1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dã Tượng có phải là người giỏi bơi lội hay không?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Dilac, 13/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Dã Tượng có phải là người giỏi bơi lội hay không?

    Tối thứ 2, ngày 7.4.2008 kênh VTV3 phát sóng chương trình Đấu trí, trong đó có một câu hỏi:
    "Ngoài Yết Kiêu có tài bơi lội như thần, trong các danh tướng Nhà Trần còn có một vị cũng bơi lội rất giỏi, cùng tham gia lặn xuống đục thủng chiến thuyền của giặc Nguyên, đó là ai?"
    Đáp án do MC Lại Văn Sâm cung cấp làm cơ sở tính điểm là Dã Tượng.
    Cảm thấy không an tâm với đáp án này, Mỗ bèn truy lục khắp nơi các thông tin về Dã Tượng. Nhưng nếu như thông tin về Yết Kiêu rất dồi dào, thì ngược lại, thông tin về Dã tượng thu lượm được lại rất ít ỏi.
    Tóm lại là, Dã Tượng là một trong những gia nô thân tín trong nhà Hưng Đạo Vương, sau này trở thành Gia tướng dưới quyền như Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Chế Nghĩa, Phạm Ngũ Lão...Dã Tượng có biệt tài huấn luyện voi, cực kỳ thân thiết với Yết Kiêu.

    Về Dã Tượng chỉ có nổi tiếng hai câu chuyện,

    Tháng 1, 1285, do chưa lường hết sức mạnh của địch, Hưng Đạo Vương đã đem đại binh ngăn cản Thoát Hoan tại ải Nội Bàng. Kết quả trận đánh là quân Trần thua to, cả vạn binh lính bị giết và bắt sống tại trận. Lúc khởi binh, Hưng Đạo vương có dặn Yết Kiêu cắm thuyền đợi mình. Nhưng lúc tàn trận, Thuỷ quân đóng ở Bãi Tân làm chặn hậu cũng chạy tan tác cả. Trong lúc tháo lui khẩn cấp, Hưng Đạo định dẫn tàn quân luồn rừng về Vạn Kiếp, nhưng đúng là không ai hiểu bạn bằng Dã Tượng, đã ngăn Vương lại và bảo "Dù thế nào thì Yêu Kiêu vẫn đợi Vương đến cùng...", nghe thế, Hưng Đạo Vương bèn tức tốc đổi hướng tới bãi Tân. Quả nhiên trên bãi sông vẫn còn một con thuyền đứng đó cùng với viên tuỳ tướng. Thoát nạn, Hưng Đạo Vương ngửa mặt lên trời than "Chim hồng hộc sở dĩ bay cao, là nhờ có xương cốt vững chắc..."- Đúng là thần thiêng nhờ bộ hạ.

    Năm 1288, trên đường hành quân chuẩn bị cho trận Bạch Đằng nổi tiếng, con voi chở Hưng Đạo Vương bị sa lầy, chìm dần xuống bùn. Dù đã nhiều cách nhưng rồi con voi chiến thân thiết của Đại Vương cứ lún dần, lún dần. Dã Tượng và Hưng Đạo Vương nhìn người bạn đường chiến đấu thân thiết sắp hy sinh mà nước mắt lưng tròng. Dã Tượng bèn quỳ xuống trước mặt Vương xin người xuống ngựa đi tiếp cho kịp ra quân, còn mình xin ở lại rồi sẽ đuổi theo sau. Trong trận đánh sau đó, Dã Tượng giữ một cánh quân bộ trên núi Tràng Kênh đánh hất đám quân của Phàn Tiếp xuống sông. Viên gia tướng đã tả xung hữu đột, máu giặc ướt đẫm cả người, lao vào địch cứ như chỗ không người, như thể để trả thù cho người bạn voi đã hy sinh trên đường ra trận. Phàn Tiếp khiếp sợ đã bỏ lính, để nguyên cả tên găm trên người nhảy xuống sông chạy trốn nhưng rồi vẫn bị quân Trần dùng câu liêm móc lên, bắt sống.

    Còn chi tiết Dã Tượng giỏi bơi lội thì không thấy luận cứ nào nhắc tới.
    Nhìn chung nhà Trần đều rất giỏi bơi lội vì các Vương Gia nhà Trần gốc gác là những người sinh sống bằng nghề chèo thuyền buôn bán than tại Đông Triều Quảng Ninh. Chỉ huy thuỷ quân nổi tiếng của nhà Trần là Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái. Hai viên tướng khác cũng thuộc hàng tuyệt giỏi bơi lội là Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão.

    Vậy mà những người tổ chức lại có được cái đáp án trên.
    Vậy, hoặc lịch sử nước nhà quá nhiều, quá phức tạp nên cả đến những người ưa tìm hiểu như mỗ mà cũng không biết hết.
    Hoặc ở đâu đó vẫn trôi nổi những câu chuyện dã sử, chưa được kiểm chứng.
    Hoặc, bản thân chương trình đấu trí trên VTV đại diện là MC Lại Văn Sâm tự phịa ra đáp án.
  2. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Một là cái đáp án đó do bọn "đầu đất" phịa ra, còn Sâm chỉ là cái loa phát thanh thôi
    Hai là "phát hiện" này của những người lập bộ câu hỏi của nhà đài VTV3 chắc phải thuộc tầm cỡ "chấn động" như phát hiện của GS Lê Mạnh Thát
  3. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Dã sử ở đây các bác nè
    Yết Kiêu, Dã Tượng sả thân,
    Đục chìm thuyền địch mấy lần Đằng Giang.
    Link: http://www.thoiaotrang.com/diendan/index.php?s=1480344d595a217ae1b4b799d2f230b7&showtopic=897&pid=266018&mode=threaded&show=&st=&
  4. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Ngay cái tên Dã Tượng cũng hình dung ra được phần nào về tài năng của ông. Có mấy chi tiết bác Dilac nhắc cả rồi. Chuyện Dã Tượng biết bơi mà chương trình đấu trí nhắc đến hôm nào là lần đầu tiên em được nghe đến. Nói ra thì bất kính với tiền nhân nhưng em thấy tục tĩu, xúc phạm tiền nhân lắm.
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Theo thiển ý của tại hạ, thì Dã Tượng là tên hiệu của một gia nô Trần thị, không phải là tên thật. Đương nhiên anh này là trùm về voi. Bắt người voi lội nước thì chỉ có đám hậu sinh khả ố làm thôi. Buồn cho Truyền thông tại Vn.
  6. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Tôi cứ thể theo phong cách tranh luận phổ biến trên forum này, tôi thách các bác chứng minh được Dã Tượng không biết bơi, hoặc bơi lội kém đấy. Dẫn chứng cho nó hẳn hoi nhá. Cấm wiki wikiếc. Không dẫn được chứng thì đừng lăn tăn.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không thể tìm được dẫn chứng ngày ấy có thi bơi lội toàn quốc không.
    Kiếm được bảng xếp hạng bơi lội giỏi thuở ấy cũng khó bằng đi bộ từ
    lăng Bác đến nhà Quốc Hội chứ chẳng chơi.
    Yết Kiêu nổi tiếng bơi lội, vì ông là tướng, chứ thiếu gì người bới
    lội giỏi hơn ông?
    Người sông Hồng ngày xưa thì 100 % bơi lội giỏi, Dã Tượng cũng không
    phải lệ ngoại, đâu phải quản tượng thì cấm không được bơi giỏi?
    Tuy thế, bài thi và bài trả lời phải nặn ra cho nó xôm, chứ chương
    trình TV mà không có bài thi và bài trả lời thì làm sao ra tiết mục?
    Chuyện nhỏ mà các bạn cứ lăn tăn làm gì. Cho nó đúng thì đã sao?
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Há há, lâu lâu mới thấy bác codep vui như thế!
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Thời đó Yết Kiêu tương đương với Đô đốc thủy quân.
    Dã Tượng tương đương với Tổng quản tượng binh.
    Cứ mỗi lần thuỷ binh đụng trận là xách ngay thằng Tổng quản tượng binh cầm búa theo hầu.....
    "Hôm nay trời nhẹ lên cao
    Tui cười không hiểu vì sao tui cười.."
  10. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục về câu chuyện Dã Tượng, chúng ta để ý một cách thực tế sẽ thấy ngay câu chuyện về Yết Kiêu cũng tỏ ra phi lý.
    Trong Lịch sử Việt Nam, các câu chuyện thời kỳ xa xưa đều nhuốm màu truyền thuyết. Câu chuyện trăm trứng của Lạc Long quân và nàng Âu cơ. Bốn thân thế đặc biệt của bốn vị Tứ bất tử Truyện nỏ thần của An Dương Vương, rồi ông Trọng, ông Đùng...Nhưng trong những năm tháng sau này, các câu chuyện truyền thuyết vẫn tồn tại và hình như người ta cố tình lợi dụng nó.
    Lý Công Uẩn lên ngôi nhờ câu chuyện "Hộ pháp bị đày 300 dặm" có thể do nhà sư Từ Đạo Hạnh bịa ra.
    Câu chuyện thanh gươm mà thuỷ thần cho mượn của Lê Thái Tổ chắc cũng không ngoài sự bịa đặt cố ý.
    Câu chuyện ông Dầu bà Dầu và sự tích sông Tô Lịch chắc là do Trần Thủ Độ đặt ra để lí giải cho sự diệt vong của nhà Lý.
    Không ít những câu chuyện tương tự.
    Riêng tài năng bơi lội của Yết Kiêu cũng hoàn toàn nhuốm màu truyền thuyết. Không phủ nhận chuyện Yết Kiêu cực kỳ giỏi bơi lặn, giỏi như cá như dân gian đồn đại. Nhưng việc ông và những thuỷ binh của ông có thể đục thủng chiến thuyền nhà Nguyên thì khó mà tưởng tượng nổi.
    Các chiến thuyền nhà Nguyên hầu hết được đóng bằng gỗ tốt. Tương truyền là bằng gỗ nghiến, một loại gỗ ít cong vênh và chịu nước. Các mảnh ván thuyền đã được tìm thấy tại bãi cọc Bạch Đằng, đến nay vẫn được để tại một ngôi đền gần Phà Rừng, Quảng Yên là một minh chứng hùng hồn. Các chiến thuyền này đều khá lớn, kết cấu chắc chắn và đáy khá dày, ít nhất phải 20cm gỗ. Vậy, một người khoẻ mạnh phải dùng đục, đục hết sức bình sinh may ra khoảng 10 phút mới thủng được.
    Như vậy, Yết Kiêu nằm trong đáy nước, điểm tựa không có, bị ma sát nước cản đường búa, dù khoẻ đến mấy cũng khó đục thủng, mà có thủng cũng phải rất mất thời gian. Vậy Yết kiêu hô hấp thế nào trong khi chìm mình dưới nước. Dưỡng khí lại đặc biệt cần thiết trong cường độ công việc nặng nhọc như vậy. Chỉ có thể lí giải là Yết Kiêu thực sự phải thở được dưới nước như loài cá vậy.
    Liệu bạn có tin nổi như thế không?

Chia sẻ trang này