1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc công- Binh chủng đặc biệt tinh nhuệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Nokia_6600, 08/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Mod có thấy mọi người kêu, mod cũng thấy bác Dinhphdc phát ngôn mất vệ sinh trước. Việc này tội là ở mod đã ko chịu dọn dẹp, lý do là mấy hôm trước mod có gửi yêu cầu thôi mod lên trển và ko được hồi âm. Đây đã là lần thứ n rồi, cách chính tắc hay gầm bàn đều đã dùng cả, thôi thì đành cố tình mặc kệ, coi như gây tội ác "thiếu trách nhiệm ..." để mong đèn giời soi xét, nếu vẫn ko ăn thua thì đến phải ị bậy ra vài nơi mất. Hic, làm mod mà cứ phải quản lý cả những bác như MemberXYZ thì nhà em xin kiếu, đến bố mẹ bác í còn ko coi ra gì huống chi thằng quản lý kiêm quét rác tép riu này :D
    Hẹn gặp lại các bác với tư cách mem Maseo!
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Đào ngũ
  3. CuToNhuPhit

    CuToNhuPhit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Cần gì phải chơi tiêu cực thế hả bác, cứ 1-2 tháng bác không xử lý bài vi phạm là ok ngay.
    Như bác làm quan, rũ áo về quê thanh thản như tiên hạc (nói theo kiểu Tàu), chứ có chú vẫn tiếc, nhiều hôm vẫn mò lên đột kích, móc lốp anh em bằng 46 ầm ầm.
    Ai chứ MemberXYZ thì em biết, dạo nọ khen nhạc vàng, em chỉ chọt nhẹ một câu là mày tao vung xích chó cả, em biết từ đấy, không dây với hủi. Em xin nghiêm khắc kiểm điểm vì chưa kịp cập nhật thông tin với các bác về tay XYZ có lẽ là lớn đầu mà trình độ bằng lứa ngội ị bô (ngồi xí xổm có khi chui vô lỗ lúc nào không biết).
  4. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Bạn MemberXỸ có biết đọc bản đồ này không vậy? Chắc bạn nghĩ để đạt được kết quả như trận này thì hon 100 chú ĐC phải đúng dàn hầng ngang ra bắn nhau với 1000 lính Mỹ, xong thì mới chia nhau đi đặt chất nổ vào các khu nhà rồi sau đó mới đi phát từng cái xe, từng cái máy bay hả? Bạn có biết căn cú Đồng Dù là căn cứ gì không? HẬU CẦN nhé. Trong căn cứ này có kho bom đạn không? Có chỗ chứa xăng dầu không? Chỗ để khí cụ chiến tranh có không? ... nếu có, chỉ cần 1 quả mìn đặt đúng cách sẽ gây kích nổ dây chuyền sang chỗ bom đạn khác - chỉ cần bị ảnh hưởng bởi sức nổ của 1 kho bom thôi thì khu vực xung quanh đã bị phá huỷ rồi, có gì mà không tin được?
    Bạn biết trận thành Tuy Hạ, Đặc công cử mấy người đánh không?
  5. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Cái kiểu nói này là của các bác bất mãn các bác ý nói thôi. Thật ra chẳng ai quan tâm đến các bác ý nhiều như thế đâu.
  6. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Hự, mod cũng mất vệ sinh kìa! he he!
    Người anh hùng đặc công Rừng Sác - Chuyện giờ mới kể
    Ông là Trung đội trưởng đặc công nước, thuộc Quân đoàn 10, Quân khu 7. Nơi ông đóng quân là một vùng đầm lầy với những cây đước, sú, vẹt, bần... tạo thành một khu rừng ngập mặn, giáp ranh với Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và cách trung tâm Sài Gòn khoảng 30km. Mặc dù là một thanh niên ra đi từ một vùng quê nghèo, được huấn luyện trong một điều kiện khắc nghiệt nhưng ông cũng đã có những phút giây chao chạnh trước thực tế mà ông đang phải đối mặt. Không nhà cửa, không lán trại, ông và đồng đội của ông phải sống và sinh hoạt trên những chiếc võng và lán trại treo lơ lửng thân cây. Việc di chuyển rất ít (trừ những lúc đối mặt với địch, hay xuất trận), bởi khi triều lên cả khu rừng mênh mông nước, còn khi triều xuống thì toàn là đầm lầy và cạm bẫy của những con cá sấu hung hãn đang nằm im chờ mồi dưới những kênh rạch chằng chịt. Trung đội của ông có 12 người, có nhiệm vụ cài mìn đánh phá các con tàu quân sự của giặc cập cảng Sài Gòn và Cát Lái. Cứ đêm về, mọi người thay phiên nhau trầm mình trong nước của những con sông quanh Sài Gòn, khi thì đi trinh sát, khi thì cài mìn đánh tàu giặc. Ròng rã 7 năm trời ông bám trụ ở Rừng Sác cùng đồng đội chiến đấu một mất, một còn với địch, sự sống và cái chết nhiều lúc dường như không còn ranh giới.
    Đã tham gia cả trăm trận đánh, nhưng trận đánh vào đầu năm 1969 theo ông là ấn tượng nhất. Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, địch hoảng sợ nên tập trung vây ráp, chốt chặn tất cả các ngã đường vào ra Sài Gòn. Chúng dùng hóa chất đốt cháy hàng ngàn hecta rừng, tạo thành một vành đai trắng xung quanh Sài Gòn. Trung đoàn Rừng Sác bị cô lập hoàn toàn, lương thực, thuốc men, đạn dược gần như cạn kiệt. Không chỉ thế, địch còn tập trung quân với sự yểm trợ của máy bay ném bom thường xuyên vây ráp, tấn công nhằm tiễu trừ lực lượng Rừng Sác. Lúc này, ông và đồng đội của ông mỗi ngày chỉ có được một li (như li uống rượu) gạo rang cầm hơi. Gặp địch là tránh, không dám phản công, phần vì sợ bị lộ nơi ẩn nấp, phần vì mỗi người chỉ còn một băng đạn AK và cả Trung đội chỉ còn duy nhất một quả B40. Ba tháng trời, vùng rừng Sác yên ắng không hề nghe một tiếng súng. Bọn địch thường xuyên dùng trực thăng suốt ngày ra rả tuyên truyền là đã tiêu diệt hết quân chủ lực của ********* vùng này.
    Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc thì ông Lương Văn Nho (Hai Nhã) Tư lệnh QK7 và ông Trần Bá ước, Trung đoàn trưởng xuống Đại đội và yêu cầu bằng mọi giá phải gây được một tiếng nổ lớn ở khu vực Nhà Bè. Đây là chỉ thị của cấp trên nhằm thông báo cho nhân dân biết rằng chúng ta luôn sát cánh bên họ chứ không như những gì mà địch đang tuyên truyền. Khó quá! Thuốc nổ không còn một cân. Mọi người trầm ngâm suy nghĩ, lúc đó trong ông chợt lóe lên một giải pháp và tất cả vỡ òa khi nghe ông trình bày sáng kiến của mình. Một quả bom 500kg của địch thả xuống Rừng Sác nhưng không nổ được đưa về tháo ngòi nổ bị câm ra và lắp ngòi nổ hẹn giờ của mình vào. ông xung phong đi chuyến này cùng hai đồng đội do ông lựa chọn là Trần Dần (Hà Tĩnh) và Nguyễn Chất Xê (Thái Bình). Quả bom được cho vào một thùng gỗ rồi bịt kín, nổi lờ đờ gần mặt nước. Khoảng 19h, một đêm không trăng, ông và hai đồng đội của mình lặng lẽ trầm mình xuống nước tiến về cảng Nhà Bè và cùng nhau xác định sẽ hoàn thành nhiệm vụ nhưng khó có thể trở về.
    Nhóm của ông phải bơi đứng, mặt chỉ cách mặt nước 20 phân, một ống tre được làm ống thở gắn vào thân lục bình, mỗi người cách nhau chừng 10m và giữ liên lạc qua một sợi dây nhỏ để cùng lôi khối thuốc nổ 5 tạ đến mục tiêu. Càng đến gần cảng Nhà Bè, sự cảnh giác của địch càng cao độ, tầu cao tốc tuần tiễu nhiều như mắc cửi, đèn pha, pháo sáng liên tục quét dọc ngang trên mặt sông. Hơn 7 giờ đồng hồ trầm mình trong nước nhóm của ông cũng tiếp cận được mục tiêu. Đó là một chiếc tàu tải trọng 1 tấn chở vũ khí. Vây bọc xung quanh chiếc tàu này có đến vài chục chiếc tàu nhỏ bảo vệ. Cứ khoảng mười phút là chúng thả bộc phá xuống quanh tàu, người nhái thường xuyên lượn lờ bảo vệ. Lách qua khe hở giữa các con tàu, dưới sự chỉ đạo của ông, đến hơn 2 giờ sáng mọi người mới hoàn tất công việc cài bom, hẹn giờ rồi rút. Đúng một giờ sau, một tiếng nổ vang trời xé rách màn đêm bằng những cột lửa và khói bốc cao. Tiếng còi báo động, tiếng gầm rú của xe và trực thăng rền vang Sài Gòn.
    Không thể thoát khỏi sự truy sát của địch nếu trở về theo đường cũ, ông và hai đồng đội lên bờ và nhảy xuống một cái ao trầm mình trong nước hai ngày, hai đêm tránh sự lùng sục của địch. Sang đêm thứ ba, cả ba người cùng nhau ngoi lên mặt nước và tìm về căn cứ. Trên đường đi với ba lần đối mặt với địch, nhưng bằng mưu trí, sự dũng cảm của mình nhóm của ông đã hạ gục trên chục tên địch và trở về trên mình đầy thương tích, đói lả trước sự ngỡ ngàng, thán phục của đồng đội.
    Năm 1969, ông là người đầu tiên của Trung đoàn đặc công Rừng Sác được phong anh hùng. Năm 1972, ông rời Rừng Sác ra Bắc nhận nhiệm vụ mới ở binh chủng Hải quân để chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau khi giải phóng, năm 75, ông về quê lấy vợ và sinh được 7 người con. ông tiếp tục phục vụ trong quân đội đến năm 1987 thì về hưu với quân hàm Trung tá và thương binh loại 4.  Hơn ai hết ông hiểu được cái giá của ngày thống nhất đất nước. ông may mắn trở về nhưng rất nhiều đồng đội của ông đã anh dũng ngã xuống mà không kịp nhìn thấy niềm vui vỡ òa khi đất nước thống nhất. Và với ông, không bao giờ quên được ân tình của những người dân miền Nam mà ông không quen biết. Trong một lần cùng đồng đội vào trinh sát một ấp chiến lược ở vùng ven Sài Gòn, ông thấy một cụ già cầm một bó hương cứ thế vái bốn phương. Linh tính mách bảo điều không hay, ông ra lệnh cho anh em dừng lại tìm nơi ẩn nấp. Sau đó cụ già cầm bó hương cứ thế cắm lại gần chỗ ông ẩn nấp và nói vội có giặc ở đằng trước. Thế là nhóm của ông tránh được một cuộc đối đầu không cân sức. Và nhiều những nghĩa tình của người dân đã cứu ông thoát chết trong gang tấc mà không kịp hỏi tên.
    Trích: Người anh hùng đặc công Rừng Sác - Chuyện giờ mới kể - Ghi chép của Hoàng Nam
    caheo999 thích bài này.
  7. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    uả vậy maseo định về làm dân thường à??? sao vậy bác ? dạo này nhiều việc hay là đang trị gia đấy
  8. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Xin kể hầu các bác vài câu truyện truyền khẩu về Đặc Công, nghe cứ như truyền thuyết, chắc là có thêm A ji nô mô tô với chin sun, các bác đừng mắng em nhá, coi như thư gian 1 chút sau cái bực mình nha.
    Một truyền thuyết nho nhỏ về nguồn gốc của sự xuất hiện của binh chủng Đặc công trong hàng ngũ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
    Hồi đó, ở miền Nam, có một cán bộ chủ chốt của ********* bị địch bắt giữ,đánh đập, hôm sau sẽ đưa ra xử bắn.
    Mọi người tìm cách giải thoát nhưng vì bị địch canh phòng rất cẩn mật nên không thành.
    Lúc đó, có người nhớ ra là có một tên đạo chích rất giỏi đột nhập không dấu vết, người ta bảo rằng "Trời mưa, sình lầy, con chuột chạy qua đường còn để dấu vết, nhưng hắn đi qua thì không để lại dấu gì".
    Thế là mọi người bèn nhờ đến hắn, và hắn nhận lời, sau đó cứu thoát người cán bộ ********* kia một cách an toàn, rất tài tình.
    Từ đấy, một ý tưởng về một đội quân đặc biệt, chuyên đột nhập, đánh chiếm, phá hoại âm thầm không dấu vết đã hình thành.Và sau này lớn mạnh trở thành Binh Chủng Đặc Công.
    Nổi tiếng nhất là Đặc Công Đoàn 10 Rừng Sác, có nhiều chiến công hiển hách.
    Khi khó khăn, họ chủ trương dùng vũ khí địch đánh địch, dùng các đầu đạn pháo của địch bắn vào Rừng Sác, nhưng chưa nổ, cưa lấy thuốc, chế tạo thành bom hẹn giờ.
    Đặc biệt là bomb hẹn giờ bằng phèn, ngòi nổ có một bịch phèn, sau khi cố định bomb vào mục tiêu, họ rạch bịch phèn cho nước chảy từ từ, ngấm hết phèn thì bomb tự động kích nổ.
    Gây rất nhiều hoang mang lo sợ cho Mỹ, chúng gọi đó là vũ khí thần kì của Việt C ộng.
    1 chuyện nữa: Một lần, bọn Mỹ kiếm được một quả bomb phèn chưa nổ, liền đem về sân bay Biên Hoà, mời một Đại Uý Mỹ đến xem xét nghiên cứu.
    Ông này đáp máy bay trực thăng xuống, cùng với hơn 100 lính bộ binh chạy lại xem cùng.
    Đúng lúc đang ngó, hết phèn,bomb nổ, ông này chỉ còn...2 cái chân, hơn 100 lính chết với bị thương quá nửa, trực thăng đậu gần cũng hỏng.
    Xe cứu thương, xe cảnh sát, xe chở xác chạy ra chạy vào tấp nập!
    Lính đặc công trang bị đơn giản và thô sơ, mặc quần đùi, bôi nhọ hoá trang, mang theo mìn, dao găm, súng ngắn hoặc AK và một ít...gạo rang.
    Để đánh tàu địch, họ bơi nép theo lục bình, tiếp cận tàu, buộc bomb, rạch bịch phèn, và lên bờ ngồi,...nhai gạo rang. Khi nào nghe tiếng nổ ở chiếc tàu đằng xa thì về.
    Trận đánh nổi tiếng nhất của Lính Đặc Công mà tớ nghe kể là trận đánh Phước Long, trận đánh mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh ở miền Nam.
    Có tất cả 500 lính Đặc Công, ban đêm tấn công vào thành có 2.000 lính VNCH để giải phóng tù binh.
    Trận đánh diễn ra rất nhanh, nhanh đến nỗi lính VNCH mới ngủ dậy, cởi trần, ngồi trên xe bọc thép hỏi một Chỉ huy của đặc công "Việt C ộng vào đến đâu rồi mầy?"...
    Sau đó là cướp xe bọc thép này, nhưng vì nó thuộc đời sau, hiện đại quá, nên không dùng được, phải phá huỷ!
    Sau trận này, đoàn Đặc Công mất 2 người(???), họ thu dọn chiến trường, cứu tù binh và rút ngay vào sáng sớm hôm sau.
    Xin kể tiếp 1 câu chuyện được nghe của một vị tiền bối kể lại về mặt trận Vị Xuyên, trận đánh đồi 852:
    Khựa chiếm được đồi 852, bố trí công sự cực kỳ vững chắc.
    Kinh nghiệm của Khựa trong chiến tranh Triều Tiên về đào địa đạo là thiên hạ vô địch. Đồi 852 có ý nghĩa như một cái chốt trên toàn trận địa, nên Trung Quốc lựa chọn các thành phần rất tinh nhuệ lên giữ chốt. Trong suốt 3 ngày, Việt Nam dùng phi pháo bắn gần như huỷ diệt trận địa rồi cho bộ binh xung phong, lên lần nào chết lần ấy, thương vong gần 200 người mà không chiếm được đồi.
    Đêm thứ 3, thay đổi cách đánh, đưa một đại đội đặc công bí mật tiếp cận trận địa, có vị tiền bối mà nói trên tham gia. Lần này, lực lượng TQ đóng chốt tưởng Việt Nam hoặc đã nản, hoặc nếu có đánh thì cũng như những lần trước, dùng hoả lực chế áp rồi mới tấn công.
    Trong đêm, đại đội đặc công có 82 người tiếp cận mục tiêu rồi tấn công trận địa, hầu hết là bằng vũ khí lạnh. Lúc nhẩy vào chiến hào địch, có 5 người vướng mìn chết ngay trước khi xâm nhập, trận tấn công gần như bị lộ, nhưng cũng đã có hơn 30 người lọt được vào tuyến chiến hào một, số còn lại bị bắn chặn thương vong thêm một số và sau đó buộc phải rút.
    Lúc đó, Trung Quốc chưa phát hiện ra lực lượng Việt Nam đã thâm nhập tuyến chiến hào đầu tiên, vì tất cả những thằng trực vị trí đều bị giết bằng dao, đến lúc toán đặc công toả ra các vị trí khác thì lính Trung Quốc mới phát hiện ra.
    Đặc công Việt Nam dùng lựu đạn và thuốc nổ TNT ném vào các hầm chỉ huy và tập trung quân, và dùng dao cận chiến diệt số lính Trung Quốc ngoài các đường hào. Lính Trung Quốc bắn loạn xạ tứ phía, hầu hết nấp trong hầm bắn mà không giám xông ra ngoài, vì thế phần lớn bị diệt bằng thuốc nổ.
    Khoảng 45 phút thì hầu hết lính TQ bị giết sạch, bắt được 18 tù binh trong đó có thằng tiểu đoàn trưởng. Thằng này khoảng 40 tuổi, rất giỏi võ tàu, biết tiếng Việt, sau đó thách đặc công ta đánh nhau tay đôi.
    Nó giết được 3 đặc công Việt Nam trước khi bị người thứ 4 đâm trúng tim. Sau về tổng kết trận này, ngoài số bị thương vì mìn và phi pháo ngoài trận địa, số lọt vào trận địa chỉ bị chết có 4 người, thì có 3 người bị thằng TQ này giết. Chỉ huy đại đội sau đó được thưởng huân chương nhưng cũng bị kỷ luật vì vô tổ chức, thí mạng lính.
    Vị tiền bối nói trên , trong một trận đánh sau này bị thương mất một chân, có nói lại là võ đặc công Việt Nam nếu xét về công phu tu dưỡng thì không thể bằng võ thuật chính tông các môn phái, mà hầu hết đều có luyện thêm nội công.
    Võ đặc công Việt Nam thiên về ngoại công, dễ luyện về mặt thể lực, các thế đánh đỡ thì chú trọng đến yếu tố tiếp cận bí mật và giết đối thủ ngay (Chẳng hạn như bẻ cổ nếu dùng tay không, cắt cổ nếu dùng dao hoặc đâm vào tim, riêng động tác đâm vào tim phải luyện khá kỹ) còn nếu đánh mặt đối mặt, mà gặp phải cao thủ thì chưa chắc đã thủ lợi, như trong lần đấu tay đôi với thằng cao thủ khựa, đến người thứ 4, thằng kia đã mệt thì mới có người giết được nó.
    Ưu thế đặc biệt của đặc công là đánh đêm, dựa vào khả năng tiếp cận mục tiêu bí mật và tác chiến. Ngày nay, với các phương tiện kỹ thuật nhìn trong đêm và cảnh báo báo động, đặc công mất đi rất nhiều ưu thế của nó. Hơn nữa, đặc công Việt Nam hiện nay nếu so sánh trình độ thì thua rất nhiều các lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của các nước. Quanh đi quanh lại cũng vẫn là những bài luyện về tiếp cận mục tiêu, võ thuật, sử dụng chất nổ, giáo trình hầu như bê nguyên xi từ cách đây 10, 15 năm. Ngoài ra, do chế độ quân ngũ của Việt Nam là bán chuyên nghiệp, chỉ có một bộ phận sỹ quan chuyên nghiệp là tại ngũ lâu dài, số còn lại, phần lớn là lực lượng động viên, huấn luyện trong 3 năm rồi giải ngũ, số này chất lượng kém.
    Nhưng số quân nhân tại ngũ chuyên nghiệp thì chất lượng khá hơn nhiều. Có nghe một tay, cao thủ thiếu lâm, có một lần đi đường về quê, gặp hai cô bộ đội đèo nhau, xinh, bèn trêu trọc. Nào ngờ gặp phải thứ dữ, dân đặc công chuyên nghiệp chính hiệu. Thằng này và hai cô này quần nhau bê xê lết, sau cùng thì thắng, nhưng cũng bầm dập.
    Nói cho đúng thì vì gặp nữ giới nên nó không nỡ dùng đòn hiểm, còn hai cô kia thì toàn nhằm chỗ hiểm mà chơi. Sau nó phải vặn sái tay một cô, và khoá chết một cô thì mới thắng.
    Nhưng thắng rồi thì về cũng ốm mất hơn tuần vì dính đòn vào chỗ hiểm. Sau đó hai cô kia tìm đến tận nhà thăm, đến bây giờ thì một trong hai cô là vợ của tay cao thủ trên.
    caheo999 thích bài này.
  9. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Hết cái để nhạo rồi hay sao .
    Trận Phước Long, đặc công ngồi trên T-54 hả?
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 14/01/2009
  10. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    Đêm 1-1-1975, các đơn vị của Quân đoàn 4 đã đến vị trí xuất phát xung phong. Phía Nam là Trung đoàn 165; phía Tây là Trung đoàn 141; phía Đông là Trung đoàn 271; phía Đông Bắc là Trung đoàn 16; phía Tây Bắc là Trung đoàn 201. Trung đoàn 2 (Sư đoàn 9) đứng ở phía sau làm lực lượng dự bị cùng một số đơn vị pháo binh, xe tăng và phòng không.
    Sáng ngày 2-1-1975, pháo của ta bắt đầu bắn vào các mục tiêu quân sự trong thị xã, kiềm chế hoàn toàn pháo binh địch. Sau đợt bắn phá hoại của pháo binh, các mũi bộ binh được xe tăng dẫn đầu nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu được phân công. Hướng Nam Trung đoàn 165 chiếm trại Đoàn Văn Kiều. Hướng Đông Nam, Trung đoàn 271 chiếm ngã ba Tư Hiền 2...; bốn đại đội của ta đã lọt vào được thị xã, giành giật với địch từng căn nhà, ụ đất
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.ntqsvn.38876.qdnd
    Chẳng có 500 chú đặc công nào cả, toàn nói linh tinh

Chia sẻ trang này