1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dã Tượng có phải là người giỏi bơi lội hay không?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Dilac, 13/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À quên chưa tả cái ống thở ngắn:
    Ống thở này dài không quá 30 centimét, đầu dưới cong vòng hình chữ U
    có chỗ cắn răng để ngậm ống, đầu trên hở, đường kính ống khoảng 3 cm.
    Khi bơi úp mặt nhìn xuống nước, thì đầu trên của ống thò qua vai, nhô
    lên hơn đầu vài centimét, còn đầu thì ngập trong nước, nhưng sát mặt
    nước, thỉnh thoảng nhô lên khỏi mặt nước . Người có ống thở này thì
    có thể lặn khoảng 1 phút như người không có ống thở. Ai mới tập thì
    khả năng bơi lặn sẽ kém hơn khi không có ống. Khi thành thạo rồi thì
    đỡ khó chịu hơn, nhưng lặn không thể bằng khi không có ống thở này.
    Nó chỉ giúp cho bơi úp mặt không phải ngoảnh lên thở mà thôi. Có loại
    ống thở bằng nhôm thì đường kính ống nhỏ hơn, chừng 2 centimét. Ống
    thở nhỏ thì hít thở khó khăn hơn, nhưng ít bị sóng đánh nước vào trong
    ống hơn ống thở đường kính lớn.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Thuyền buồm đánh cá cỡ nhỏ 1 buồm có độ chìm sâu 30 centimét.
    Thuyền 2 cột buồm cỡ nhỏ có độ chìm sâu 50 centimét.
    Các thuyền này, chỉ cần một cây chuối trôi đụng vào thuyền thì chủ
    thuyền và những người trên thuyền biết ngay.
    Thuyền chiến đáng để đục thủng thì ít nhất phải chìm sâu 1 mét.
    Lặn xuống để đục thuyền nếu lặn vo thì không có ống thở.
    Nếu sách sử nói lặn đục thuyền có ống thở thì chỉ có ba xạo mà thôi.
  3. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Đục thuyền thì nó biết, nhưng muốn chống thì giăng lưới, hoặc thấy bị đục thì phải cử quân xuống (tên không thể bắn sâu xuống nước). Nếu quân cử xuống bị giết thì thuyền sẽ bị đục tiếp, nếu ta bị nó thịt thì thuyền nó sống, phải không bác.
    Về ống thở, hình như bác không đọc bài nhà em, em nhắc lại, ống thở giúp ta tiếp cận thuyền, lấy hơi mà không phải ngoi lên, rồi lặn xuống (tất nhiên là không dùng ống thở). Đấy là giả thiết của em (qua những gì em biết về đặc công).
  4. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Em tự nhiên nhớ thêm, đoạn trước nhà em có nói đến gáo dừa, nếu em nhớ không nhầm thì gáo dừa là để quân ta bơi, ngửa mặt lên cái gáo để thở. Sau khi bị Mông phát hiện, thì hễ đám gáo dừa nào bơi sát thuyền là bị bắn, nên có thể chuyển sang ống hút???
  5. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1

    Câu trả lời cho sự nhầm lẫn của nhà đài đây rồi. Cái tội bê nguyên xi mà k kiểm chứng.
    100 câu đố vui lịch sử VN:
    Hỏi (trích)
    ........
    21. Vua nào nguyên súy hội thơ ?
    22. Hùng Vương Quốc tổ đền thờ ở đâu ?
    23. Đại vương bẻ gãy sừng trâu ?
    24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng ?
    25.
    26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch Đằng ?
    27. Lý triều nổi tiếng cao tăng ?
    28. Bình Ngô ai soạn bản văn lưu truyền ?
    29. Mười ba liệt sĩ thành Yên ?
    30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thuở nào ?
    .....
    Trả lời:
    ....
    21. Thánh Tôn nguyên súy, công hầu,
    Tao Đàn lập hội, lựa câu họa vần.
    22. Đền Hùng hương khói phong vân,
    Lâm Thao là chốn nhân dân hướng chầụ
    23. Phùng Hưng bẻ gẫy sừng trâu,
    Tôn thờ Bố Cái, sức đâu hơn ngườị
    24. Lam Sơn, áo vải, lòng trời,
    Vua Lê khởi nghĩa, muôn đời ghi công.
    25.
    26. Yết Kiêu, Dã Tượng sả thân,
    Đục chìm thuyền địch mấy lần Đằng Giang.

    27. Lý triều Vạn Hạnh cao tăng.
    Cùng Từ Đạo Hạnh tiếng vang pháp thiền.
    28. Bình Ngô Đại Cáo, sách tuyên,
    Văn tài Nguyễn Trãi lưu truyền mai saụ
    29. Thành Yên liệt sĩ rơi đầu,
    Lưu danh Thái Học, lưu sầu Quốc dân.
    30. Tiên Du treo ấn từ quan,
    Giáng Tiên, Từ Thức theo nàng lên tiên.
    .....
    Trở lại chuyện lặn sâu:
    Hôm tớ có xem 1 phóng sự trên TV về thợ lặn lấy san hô đỏ - thứ chỉ có ở dưới 130m nước. Người thợ lặn đạt kỉ lục lặn ở độ sâu xấp xỉ 150m. Việc lặn sâu đó cực kì nguy hiểm đến tính mạng, khi anh ta trồi lên cứ 1 đoạn lại phải dừng để quen với áp suất nước. (Sau này, anh ta k chết vì lặn mà chết vì ... đánh nhau ).
    Ở VN cũng có thợ lặn mò ngọc trai thở bằng ống được nối lên thuyền đợi (tất nhiên là nối với máy bơm tiếp ô xi).
    Ở đồng bằng SCL có những thợ lặn thủ công trang bị thô sơ chuyên trục vớt hay khai thác ... sắt vụn từ những con tàu chìm đáy sông.
    Tất nhiên là các trường hợp trên đều có sự trợ giúp của bình ô xi, nhưng ở điều kiện khắc nghiệt hơn lính của YK rất nhiều về áp suất (chiều sâu nước) và điều kiện làm việc (biển so với sông). Việc lặn ở chiều sâu 1m (chắc là phải hơn) như bác cò đẹp tính toán khó hơn là lặn loanh quanh ở hồ bơi nhưng chắc k thấm vào đâu so với những trường hợp trên .
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Tưởng tượng tí
    YK và quân của ông là đội đặc nhiệm, đêm đêm bò lên thuyền cắt cổ lính Nguyên.
    Cắt cổ xong thì muốn làm gì thuyền chả được
    Đặc nhiệm thì phải đánh nhanh rút gọn nên không đưa được thuyền về, phải phá huỷ.
    Vậy thôi
  7. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Em nhớ thời học lớp 8 có chương trình hái hoa dân chủ nhân ngày 26/3. Câu hỏi là "Bạn hãy cho biết tên của hai đoàn viên cùng thời với anh hùng Nguyễn Văn Trỗi". Bí quá em trả lời luôn "Anh Sơn và chị Tuyết". Chẳng lẽ thời đó không có anh chị đoàn viên nào tên Sơn và Tuyết sao?
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Việc lặn ở độ sâu 1 mét không thấm vào đâu với lặn thực tế,
    nhưng đế những người chưa dúng mũi xuống nước có được bài học
    vỡ lòng về lặn. Sau đó, ít ra họ cũng hiểu được nghề lặn trong
    Lịch Sử ViệtNam, và đánh giá được các chương trình TV.
    Mấy giòng thơ viết cho có vần, chứ trận Bạch Đằng là thuỷ chiến lớn
    với quân dân cả trên bờ nữa chứ đâu phải đục thuyền ban đêm?
  9. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Để phổ cập lịch sử cho đại bộ phận dân chúng vỡ lòng về lịch sử cần mấy kiểu thơ nôm na như vậy. Nhưng khi lên chương trình chính thống (mặc dù là chơi) trên truyền hình thì thông tin cần phải đạt đến tính chuẩn xác cao nhất.
    Nếu chỉ nhai lại như vẹt kiểu thế này, có ngày sẽ nghe anh Sâm đố: trong lịch sử VN, người phụ nữ có...vú dài nhất là ai? . Câu trả lời: là Bà Triệu, vú bà dài... 3 thước
    Không tin à, có dẫn chứng đàng hoàng - trích trong Đại nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát biên soạn theo lệnh vua Minh Mạng (lí lịch ngon lành hơn cả đoạn thơ trên nhé ) đoạn viết về Bà Triệu Ẩu:
    Vú dài 3 thước dắt lưng
    Cưỡi voi đánh trống từ rừng kéo ra
    Cũng toan gánh vác sơn hà
    Cho Ngô biết mặt đàn bà nước Nam.

  10. TungCiao

    TungCiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2012
    Bài viết:
    32.326
    Đã được thích:
    5.930
    Theo em thì tướng Dã Tượng chỉ huấn luyện voi thôi

Chia sẻ trang này