1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc công- Binh chủng đặc biệt tinh nhuệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Nokia_6600, 08/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Như vậy là xem biểu diễn, đâu phải chơi thật.
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Bút kí:"Tôi đi với Lính Đặc Công"Vũ Tiến Thụy
    Ngày còn là một cậu học sinh trung học, có hai nghề mà tôi mơ ước: Phi công và đặc công. Thế nên khi có đoàn tuyển sinh phi công về trường, tôi đã cố gồng mình ưỡn ngực mắt dõi hiên ngang ra cửa sổ trước những cán bộ tuyển sinh, tim đập tung hoành trong ***g ngực. Nhưng ước mơ đầu tiên của tôi đã tan theo ánh mắt nheo nheo của anh cán bộ tuyển sinh. Chỉ còn ước mơ thứ hai...Trường Trung học Chương Mỹ của tôi năm ấy kết nghĩa với Trường Sỹ quan đặc công. Mỗi dịp kỷ niệm nào đó là hai trường lại tổ chức giao hữu bóng đá. Hình ảnh những chàng học viên đặc công to cao đẹp trai chạy như lướt trên sân cỏ trước những ánh mắt mê say ngưỡng mộ của các nữ sinh khiến những thằng con trai chúng tôi vừa thèm thuồng, vừa ghen tỵ. Tôi đã âm thầm thực hiện ước mơ trở thành sỹ quan đặc công bằng một quyết tâm cháy bỏng. Tôi đã ngốn không biết bao nhiêu cuốn sách viết về bộ đội đặc công. Những chiến công của bộ đội đặc công Hải Vân, Cửa Việt, Rừng Sác...đánh chìm tàu chiến, phá huỷ kho đạn giặc nghe mà ngỡ như huyền thoại. Tôi đọc và luôn tưởng tượng mình là nhân vật chính trong những chiến công như thế. Tôi đã đem những điều học lỏm trong sách rủ lũ trẻ chăn trâu làng tôi thực hành. Chúng tôi đã ?ocắt rào? mây gai để đột kích vườn ổi của các cụ; đã ngậm ống đu đủ bơi ngầm dưới sông Bùi để tập kích bãi mía bên kia sông của hợp tác xã...Và hậu quả là thằng con trai mười sáu tuổi là tôi đã bị bố bắt nằm sấp quất cho một trận tơi bời...Mê như thế nhưng số tôi không có duyên với bộ đội đặc công. Dẫu vậy tình yêu đối với lính đặc công trong tôi không hề thuyên giảm. Tôi vẫn hay kể những điều được biết về bộ đội đặc công cho cô bạn làm phóng viên văn nghệ của một tờ báo nghe. Đến nỗi cô bạn ấy cũng bị tôi làm cho ?onghiện?. Khi tôi nhận nhiệm vụ về viết bài ở một đơn vị đặc công trên đất Tây Nguyên, cô bạn ấy đã xuýt xoa thèm thuồng: ?oLàm báo như các anh sướng thật, được đi toàn chỗ đáng đi, chẳng như bọn em, suốt ngày quanh quẩn?. Tôi đùa, thế thì xin chuyển sang làm phóng viên chiến trường như anh đi. Cô bạn tưởng thật hỏi, tiêu chuẩn làm phóng viên chiến trường thế nào? Tôi quan trọng: Là phải biết bắn súng hai tay như một, biết lái ôtô, trực thăng và võ nghệ phải thật cao cường. Cô bạn nghe xong thì lắc đầu lè lưỡi, giọng nghe hùi hụi: ?oTiếc nhỉ! Thế thì chả bao giờ em có cơ hội đi với bộ đội đặc công. Thôi, anh vào đấy có gì hay thì về kể cho em nghe nhé!?. Cứ tưởng cô bạn chỉ nói cho qua chuyện, ai dè vừa đặt chân tới doanh trại của Đoàn đặc công 198 máy điện thoại của tôi đã rung bần bật. Giọng cô phóng viên trẻ tò mò háo hức: ?oThế nào rồi? Kể cho nhau nghe đi!?. Tôi không trả lời ngay, nhưng vẫn mở máy. Cô bạn hốt hoảng: ?oCái gì mà hú ghê thế??. Lúc đó tôi mới trả lời: ?oGió đấy! Tây Nguyên đang vào mùa khô, mùa của gió.?. Cô bạn phóng viên im bặt, dường như đang cố sức hình dung. Lúc ở Hà Nội tôi đã kể cho cô bạn nghe về mùa khô Tây Nguyên, mùa của những trận gió thoả sức càn lướt trên thảo nguyên ***g lộng. Cỏ tranh xơ xác. Bụi đỏ mịt mù?
    Nhưng giờ đây chính tôi lại bất ngờ khi đứng giữa những thảm cỏ xanh mịn màng trải rộng khắp doanh trại của Đoàn đặc công 198. Tôi đã đi nhiều đơn vị nhưng chưa thấy nơi đâu bộ đội lại chơi nhiều cây cảnh như ở đây. Mà chơi một cách rất nghề. Đủ các loại cây sanh, si, sung, sộp, thưng mức, lộc vừng?; đủ các thế dáng ?othất sơn?, ?ohuyền nhai?, ?ophụ tử??.những thế bon sai tuyệt đẹp này do những chiến sỹ quê ở Nam Trực, Nam Định tạo dáng và chăm sóc. Ban đầu anh em chỉ ý định làm một vài cây tặng nhà văn hóa, không ngờ sau trở thành phong trào. Đơn vị nào cũng có bon sai và non bộ. Đang cuối giờ huấn luyện buổi chiều. Cây cỏ trong doang trại được bộ đội vận dụng làm bạn tập. Nhìn những bóng võ phục ẩn hiện thấp thoáng quanh những thế cây, trong tôi dào lên một cảm giác rất lạ. Một sự kết hợp hài hòa giữa cứng cáp và mềm mại, cái chân chất bên cạnh cái tài hoa, cái nghiêm trang xen cái trữ tình lãng mạn khiến bất cứ ai tới đây đều có cảm giác an bình. Những chiến sỹ đặc công luyện tập trong im lặng. Doanh trại tĩnh lặng. Chỉ có tiếng gió vẫn mặc sức hú dài. Phải đến 5 giờ chiều, doanh trại mới bừng lên những thanh âm vui nhộn. Giờ binh thao, những chiến sỹ đặc công cởi đồ huấn luyện mang trang phục thể thao nhộn nhịp trong từng môn thi đấu. Bóng đá, bóng chuyền, xà đơn xà kép, chạy nhảy cao xa...
    Lính đặc công lấy rèn luyện thể lực làm khâu quan trọng. Họ luyện tập tự giác đến nỗi tôi đã có cảm giác đang đứng giữa một trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia. Tôi đứng nhìn một chiến sỹ lên xà đơn ta mà có cảm giác đứt thở. Đếm 10, 20, 30...lần kéo mà chiến sỹ nọ chưa có dấu hiệu ngừng tay. Bất giác tôi nhớ tới cậu bạn sinh viên kính cận học cùng trước đây, trong giờ thể dục vừa chạm tay vào xà đã rơi như rụng thịt! Thượng tá Chủ nhiệm chính trị Nguyễn Văn Sơn thấy tôi trầm trồ khen chàng lính trẻ thì bảo, cậu đó là chiến sỹ năm thứ nhất, thành tích về thể lực mới ở mức trung bình. Khi nghe đến tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của bộ đội đặc công, tôi đã lắc đầu lè lưỡi. Chỉ riêng về cái khoản bơi đã là một thử thách cam go. Trong điều kiện mang vũ trang, một chiến sỹ phải bơi được 18km trong đêm lạnh không ngưng nghỉ. Nghe thế tôi chợt bật cười. Anh Sơn hỏi, anh không tin phải không? Tôi bảo tin chứ. Cứ nhìn ông Chủ nhiệm chính trị nguyên là sỹ quan đặc công nước to cao vâm váp đang nói chuyện với tôi đây là đã đủ tin rồi. Tôi cười là bởi có một hình ảnh chợt ùa đến trong đầu: Cái bể bơi giữa lòng Hà Nội mà trường tôi thuê để dạy bơi cho sinh viên có dung tích 10m x 20m x 1,8m, ấy thế mà sinh viên nhà ta nhảy xuống cứ gọi là? chìm như cối đá! Vùng vẫy mấy tháng trời, cậu nào cố gắng thì cũng nổi phập phều cố gắng ?otrôi? qua hai vòng chiều ngang của bể. Có cậu trong bài bơi trượt sấp không ngẩng mặt lên được, mất phương hướng nên cứ quay tròn như một chú niềng niễng trên mặt bể bơi xanh lét.Ngay vào đêm đầu tiên đến đơn vị, tôi đã được mời tham quan một buổi huấn luyện đêm. Cứ tưởng đây là buổi diễn tập Đoàn bố trí để cho tôi quan sát, sau mới biết đó là buổi tập thường xuyên mà sự có mặt của tôi không ảnh hưởng gì đến chương trình huấn luyện. Bộ đội đặc công huấn luyện quanh năm, không có thời gian nghỉ giai đoạn như những binh chủng khác.Trợ lý tuyên huấn, Trung tá Bùi Đức Tán dẫn tôi lên một đỉnh núi có tên là Điểm cao 581. Đây là thao trường mô phỏng một cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc. Cứ điểm được bao bọc bằng nhiều hàng rào kẽm gai đủ kiểu bùng nhùng, mái ngói, carô, cũi lợn...có hầm chông, bãi mìn và hệ thống canh gác nghiêm ngặt. Đêm nay một tổ đặc công sẽ tiến hành mật tập cứ điểm. Thú thực, tôi không có hứng thú quan sát những bài tập theo kịch bản thế này. Đã thông báo trước là bộ đội đặc công sẽ tập kích, thế thì còn gì bất ngờ thú vị nữa? Hiểu tâm trạng tôi, Trung tá Nguyễn Sỹ Thuỷ, Liên đội trưởng Liên đội đặc công 35, người trực tiếp chỉ huy cuộc diễn tập này đã đề nghị:?oNhà báo sẽ tham gia vào cuộc diễn tập với tư cách quân xanh nhé? Anh sẽ vào vai một tên lính gác, ôm tiểu liên và cầm đèn pha đứng gác trên nóc một lô cốt cao trong cứ điểm. Anh được toàn quyền rọi đèn và bắn súng về bất cứ phía nào nghi ngờ. Nếu phát hiện ra bộ đội thì tôi xin thua và rút quân về học lại những bài mật tập?.Lời đề nghị cự kỳ hấp dẫn, tôi thấy mình phấn khích lên ngay. Buổi chiều tôi đã quan sát một lượt thao trường. Tôi đã nhớ rõ những vị trí mà bộ đội có thể đột nhập. Phen này tôi sẽ cho các bố đặc công thua một keo trắng phớ. Thấy tôi tự tin thái quá, anh Tán bảo chớ coi thường. Bộ đội đặc công nguỵ trang giỏi lắm đấy. Tôi cười thầm. Các bố cứ tự thần thánh hoá lên thôi, chứ làm sao qua mắt tôi được. Hồi chiều trung uý Lê Thanh Phương cũng đã kể cho tôi nghe một câu chuyện thế này: Trong một cuộc diễn tập đêm, Phương đảm nhận vai trò mũi trưởng dẫn bộ đội cắt rào, gỡ mìn ém sát đồn giặc. Đúng vào vị trí nguy hiểm nhất thì bỗng Phương nghe một tiếng ?oxoẹt? chao ngay trước mặt. Lộ rồi! Phương thầm kêu lên như thế và trong đầu vút nhanh một phương án đối phó. Nhưng Phương đã lầm. Tiếng động kia không phải là do địch phát hiện ra mũi đột nhập, mà là do một con...cú mèo. Loài cú ăn đêm có đôi mắt nhìn xuyên bóng tối, vậy mà không hiểu sao lại chao ngay đến đậu thành một khồi lù lù trước mặt Lê Thanh Phương. Tình huống mang màu sắc lãng mạn thao trường khiến Phương nằm im ngắm con cú đang nghiêng ngó. Nhưng bỗng... ?ohấp!?, tiếng táp mồi mạnh đến nỗi Phương sững sờ. Trong đêm sao sáng mờ mờ, Phương chỉ kịp nhận ra một vệt tối loằng ngoằng của một con rắn to cỡ bắp tay tha con cú lôi vào bụi rậm để lại một quầng hôi nồng nặc. Kể xong câu chuyện, Phương chỉ cười hiền lành không bình luận gì. Nhưng tôi hiểu, chàng sỹ quan trẻ này đang ngầm khoe bộ đội đặc công nguỵ trang tài tình đến nỗi những con mắt tinh tường nhất trong đêm cũng không tài nào phát hiện đấy thôi...0 giờ. Gió tắt. Trời lạnh hơn. Những vì sao nhấp nháy liên hồi trên bầu trời cao nguyên đen thẫm. Tôi đã rọi đèn liên tục. Không phát hiện thấy gì khả nghi nên tôi không có lý do gì để bắn. Hai băng đạn hơi và khẩu tiểu liên trong tay tôi lặng trĩu. Tôi bắn vu vơ một điểm xạ để chống cơn buồn ngủ và cũng là để tìm cảm hứng. Trung tá Bùi Đình Tán khen tôi có tay điểm xạ rất nghề, có thể trở thành một sỹ quan đặc công giỏi. Lời khen khiến tôi hứng chí. Chúng tôi hào hứng kể những câu chuyện về bộ đội đặc công, về những trận đánh vang dội trên các chiến trường. Ở Tây Nguyên nhiều năm, tôi rất ấn tượng với Anh hùng AXâu, chiến sỹ đặc công người dân tộc Jẻ Triêng đã từng làm điên đảo cả hệ thống bố phòng Mỹ- ngụy ở thị xã Kon Tum. Một mình AXâu ra vào thị xã như chỗ không người. Mỗi khi nghe tiếng AK điểm xạ ?otà rằng? là người dân thị xã lại thì thầm kháo nhau AXâu đã về! Tiếng súng ấy rành rọt lạ lùng, cứ nghe ?otà rằng? một điểm xạ ở một góc phố nào đó là y như rằng có một tên ác ôn hoặc chỉ điểm bị đền tội. Người dân gọi đó là ?otiếng súng AXâu?. Quân địch mất ăn mất ngủ bởi tiếng súng bất thần ấy. Chúng đã treo giải 30 lượng vàng cho ai lấy được đầu AXâu. Tết Mậu Thân 1968, AXâu dẫn một trung đội đặc công cải trang thành lính nguỵ điềm nhiên phóng xe GMC vào đỗ ngay tiệm ăn Huyền Châu giữa thị xã. Cả một trung đội ?ongụy? say sưa đập phá suốt từ chập tối cho đến đúng giờ G thì bật dậy lao đi. Dinh Tỉnh trưởng, Ty cảnh sát, Cơ quan cố vấn Mỹ...đã bị trung đội của AXâu đánh chiếm trong chớp mắt. Địch phản kích, AXâu cùng 5 chiến sỹ đặc công lui về chợ ***g Kon Tum cố thủ đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của địch. 4 người trong tổ hy sinh, chỉ còn mình AXâu vẫn kiên cường chống chọi. Không thuyết phục được AXâu đầu hàng, địch phóng xăng đốt chợ. Người dân Kon Tum đến nay vẫn kể về hình ảnh một AXâu vai khoác mấy khẩu AK ôm một tấm tôn bay như một chiếc tàu lượn từ nóc chợ đang bốc cháy ngùn ngụt xuống đất rồi biến mất...
     
    caheo999 thích bài này.
  3. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    ?oCoi chừng Việt c ộng đột nhập nghen!?Thấy tôi mê mải với chuyện xưa, Trung tá Bùi Đình Tán giả giọng Sài Gòn nhắc nhở. Tôi bắn liền hai điểm xạ và quét đèn pha về bốn phía. Vẫn chưa có động tĩnh gì. Tôi đã nắm được qui luật hoạt động của đặc công là chỉ đánh vào những lúc địch không ngờ nhất. Còn tôi đang tỉnh như sáo, lại cảnh giác cao độ như thế này... Và câu chuyện của chúng tôi lại quay trở về những năm lửa đạn, các tiểu đoàn đặc công Mặt trận B3, tiền thân của Đoàn 198 bây giờ với phương châm ?oBí mật luồn sâu, đánh hiểm thắng lớn?đã đánh những trận xuất thần, điểm đúng những huyệt quan trọng khiến địch tê liệt trên khắp chiến trường Tây Nguyên khiến cho cả Mỹ và nguỵ nhiều phen điêu đứng. Chúng đã dùng đủ cách để ngăn chặn đặc công đột nhập, nào là tường cao hào sâu, nào là nhập những loài rắn xanh cực độc thả trong những bãi cỏ cũng nhập từ Mỹ trồng xung quanh căn cứ; nào là nuôi ngỗng cảnh giới, nào nuôi chó berger; nào là máy đo chấn động; nào là hầm chông bãi mìn... Vậy mà ?ođặc công Việt c ộng? như từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên xuất quỉ nhập thần không thể nào lường được. Những chiến dịch quan trọng trên Mặt trận Tây Nguyên đều có công lớn của bộ đội đặc công. Mùa xuân năm 1975, Đoàn đặc công 198 được chọn đánh kho đạn Mai Hắc Đế, sân bay Buôn Ma Thuột và sân bay Hoà Bình mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên. Chỉ vài chục người, những chiến sỹ đặc công đã làm chủ ba mục tiêu quan trọng, ?odọn cỗ? cho các sư đoàn chủ lực vào giải phóng Buôn Ma Thuột. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Đoàn đặc công 198 được giao nhiệm vụ đánh chiếm Thành Quan Năm và Cầu Bông, Cầu Sáng để khai thông đường cho Binh đoàn Tây Nguyên tiến vào giải phóng Sài Gòn??oChú ý vào nhé! Đã đến giờ rồi đó!?.Trung tá Bùi Đình Tán lại nhắc tôi. Và tôi cũng cảm thấy rằng đã đến lúc phải đề phòng. Câu chuyện giữa chúng tôi khép lại, không ai nói một lời. Tôi tắt điện thoại để cô bạn phóng viên ngoài Hà Nội đừng léo nhéo. 1g30. Trời đêm lạnh buốt. Những con cà cộ ngái ngủ kêu thiêm thiếp trên những lùm cây đen thẫm. Tiếng côn trùng tấu lên nhịp điều đều đều trong những vạt cỏ tranh. Đến lúc này thì không chỉ có ngọn đèn pha trong tay tôi, mà các đồng chí chỉ huy kiểm tra diễn tập cũng đồng loạt bật lên quét dày xung quanh cứ điểm. Vẫn chưa thấy gì ngoài vài bóng thỏ rừng nhảy loáng qua những ánh đèn. ?oChắc trinh sát dẫn bộ đội đi lạc rồi!?. Có tiếng ai đó cất lên nghi ngờ. Vận động xa trong đêm ở địa hình rừng núi thế này, trình độ cắt hướng phải rất giỏi mới mong không đi lạc. Hồi chiều tôi ngồi hóng chuyện với những chiến sỹ ở phân đội trinh sát say mê nghe họ kể về những kỹ năng dẫn đường trong đêm tối. Một chiến sỹ trinh sát đặc công có thể không cần la bàn hay bản đồ vẫn có thể đi đến đúng mục tiêu. Những kỹ năng mang đầy chất lãng mạn chỉ có ở những trinh sát đặc công. Trăng sao đối với chúng ta đơn thuần chỉ là trăng sao, nhưng đối với lính trinh sát đặc công thì trăng sao là bạn dẫn đường. Một trinh sát đặc công nhìn vầng trăng kỹ hơn chúng ta nhiều. Chúng ta chỉ nói hôm nay trăng chưa tròn hoặc nói đêm nay trăng khuyết, còn trinh sát đặc công thì phải nhìn xem trăng khuyết về phương nào để đối chiếu với ngày tháng mà cắt góc cho đúng hướng. Chúng ta vẫn thường nghĩ mọi dòng sông đều chảy về Đông, nhưng ở Tây Nguyên sông suối thường chảy ngược về Tây. Những điều tưởng chừng đơn giản ấy đối với trinh sát đặc công lại mang ý nghĩa sống còn. Một chiến sỹ trinh sát đặc công khi một mình đi lạc trong rừng có thể ăn lá rừng, ngủ treo trên cây tồn tại cả tháng trời. Nhưng khi dẫn cả một đội xung lực đi lạc thì đó là khuyết điểm không thể tha thứ, bởi nó liên quan đến sự thành bại của cả một trận đánh, thậm chí là cả một chiến dịch. Thế nên qua những nét mặt lầm lì căng thẳng của những người kiểm tra, tôi đã đoán là buổi tập này trinh sát đã dẫn bộ đội lạc đường. Cũng có thể thông cảm, bởi đây là buổi tập, mà bộ đội mới là chiến sỹ huấn luyện năm thứ hai. Họ sẽ rút kinh nghiệm và tập lại nhiều lần để có thể thành thục khi tác chiến. Yên trí với phán đoán của mình, tôi mở điện thoại xem đồng hồ. 1h45 phút. Bốn cái tin nhắn tồn đọng trong thời gian tôi tắt máy đồng loạt ùa về. Tin nào cũng chỉ một nội dung duy nhất hỏi bộ đội đặc công diễn tập thế nào? Tôi vừa nhấn phím reply toan trả lời cô phóng viên tò mò rằng hãy đợi, thì... ?ouỳnh!?. Tôi giật bắn người bởi tiếng nổ mạnh phát ra ngay trong lòng chiếc lô cốt tôi đang đứng. Rồi đồng loạt khắp cứ điểm tiếng bộc phá nổ dập dồn xen từng những loạt AK điểm xạ đanh gọn nhịp nhàng. Trong cơn choáng váng, tôi quét đèn theo quán tính để mong nhìn thấy những chiến sỹ đặc công nguỵ trang kiểu gì mà mà tôi không hề hay biết? Trung tá Bùi Đình Tán quát tôi:?oTắt đèn đi! Anh đã ?ochết? rồi!?.Đúng, theo như vai quân xanh tôi đang đóng thì tôi đã chết rồi, làm sao có thể rọi đèn được nữa?Tiếng nổ mỗi lúc một dày. Khói đạn xộc vào mũi tôi khét lẹt. Cảm xúc dâng lên đỉnh điểm, tôi đã phấn hứng dùng cả hai băng đạn tiểu liên mê mải bắn hoà thanh cùng khí thế thao trường. Nhưng rồi tôi đã nhận ra mình vô duyên khi thấy chỉ có tiếng súng của mình cất lên lạc lõng. Sao tự dưng lại im ắng thế? Tôi hỏi Bùi Đình Tán. Anh cười, tiếng cười trong đêm nghe rất nét:?oMục tiêu đã bị diệt hết. Bộ đội đã rút về nơi an toàn đề phòng pháo địch bắn phản kích.?.Tôi ngớ người. Trận đánh chưa đầy năm phút. Tuyệt vời! Chỉ có thể nói là tuyệt vời chứ không còn từ nào khác.?oĐi, bây giờ thì anh sẽ được gặp trực tiếp những người vừa tham gia diễn tập đêm nay.?.Trong tâm trạng lâng lâng của một người vừa được chứng kiến một trận đánh ngoạn mục, tôi theo chân Bùi Đình Tán bước vào một vườn cà phê trĩu quả. Một hàng những chiến sỹ đặc công đã cởi bỏ nguỵ trang đứng thành hai hàng thẳng tắp. Qua ánh đèn, cái đập vào mắt tôi đầu tiên là những cặp giò đặc công rắn chắc trong chiến phục rằn ri cộc. Đẹp như giò cầu thủ! Và trong tôi bỗng dậy lên cảm giác xót xa khi nhìn những cặp giò vương những vết xước của gai xấu hổ đang rịn máu.Trung tá Nguyễn Sỹ Thuỷ đang rút kinh nghiệm buổi tập. Buổi tập theo tôi là không thể chê vào đâu được, thế mà ông Liên đội trưởng vẫn chỉ ra vô số những điều chưa được, cần khắc phục. Thế mới biết bộ đội đặc công huấn luyện kỹ như thế nào.Tôi theo những chiến sỹ đặc công hành quân về doanh trại. Mặc dù là người thua cuộc nhưng tôi vẫn được mời ăn bữa cháo gà theo chế độ tập đêm của bộ đội đặc công. Những chiến sỹ trẻ tuổi mới đôi mươi không tỏ vẻ gì mệt nhọc, nói cười vui vẻ. Trong ánh sáng nhà ăn, tôi có dịp ngắm kỹ họ hơn. Ngoài những chiến sỹ người Kinh, tôi đặc biệt chú ý đến những chàng trai người gốc Tây Nguyên. Họ có chung những nét của bộ đội đặc công nhưng cũng có những nét riêng của những chàng trai Tây Nguyên, không lẫn vào đâu được. Nhìn vào ngực áo một chiến sỹ người dân tộc thấy ghi tên Ysơwơ, tôi hỏi đọc là gì? Một chiến sỹ người Kinh reo to: ?oĐọc là Sợ vợ, Y Sợ Vợ anh ạ!?. Cứ tưởng chàng trai bị trêu sẽ nổi cáu, nhưng chàng đã cười tươi: ?oĐúng rồi, người Ê Đê mình theo chế độ mẫu hệ, phải sợ vợ chứ!?. Nói rồi chàng cười rất tươi khoe rằng, em là người đánh vào đúng cái lô cốt anh đứng đấy. Trong lúc đứng gác, anh có nghe thấy tiếng chim đêm kêu không? Tôi trả lời có. Sơwơ cười, em giả giọng chim để làm ám hiệu với bạn em đấy! Rồi Sơwơ khoe rằng, em có thể bắt chước được tiếng hàng chục loài chim, thú. Ngày còn ở nhà, mỗi khi đi rừng em thường giả tiếng vẹt để gọi chúng đến hót cho vui. Các chàng trai Tây Nguyên Ynhân Prông, Ynam Pja, Ytoan Pja, Ytý...cũng thi nhau kể về những tài lẻ của mình hồi còn ở nhà. Họ có đôi mắt tinh tường đi đêm trong rừng không bao giờ vấp đá đụng cây, có tài bắn nỏ ?obắn trúng mắt con chuột đang gặm bắp?, có tài leo hết núi này đồi kia ba ngày không biết mệt... Nghe họ kể, tôi bỗng có cảm giác đang đứng trước mặt những AXâu của thời nay. Những AXâu mang trong mình dòng máu Tây Nguyên và phẩm chất bộ đội đặc công sẽ hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì để bảo vệ quê hương đất nước.Những chiến sỹ đặc công ăn rất nhanh tiêu chuẩn của mình, rồi về tranh thủ ngủ để 4 giờ tiếp tục với bài tập hành quân dài một trăm km. Nhà ăn lúc này chỉ còn những sỹ quan chỉ huy và tôi. Trung tá Nguyễn Sỹ Thuỷ đã cởi bỏ áo trận, trông anh hiền và trẻ hơn nhiều so với tuổi năm mươi. Bây giờ anh mới xem điện thoại. Bốn cuộc gọi nhỡ liên tiếp và một cái tin nhắn dằng dặc giận hờn. Rằng anh đi đâu, làm gì mà không thèm nghe máy? Rằng anh có còn nhớ mẹ con em không đấy? Vân vân và vân vân? Anh không gọi điện thanh minh vì những cái tin như thế anh quen nhận lắm rồi. Anh nguyên là giáo viên giảng dạy mười lăm năm ở Trường Sỹ quan đặc công. Khi nhận nhiệm vụ về công tác tại Tây Nguyên, vợ anh chẳng biết vô tình hay hữu ý đã tặng anh một chiếc nhẫn bạc dặn rằng, anh phải luôn đeo nó đề phòng trời Tây Nguyên nhiều gió độc. Lo bộ đội đặc công trúng gió khác nào lo... voi bị muỗi đốt! Nhưng dù sao tấm lòng của người vợ đối với chồng đi xa cũng khiến những chàng sỹ quan trẻ chưa vợ thèm thuồng. Đúng lúc này, máy điện thoại của tôi đổ chuông. Tiếng cô phóng viên trong veo trong máy chứng tỏ cô chưa hề ngủ: Thế nào? Thế nào? Tôi đã nhại giọng tuồng để trả lời cô bạn mê bộ đội đặc công rằng, ta vừa từ chiến trận trở về, áo bào sạm đen khói súng. Cô bạn gắt lên: Sốt ruột! Là em hỏi bộ đội đặc công thế nào cơ. À à...Bộ đội đặc công thế nào thì khi về ta sẽ kể cho nghe. Giờ ta đang ăn cháo gà với rất nhiều sỹ quan đặc công trẻ trung, khoẻ mạnh, đẹp trai và rất mê văn chương...Cô bạn phì cười chép miệng: Thôi thôi thôi đừng nói nữa kẻo... em thèm!
    http://hvktqs.com/forum/showthread.php?tid=1192&action=nextoldest
    caheo999 thích bài này.
  4. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Vụ án "Con gà vàng" và người lính đặc công
    Tháng 8 năm 1967. Tại Đại sứ quán Liên-xô ở phố Trần Phú, Hà Nội xảy ra một vụ trộm vô cùng kỳ lạ.           Một buổi sáng, khi đến phòng làm việc của mình tại tầng 3 của toà nhà chính trong Sứ quán, sau khi mở toang hai cánh cửa sổ, Tham tán Thương mại Ma-ca-rop bỗng nhận thấy con gà bằng vàng vẫn để trên bàn làm việc của mình đã không còn nữa. Ông định thần lại một lúc rồi thận trọng kiểm tra lại sàn nhà và bên thành bàn làm việc. Vẫn không thấy con gà vàng. Lúc này ông mới lên tiếng gọi người thư ký, và nhẹ nhàng hỏi về con gà vàng. Viên thư ký Mi-sen-ko ngây người ra một lúc, rồi nghiêng ngó quanh bàn. Ông này cũng hy vọng là con gà vàng bị rơi xuống đâu đó trên sàn nhà. Nhưng rồi kết quả cũng không có gì. Khi đã xác định chắc chắn sự việc, viên thư ký liền báo gọi bộ phận an ninh của Sứ quán. Hiện trường được giữ nguyên.           Một cuộc truy tìm trong phạm vi hẹp được tiến hành. Trong khu nhà làm việc 3 tầng chính này của Sứ quán, chỉ có các cán bộ người Liên-xô. Mặc dù trong phạm vi cơ quan của Sứ quán còn có  nhiều người Việt Nam, nhưng họ thuộc bộ phận phục vụ, và chỉ làm các việc như lái xe, dọn dẹp vệ sinh ngoài sân, chăm sóc vài luống hoa, cây cỏ  trong khuôn viên của Sứ quán. Hết giờ làm việc, không có người Việt Nam nào được phép ở lại. Ngay cả các cán bộ người Liên-xô của Sứ quán cũng về nhà riêng sau khi hết giờ làm. Trong Sứ quán, ban đêm chỉ có một bộ phận nhỏ bảo vệ là người Liên-xô. Bên ngoài cổng ra vào của Sứ quán có các trạm gác của cảnh vệ Việt Nam. Về nguyên tắc thì họ chỉ canh gác vòng ngoài và cũng không được phép đi vào bên trong Sứ quán.           Kết quả ban đầu của cuộc điều tra không thu được thông tin gì. Bộ phận an ninh của Sứ quán xác định, sau giờ làm việc hôm qua, không có ai ở lại ban đêm. Trong đêm cũng không phát hiện được điều gì lạ. Tại hiện trường, mọi quan sát tìm tòi dấu vết và tìm dấu vân tay đều không có kết quả. Các dấu vết khoá cửa vẫn nguyên vẹn. Tìm các dấu vết trèo tường qua cửa sổ cũng không có. Ngoài con gà vàng bị mất, mọi thứ trong phòng đều còn nguyên và không có gì xáo trộn.           Các cán bộ, nhân viên của Sứ quán, thậm chí cũng không ai xác định rõ mình nhìn thấy con gà vàng lần cuối cùng vào lúc nào. Tất cả mọi người đều biết ông Tham tán có con gà bằng vàng ròng vẫn bày trang trí trên bàn làm việc, nhưng vì đã quá quen thuộc nên cũng không ai chú ý nhiều. Chỉ có bản thân Tham tán là người khẳng định chiều qua trước khi ra về, ông vẫn còn nhìn thấy con gà vàng, và chính tay ông là người khoá cửa.           Một mất thì mười ngờ. Một cuộc thẩm vấn nhẹ nhàng và cố gắng tiến hành hết sức tế nhị diễn ra trong nội bộ cán bộ Sứ quán. Kết quả vẫn không có gì, ngoài việc tạo nên một bầu không khí trầm lắng trong Sứ quán.           Sang đến ngày thứ hai, an ninh Sứ quán mới thông báo cho các bộ phận có trách nhiệm trong Tổng cục An ninh và Bộ Ngoại giao của Việt Nam. Lại tiến hành điều tra, thẩm vấn, nhưng lần này là đối với các nhân viên người Việt Nam được bố trí làm việc trong Sứ quán Liên-xô. Tất cả đều không biết gì. Thậm chí, mọi người còn khẳng định là mình chưa bao giờ được nhìn thấy hình thù cái con gà vàng ấy nó như thế nào.           Bộ phận cảnh vệ gác ngoài cổng được đặt ngoài diện nghi vấn. Các ca gác của đêm hôm đó còn trình đầy đủ nhật ký gác, xác định không phát hiện có gì khả nghi. Thời gian này, đế quốc Mỹ đang leo thang chiến tranh, đưa không quân ra đánh phá miền Bắc. Hà Nội cũng đã bị đánh bom nhiều lần. Người dân Hà Nội đã đi sơ tán hết, chỉ còn những người có trách nhiệm ở lại sản xuất và chiến đấu. Ban đêm, đường phố Hà Nội vắng ngắt. Chỉ có một số con đường là có cánh tự vệ - công nhân đi về lúc ca ba. Vì thế nên cũng loại trừ được khả năng đông người trà trộn để qua mắt cảnh vệ lúc đêm.           Cả phía Liên-xô và Việt Nam đều cố gắng, hợp tác cùng nhau, song vẫn không tìm ra manh mối gì. Vài ngày, rồi một tuần, thậm chí hai tuần trôi qua. Các bên đều sốt ruột. Vụ việc này có phần khó xử, liên quan đến tính chất ngoại giao, nên làm các quan chức liên quan của cả hai bên, dù lớn hay bé đều hết sức đau đầu. Phía Liên-xô còn cử một ông chuyên gia của KGB có tên là Cu-do-nhet-xop sang hỗ trợ.           Ông này làm việc rất bài bản. Việc trước tiên của ông là  tìm hiểu, đánh giá khả năng, trình độ của các cán bộ an ninh Việt Nam để tìm cách phối hợp. Các sĩ quan KGB đang công tác tại Việt Nam tìm và cung cấp cho ông đủ loại tài liệu về công an Việt Nam. Nghe đâu còn lẫn vào trong đó cả cuốn tiểu thuyết "Trinh thám An Nam" của nhà văn Nguyễn Công Hoan viết từ trước năm 1945 về vụ án cái lò gạch, khiến ông phải kêu trời và nghi ngờ khả năng nghiệp vụ của các đồng nghiệp Việt Nam. Cũng còn may lúc này, các tác phẩm của đồng chí Azit Nexin người Thổ Nhĩ Kỳ còn chưa phổ biến và chưa được dịch ra tiếng ta, chứ nếu không, ông Cu-do-nhet-xop còn rối bời hơn nữa.           Nhóm chuyên gia KGB của bạn có tiến triển thêm được một chút. Họ phát hiện ra rằng vào cái đêm bị mất con gà vàng, cửa sổ phía bàn làm việc của vị Tham tán chỉ đóng có cửa chớp, còn cửa kính để mở. Như vậy rất có khả năng kẻ gian vào qua đường cửa sổ. Nhưng kiểm tra bên ngoài tường suốt từ dưới đất lên vẫn không phát hiện ra vết trèo tường, hay vệt chân trên bậu cửa sổ. Cạnh cửa sổ cũng không có ống thoát nước hay dây thu lôi để mà trèo. Cửa chớp cũng không bị phá. Chả lẽ kẻ gian bay vào? Phía ngoài sân có một cây sà cừ to, nhưng cách nhà rất xa. Chỉ có cành của nó  vươn vào phía nhà, nhưng lại cao vút lên tận nóc nhà. Xem xét thân cây từ gốc lên không có vệt xước của sự leo trèo. Không hiểu kẻ gian vào, ra Sứ quán lúc nào, bằng cách nào mà không ai phát hiện được.           Sự nghi ngờ quay sang nội bộ. Xuất phát từ suy đoán kẻ gian phải là người biết rõ trên bàn vị Tham tán có con gà vàng, các cán bộ KGB cho rằng kẻ gian rất có thể là người Liên-xô trong cơ quan Sứ quán. Do tìm mãi mà chưa ra dấu vết gì, ngay cả ngài Tham tán Ma-ca-rop đáng kính cũng được các nhân viên KGB đặt cho một dấu hỏi to tướng.  Nhưng nếu như vậy, thì không phải là mục đích kinh tế, mà là vì mục đích chính trị. Có thể từ chuyện con gà vàng, kẻ địch muốn làm xấu đi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên xô. Thế thì tầm cỡ của kẻ địch trong vụ này phải là một tên gián điệp được đào tạo rất cơ bản?Thật là rối bời. Nhất định vụ này phải tìm ra để giải quyết vấn đề danh dự và quan hệ ngoại giao hai nước. Nhưng tìm như thế nào, thì tất cả đều tịt. May sao, các "trinh thám An nam" nhà ta lại tìm ra đúng hướng. Tây có cách nghĩ của Tây, mà ta thì có cách nghĩ của ta. Vốn mang trong đầu tư tưởng sùng bái người Tây thời đó, quân ta thiên về hướng kẻ gian là người Việt Nam ta. Động cơ của vụ trộm này có khi lại rất đơn giản cũng nên. Người dân ta vốn đâu có ham mê cái chuyện chính trị. Chắc là đói thì ăn vụng, túng thì làm liều thôi. Phải công nhận cái thằng trộm này quá giỏi. Nhưng giỏi mấy thì cũng phải cần ăn. Lúc đói, nó sẽ phải đi bán con gà vàng đó để lấy tiền. Thế là công an ta, chìm có, nổi có, dù là dân an ninh hay công an giao thông đều được huy động đi rình mò, theo dõi xem có ai bán gà vàng.           Trong giai đoạn này, việc buôn bán vàng ở Việt Nam bị coi là cấm. Cả Hà Nội chỉ có mấy cái tổ hợp tác mỹ nghệ vàng bạc, chế tác đồ trang sức nằm ở phố Hàng Bạc. Ngay cả hoạt động của các thợ thủ công đó cũng nằm trong sự quản lý của Nhà nước. Thế là cái phố Hàng Bạc bé tẹo, dài có vài trăm mét đó trở thành mục tiêu chính, mật độ công an chìm nổi đông hơn dân thường.           Kể từ hôm ngài Tham tán Ma-ca-rop mất con gà vàng, ba thàng trời đã trôi qua. Mọi việc có vẻ im ắng và đi vào bế tắc. Cấp trên thì ăn không ngon, ngủ không yên, còn cánh trinh sát thì đã có phần uể oải.           May sao, vào một buổi chiều, có một người đàn bà ăn vận như người mua bán đồng nát đi vào một tổ hợp tác chế tác vàng trên phố Hàng Bạc. Dáng vẻ ngập ngừng của bà ta lập tức được trinh sát để ý. Vì vậy, khi bà ta vừa mở chiếc khăn tay lấy ra một mẩu vàng để dạm bán, lập tức các "trinh thám An Nam" ập lại. Mẩu vàng đó có hình một chiếc chân gà con, tuy đã bị bóp bẹp.           Tại cơ quan công an, bà ta dễ dàng khai ngay ra người bán. Theo đó,  các chiến sĩ công an tìm đến một căn nhà tập thể nằm cuối phố Cát Linh. Trong nhà chỉ có một cậu bé gầy gò, đen nhẻm chừng 12, 13 tuổi. Trên khuôn mặt gầy là đôi mắt sáng và có vẻ lanh lợi.           Thấy nhiều người đến nhà, có cả bà bán đồng nát, cậu bé hiểu ngay ra sự việc. Tuy có hơi sợ, nhưng cậu ta không tìm cách bỏ trốn, cũng không chối quanh co. Cậu chui vào gầm giường và lôi ra một gói giấy, giao nộp. Trong đó là một con gà bằng vàng to bằng nắm tay trẻ con, bị mất một chân.   * *  *
  5. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
              Câu chuyện lấy cắp con gà vàng được kể lại qua lời khai của cậu bé:           Cậu ta tên là Hào. Hào năm nay 13 tuổi, là con một cán bộ có cỡ trong ngành Ngoại giao Việt Nam. Hiện ông đang làm Tham tán tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên-xô. Do quan hệ công tác nên ông có quen biết với Tham tán Liên-xô Ma-ca-rop, có phần hơi thân một chút. Đầu năm nay, ông có dịp về Việt Nam nghỉ phép. Vì chỉ có một cậu con trai cưng, nên hầu như đi đâu, ông cũng cho Hào đi theo. Trong một lần như thế, Hào đã được cùng bố vào cơ quan Đại sứ quán Liên-xô thăm Tham tán Ma-ca-rop. Trong lúc bố và ông Tham tán nói chuyện thì Hào ngồi im, khép nép và lặng lẽ ăn kẹo. Nhưng có lẽ trong người nó đã có phẩm chất của một người lính trinh sát bẩm sinh. Những chiếc kẹo Tây có vị ngòn ngọt, chua chua của ông Tham tán cho nó, dầu là của hiếm cũng không làm át đi được tính cách lanh lợi của nó lúc này. Hào đã kín đáo quan sát được khá đầy đủ căn phòng làm việc của ông Tham tán. Dĩ nhiên, nó nhìn thấy con gà vàng.           Về nhà, Hào hỏi chuyện bố nhiều thứ, trong đó có con gà vàng. Bố cậu đã hào hứng kể cho con trai nghe về lai lịch con gà vàng. Trong một nhiệm kỳ công tác tại Nam Phi, ông Ma-ca-rop đã được một người bạn là thương gia Nam Phi tặng cho một món quà quý: một con gà vàng. Nó được làm từ gần 300gr vàng nguyên chất theo dáng của một chú gà con. Ông Ma-ca-rop rất quý món quà này. Khi nhận nhiệm vụ sang Việt Nam làm Tham tán thương mại, ông đã mang theo con gà vàng kỷ niệm. Hầu như tất cả bè bạn, và các cán bộ của Cơ quan Sứ quán Liên-xô đều biết đến con gà vàng của ngài Tham tán.           Sau đó ít lâu, bố Hào trở lại Liên-xô công tác. Vốn là một chú bé thông minh và hết sức tinh nghịch, Hào đã nảy ra ý định lấy cắp con gà vàng. Nó hình dung trong đầu và lập một kế hoạch có phần hoàn hảo tới mức ngay cả các cán bộ công an thực thụ cũng chưa chắc đã nghĩ ra.           Hào tìm cách thâm nhập trở lại cơ quan Sứ quán. Nó theo dõi và phát hiện ra một việc gần như qui luật. Cứ khoảng 7 giờ tối là có một chiếc xe Com-măng-ca đi từ đường Cát Linh xuyên tắt qua con đường đất phía bên phải sân vân động Hàng Đẫy, để ra góc đường giữa phố Hàng Cháo và Nguyễn Thái Học, rồi từ đó đi sang phố Trần Phú về cơ quan Sứ quán Liên-xô. Quãng đường vòng qua sân vận động Hàng Đẫy là đường đất, gập ghềnh có nhiều ổ voi. Tại góc ngoặt, chỗ cột đèn pha cao thế phía phố Phan Phù Tiên có một cái ổ lõm to. Khi đi qua đó, chiếc xe phải đi chậm, và đèn xe không rọi rõ được trong lòng hố. Cả đoạn đường này lại không hề có đèn đường. Buổi sáng hôm sau, vẫn chiếc xe đó từ cơ quan Sứ quán đi ra theo đường cũ vào lúc 5 giờ sáng. Lúc này trời hãy còn tối, và hầu như không có người qua lại trên đường.           Hào đã thận trọng quan sát và kiểm tra kỹ nhiều lần. Đoạn đường từ cái ổ voi to mà nó chọn đến cổng cơ quan Sứ quán chỉ dài hơn nửa cây số. Chiếc xe Com-măng-ca đi theo chiều ra hay vào thì lần nào cũng chỉ hết chưa đầy 10 phút. Đó chính là cơ sở để nó quyết định chọn kế hoạch đột nhập cơ quan Sứ quán Liên-xô.           Một buổi tối trời, Hào đã nằm sẵn trong lòng cái hố to ở góc ngoặt chỗ cột đèn pha cao áp đó. Nó chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi và bôi đất khắp người. Khi chiếc xe ô-tô chầm chậm đi qua hố, nó ôm bám vào gầm cầu xe và nằm treo như thế để theo xe vào cơ quan Sứ quán. Chiếc ô-tô vào cổng và đi vòng ra sau toà nhà chính rồi đỗ lại, để chủ nhân xuống xe. Sau đó người lái xe lùi xe vào khu ga-ra. Nhà để xe ô-tô của Sứ quán cũng chỉ là một dãy nhà thấp sát tường lợp phibro xi-măng và không có cửa. Người lái xe tắt máy, đóng cửa xe và ra về. Hào còn đợi một lúc, rồi nó mới buông mình rơi xuống nền nhà và nằm im tại đó.           Về đêm, khu cơ quan Sứ quán im lìm. Những người trực đêm chỉ ngồi trong phòng và không tổ chức đi tuần. Cửa sổ căn phòng làm việc của ông Tham tán thuộc mặt sau của toà nhà. Cả vùng sân sau của Sứ quán chỉ có hai ngọn đèn tròn mắc tít trên góc, sát mái tầng ba của toà nhà, hắt xuông đất một thứ ánh sáng mờ mờ vàng ệch và không soi sáng được cả sân. Trong sân có nhiều cây sà cừ to, tạo thành nhiều bóng khuất. Có một cây sà cừ vươn cành cao quá nóc nhà và chếch phía trên cửa sổ phòng làm việc của ông Tham tán. Toàn bộ sân được rải một lớp sỏi, những hòn cuội to như ngón chân cái. Khi bước chân qua, đám sỏi trượt vòng lạo xạo và không thể lưu lại dấu vết.           Đó là tất cả những gì Hào thu thập được trong một đêm quan sát. Mờ sáng, nó bám sẵn vào gầm cầu xe ô-tô và theo xe ra được bên ngoài. Khi tới cái ổ voi ngoài đường đất, Hào thả tay rơi xuống đất. Đợi chiếc xe ô-tô  chạy khuất, nó mới lồm cồm bò dậy và về nhà. Mẹ nó bận đi làm ca nên cũng không hay biết gì.           Kế hoạch tiếp tục được thằng Hào hoàn thiện và ngấm ngầm chuẩn bị. Cũng vào một đêm tối trời, vụ lấy cắp con gà vàng chính thức bắt đầu. Hào mặc một chiếc quần đùi đen và một cái áo sẫm mầu. Vạt áo được cài vào cạp quần. Người vốn đã đen, nên nó chỉ lấy một chút đất bùn xoa thêm lên vài chỗ trên người là đã khó nhận ra nó trong bóng tối. Lần này nó đem theo một sợi dây thừng dài, một cái túi vải nhỏ, một đôi tất và một chiếc nan hoa xe đạp.           Chập tối, Hào nằm phục sẵn trong lòng hố. Lần này, nó dễ dàng bám vào được gầm xe, khi chiếc ô-tô Com-măng-ca chậm rãi lăn bánh qua. Vào đến cơ quan Sứ quán, nó lại lọt được vào khu ga-ra ô-tô và nằm im tại đó. Chừng quá nửa đêm, Hào chui ra khỏi nhà xe. Không gian bốn bề vẫn yên tĩnh. Hào khom người rón rén tiến lại cái cây sà cừ to thẳng với cửa sổ phòng làm việc của ông Tham tán. Nó lấy sợi dây thừng, buộc vào đó một viên sỏi to rồi ném vắt lên cành  sà cừ ở tầm ngang cách đất chừng 4 mét. Sau đó nó túm lấy đầu dây có viên sỏi, so 2 đầu dây buộc lại rồi đu người leo lên cây sà cừ. Tại đây, Hào rút lại sợi dây thừng rồi trèo dần lên tận tít cành cao phía trên cửa sổ tầng 3, chỗ phòng làm việc của ông Tham tán. Từ chỗ đó, nó lại buộc sợi dây thừng vòng vào cành cây. Đầu kia, Hào buộc thắt quanh bụng rồi đu người theo sợi dây tụt xuống, lơ lửng đúng vị trí cửa sổ. Cứ treo người như thế, Hào xỏ tay vào chiếc tất rồi loay hoay dùng chiếc nan hoa xe đạp luồn vào cậy chốt cửa. Cũng phải nói thêm là thằng Hào tuy gầy, nhưng khoẻ, cơ bắp tốt, chứ bọn trẻ con ở vào tuổi nó, đã mấy ai có thể treo được mình trên sợi dây thừng suốt mấy chục phút như thế. Rồi thằng Hào cũng cậy được cái chốt và nhẹ nhàng kéo mở được cánh cửa chớp. Nó mừng rơn khi thấy hai cánh cửa kính mở toang, và con gà vàng vẫn đặt ở góc bàn ngay sát cửa sổ. Vẫn trong tư thế treo mình, Hào lắc người đu đưa vài nhịp để văng mình vào sâu trong cửa sổ, rồi nhoài tay vào túm lấy con gà vàng. Nó nhanh chóng cất con gà vào cái túi đeo ở cổ, lựa chốt khép lại hai cánh cửa chớp, rồi rút người trèo ngược lên cành cây. Nó bình tĩnh ngồi nghỉ ít phút trên cành cây cho lại sức, rồi theo đúng lối cũ tụt xuống đất. Sau khi lò dò lại gầm cái ô-tô, Hào buộc chặt lại mọi thứ rồi nằm nghỉ. Buổi sáng hôm sau, Hào lại bám gầm ô-tô và thoát  được ra ngoài tại cái ổ voi ở con đường đất cạnh sân Hàng Đẫy, đúng y như cách nó đã làm trong lần trinh sát trước. Không một ai nhìn thấy nó. Cu cậu về nhà bình an vô sự.           Mọi dấu vết của cuộc đột nhập chỉ bao gồm hai cái vết lằn của sợi dây  thừng buộc ở hai chỗ trên cây sà cừ, và vết  thằng Hào bò trên một đoạn  cành cây giữa hai chỗ buộc đó, nhưng chắc chỉ mờ mờ. Vì không một ai, kể cả các cán bộ an ninh  Việt nam và Liên xô có thể suy đoán ra đối tượng và cách đột nhập, nên cũng chẳng ai đề xuất ra việc kiểm tra dấu vết trên cành cây ở tít cái chỗ trên cao ấy. Mọi việc kiểm tra thông thường như tìm dấu vết trong nhà, trên cửa sổ, trên tường, lấy dấu vân tay, hay tìm dấu vết tại ngay các gốc cây đều không có kết quả là điều dễ hiểu.           Không thể ngờ đến đối tượng của vụ trộm là một đứa trẻ dân thường như Hào, lại càng không thể ngờ đến diễn biến xảy ra như lời kể của nó, dù sự thật đã là hiển nhiên, vụ việc được yêu cầu dựng lại. Ngoài các cán bộ nghiệp vụ an ninh của cả ta và bạn, có đích thân Thứ trưởng Công an Tạ Đình Khai, cán bộ KGB Cu-do-nhet-xop và cả ngài Tham tán Ma-ca-rop cùng chứng kiến cảnh diễn lại của Hào. Theo yêu cầu của ông Cu-do-nhet-xop, cuộc trình diễn được thực hiện theo đúng các mốc thời gian như Hào đã trình bày. Tất cả những người có mặt đều vô cùng hồi hộp và phấn khích theo dõi các động tác của Hào. Nó đã thực hiện cuộc trình diễn một cách chính xác và hoàn hảo, cứ như nó sinh ra để làm việc đó vậy. Cảm giác cuối cùng của mọi người là vô cùng thán phục thằng bé Việt Nam 13 tuổi ấy.           Tất nhiên là thằng Hào có tội. Tội to nữa là đằng khác. Song, cảm phục tài năng của Hào và cũng vì nó mới là một thiếu niên, nên đã có nhiều sự tác động tích cực của nhiều người, từ nhiều phía đến số phận của nó. Hào được đưa vào trường Thiếu sinh quân. Cũng năm đó, Binh chủng Đặc công được thành lập, và Hào được chuyển tiếp về trường Đặc công.           Ba năm sau, khi mới 16 tuổi, Hào trở thành một chiến sĩ đặc công, và tình nguyện vào Nam chiến đấu. 
    caheo999 thích bài này.
  6. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
              Trong một đêm mưa tầm tã ở chốt Khe Đá dưới chân dãy núi Chư Giông Giàng giữa mùa mưa năm 1974, tôi đã được đại đội trưởng đặc công Phan Thế Hào kể cho nghe câu chuyện này. Đơn vị chúng tôi nhận bàn giao chốt thay cho đại đội đặc công của Hào. Các đơn vị đặc công thường chỉ đánh mật tập vào các sở chỉ huy hay căn cứ tập trung của địch trong những chiến dịch then chốt, giành chiến thắng nhanh. Nói chung, họ không cần phải chiếm giữ trận địa. Trường hợp cần giữ địa bàn lâu dài như vùng Khe Đá này, thì các đơn vị bộ binh phải tiếp quản. Quen nhau đã 3 ngày, và khi biết tôi là lính Hà Nội, lại trạc tuổi, nên đêm nay anh nằm cùng hầm và kể lại chuyện cho tôi. Tiếng anh kể đều đều và nhỏ, đôi lúc lẫn vào tiếng mưa rơi lộp bộp trên mặt tấm tăng căng che nóc cửa hầm. Thỉnh thoảng anh dừng kể, im lặng một chút như để nhớ cho rõ lại sự việc. Những lúc đó, tôi vẫn nằm lặng im, không ngắt lời và cố hình dung ra từng hành động của anh trong câu chuyện.           Kể xong, Hào ngồi dậy quấn một điếu thuốc rê và châm lửa hút. Hơi thuốc anh phả ra nồng nồng, nhưng cũng làm cho căn hầm ấm áp thêm trong đêm mưa lạnh. Bên ngoài căn hầm, mưa vẫn rơi nặng hạt. Thỉnh thoảng lại có đợt gió thổi ào ào, kéo nghiêng ngả những cây Bằng lăng lưa thưa trên chốt, hắt cả đám nước mưa ràn rạt lên nóc tăng. Chúng tôi cùng lặng im và nhớ về Hà Nội. Tôi nhìn cái vóc dáng nhỏ bé và rắn chắc của anh, hình dung ra cái lúc anh trèo cây và đu đưa người trước cửa sổ tầng 3 của Sứ quán Liên-xô. Tôi bảo:           - Cậu ghê thật đấy. Tớ chỉ nghe thôi mà cũng thấy hồi hộp và run hết cả người. Thế cậu định lấy con gà vàng để làm gì?           - Chơi thôi, nghịch ngợm trẻ con ấy mà.- Hào cười, giọng bình thản.           - Nhưng mà cậu cũng liều thật. Nhỡ mấy ông Tây trong Sứ quán mà canh gác hẳn hoi, tương cho cậu mấy phát đạn thì xong rồi còn gì.           - Đúng vậy, bây giờ nghĩ lại thấy cũng hơi liều mà dại. Chứ lúc đó chỉ thấy hăng hái thôi. -Hào thú nhận.           - Nhưng dầu sao cũng có cái hay. Tớ nghĩ, lúc đó mà cậu đã thế rồi thì bây giờ đánh nhau giỏi là phải. Bốn năm chiến đấu, lên đến đại đội trưởng rồi còn gì.           Hào im lặng một lúc, rồi bảo, có vẻ như lạc đề:           - Cũng chẳng giỏi giang gì đâu. Tớ nghĩ đặc công giỏi đánh mật tập, đánh điểm, nhưng ở kiềng, giữ chốt thì thua xa cánh bộ binh các cậu.           - Thế nên bọn mình mới phải ra thay chốt ngay cho các cậu.           Hào cười. Sao lúc ấy trông anh hiền thế.           Chúng tôi còn tán gẫu vơ vẩn nhiều chuyện khác nữa. Rồi hai thằng ôm nhau ngủ. Lính mà.           Sáng hôm sau, chúng tôi chia tay nhau. Đơn vị Hào chuyển địa bàn nhận nhiệm vụ khác, còn chúng tôi ở lại giữ chốt Khe Đá. Chúng tôi đã ở đó và đánh địch, giữ chốt đến cuối mùa mưa.   *  *  *           Tháng 3 năm 1975.           Quân ta mở chiến dịch Tây Nguyên.           Các đơn vị thuộc Quân đoàn 3, mặt trận Tây Nguyên tấn công đánh chiếm Thị xã Buôn Ma Thuột. Nằm trong đội hình của Đoàn Đặc công 198, đại đội của Hào đánh chiếm Phi trường Hoà Bình nằm ở phía Đông Thị xã. Trận đánh Phi trường của đặc công diễn ra thật gọn gẽ. Lúc 10 giờ sáng ngày 10/ 3/ 1975, khi các đơn vị bộ binh của Sư 316 và Trung đoàn 95B của ta còn đang giằng co đánh nhau với địch tại khu căn cứ của Sư 23 ngụy và khu kho Mai Hắc Đế, thì đại đội của Hào đã làm chủ Phi trường Hoà Bình. Xác bọn lính nguỵ và súng đạn của chúng ngổn ngang khắp trận địa. Cả đại đội của Hào được lệnh nằm lại chốt giữ Phi trường, sẵn sàng đánh quân phản kích. Không có đơn vị bộ binh nào của ta  tiếp quản Phi trường, thay thế cho đơn vị của Hào.           Điều Hào nghi ngại và tâm sự với tôi vào cái đêm mưa năm trước ở chốt Khe Đá, thì nay đã xảy ra. Trong Phi trường Hoà Bình có khu hầm ngầm của địch mà trinh sát ta không biết. Buổi sáng, khi bị đặc công ta bất ngờ tấn công, một lực lượng lớn của đich đã nhanh chóng và bí mật rút xuống hầm ngầm. Lính đặc công quen mật tập, giỏi chiến thuật "Nở hoa trong lòng địch", đánh nhanh, thắng nhanh nhưng không thạo đánh chốt. Sau khi làm chủ trận địa, đơn vị đặc công được lệnh chốt giữ tại đó, sẵn sàng đánh đich phản kích để giữ vững Phi trường. Họ không có đủ người và cũng đã không tổ chức sục sạo khắp cả Phi trường, không phát hiện ra khu hầm ngầm. Trong ngày hôm đó, cả đại đội của Hào hầu như chỉ nghỉ ngơi lấy sức. Đến đêm, họ cũng chỉ tổ chức canh gác bình thường, mà hướng quan sát chủ yếu lại là phía bên ngoài. Tất cả hầu như vẫn trong trạng thái nghỉ ngơi, chờ sáng để đánh địch từ ngoài phản kích vào.           Không phải chờ đến hôm sau, mà ngay đêm đó, vào lúc 2 giờ sáng, bọn Nguỵ từ dưới khu hầm ngầm đã chui lên tổ chức phản kích. Chúng hoàn toàn nắm thế chủ động, bất ngờ xuất hiện ngay giữa đội hình đơn vị đặc công. Đại đội của Hào đã bị tổn thất nặng ngay từ đầu. Số chiến sĩ còn lại, mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cũng không chống lại được bọn Nguỵ đông và có tổ chức tốt. Cả đại đội hy sinh gần hết, trong đó có đại đội trưởng Phan Thế Hào. Khi đó, Hào mới vừa tròn 21 tuổi.           Phải đến gần trưa hôm sau, các đơn vị bộ binh của trung đoàn 95B mới được điều đến đánh chiếm lại sân bay. *           Trong chiến dịch Tây Nguyên, đơn vị chúng tôi chiến đấu ở chi khu quân sự Thuần Mẫn bên đường 14, cách thị xã Buôn Ma Thuột hơn 60 cây số về phía Bắc. Sau đó Sư đoàn chúng tôi qua Cheo-reo đánh cắt xuống đồng bằng Tuy Hoà. Chiến sự ở Buôn Ma Thuột, chúng tôi không biết được gì thêm ngoài thông báo: Thị xã đã được giải phóng. *           Tin tức cuối cùng của Hào, tôi chỉ được biết sau khi miền Nam đã giải phóng. Từ khu Bình Dương, Sư đoàn chúng tôi trở lại Cao nguyên làm nhiệm vụ tiễu trừ Fulro vào tháng 8/ 1975. Tiểu đoàn chúng tôi đóng quân ngay tại Phi trường Hoà Bình. Tôi đã có dịp đi khắp trong Phi trường, được xem xét khu công sự và khu hầm ngầm của bọn Nguỵ. Lúc đó trên mặt đất và trong các hầm hào vẫn còn vương đầy các loại đạn đại liên, đạn cối cá nhân M79, rốc két M 72 và nhiều khí tài của địch. Tại đây, tôi đã được nghe kể lại cuộc chiến đấu của đơn vị đặc công trong một buổi học tập rút kinh nghiệm các trận đánh điển hình. Tôi đã lặng người trước tin Hào hy sinh. Tôi nghĩ, nếu như có bộ binh phối thuộc kịp thời, chắc Hào đã không chết. *   *   *                    Bây giờ, tôi vẫn có dịp đi qua phố Trần Phú của Thủ đô Hà Nội. Khu Sứ quán Liên-xô cũ, giờ là cơ quan Sứ quán Nga. Tôi không có điều kiện được vào trong đó để nhìn lại toà nhà cơ quan và cái cây sà cừ trong câu chuyện của Hào. Nhưng chắc là cái cây đó vẫn còn. Đôi khi tôi tự hỏi, trong những người đang ra vào cơ quan Sứ quán Nga kia, có mấy người biết được là nơi đó đã ghi dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của một người lính đặc công Việt nam tài giỏi.           Ngày 19/3 là ngày truyền thống của Bộ đội Đặc công. Tôi viết lại câu chuyện này, như một nén hương thắp cho hương hồn người đại đội trưởng đặc công Phan Thế Hào, mà cuộc đời và tên tuổi của anh đã lẫn vào trong cuộc đời của muôn vạn người lính ngã xuống trong chiến tranh.   Tháng 3 năm 2007 Vũ Công Chiến
    caheo999 thích bài này.
  7. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    truyện hay, cảm ơn bác.
  8. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    truyện này mà được viết kịch bản đóng phim để xem thì hay tuyệt, cảm ơn bạn về một câu truyện hay
    Được lionking_arc sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 22/01/2009
  9. 1100ibn

    1100ibn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Bài viết:
    699
    Đã được thích:
    34
    nhưng mà ý em đang hỏi súng cơ mà , còn chuyện khác mặc kệ
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Type-95.

Chia sẻ trang này