1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Da Trắng Vỗ Bì Bạch" và những điều thú vị...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi kankuli, 15/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. himurakenshin

    himurakenshin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Ve cau doi na`y, khi hoc gio van hoc, thay cua minh co' kể câu chuyện này, và có no'i la` trong so cac cau doi da duoc nghi ra nhu: "rừng sâu mưa lâm thâm"... thì câu đối chuẩn nhất có lẽ là câu:
    "Xương liền cọ cốt kết"
    Về luật đối, vế đối trên với "Da trắng vỗ bì bạch" thì đối đúng luật hoàn toàn: xương- cốt (danh từ) đối vơi da- bì (danh từ); liền- kết (tính từ) đối với trắng- bạch (tính từ); và tù liên kết cùng là động từ (cọ và vỗ).
    Về ý nghĩa, (theo ý mình) cũng đối khá hay , một hình ảnh sống động, lãng mạn... "da trắng vỗ bì bạch" được đối lại với một hình ảnh có phần ghê rợn và ảm đạm..."xương liền cọ cốt kết"
    Cái khúc mắc của vế đối này, cũng làm nó trở nên không đối đủọc hoàn hảo 100% là ti'nh từ gợi âm "cốt kết". Đa số chúng ta đều dùng một từ khác là "cót két". Theo ý mình thì "cốt kết" chình là từ bắt nguồn của "cót két", vì "cót két" dễ phát âm hơn nên sau này đủọc sử dụng thay cho "cốt kết". À, còn một chút về luật đối bằng-trắc, "xương" và "da" đều bằng, nhưng chắc có thể bỏ qua được, hi hi...
    Tóm lại, có lẽ "xương liền cọ cốt kết" vẫn đáng được xem là vế đối chuẩn nhất cho "da trắng vỗ bì bạch"
    Mong các bạn góp ý . BiBi
    Get a life, get alive...
    Được himurakenshin sửa chữa / chuyển vào 21:20 ngày 10/12/2002
  2. cattora

    cattora Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Rất thú vị về 1 giải pháp của bạn Himurakenshin. Ngoài những khúc mắc bạn viết, tớ đang băn khoăn về đối tính từ chỉ mầu sắc. (trắng - liền liệu có ổn?). Còn nữa, Hồ Xuân Hương dùng "thịt" đối "da", bạn dùng "xương" đối "da". Vậy ai đó cũng có thể dùng "mỡ" đối với "da" (vì dưới da là lớp mỡ). Giả sử ai khác lại dùng "mỡ" để "đối" với "xương" ?. Tóm lại, tớ đầu hàng các loại câu "đối" tiếng Việt. Một ví dụ sinh động gần đây là tìm từ trái nghĩa của "bà nội" hay "bà ngoại" gì đó của sở giáo dục tỉnh gì đó phía Nam khiến trẻ thơ kinh hồn khiếp đảm
  3. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Xin hỏi kỹ lại bác Cattora cái. "Chắc" hay là "chắt" vậy?
    Theo tôi nghĩ trong câu đối, về ngữ nghĩa không bắt buộc là phải trái nghĩa nhau mới đạt .Đối thế gọi là "chan chát"! bác Cattora nhể.
    Có thể dùng những từ ngữ có nghĩa nội hàm như " mùa xuân" với "ngày tết", nghĩa song hành như "non" với "sông","cha" với "con", nghĩa tịnh tiến như "hôm nay" với "mai sau"....
    Ngay cả với tính từ cũng không ngoại lệ, người ta thường nghĩ "đen" đối với "trắng" là chuẩn nhưng theo một góc nhìn nào đó thì "đen" chưa hẳn là trái nghĩa với "trắng"
    Cho nên,trong câu đối người ta có thể sử dụng "ông nội" để đối với "bà ngoại", "da" hay " thịt" đối với "xương" .

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng
  4. cattora

    cattora Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chắc câu " "chắc " hay hơn "chắt" là cái chắc !" không bị lép .
    Xét theo một góc độ nào đấy thì câu "... trong câu đối, về ngữ nghĩa không bắt buộc là phải trái nghĩa nhau mới đạt" (Egoist) chắc là không lép nhưng phải đối một cách "chan chát" thì X.Diệu et al. mới phong X. Hương là "Bà chúa thơ Nôm", BÁC Egoist nhẩy.

Chia sẻ trang này