo nên một phó từ mô tả thêm trạng thái của trận mưa. Mưa thế nào, mưa lâm thâm. Rất gần với "Trời xanh màu thiên thanh". Biển Tây viết theo tiếng Hán là Hải Âu cũng dùng để chỉ chim hải âu. "Lên núi" theo chữ Nho: thượng sơn, cũng có thể tên một người, Lê Hoàng Thượng Sơn.
    Thế rồi có người đề nghị trò chơi chữ, thử tìm thêm vài câu đối cho Da trắng vỗ bì bạch. Với mục đích giản đơn, trước là chơi chữ cho vui, sau là về thăm viếng kho tàng văn chương đối đáp bình dân của tiếng Việt, hoặc bổ xung vào ước mơ được hội ngộ với tiền nhân.
    VD:
    * Bắp vàng đợi Ngô Huỳnh (TT)
    Gợi nên ý ai đó đã luộc hoặc nướng xong vài trái bắp vàng để dành chờ ông Ngô Huỳnh (bắp= ngô / vàng= huỳnh). Thật thiết thực và lắng đọng. Hoặc:
    * Mực đen dính Mặc Huyền
    (Mực theo tiếng Hán là Mặc / Đen gọi theo chữ Nho là Huyền / Mặc Huyền là tên người)
    * Gấu vàng hụt Hoàng Hùng
    (Gấu chữ Nho là Hùng / Vàng tức Hoàng).
    Việc truy tìm giải đáp cho câu đối Da trắng vỗ bì bạch tự nhiên trở thành một trò chơi chữ vui , được nhiều người tham gia. Càng tham gia người ta càng thấy nó không khó như rất nhiều người đã hằng tưởng. Bởi tiếng Hán Việt thật ra đã quá quen thuộc với người Việt, và những người tham gia trò chơi đó khám phá thêm rằng ai cũng có thể thành một nhà Nho "con cóc" hết mà không cần phải theo học Hán Văn ở cấp đại học. Nếu dùng tên người vào câu đáp, việc đối đáp chơi chữ sẽ dễ dàng thêm ra. Như hai thí dụ dùng tên người, ông Sơn và ông Huỳnh kể trên.
    Tuy nhiên nếu quan sát kỹ câu đối của bà Đoàn đưa ra, người ta có thể sẽ rất thất vọng - và cũng có thể tiếc nuối cho Trạng Quỳnh là đằng khác, nếu chính Trạng đã đáp: Trời xanh màu thiên thanh. Bởi câu đối đơn giản của bà Đoàn thật ra hàm chứa một số yếu tố cơ bản và đòi hỏi thiết yếu như sau.
    Thứ nhất, nó phải mang màu sắc, Da Trắng, Da phải có màu, màu trắng. Thành ra các câu như: "Rừng sâu mưa lâm thâm; Biển Tây có hải âu; Lên núi gặp Thượng Sơnõ, v.v. bắt buộc phải bị loại ra ngoài vòng chiến. Ta chỉ còn lại "Bắp vàng đợi Ngô Huỳnh?; ?oMực đen dính Mặc Huyền", và "Gấu vàng hụt Hoàng Hùng", hoặc hơi lỏng lẻo một chút: "Lụa đỏ phủ Hồng Nhung", là những câu đáp dùng đến màu sắc - như Da trắng vỗ bì bạch.
    Thứ hai, bên chữ nôm như DA TRẮNG phải được nối kết với bên chữ Hán BÌ BẠCH bằng một động từ "chỉ động tác? Vỗ. Đây có lẽ là yếu tố đã khiến Trạng lúng túng không ít bởi MàU thiên thanh hoàn toàn không phải một thứ động từ chỉ động tác. Cùng lắm "màu" chỉ có thể viết tắt cho "có màu" hay "là màuõ. Một thứ động từ TO BE ở tiếng Anh dùng để chỉ sắc thái: Trời xanh có màu thiên thanh. Đoàn Nữ sĩ rất dễ dàng từ chối ước muốn nghịch ngợm, mang đầy tính cách lều... chổng của Trạng, mà không sợ ... mất lòng! Những câu đáp tân thời theo dạng internet: Bắp vàng / Mực đen / Gấu vàng / Lụa đỏ / vẫn còn có chỗ đứng ở vòng thứ hai này, bởi cả bốn câu đáp đều xử dụng động từ để liên kết phần Nôm với phần Hán.
    Thứ ba, "cụm từ" bì bạch thật ra là một phó từ - tức trạng từ (adverb) theo lối gọi ngày trước. Nó hỗ trợ cho động từ VỖ. Nhìn kỹ nó mô tả một trạng thái quá độ của động tác vỗ. Vỗ trong khi tắm, hoặc vỗ vào chỗ nào đó trên thân thể đến nỗi có tiếng kêu bì bạch. Đến đây ta đành phải chấp nhận không những ông Trạng thiệt với "Trời xanh màu thiên thanh", mà còn những cô cậu Trạng con cóc tân thời với những "Bắp vàng / Mực đen / Gấu vàng / Lụa đỏ?, đều phải chào thua, cuốn gói leo lên xe, gài vào số ... de, đi đâu cho khuất mắt.
    Còn tiếp...
    Tri thức là vô tận.
  4. ntchin

    ntchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Bài này đã được đăng trên tạp chí Đại Chúng với tên Nguyên Nguyên . Yêu cầu để tên tác giả và tạp chí trích đăng lên
  5. ntchin

    ntchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Đại Chúng 110, 16/11/02
    Nguyên Nguyên
    Trong những chuyện đời xưa thuộc giới làng Nho có một
    giai thoại khá sôi động, gay cấn, và cũng đầy đủ các
    yếu tố để vượt cả không gian lẫn thời gian. Đó là
    câu chuyện mang tính hư cấu chung quanh câu đối:
    Da trắng vỗ bì bạch
    tục truyền do nữ sĩ Đoa`n Thi. Đie^?m thách thức Trạng
    Quỳnh. Câu chuyện xảy ra như saụ
    Trạng Quỳnh một hôm bắt gặp nữ sĩ Đoa`n Thi. Đie^?m
    đang tắm, vừa tắm vừa ngâm thơ ca hát. Trạng ta hình
    như mê mệt nữ sĩ đã lâu nên lên tiếng xin tắm chung,
    hay ít nhất cũng xin nữ sĩ cho chiêm ngưỡng thân hình
    kiều diễm để có hứng nay mai lên đường đi sứ sang
    Tàụ
    Nữ sĩ không chút gì hờn giận lại đọc lên câu đối: Da
    trắng vỗ bì bạch
    ngụ ý bảo ông Trạng Quỳnh nếu đối được câu đối kể
    trên, nàng sẽ hết sức chiều theo ý của Tra.ng.
    Câu đối này thật hay, xem dễ nhưng thật ra rất khó,
    bởi nó vừa tả "trạng thái" đang tắm của nữ sĩ , vừa
    đối chữ nôm DA TRẮNG với chữ Nho BÌ BẠCH, liên kết
    với nhau bằng động từ Vỗ. Bì nghĩa là da (như bì
    cuốn, bánh tầm bì), Bạch tức trắng (như bạch diện thư
    sinh, Bạch Mi đạo nhân). Bì-bạch gọi chung nhau lại biến
    thành một phó từ hỗ trợ cho động từ vỗ. Vỗ vào da
    trắng lúc đang tắm gây ra tiếng kêu bì-ba.ch. Câu đối
    đó chỉ có 5 từ thôi nhưng rất súc tích và không kém
    khêu gợị Khung cảnh và tình huống ***y chung quanh câu
    chuyện này cũng rất ý nhị, dễ thương và dư sức vượt
    không gian và thời gian. Nó có thể xảy ra vào bất cứ
    thời đại nào hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới với
    chi tiết thay đổi chút ít. Thi' dụ, thay vì tắm dội gáo
    như ngày xưa, bây giờ tắm vòi sen shower, tắm bồn nước
    spa, tắm hơi sauna, v.v... Thay vì một ông Trạng với nữ
    sĩ, ta có một chuyên viên đie^.n toán với một nữ chiêu
    đãi viên hàng không, hoặc một ông chồng thợ nề với
    một bà vợ chuyên bán cơm tấm sườn bì chả, một ông
    bác sĩ thẩm mỹ với một người mẫu, v.v...
    Lối đối đáp biền ngẫu này thật ra rất thi.nh hành
    trong tiếng Việt, thi.nh hành hơn cả tiếng Tàụ Bởi ở
    chỗ tiếng Hán hoặc chữ Nho trong dạng đơn thuần chỉ có
    một ngôn ngữ mà thôị Trong khi đó tiếng Việt được
    lợi thế ở chỗ chứa chấp cả tiếng Nôm lẫn tiếng
    Hán. Hầu hết những từ ngữ tiếng Nôm đều có tương
    đưong tiếng Hán, và đa số dân chúng dù chỉ có học chữ
    nghĩa đôi chút đều có thể nhận diện rạ Thi' dụ, da
    tiếng Hán là bì, trắng là bạch, già tức lão, cứng tức
    cương, v.v... Thêm thi' dụ khác, thư sinh= đệ tử= học
    trò, phi cơ trực thăng= máy bay lên thẳng, dương thế=
    cõi đời, lão ông= ông già, kỵ sĩ= người cỡi ngựa,
    hẹn ngày tái ngộ= hẹn gặp lại, bánh da lợn, bì cuốn,
    v.v... Thành ra ngoài mặt mang tiếng chỉ một ngôn ngữ
    Việt - nhưng thật ra người ta có đến hai thứ ngữ
    ngôn, tiếng Hán và tiếng Nôm pha trộn lẫn nhaụ Nếu
    dùng tiếng Việt theo thể chế song hành - kẹp Nôm với
    Hán -- người ta có thể phát sinh ra hàng trăm hàng ngàn
    câu đối khác nhaụ
    Câu đối Da trắng vỗ bì bạch là một câu đối đie^?n
    hình nhất, lợi dụng tính cách song hành của tiếng Việt -
    bao gồm các từ ngữ tương đương giữa hai thứ Nôm và
    Hán. Da trắng như nhìn qua gương thấy mình chính là bì
    ba.ch. Da trắng chỉ là phiên dịch tiếng Nôm của Bạch Bì
    dùng thoát một chút thành ra bì ba.ch.
    Cũng ở chỗ câu đối được thi.nh hành trong dân gian từ
    ngàn xưa nên người Việt rất quen việc đối đáp chơi
    chữ. Họ "lậm" việc đối đáp đến nỗi nhiều khi gặp
    một câu tiếng Anh, tức thuộc một ngoại ngữ, có tính
    cách chơi chữ một chút, họ vẫn có thể sáng tác thêm
    câu đối mà chính người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ
    vẫn không có, hoặc chưa hề nghĩ tớị Thi' dụ, câu phổ
    thông lập đi lập lại một thứ âm:
    She sells sea shells at the sea shore: Cô ấy bán vỏ sò ở bờ
    biển - (Xin để ý âm she sells)
    Người Việt, đặc biệt hình như chỉ có người Việt,
    có thể tạo ra vô số các câu đối dùng tiếng Anh nhờ
    ở thói quen đối đáp chơi chữ. Xin đơn cử hai thi' dụ
    đối đáp câu nói trên:
    ........................
  6. bong_cuc_trang_new

    bong_cuc_trang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    " Da trắng vỗ bì bạch " là một trong những câu tử đối của văn học Việt Nam . Theo như em biết thì hình như vẫn chưa có vế đối nào thật chỉnh cho câu đối này . Trong một bài báo Tết người ta đã liệt kê một số câu tử đối , nhiều câu hay lắm nhưng em chỉ nhớ được một câu thôi :
    Vợ cả vợ hai , hai vợ đều là vợ cả .
    Còn giai thoại về câu đối thì có nhiều giai thoại hay lắm ! Chẳng hạn giai thoại về câu :
    Trời sinh ông Tú Cát
    Đất nứt con bọ hung
    hay :
    Hương ngũ vị năm mùi thơm chửa
    với hai vế đối :
    Hồ bán nguyệt nửa tháng trông trăng
    Đèn tam tinh ba ngọn sáng sao
    .............
    Một người lên net cả nhà kẹt phôn
  7. TrieuMinhHoa

    TrieuMinhHoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi!Mình có ý kiến này mọi người xem được
    không:Chúng ta hãy thử bắt chước các cụ xem,nghĩa là chơi câu đối ấy.Mình nghĩ cũng được đấy chứ.Xem ai nghĩ ra câu đối hay và thú vị nhất.Ai ra vế đối độc đáo nha!!
    Mình biết đôi câu đối thế này:
    TỔ TIÊN NHÂN ĐỨC BAN CHO RƯƠU
    CON CHÁU THẢO HIỀN MĂC SỨC SAY
    Theo mình đôi câu đối này còn gượng."RƯỢU" đối với "SAY" chưa phải là chỉnh?Có bạn nào nghĩ ra vế hay hơn không?
  8. VIETHUY80

    VIETHUY80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    0
    ặ thỏ mỏằi ngặỏằi chặa biỏt cÂu 'ỏằ'i chuỏân 'ỏằf 'ỏằ'i lỏĂi cÂu
    "Da trỏng vỏằ- bơ bỏĂch" à
    bơ=da; bỏĂch=trỏng
    lÂu nay dÂn gian 'Ê lặu truyỏằn 1 cÂu 'ỏằ'i 'ỏằf 'ỏằ'i lỏĂi cÂu này.
    Đó là "Rỏằông sÂu mặa lÂm thÂm"
    rỏằông=lÂm;sÂu=thÂm
    'ỏằ'i thỏ chuỏân quĂ còn gơ
    Vhuy
  9. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2001
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Vợ cả vợ hai , hai vợ đều là vợ cả .
    Câu này Nguyễn Dậu đã đối đến 2 lần trong truyện "Mật rắn" rồi mà
    - Rắn đầu, rắn mặt, rắn mặt cũng loại rắn đầu
    - Yêu đào, yêu liễu, liễu yêu chẳng nhẹ yêu đào
  10. cattora

    cattora Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chú VH80 xem lỏĂi luỏưt bỏng trỏc. Mỏằ>i 'ặỏằÊc gỏĐn 80% thui..
    Đỏằ'i là mỏằTt trong nhỏằng trò nhàm chĂn nhỏƠt cỏằĐa cĂi tiỏng Viỏằ?t.
    vư dỏằƠ: Chỏc tôn ông không Lâp Tôn Tôi ? (sặu tỏ**)

Chia sẻ trang này