1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dã Tượng có phải là người giỏi bơi lội hay không?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Dilac, 13/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hatakekakashivn87

    hatakekakashivn87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên là con người thời nay, thì bác không tin rồi, em cũng không tin.
    Nhưng 1000 năm trước, thì điều đấy lại không có gì khó hiểu bác ạ. Đấy cũng là 1 cách để khiến quân thù khiếp sợ, làm tăng sĩ khí của quân dân nhà Trần.
    Gì chứ, bác đang ở trên tàu chiến, nghe nói bên kia có " thuỷ thần " , từng đục hạ nhiều chiến thuyền thì ai mà chả sợ, mà đã sợ là khác nhau rồi.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    1- Gỗ Nghiến là một loại cây mọc trên núi đá vôi ở ViệtNam, không có
    mọc ở núi đá hoa cương, cũng không mọc trên đất, cũng không mọc ở nơi
    quá lạnh, quá nóng. Nó có thể mọc ở TrungQuốc, biên giới Việtnam,
    hay các nơi khác trên thế giới quanh vĩ độ 20 mấy độ.
    Tuy thế, trên thế giới có thể có gỗ cứng như thế hay hơn thế mà tôi
    chưa được biết, nhưng ở Mỹ thì không thể đào đâu ra gỗ cứng hơn gỗ
    Nghiến cúa ViệtNam.
    2- Không ai làm gỗ ván dày 20 phân. Gỗ làm thuyền thường xẻ bản không
    to quá 20 phân để tránh nứt rạn, vỡ, nhưng xẻ càng nhỏ thì số lượng
    những đường xảm thuyền sẽ nhiều hơn, và kém chịu sóng bão hơn . Vì thế
    ván thuyền miền bắc thường 18 đến 20 phân, còn ván thuyền miền nam thì
    thường 20 đến 25 phân, theo tập quán từng vùng . Thuyền miền Bắc xảm
    thuyền bằng vôi, dầu, xơ tre, sau khi khô thì rất cứng . Thuyền miền
    Nam xảm bằng vôi và dầu, không có xơ tre, và sau khi khô thì còn mềm,
    khó rạn nứt vỡ như xảm miền bắc. Có lẽ vì thế mà ván to hơn chăng?
    Đó là kỹ thuật ván thuyền và xảm thuyền ở ViệtNam. Không chắc quân
    Nguyên có áp dụng cách đóng thuyền Việtnam hay không. Thuyền buồm
    của Mỹ đóng gỗ bản chỉ có 10 phân thôi, nhưng thuyền nhỏ thì bằng gỗ
    dán cả tảng rộng hơn 1 mét, và thuyền to thì bằng kim loại và nhựa.
    2- Đục thuyền dưới nước thì không được, vì dùi đục hay búa đục vướng
    sức cản của nước . Nếu khoan thì dễ hơn, và một hơi lặn có thể khoan
    được thủng thuyền . Tuy thế, lỗ khoan nhỏ, có thể lấy quần áo bịt lỗ
    không cho nước vào như những trường hợp thuyền va chạm mà bị thủng .
    Cách tốt nhất là cậy các vết xảm thuyền, làm nước rỉ vào một hàng dài
    rất khó chữa, và chỉ có cách chữa là xảm từ bên ngoài, tức là cũng
    phải lặn xuống nếu không đưa thuyền lên cạn mà xảm. Muốn cậy các vết
    xảm thì cần một cái xà beng nhỏ, vừa có thể rạch theo vết xảm, vừa có
    thể lựa vào vết xảm mà bẩy ván khỏi khung xương của thuyền.
    Cũng nên biết, các thuyền đều có người bơm và tát nước thường xuyên
    để giữ sức nổi của thuyền . Người này sẽ báo động nếu nước dâng lên
    quá nhanh mà họ không đủ sức ngăn chặn chỗ rò rỉ hay vỡ . Lúc ấy sẽ
    có thêm người để bịt khe hở, và có nhiều cách khác để ngăn nước rò
    vào thuyền, không thể để nó chìm một cách dễ dàng như vậy được. Hàng
    triệu thuyền gỗ Việtnam từ mấy nghìn năm nay cũng chỉ chìm khi vấp
    phải đá ngầm, hay mắc cạn rồi bị sóng giập mà vỡ, chứ mấy khi chìm vì
    vài lỗ nhỏ có thể bịt lại bằng quần áo chăn màn?
    Dù sao, chuyện lặn xuống mà làm thuyền thủng và rò cũng khó, rồi quân
    địch cũng ngăn chặn làm thuyền không thể chìm được. Nghe chuyện kể cho
    vui thôi, chứ người tin chỉ là người chưa bao giờ ở trên thuyền.
  3. acongadanh

    acongadanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    1.021
    Đã được thích:
    0
    Bàn chuyện trên TV thì hết cả ngày. Năm xưa, cũng có chưong trình hỏi trái đất hình gì, đáp rằng trái đất hình tròn. Nếu vặn ra thì trái đất hình quả cam chứ ko phải là hình cầu. Đôi khi miếng vải to rơi vài sợi chỉ cũng là lẽ thường tình...
  4. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Đang chuyện DT tự nhiên nhảy bổ sang YK.
    Thử 1 giả thuyết nhé:
    1- Về vấn đề thở dưới nước, đâu nhất thiết cứ hết hơi lại ngoi lên thở. Lính đặc công nước (cứ gọi thế đi ) của YK có thể tự tạo ống thở bằng thân dây leo rút phần lõi hay bằng da mềm cuộn lại. Đầu trên ông được giữ nổi bằng gỗ, nguỵ trang bằng... bèo chẳng hạn. Với ống kiểu này, với người bơi lặn giỏi được tuyển chọn có thể lặn dưới nước vô tư.
    2- Tàu bị thủng chìm nhanh là do chính trọng lượng bản thân thuyền. (Tàu Titanic chìm bởi 1 vết rách k phải là lớn.) Nếu là YK, tớ sẽ nhằm những trọng thuyền như thuyền trở lương hay chở nặng (như chiến cụ hay nhiều lính... béo).
    Thực ra, ván đóng thuyền k phải là dày khó uốn, đó chưa kể lâu ngày bị hà ăn lung tung cả. Quân YK có thể lựa người thật khoẻ dùng loại dụng cụ chuyên dụng như kiểu câu liêm, chòong,... phá mỏng các điểm tính trước rồi hè nhau dùng 1 cây nặng bịt sắt thục 1 cú thật mạnh vào giữa (việc này càng dễ nếu tận dụng dòng chảy của sông), việc còn lại sông làm nôt, lỗ được phá sẽ đủ rộng để áp lực nước tràn vào thuyền k thể bịt được nhất là trong tình trạng bất ngờ. Những điều này có thể làm được nhất là nếu lỗ phá hướng theo dòng chảy của sông thì lực công của nước càng lớn.
    Việc phá lỗ này có thể đồng loạt nhiều thuyền 1 lúc thì việc cứu chữa khó mà thực hiện trong cảnh hoang mang hoảng loạn của quân Nguyên.
    Nếu được, việc vui như vậy, tớ mà là DT thế nào cũng nì nèo ông bạn thân YK cho đi ké xem náo nhiệt. Vậy, đáp án của nhà đài chưa chắc đã...sai.
  5. hatakekakashivn87

    hatakekakashivn87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, thế cho em hỏi luôn, em đọc và xem Thuỷ Hử cũng có nói đến những đội thuỷ binh cầm đục với búa đi đục thuyền quân triều đình . Vậy là chúng nó cũng bịa hả bác?
  6. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    Cũng có thể hiểu đục thuyền tức là làm thuyền thủng bằng bất cứ cách gì đấy như khoan..
    Có sách nói là sau naỳ Yết kiêu cải tiến, đục xong thì lấy giẻ bít lỗ lại rồi đục tiếp chổ khác... Sau đó rút giẻ đồng loạt làm thuyền chìm nhanh...
    Chổ này nói về cái buá dùng dưới nước:
    Tương truyền, khi quân Mông Cổ đem thủy quân đến cửa sông Bạch Ðằng thì dừng lại tập trung và chờ các chiến thuyền khác đến đầy đủ rồi mới tổng tấn công. Lợi dụng những đêm tối trời, hai vị Bộ Tướng Yết Kiêu và Dã Tượng đem toán quân sĩ giỏi về thủy tính (bơi lội) miệng ngậm ống trúc để thở, lặn đến đoàn chiến thuyền Mông Cổ, dùng thủy phủ (búa dùng dưới nước) đục thuyền, làm thuyền bị lủng đáy chìm xuống nước, quân Tàu bị chết đuối vô số. Quân Mông Cổ đêm đêm hoang mang hoảng sợ. Chúng nghi ngờ bị đục thuyền nên thả lưới chìm xuống đáy các chiến thuyền và chờ khi nghe có tiếng đục thuyền thì liền kéo lưới lên. Toán quân sĩ của hai vị Bộ Tướng vì bất ngờ nên một số bị bắt, trong đó có Tướng Yết Kiêu. Quân Tàu tra hỏi ông có phải là Yết Kiêu hay không? Ông trả lời ông chỉ là một lính thường của Yết Kiêu mà thôi!. Chờ cho quân canh chểnh mảng canh gác, ông ra hiệu cho thủ hạ cùng nhảy xuống nước lặn về doanh trại. Ðã biết rõ kế hoạch của quân Tàu nên hai ông cho các toán đục thuyền mang theo bén để cắt lưới, và các chiến thuyền của quân Mông cổ lại tiếp tục bị chìm. Với chiến thuật nầy đả làm cho quân Tàu hoảng hốt mất ăn mất ngủ trước khi bi thảm bại trong trận chiến Bạch Ðằng.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chuyện ngậm ống để thở cũng phịa luôn . Có 2 điều làm tôi nghĩ thế:
    1 - Tôi đã ngậm một cái ống sắt (ống dẫn nước) hình chữ L để lặn rồi.
    Kết quả khi chỉ lặn sát mặt nước thì còn thở được, nhưng khi chìm sâu
    dần, thì thở ra rất dễ, nhưng hít vào thì khó dần, rồi không thể hít
    vào được nữa, đành phải trồi lên mặt nước .
    2- Về nhà lấy giấy tính toán theo Vật Lý cơ học thì thấy nước có trọng
    lượng riêng là 1 G một centimet, tức là có sức ép 0,1 KG trên một
    centimet ở độ sâu 1 Mét. Nếu lưng và ngực người có diện tích 400
    centimét vuông vì chiều rộng và cao của ngực lấy tròn là 1 gang tay
    tức là 20 centimet, thì áp suất nước ép lên phổi là bao nhiều Kilôgam
    so với áp suất người lặn hít thở khí trời chỉ có 1 ÁtMốtPhe?
    Qua điều 2 trên nếu bạn không tin hay không biết Vật Lý, thì có thể
    thí nghiệm điều 1 xem có thể lặn sâu được bao nhiêu centimét.
  8. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Theo nhà em thì ống thở ở đây (thời xưa) có tác dụng để người lặn bơi bí mật (bám vào bèo, rác) lấy hơi mà không phải ngoi lên mặt nước (như kiểu Đặc công), tức là bới sát mặt nước thôi. Còn khi lặn thì vẫn phải hít hơi dài mà lặn.
    Còn cái ống thở hiện đại thì mới có thể lặn sâu được (chắc có cơ chế van gì đó), nhà em xem trên TV vẫn thấy người ta lặn như vậy.
    Còn về việc đục thuyền thì trong Tam Quốc, Thủy Hử cũng có nói đến, chắc là có.
    Được a2p2t sửa chữa / chuyển vào 04:40 ngày 15/04/2008
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    1- Ống thở ngắn thì ngày nay cũng có, để bơi sát mặt nước mà không
    phải ngửa mặt lên . Khi lặn xuống thì ống thở này cũng ngập đầy nước
    luôn . Khi trồi lên, phải phun số nước trong ống ra mới thở được .
    2- Ống thở của thợ lặn thì có 2 kiểu . Một kiểu lấy hơi trong bình
    mang theo người, mà hơi ở đây thì cùng với áp suất nước ở đây, nên
    thở hít không có gì khác trên bờ cả . Kiểu nữa là lấy hơi từ máy
    nén trên mặt nước. Đó là loại thợ lặn chuông, hay thợ lặn áo mềm .
    Thợ lặn kiểu này chịu áp suất dưới sâu, và áp suất từ máy nén cũng
    bằng áp suất dưới sâu, nên thở bình thường.
    3- Thuỷ Hử thì bịa cái chuyện ống thở, còn ta thì học lại.
    Bạn nên coi lại qua Vật Lý Cơ học để nắm vững về Áp Suất. Riêng tôi,
    đã từng ở đội tuyển thi bơi tiểu khu Ba Đình, và đội tuyển Hải Hưng
    rồi, nên có chút tìm hiểu về bơi lội và lặn. Dù sao, lấy trí phán đoán
    thường cũng có thể kiểm tra được tôi ba xạo hay Thuỷ hử ba xạo.
  10. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Thì có ai bảo bác xạo đâu!
    Về vấn đề lặn sau dùng ống trúc thì như bác nói, nhưng trong đoạn bác cavalryman đưa không nói rằng dùng ống trúc để lặn sâu. Vấn đề này đơn giản, bác không phải lo nhà em không hiểu.
    Về lặn sát mặt nước thì thực tế ĐC đã làm rồi. Nhà em cũng nhớ một đọan truyện Yết Kiêu, đại khái là dùng sọ dừa với bèo bơi nhẹ đến thuyền Mông, nhưng có lần bơi ngược dòng bị chúng phát hiện bắn tới tấp.
    Được a2p2t sửa chữa / chuyển vào 04:55 ngày 15/04/2008

Chia sẻ trang này