1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DÀ?Y VÒf CHO CHÌ? EM - KHÒ? HAY DÈf ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Minhvodang, 17/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Minhvodang

    Minhvodang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Càch 'Ăy 'àf lĂu. TĂi lùc Ắy cò chì? dĂfn cho khoà?ng hơn 10 anh em,già? cò trè? cò. Lùc ban 'Ă?u thì? chì? cò toà?n mĂfi Vìt 'ực. MẶt hĂm khĂng hiĂ?u sao cò 2 nương sẮng gĂ?n nhà?,mang 'Ắn1 tùi quà? gĂ?m 'ù? thứ. Nòi chuyẶn vò?ng vè?o mẶt lùc thì? 'f̣t vẮn 'Ă? là? muẮn 'ược hòc vòff.Nòi thẶt tĂi khĂng nghìf 2 cĂ nương xinh 'èp nà?y lài 'ù? can 'à?m 'Ă? tẶp vòf.
    Vì? thẮ,tĂi 'ưa ra nà?o lĂ..rẮt vẮt vàf,cực khĂ?..v.v. và? tĂi cò giao ước là?,nẮu tẶp mà? khĂng theo 'ược như càc boy thì? bf́t buẶc phà?i nghì?. MẮy hĂm 'Ă?u,vì? 'àf cò giao ước nĂn càc nương cùfng phà?i mf́m mĂi,cf́n rfng chìu 'ựng mà? khĂng giàm kĂu ca,nhì?n cùfng thẶt càm cà?nh. ĐẮn tuĂ?n thứ 2 bf́t 'Ă?u ca khùc khĂ? 'au rĂ?i.
    Được cài,tư? hĂm cò thĂm 2nà?ng thì? buĂ?i nà?o cùfng 'Ăng 'ù? cà?.Cò?n trước 'Ăy thì? ai cùfng bưfa 'ực,bưfa cài.Mà? 'Ắy là? tĂi dày khĂng hĂ? lẮy dù? mẶt xu nà?o gòi là? u'ng nước 'Ắy.Chì? 'Ắn dìp lĂf tẮt,tẮt cà? cù?ng gòp và?o liĂn hoan mẶt bưfa thĂn mẶt,mà? mì?nh lài 'òng gòp nhiĂ?u nhẮt mới 'au chứ.
    Trong quà trì?nh tẶp,nhưfng gì? cĂ?n uẮn nf́n thì? vĂfn phà?i là?m chứ khĂng thĂ? khàc 'ược.Nhưng thù thẶt,tĂm mì?nh sàng nhưng nhiĂ?u lùc anh em lài cứ 'ù?a là?..hĂm nay anh nf́n 'Ă? mai cho em nf́n nhè..Ă"ng nà?o cùfng muẮn tranh nhau hướng dĂfn cho 2 nà?ng,mà? khĂ? nĂ?i 2 cĂ khĂng tin ai mới chẮt. Cài phĂ?n xoàc chĂn chf?ng hàn. Xoàc khĂng xuẮng thì? tẮt cà? 'Ă?u phà?i 'ứng tựa lưng và?o tươ?ng,gàc mẶt chĂn lĂn vai mà? 'Ă?y. PhĂ?n nà?y thì? luĂn phiĂn nhau 'ược. KhĂ? nĂ?i,2 nà?ng sợ mẮy anh là?m thì? 'au nĂn cứ bf́t..tĂi..phà?i vàc.
    TẶp thĂn phàp..lf́c eo,hĂng..RĂ?i 'Ắn tay,chĂn..nòi chung là? cũng hơi phiĂ?n phức. TẶp và?o 'ò?n khĂng là?m thì? khĂng 'ược,là?m thì? ...khĂng biẮt 'ành và?o 'Ău..?
    Cò mẶt nà?ng thẶt sự là? rẮt ..gẮu. Đàf nhiĂ?u lĂ?n phang thf?ng cước và?o..trẶn 'ìa phào binh cù?a bàn tẶp và? cà? tĂi.
    Cùfng may,tẶp 'ược 2 thàng thì? 2 nà?ng bẶn thi nĂn xin nghì? vì? khĂng theo 'ược. Sau vù 'Ắy tĂi rùt ra bà?i hòc là?..nẮu dày cho phài 'èp,thì? chì? là? cho con chàu trong nhà? 'Ă? phò?ng thĂn thĂi càc Bàc àh !
    Càc Bàc cò chuyẶn gì? vui vui với giới chì em xin mơ?i tiẮp tùc nhè !
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thấy anh em có vẻ kỳ thị nam nữ quá , các cô trên này đọc được họ tủi thân chết .
    Để thay đổi không khí và đỡ phải mở topic riêng, tôi xin repost bài: con gái học võ để nói lên tâm sự của 1 nữ môn sinh VVN, tập võ từ năm 14 tuổi và nay đã có cả cháu ngọai cũng tập Vovinam .
    Khúc Thị Ngọc Hậu , tên tác giả đã không đề cập đến chuyện tình yêu ở đây nên tôi cũng nói thêm : Vào cái ngày tổ chức rước đuốc biểu tình từ Thảo cầm viên đến Dinh độc lập để phản đối việc Đại Hàn " Độc quyền " và " cưỡng chế "dạy võ trong quân đội : 20-7-67; cô bé 14 tuổi này đã " chạm điện " phải nam môn sinh Phạm Ngọc Danh là người đánh cặp với anh Chiếu ( Cột trụ môn phái bây giờ ) ; vài năm sau, 1 đám cưới được tổ chức và bây giờ dù đã bạc đầu, hai vợ chồng vẫn như đôi uyên ương, ca hát câu : " Tình đầu là tình cuối người ơi " hàng tuần vẫn đứng lớp huấn luyện cho các em nhỏ tại Vancouver, ; BC .
    =========
    Con Gái Học Võ
    Thân mến tặng các Thầy vá các anh HLV thờI xưa ở Hoa Lư
    Gia đình tôi có tám chị em, trong đó hết sáu đứa là con gái, nhìn vô thấy rõ nam khinh nữ trọng là cái chắc! Tôi là con gái thứ ba kế bà chị hai tôi và kèm theo một lũ em gái nhỏ. Hai thằng em trai xen kẻ ở giữa, nên sự ồn ào, hổn loạn của đám chị em tôi xảy ra hàng ngày như cơm bửa!

    Và rồi dường như để cố gắng quân bình phần thiểu số của con trai, từ nhỏ tôi đã được ba tôi "hóa trang" thành một "thằng nhỏ" với gần đủ các tính tình đáng ghét của con trai. Tôi thường chọc ghẹo, thủ võ luôn cả với mấy chị em hoặc với bạn học. Cả ngày tôi chạy chơi ở ngoài đường, cái đầu hớt tóc kiểu con trai luôn khét nắng, mồ hôi mồ kê lúc nào cũng nhễ nhại trên gương mặt đỏ ững của tôi. Quần áo của tôi lại càng chính hiệu "bà lang trọc", nghĩa là quần cụt, áo thun ngắn tay; có hôm trời nóng nực, tôi vận luôn áo thun sát nách. Má tôi kể, lúc đó ai nhìn cũng tưởng tôi là con trai dù khuôn mặt trẻ thơ của tôi lúc đó hay cười với lúm đồng tiền thât sâu trên má. Lũ trẻ trong xóm thích chơi với tôi lắm. Hồi nhỏ làm gì biết lịch sự nên cứ gọi nhau là mày, tao... riết rồi chẳng ai để ý tôi là con gái nữa...ngay cả tôi !!! Chúng tôi thường chia phe ra để chơi u mọi, tạt lon, bắn bi, đánh đáo đập tường. Có nhiều đứa chơi ăn gian hoặc chơi si non, bị cã lũ phản đối um sùm, tôi phải đứng ra giảng hòa, phân xử cho tụi nó. Lâu lâu bác tôi hay các dì cậu ở dưới quê lên thăm ba má tôi, mang rất nhiều quà đồng quê lên là thế nào tôi cũng lận vô lưng quần mấy trái ổi, chùm ruột nhét đầy hai túi quần chạy ra chia cho lũ bạn.

    Nghỉ hè năm nào ba má tôi cũng đưa mấy chị em tôi về thăm quê nội ở Sadec. Ở độ một tuần là ba má tôi trở lên Saigon, các chị em tôi luôn theo sát bên ba má để chờ về, chỉ mình tôi là xin ở lại chơi vớI bà nội. Ba má tôi đồng ý và dặn dò phải ngoan ngoãn nghe lời bà. Nếu nói tôi ham chơi thật chẳng oan cho tôi tí nào. Suốt mấy tháng hè tôi đen như củ súng, tối ngày tôi ở ngoài ruộng tập cởi trâu, có hôm hứng chí, tưởng như hội cờ lau tâp trận, tôi đứng thẳng trên mình trâu, một tay cầm roi quất, thế là con trâu ***g lên chạy một đoạn, hất tôi lăn cù trên đất ruộng khô cằn đau điếng. May mà không vẹo chân, trặc cổ... Cởi trâu chán, mấy đứa em bà con của tôi canh nước lớn rủ nhau nhảy ùm xuống sông tắm lội bì bõm với thân cây chuối hoặc với trái dừa khô. Tôi rớ vô món nào cũng bị lăn tròn người uống nước sặc sụa. Nhưng chỉ vài ngày thử thách, tôi đã rành sáu câu với các trò chơi với lũ trẻ đồng quê, nói chi đến trò bắt dế, hoặc đi vớt cá thia thia ngoài ruộng, đến cả việc vò đất sét làm bi để bắn ná thun cao su.

    Những trò chơi thần tiên suốt thời tiểu học toàn những trò chơi đá dế, tạt lon. Chị hai tôi thì bày đầu cho lủ em gái chơi búp bê, chơi bán hàng...và luôn bị tôi nguýt háy khi họ rủ tôi chơi chung. Tuổi thơ qua vùn vụt, tôi cũng lớn như thổi một cách ...bặm trợn, nghĩa là tôi cứ đen như củ súng, khét nắng. Tóc thì luôn luôn rối bời dù ngắn củn cởn.

    Đại nạn đến với tôi khi kết quả niêm yết danh sách thí sinh thi đậu vào trường nữ trung học Gia Long có tên tôi. Thế là má tôi quyết định hè đó tôi phải chơi ở trong nhà với lý do.:..sắp sửa là nữ sinh trung học . Chưa hết, tôi được má dẫn ra tiệm may ở đầu ngõ may cho tôi mấy bộ áo dài trắng. Khổ nhất lúc mặc thử áo, tôi có cảm tưởng như củ khoai lang bị cột lại! Vận cả bộ áo dài vào người với đầy đủ đồ "phụ tùng" thì thiệt là khổ cho tôi vô cùng. Cả mái tóc của tôi, má tôi kêu để dài thêm một chút cho giống kiểu "A la garcon"!

    Tôi chịu cực hình như vậy suốt cả niên học đầu tiên. Nhưng nhờ tính khí can trường như "con trai", tôi đã vượt qua những trở ngại tầm thường đó. Tôi trở thành cô nữ sinh bé nhỏ như bạn học đồng trang lứa. Tuy vậy tánh nghịch ngợm vẫn còn, giờ ra chơi tôi vẫn còn cột hai vạt áo dài lại để bày cho lủ bạn chơi u mọi, hiền từ lắm thì cũng chỉ chơi nhảy dây. Tôi luyến tiếc những trò chơi thời thơ ấu vô cùng, nhưng chịu thôi vì chung quanh tôi, tụi bạn chuyền nhau viết lưu bút ngày xanh khi hè về, ép cả hoa phượng vỹ vào vở. Tụi nó còn ép cả những con **** sặc sỡ nữa trời ạ!

    Năm tôi lên đệ lục, trường có thêm chương trình võ thuật học đường. Vovinam đã được giới thiệu giảng dạy ngay trong sân thể thao cạnh phòng thí nghiệm của trường. Các chị lớp lớn theo học rất đông. Chi Hai tôi cũng học Gia Long, trên tôi ba lớp và hiện đang trong lớp Vovinam của trường gần nửa năm nay. (chị tôi học vovinam, nhưng chị hiền khô à, giống như tên của chị vậy). Một lần đứng chờ chị để về chung, tôi được xem các chị tập và đứng ngây người nhìn không chán mắt. Các chị như những làn sóng biển xanh rờn lên xuống theo nhịp hô của huấn luyện viên làm nóng người trước khi tập võ. Tôi thật mê quá! Thế là tôi quyết định xin ba cho tôi di học võ. Ba tôi ưng thuận ngay, ông chủ trương con gái nên học võ để tự vệ, gan dạ và khỏe mạnh.
    Tôi bước chân vào Vovinam với lòng tự tin của tuổi trẻ, với những háo hức được học đòn thế mới, với những sinh hoạt sinh động hẳn lên của tập thể. Quá khứ tuổi thơ được nhanh chóng thay thế bằng những bài học của ngày đầu tự vệ nhập môn...Những thế ôm ngang quật bổng người bạn đánh cặp tung qua khỏi người như một cái đòn bẫy. Những thế chém quét làm tụi tôi luôn cười khi thấy bạn bè rớt cái bịch như sung rụng. Có những hôm cả lớp học chiến lược, đánh từng thế một theo lời hô, dàn hàng ngang như đang tập trận. Hấp dẫn nhất là đòn xô ẩn tung người lên nhào lộn theo đà té ngã của người đánh là được tụi tôi thích thú nhất. Và đã nói đến con gái học võ cũng không thể nào không nhắc đến các đòn thế của con gái: nắm tóc, cào cấu, cắn, ngắt, véo, cù lét.. Chưa kể lúc tập có khi cười rúc rích như chuột, hoặc cười ra nước mắt vì giởn nhiều quá, hoặc khóc ngon lành vì bị bạn đánh trúng một chưởng té lăn cù! Các anh HLV hồi đó còn làm nghiêm, bắt cả bọn con gái phải cắt ngắn móng tay, sau khi nhiều lần nghe mét các cô đã cào cấu loạn đả lúc tập giao đấu tự do. Rõ ràng là các anh rất ngán dạy võ cho con gái!
    Dần dần lớp tôi đông lắm, không còn đủ chỗ tập nữa. Các thầy lúc đó thông báo dời lớp Vovinam của trường về tập ở võ đường Hoa Lư. Ngày đầu về đó tôi vui thích vô cùng vì phòng tập rất rộng lớn, sàn đá hoa bóng loáng, có cả tapis lớn nữa. Nhưng tôi cũng không khỏi e dè khi nhìn các anh, chị lớp lớn đã học từ bao giờ mà đánh khủng khiếp! Sáu tháng qua khỏi chương trình tự vệ nhập môn, tôi vẫn là môn sinh ?~?T nhí ?T?T của Hoa Lư thời đó so với các anh, các chị. Lúc này, sinh hoạt Vovinam ở Hoa Lư khởi sắc rất nhộn nhịp. đặc biệt là lớp Hắc Hổ và lớp B2 là hai lớp lớn nhất của võ đường Hoa Lư vào những năm đó. Các anh các chị đã đóng góp thật nhiệt tình lòng hăng say của tuổi trẻ cho mọi sinh hoạt của môn phái. Chẳng bao giờ tôi quên được anh Trịnh Dzương Minh cao lêu khêu như ?~?Tcon số một?T?T luôn là ?~?Tđầu têu?T?T cho cả nhóm và làm cho mọi sự việc luôn vui vẻ vớI tiếng cườI đùa ồn ào của anh. Anh Trịnh Công Đoàn hiền lành trầm tỉnh nhưng là kiện tướng xuất sắc trong các bộ môn thể thao, nói gì đến thi lên đai, thường cầm chắc những điểm Thủ Khoa, hạng Nhất.. .Còn nữa, những anh Phan văn Mau, Đào Việt Dũng, Đặng Kim Long, Đặng Minh Nhật.. luôn ?~?T hù ?~?T những đồng môn bạn đến thi ở đất nhà! . Những chi lớp B2 thật trộI như chị Lài, chị Tố Nga, chị Tuyết, chị Dung đã xen kẽ vớI những ngườI đẹp Hoa Lư thiệt ?~?T điệu ?~?T như chị Năm, chị Hoa, chị Hiền, chị Ngọc Thành, chị Ngọc Nhung.. đả làm cho hình ảnh Hoa Lư đượm nhiều màu sắc!. Thầy Phong tuy hoạt bát nhưng rất nghiêm nghị, thường làm cho lũ nhỏ chúng tôi đang đùa giởn trước giờ học phải im ngay khi thấy bóng thầy đi qua! Thầy Mạnh Hoàng, thầy Phan Quỳnh trái lại rất vui tươi, cởi mở. Anh Danh, anh Bé thường khi nghiêm nghị trong lớp tập, nhưng ra ngoàì bọn tôi thường tíu tít nói chuyện vui vẻ vớI các anh.
    Lớp tụi tôi về Hoa Lư không bao lâu thì được tham dự lễ thăng đai và tuyên thệ nhập môn đầu tiên của chương trình võ thuật học đường, gồm các trường nam nữ trung học như Gia Long, Trưng Vương, Lê văn Duyệt, Petrus Ký, Võ Trường Toản, Chu văn An.. Buổi lễ tổ chức thật trọng thể ngay tại sân vận động Hoa Lư . Quan khách và phụ huynh của môn sinh được mời tham dự ngồi kín cả khán đài. Tiếng hô vang dậy của lời tuyên thệ hôm đó đã hơn ba mươi năm qua tôi vẫn còn nhớ mãi. Thầy Chưởng Môn đã đứng lên chấp nhận lời tuyên thệ của toàn thể môn sinh bằng giọng nói hùng hồn và cảm động. Hàng trăm cái đai đã được tung lên không trước khi các tân môn sinh thắt đai mới. Hấp dẫn và gay cấn nhất là tới màn biểu diễn võ thuật. Gần khán đài dựng lên bục gỗ mà trên đó, những pha biểu diễn thật ngoạn mục, linh động và hào hứng vô cùng. Tôi đoan chắc rằng những ai đã tham dự buổi lễ tuyên thệ nhập môn hôm đó đều không thể nào quên được những màn biểu diễn nầy. Những pha bay lên không đạp và kẹp cổ rất ngoạn mục, những đòn chân tấn công được mệnh danh là tuyệt kỷ của môn phái do bốn anh mang danh là ?~?T Tứ Trụ ?~?T của Vovinam: Danh, Bé, Thông, Trung luân phiên biểu diễn. Anh Danh và anh Bé lại càng khủng khiếp hơn trong bài song luyện mã tấu rợn người. Anh Nhàn anh Trình với bài song luyện kiếm uyển chuyển, nhẹ nhàng. Anh Dương Viết Hùng tuy vóc dáng nhỏ ngườI nhưng rất lanh lẹ trong bài ?~?T trói tay đánh đông ?~?T. Chị Kim Liên đã tả xung hữu đột đánh với ba nam môn sinh bài ?~?T một chống ba ?~?T. Chị Hằng đánh với anh Trung bài ?~?T tự vệ nữ ?~?T thật ngoạn mục..
    Tôi vẫn say mê tiếp tục học lên. Những buổi sinh hoạt học hát với các thầy và các anh huấn luyện viên, hồi đó chỉ có mỗi bài Việt Võ Sĩ Ca nên cả bọn cứ ư ử hát đi hát lại mãi cho đến khi thuộc lòng. Ngày nay tôi hãy còn nhớ được vài câu trong bài hát đó: ?~?T Việt võ sĩ như thân tùng, trong gío sương vươn chí cao quyết lòng. Việt võ sĩ như nguồn sống, mang sức tài đọ cùng núi sông?T?T..
    Năm 1967 , Vovinam đã tổ chức một đêm lửa trại tại Thảo Cầm Viên, không chỉ riêng võ đường Hoa Lư mà còn tập trung tất cả các võ đường ở Saigon lại. Thời đó tôi còn nhỏ nên không được ở lại đêm để dự lửa trại. Sau được các anh chị lớn kể lại đêm rước đuốc hào hùng bắt đầu từ Thảo Cầm Viên chạy dài tới Dinh Độc Lập, và quả tôi cũng còn nhỏ quá để được hiểu tình hình chính trị lúc bây giờ. Chỉ nhớ rằng chúng tôi đã có rất nhiều kỷ niệm vui thật là vui.
    Một ngày cuối năm 1967, thầy Mạnh Hoàng đột ngột từ trần. Lũ nhóc chúng tôi bàng hoàng ngơ ngác. Các thầy, các anh chị lớn chạy đi chạy lại lao xao, người nào cũng u buồn, im tiếng. Tiếng chị Thảo khóc nức nở nhiều nhất, làm mấy đứa con gái nhỏ trong bọn tôi mũi lòng thút thít khóc theo. Võ đường Hoa Lư buồn ủ rủ tổ chức tang lễ trọng thể cho thầy nơi đây. Sau cái tang đó, Hoa Lư như vơi bớt tiếng cười. Thầy Phong vẫn lặng lẽ trầm ngâm ra vào, nét nghiêm nghị càng tăng thêm trên gương mặt khắc khổ. Các anh lớp Hắc Hổ đã dần dần chia tay lên đường nhập ngũ. Có người đã mãi mãi ra đi như anh Phan văn Mau nhưng tôi đã không hay, mãi đến khi được tin trên báo: ?~?THôm qua tôi đọc báo, thấy tin anh ngã gục phía trang sau chia buồn. Lòng mình bỗng lạnh căm?T?T.. Các anh Hắc Hổ đã đồng ký tên trên bản phân ưu đó thật là buồn .. Các chị lớp B2 có ngưới còn theo tập, có người nghỉ đi làm, và cũng có những chị đã theo chồng, bỏ cuộc chơi..
    Chiến cuộc Mậu Thân đã lan tràn tới thành phố, tôi vẫn còn đi học với sự thưa vắng của các bạn ở võ đường. Tới đợt tổng công kích lần thứ hai thì ba tôi cho mấy chị em tôi nghỉ ở nhà. Khi tình hình an ninh được ổn định, các trường trung, tiểu học trở lại sinh hoạt như bình thường. Chỉ có lớp Vovinam là tôi phải xa rời từ đó.
    Tuổi thơ của tôi đã có quá nhiều diễm phúc. Diễm phúc hơn nữa là màu áo xanh Vovinam đã là hành trang theo tôi trong đời. Thời gian học Vovinam không là bao, nhưng tinh thần Vovinam vẫn tiềm tàng mãnh liệt trong thâm tâm. Dừng chân ngoảnh nhìn lại thời xưa cũ, tôi đã chứng kiến những cuộc tình khi hợp khi tan của tuổi hoa niên, những cuộc tình thời chinh chiến, có người ra đi vĩnh viển không về. Nhìn thẳng về phía trước, tôi thu lấy can đảm, tự tin dấn bước vào đời với mười điều tâm niệm lãng đảng trong ký ức.
    Kỷ niệm ĐÒI cho được, tôi xin dâng lòng thành tưởng nhớ đến công ơn Sáng Tổ, đến các thầy đã dâng hết đời mình cho môn phái.
    Có ai đó đã nói một câu rất dễ thương: Một ngày học Vovinam là một đời Vovinam. Rất biết ơn những ân tình trong môn phái đã cho tôi thật nhiều nghị lực, được hun đúc từ ngày một con bé mười bốn tuổi học Vovinam.
    Khúc Thị Ngọc Hậu
    Vancouver, Canada
  3. ranrua

    ranrua Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0

    Các bác kỳ thị con gái quá ... Nhiều bác còn tỏ ra khá coi thường khi Sifu là con gái .. Điều này làm con gái luôn phải tỏ ra mạnh mẽ hơn để chứng tỏ mình, một sư tỉ đã tâm sự với em như vậy ...
    Bây giờ nghe các chị tâm sự lại, hầu như trong lòng ai cũng có hình bóng của một "thầy" nào đó, kể cả đến khi lấy chồng cũng khó có thể quên...(cái này thì hơi nguy hiểm, các bác nhỉ). Ai bảo khi dạy, các bác cứ nghiêm chỉnh quá, đứng đắn quá... càng giữ gìn ý tứ, càng làm chị em suy nghĩ ...he he. Mà hình như trong bộ võ phục, trông bác nào cũng đẹp chai hơn, galăng hơn với phái đẹp thì phải...
    ...he he ... may mà ngày xưa tập võ, mình còn trẻ con ...
  4. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Thực tế thì hakama chẳng phải là váy và việc được mặc hakama cũng không phải là vinh dự. Xin post lại bài dịch sau cho mọi người cùng tham khảo thêm về hakama:
    Hakama là gì và ai được mặc hakama?
    Hakama là một kiểu quần giống váy mà những Aikidoka mặc. Đó là trang phục truyền thống của võ sĩ Samurai. Sắc phục cơ bản của Aikido giống như các môn võ khác như Judo và Karate chủ yếu là những quần áo phía dưới và việc mặc Hakama vốn là một truyền thống của hầu hết các trường dạy Aikido.
    Vốn thì hakama được sử dụng để bảo vệ đôi chân của người cưỡi ngựa khỏi những bụi cây, hay trong quá trình di chuyển?- giống như đôi quần da của những chàng cao bồi. Ở Nhật Bản có rất ít da nên vải thô được sử dụng để thay thế. Sau khi tầng lớp Samurai bỏ ngựa và di chuyển như những chiến binh đánh bộ, thì họ vẫn duy trì việc mặc sắc phục của kị binh vì điều đó làm họ dễ nhận ra hơn và giúp phân biệt họ với các tầng lớp khác.
    Có rất nhiều kiểu Hakama khác nhau. Loại mà được những người tập võ hiện nay mặc ?" có ?ochân? - được gọi là joba hakama (đại thể thì những đồ cưỡi ngựa ngày trước thì không có chân - chỉ có một khoang). Một số loại hakama có kiểu váy ống ?" không có chân ?" và có một loại nữa thì rất dài. Loại đó thường được mặc khi tới thăm các Shogun hoặc các Đế vương. Hakama đó dài khoảng 12-15 feet (3,5 - 4,5 mét) và được gấp chồng lên nhau và để giữa chân và phía sau của người viếng thăm. Điều này giúp họ thực hiện shikko (di chuyển bằng đầu gối) khi ra mắt và khiến họ rất khó để có thể dấu vũ khí hay vùng dậy tấn công.
    7 nếp gấp của hakama (5 phía trước, 2 phía sau) có những ý nghĩa biểu trưng sau:
    1. Yuki = Lòng quả cảm, sự dũng cảm, tính gan dạ
    2. Jin = Sự nhân ái, lòng khoan dung và rộng lượng
    3. Gi = Sự công bằng, ngay thẳng và chính trực
    4. Rei = Nghi lễ, sự lịch thiệp, lễ độ (cũng có nghĩa là sự cúi đầu)
    5. Makoto = sự chân thành, trung thực
    6. Chugi = Sự trung thành, tính cống hiến
    7. Meiyo = Danh dự, uy tín, vinh quang, danh tiếng, phẩm giá và danh tiếng.

    Ở rất nhiều trường, chỉ có võ sinh đai đen mới mặc hakama, một số nơi khác thì mọi người đều mặc. Ở một số nơi nữ giới được mặc hakama sớm hơn con trai (thường thì do khả năng hạn chế của nữ giới được đưa ra giải thích)
    ***** thường yêu cầu mọi người phải mặc hakama vì ***** sống ngay ở thời điểm mà hakama vốn là một trang phục cơ bản.
    ?oHầu hết các võ sinh ngày đó đều nghèo để mua được một bộ hakama nhưng ai cũng phải có một bộ. Nếu họ không thể xin được của một người thân lớn tuổi nào đó, thì họ có thể lấy vỏ của một tấm thảm futon (thảm người của người Nhật), cắt ra, nhuộm đi rồi đưa cho cô thợ may để tạo ra bộ hakama. Do họ phải sử dụng chất nhuộm rẻ tiền nên chỉ một thời gian thì màu sắc của những tấm thảm sẽ lộ ra?
    Thầy Saito có kể câu chuyện như sau về hakama trong lớp học của ***** ngày trước.
    ?oSau chiến tranh, mọi thứ ở Nhật đều khan hiếm, trong đó có vải. Vì thiếu như vậy, chúng tôi phải tập mà không có hakama. Chúng tôi cố tận dụng những tấm vải nguỵ trang chống máy bay để làm hakama nhưng do những tấm vải đó đã phơi nắng hàng năm trời rồi, nên cái gối sờn rất nhanh khi chúng tôi tập suwariwaza. Chúng tôi thường xuyên phải vá những hakama này. Chính trong hoàn cảnh đó mà một ai đó đã đưa ra gợi ý: ?oTại sao chúng ta không quy định là mọi người không phải mặc hakama cho đến khi đạt được shodan?? Ý tưởng này đã được tiến hành như là một biện pháp tạm thời để giảm bớt chi phí. Việc chấp nhận ý tưởng đó không có nghĩa là hakama là một biểu tượng để quy định đẳng cấp của các võ sĩ.?
    (Theo tạp chí Aikido Magazine số 41)
    Thầy Mitsugi Saotome trong ?oCác nguyên tắc của Aikido? (The Principles Of Aikido)
    Đó là khi tôi là đệ tử uchi (đệ tử nội trú) của *****, mọi người đều phải mặc hakama khi luyện tập, ngay từ khi họ vừa bước chân lên thảm. Do không có quy định về loại hakama phải mặc nên sàn tập lúc đó trông rất sặc sỡ. Mọi người có thể thấy hakama đủ loại, đủ màu và đủ chất liệu khác nhau, từ kendo hakama, tới hakama sọc vốn dùng cho các điệu nhảy của Nhật, tới những loại hakama bằng lụa đắt tiền được gọi là sendai-hira?
    Tôi rất nhớ một hôm tôi quên mang hakama. Khi tôi chuẩn bị lên thảm để tập thì ***** chặn tôi lại: ?oHakama của con đâu?? và Thầy trách tôi rất nghiêm ?oĐiều gì khiến con nghĩ rằng con có thể nhận những lời chỉ bảo của ta mà không mặc gì phía dưới? Con không biết gì về phép tắc sao? Con rõ ràng là thiếu thái độ và những lễ nghi cần thiết để tiếp tục tập võ. Ngồi ra bên kia và quan sát.?
    Đó chỉ là một trong vô vàn những lời trách mắng mà tôi đã được nhận từ *****. Tuy nhiên, chính sự thờ ơ của tôi nên sau buổi tập ***** đã giảng giải cho các đệ tử nội trú về ý nghĩa của hakama. ***** nói rằng hakama là trang phục truyền thống của võ sư kobudo và giải thích cho chúng tôi ý nghĩa của bảy nếp gấp của bộ hakama. ?oĐó là sự tượng trưng cho bảy phẩm chất cao quý của võ đạo.? ***** nói ?oĐó là jin (sư khoan dung), gi (danh dự hoặc công lý), rei (sự lịch sự và lễ nghi), chi (trí tuệ và sự thông thái), shin (sự chân thành), chu (lòng trung thành), và koh (lòng hiếu thảo, mộ đạo) [Ở đây có thể thấy có sự khác nhau trong cách giải thích về các phẩm chất mà hakama tượng trưng cho]. Chúng ta nhìn thấy những phẩm chất này ở các võ sĩ samurai đáng kính trong quá khứ. Việc mặc hakama nhắn nhủ với chúng ta về tinh thần thật sự của võ sĩ đạo. Mặc hakama tượng trưng cho truyền thống đã được truyền qua rất nhiều thế hệ của chúng ta. Aikido được xây dựng trên tinh thần võ sĩ đạo của Nhật bản, và trong luyện tập chúng ta phải nỗ lực để rèn luyện bảy phẩm chất truyền thống đó.?
    Hiện nay hầu hết các sàn tập Aikido đều không làm theo quy định nghiêm ngặt của ***** về việc mặc Hakama. Ý nghĩa của Hakama đã bị biến thành một biểu tượng của những người đai đen. Tôi đã tới nhiều sàn tập ở nhiều nước. Ở rất nhiều nơi chỉ có những người đai đen mới mặc hakama và những người đai đen, do đó, đã mất đi sự khiêm tốn của mình. Họ nghĩ rằng hakama là một vinh dự để họ trưng ra, một biểu tượng hữu hình về sự vượt trội của họ. Kiểu thái độ này đã khiến nghĩ lễ bái lạy *****, mà chúng ta làm mỗi khi bắt đầu và kết thúc một lớp học trở thành sự phỉ báng những ký ức về người và võ thuật của người.
    Tệ hơn, ở một số sân tập, nữ giới đạt trình độ kyu nhất định đã bị bắt buộc phải mặc hakama, có lẽ là do thể trạng yếu đuối của họ. Đối với tôi đây là một sự sỉ nhục và phân biệt hết sức đối với những nữ Aikidoka. Đồng thời đó cũng là một sự sỉ nhục đối với những Aikidoka nam vì cho rằng họ đã rất ấu trĩ trong cách suy nghĩ của mình, điều mà đúng ra không được có ở trên sân tập Aikido.
    Nhìn thấy hakama chỉ được sử dụng cho những mục đích nhỏ nhoi đó đã khiến tôi buồn rất nhiều. Điều đó có thể chỉ là một vấn đề tầm thường đối với một số người nhưng tôi nhớ rất rõ những lời dạy của ***** về tầm quan trọng của hakama. Tôi không thể phủ nhận tầm quan trọng của trang phục này và không ai có thể phản bác được tầm quan trọng của những phẩm chất mà hakama tượng trưng cho. Ở sân tập của tôi và những trường tập khác tôi khuyến khích tất cả học viên đều mặc hakama không kể thứ bậc và trình độ của họ. (Tôi không yêu cầu điều đó khi họ chưa đạt trình độ kyu, vì những người Mỹ mới tập không thể hiểu được về tổ tiên của người Nhật, những người đã sáng tạo ra hakama). Tôi tin rằng việc mặc hakama và hiểu được ý nghĩa của nó sẽ giúp cho các võ sinh hiểu rõ tinh thần của ***** và để chúng ta ghi nhớ mãi những hình ảnh của Người. Nếu chúng ta cứ để cho ý nghĩa của hakama bị nhạt dần đi, thì chúng ta cũng sẽ để những điều quan trọng đối với tinh thần của Aikido bị rơi vào lãng quên. Mặt khác, nếu chúng ta trung thành với những mong muốn của ***** về trang phục, thì tinh thần của chúng ta sẽ trung thành hơn với giấc mơ mà cả đời Người đã hy sinh, phấn đấu cho.?
    (Akido FAQ)
  5. sihyeu

    sihyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Sư muội RR dạo đi học Ka đã lớn rồi, nghe mọi người bảo thế mà.
    Trong lớp mà có con gái, khó dạy lắm, mất nhiều thời gian, nhiều lúc bực mình. Tuy nhiên cũng có lúc gặp đc những em có khả năng thực sự cũng thú vị.
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Trong lớp tập mà có bóng dáng chị em thì tập bao giờ cũng sôi nổi điều này khỏi bàn. Còn dễ hay khó là chuyện về cách dạy, có thể làm động tác mẫu trên một học trò nam rồi tự bản thân học trò nữ sẽ làm theo, hoặc ra đòn khoảng cách một chút không chạm người là được, với các đòn cầm nã - vật - quật thì không vấn đề gì.
    Tóm lại vẫn là ở cái tâm người tập và người dạy, nếu tâm không động thì hành động và lời nói sẽ không quá đà.
  7. thienthien182

    thienthien182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0

    Lúc trước tôi có học võ Thiếu lâm, thấy các sư huynh múa võ vèo vèo rất khoái nhưng vì mới vào nên tôi cũng chỉ học vài thế đánh, đạp, đỡ.
    Khi đã bắt đầu học bài quyền thì ôi thôi, tôi sợ lắm. Nhất là phải tập lộn. Ngày nào về mà vai tôi không đỏ là coi như bữa đó trốn học...LÀ phận gái nên tôi rất sợ nhan sắc bị tổn thất mặc dù học võ là do tôi chọn.
    Có hôm sư phụ ( nhỏ tuổi hơn tôi) tập cho tôi lộn có chướng ngại vật. Trời ơi, chỉ có một con kiến cảng đường mà tôi còn không dám bay qua chứ huống gì phải bay qua một hàng rào dép(do phải tập dưới nền ximăng) vì vậy tôi nhường... cho đàn em bay trước( một lũ nhóc). Đến lượt tôi, lấy hết mọi can đảm tôi chạy ào đến chướng ngại vật nhưng chưa kịp lộn đã té nhào. Vừa đau vừa quê chứ vì đàn chị mà ẹ qúa... Sư phụ cũng thông cảm cho tôi nên bảo tôi ra ngoài tập. Cũng may bữa đó sư phụ ấy dễ chứ sư phụ khác chắc tôi đã giã từ nghề ước mộng trở thành siêu sao như trong phim Hong Kong rồi.
    Nói thế chứ tôi là học trò rất ngoan đấy, thầy nào dạy cũng học hành nghiêm chỉnh. Vì vậy dạy cho con gái rất dễ chỉ có điều con gái học võ chậm hơn con trai vì sợ ảnh hưởng đến nhan sắc mà thôi...

  8. Minhvodang

    Minhvodang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Đúng la? sơ sâ?y...Tui không ngơ? trên na?y cufng có các Nưf Chúa Sơn Lâm án ngưf . Bâ?n tăng thật đáng tội chết..he?he?he?. Mong các quý cô nương thương ti?nh lượng thứ cho !!!
    >>"Không có gi? quý hơn ti?nh yêu cu?a ngươ?i phụ nưf.."
    Đúng vậy không các Cô,các Pác..???
  9. blackdevil891102

    blackdevil891102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    1
    Nói vậy là ý gì đây . Tỏ vẻ khá coi thường . Nói cho mà biết devil thấy dạy con gái còn dễ hơn con trai đó .
  10. Minhvodang

    Minhvodang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Tui đaf nói la? sơ sâ?y ma? co?n trách nhau dưf wá !
    Được minhvodang sửa chữa / chuyển vào 02:33 ngày 24/01/2006

Chia sẻ trang này