1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc công- Binh chủng đặc biệt tinh nhuệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Nokia_6600, 08/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nokia_6600

    Nokia_6600 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    -------------------
    cảm ơn, truyện bạn đưa lên hay đấy! Gõ thì mỏi tay và hơi mất thời gian thật. Bạn thử dùng máy Scan cùng phần mềm nhận dạng tiếng Việt để xử lý thử xem. Nếu không thì chịu khó gõ, coi như là luyện đánh máy chữ cũng được
  2. novemberrain0274

    novemberrain0274 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    1
    "Người lính đặc công số 1"
    From: Báo tuổi trẻ
    Bây giờ đã ở tuổi 85, nhưng chiến sĩ đặc công Trần Công An, bí danh Hai Cà năm xưa, vẫn sang sảng hào khí của một thời chiến đấu hào hùng... Đó là một chiều trước đêm Noel năm 1946, bọn lính Pháp ra ngoài hái hoa. Ông Hai Cà giả làm người chăn trâu xăng xái chỉ đường, rồi lặng lẽ áp sát một tên lính súng ống đầy mình, chủ quan đi lẻ.
    Lựa lúc nó cúi xuống, ông bất ngờ tung đòn xiết cổ chớp nhoáng. Người thường bị đòn hiểm này bất động ngay, nhưng tên lính Pháp nặng gấp đôi ông còn vùng vẫy quyết liệt. Chỉ đến khi ông tung tiếp mấy đòn hiểm vào đầu nó mới chịu thúc thủ để ông tháo thắt lưng thít cổ dẫn đi. Lần đầu tiên, việc một thanh niên cù lao Rùa tay không bắt gọn tên lính Pháp làm mọi người phấn chấn, nhưng cũng đặt ra cho ông thử thách mới.
    ?oĐiểm huyệt tử? đầu tiên


    Binh chủng đặc công chính thức ra đời ngày 19-3-1967. Đây là binh chủng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đặc công là từ gọi tắt của cách đánh ?ocông đồn đặc biệt?. Có nhiều loại đặc công như đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động đô thị. Trong lịch sử chiến đấu, chiến thuật đặc công đã làm nên những chiến thắng oai hùng ở những nơi, những lực lượng tưởng như bất khả chiến bại như sân bay Cát Bi, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Gia Lâm, Bạch Mai, Phú Thọ Hòa, Hội An, Tua Hai, Núi Thành, Hoài Đức, Bắc Ruộng, Long Bình, Đồng Dù, Thành Tuy Hạ, Nhà Bè, sứ quán Mỹ, Đắc Hà...


    Sau tái chiếm, Pháp thực hiện chiến thuật ?ovết dầu loang? với hệ thống đồn bót, tháp canh xiết dần khu kháng chiến. Cấp trên biết chuyện ông tay không bắt giặc, phân công phải tìm cách đánh bại tháp canh để vỗ mặt kẻ thù. Thời điểm đó nhiệm vụ này cực kỳ khó khăn vì kinh nghiệm quân sự và vũ khí còn thiếu thốn, nếu đánh trực diện kiểu truyền thống thì số hi sinh sẽ rất cao. Nhiều đêm liền ông bò đến gần tháp canh cầu Ba Kiên, Bình Dương để quan sát. Được xây rất kiên cố với tường gạch dày 40cm, rộng 16m, cao 10m, một phiên gác 10 lính, được bảo vệ bằng rào sắt, đèn pha và mìn.
    Có nhiều chi tiết khiến ông chú ý như giờ đổi phiên gác, lỗ châu mai, thói nghiện thuốc của lính Pháp, cỏ dại, đặc biệt là hệ thống đèn pha... Trở về, ông để đồng đội giả đánh tháp, còn mình trèo lên cây, ôm đèn pha, làm lính canh. Dưới ánh đèn, anh em đột nhập hàng chục lần đều bị ông phát hiện, có khi cả cơ thể, lúc là chỏm tóc đen, đôi mắt. Nghiên cứu mãi ông phát hiện ra qui tắc là dù đèn sáng và mắt người gác tinh cỡ nào thì cũng có lúc bị ?omù?, do nhìn lâu vào luồng sáng mạnh, mắt không thể nhìn thấy gì ở khoảng đen khi đèn pha lướt qua. Nó chỉ diễn ra trong một vài giây nhưng là ?othời điểm vàng? của người đột nhập.
    Tìm được lối đánh, ông tập trung mấy chục anh em để huấn luyện, nhưng cuối cùng chỉ chọn Hồ Văn Lung và Trần Văn Nguyên tham chiến cùng mình. Tuy nhiên, lúc ấy đa số còn sử dụng loại lựu đạn đập thô sơ. Ông lo chính tiếng đập này sẽ làm mất yếu tố bất ngờ để giặc nhanh chóng phản ứng. Đến khi cấp trên cho chín quả lựu đạn rút chốt, ông mới ra quân. Nhưng lần đầu, ông và đồng đội đột nhập vào đêm 19-3-1948 lại gặp trở ngại, vì chiều đó bọn Pháp đốt trụi đồng cỏ bao quanh. Đang loay hoay, ông bất ngờ nhìn lớp tro cỏ và nghĩ ra cách lấy chính tro này xoa lên người để ngụy trang...
    Cuối cùng, ba người đều áp sát tháp canh thành công, tung liên tiếp chín quả lựu đạn. Tiếng nổ rền tai nhưng bên trong vẫn còn vọng lên tiếng la hét của bọn lính. Ông tung tiếp quả lựu đạn cuối cùng phòng thân. Nó nổ gần, sức ép làm ông bị chấn thương ***g ngực nhưng vẫn ráng cùng đồng đội rút dao găm lao vào cận chiến, hạ gọn những tên còn sống, thu 10 súng trường và rất nhiều đạn dược.
    Ngay đêm đó, sự kiện tháp canh Ba Kiên bị diệt lan truyền. Quân Pháp hoang mang với lối đánh lần đầu xuất hiện ở chiến trường này. Lúc ấy chưa có tên gọi đặc công, nhưng quân kháng chiến đã hiểu có thể áp dụng chiến thuật ?olấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy tinh nhuệ chiến thắng số lượng đông?. Ông được giao huấn luyện lối đánh này cho chiến sĩ chiến khu Đ và các tỉnh lân cận. Tuy khởi đầu nhưng phương pháp huấn luyện khá bài bản, có cả mô hình tháp canh, đồn bót. Chiến sĩ được huấn luyện kỹ thuật hóa trang, vượt rào thép gai, bãi mìn, ánh sáng và những đòn thế cận chiến hiểm hóc...
    Mặc dù đã đề phòng lối đánh xuất quỉ nhập thần này nhưng nhiều sào huyệt của quân Pháp sau đó vẫn liên tiếp bị đánh tung. Riêng trận đánh tháp canh lớn ở cầu Vàm Giá, Phú Giáo, cả trung đội địch với đủ hỏa lực hạng nặng đại liên, súng cối bị hạ gục hoàn toàn. Trận này, ông Hai Cà dẫn nhóm người của mình hóa trang thành cây cỏ vượt hàng rào kẽm gai, bãi mìn, rồi luồn dưới kênh nước tiếp cận mục tiêu thành công dưới mấy họng súng đại liên lúc nào cũng chĩa... ngay trên đầu họ. Sau trái nổ phá tường, trái nổ thứ hai được cột vào đầu cây tầm vông nhét sâu vào bên trong. Sức công phá khủng khiếp đến mức vỡ tung tháp, hất bay tên lính ngồi canh trên cao ra sông cách đó mấy chục mét, 31 lính chết tại chỗ, còn bốn tên trọng thương bị bắt sống. Đặc biệt, nhóm của ông Hai Cà đã phối hợp hiệu quả với chiến sĩ bộ binh. Sau đòn ?ođiểm huyệt tử? bất ngờ, lực lượng này đã xông vào dứt điểm mục tiêu...
    Những cái bóng vô hình
    ?oAi cũng hỏi làm sao tui nghĩ ra được lối đánh đặc công. Tui chỉ vào tim mình và trả lời nếu có lòng căm thù và ý chí quyết thắng thì sẽ có cách đánh thôi. Quê tui ngày xưa ở cù lao Rùa, Bình Dương, khổ lắm. Tía chết lúc tui mới biết khóc oe oe. Má một thân phải đi mần mía để nuôi anh em tui. Vậy mà lính Tây vẫn hà hiếp đủ đường. Tui ra sông vớt củi trôi về phụ má đong gạo cũng bị tụi nó hạch sách, bòn mót. Năm 11 tuổi, tui đã phải nghỉ học, đi chăn trâu, rồi đi phu mía. Ở đâu tui cũng toàn thấy cảnh dân mình lầm than. Ngay lúc đó tui đã ôm hận, luyện tập sức khỏe, võ nghệ, gia nhập ********* để đánh trả...?.


    Năm 1954, ông Hai Cà tập kết ra Bắc, nhưng chỉ bảy năm sau lại tình nguyện trở về chiến đấu ở miền Nam ruột thịt. Vừa tham chiến, ông vừa là người lập kế hoạch tác chiến, chỉ huy chiến sĩ đặc công tung ?onhững cú đấm tử thần? vào các căn cứ tưởng chừng bất khả xâm phạm của quân đội Mỹ.
    Thời điểm đó miền Đông Nam bộ đã trở thành căn cứ hùng hậu của quân đội Mỹ với các sư đoàn bộ binh số 1 ?oAnh cả đỏ?, sư đoàn bộ binh cơ giới số 25 ?oTia chớp nhiệt đới?, tổng kho liên hợp Long Bình, sân bay quân sự Biên Hòa... Để bảo vệ những trọng điểm này, quân đội Mỹ ngoài sử dụng biệt kích tinh nhuệ còn có các phương tiện điện tử hiện đại kết hợp cùng ?otruyền thống? như chó bẹcgiê, ngỗng, rắn và hàng chục lớp rào thép, bẫy mìn. Ban đầu chúng đã huênh hoang tuyên bố: ?oCon chuột nhắt mà muốn vào được những nơi này cũng phải xin phép lính Mỹ?. Tuy nhiên, ngay sau đó các ?ocú đấm tử thần? của bộ đội đặc công đã làm chúng phải đổi lại câu nói ?onhững nơi này đã bị ********* bỏ túi?.
    Ông Hai Cà kể càng về sau kỹ thuật bố phòng quân sự càng hiện đại, đặc biệt là quân đội Mỹ. Tuy nhiên, người lính đặc công không có giới hạn cuối cùng nào là không thể vượt qua, mà đôi khi những bài học xương máu này lại được nhân dân chưa bao giờ cầm súng truyền dạy. Chính đồng bào đã chỉ ông cách ?olàm ngỗng phải phục đầu? bằng những vốc hành giả mùi rắn hổ. Còn chó bẹcgiê thì có rất nhiều cách để qua mặt như tắm rửa thật sạch, phơi sương, xoa bùn, thậm chí tắm cả loại xà bông lính Mỹ hay dùng. Đặc biệt, đặc công còn biết nướng thịt bò tẩm bơ theo đúng kiểu Mỹ rồi nhẹ nhàng thả vào cho chó táp. Hàm răng vừa ngập vào miếng thịt thì chớp mắt một mũi dao găm đã hạ gục chúng trong khi chúng còn chưa kịp sủa tiếng nào.

    Bây giờ, căn nhà nhỏ thấp lè tè ở cổng sân bay Biên Hòa bề ngoài cũng bình thường như bao ngôi nhà khác. Nhưng bức tường mốc meo bên trong lại làm cho người ta phải chú ý với hàng trăm bức ảnh về những người lính đặc công, đặc biệt là ảnh các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Nguyên Giáp, Phan Văn Khải... chụp chung với ông Trần Công An, chủ nhân ngôi nhà. Và hình như đó cũng là tài sản quí giá nhất của người lính đặc công số 1 này. Tâm sự với tôi, ông cứ nói hãy viết tiếp về các thế hệ đặc công trẻ, bởi họ cũng anh hùng và làm được những điều còn kỳ tích hơn cả các thế hệ đàn anh.
    Lịch sử sau này có thể kể lại bao nhiêu lần tổng kho liên hợp Long Bình và sân bay Biên Hòa bị đánh cháy, nhưng chắc chắn sẽ khó ghi lại đầy đủ được bao nhiêu lượt chiến sĩ đặc công đã đột nhập vào các nơi này. Chỉ riêng ông Hai Cà đã rất nhiều lần chỉ huy các chiến sĩ đặc công đột nhập thành công. Có khi họ chỉ đi điều nghiên tình hình, như những bóng ma nhẹ nhàng vượt qua gần 20 lớp rào và bãi mìn, lính canh, đèn pha để ?otai nghe, mắt thấy, tay sờ mục tiêu?, rồi lại trở ra êm ái.
    Nhiều lần đột nhập nửa chừng thì trời sáng, ông Hai Cà và các chiến sĩ đặc công phải nằm lại giữa trùng lớp kẻ thù. Không có một bài bản ẩn thân nào cố định. Tùy thời tiết mưa, nắng, màu sắc ánh sáng, màu sắc đất đá, cây cỏ, cống rãnh, các đặc công chỉ mặc độc quần lót, phải nhanh trí xoay xở cách ?ovô hình? ngay trước mũi súng kẻ thù. Nguyên tắc này gần giống con tắc kè có thể đổi màu chìm lẫn trong cảnh vật xung quanh bất cứ lúc nào.
    Liên tiếp ba trận trong ba tháng 10, 11, 12-1966 ông Hai Cà phôi hợp với đơn vị bạn đã chỉ huy các chiến sĩ đặc công đột nhập thành công, phá nổ hơn 400.000 tấn bom đạn Mỹ. Còn ở sân bay Biên Hòa, lực lượng của ông Hai Cà cũng đã rất nhiều lần làm kẻ địch phải kinh hoàng. Chỉ riêng trận tháng 9-1972, đơn vị ông phối hợp với lực lượng bạn bí mật vượt 20 lớp rào các loại, đột nhập tận đường băng và trong tích tắc cho nổ tung 127 máy bay các loại.
    Nhiều chiến sĩ đặc công đã quyết tử để quyết thắng. Trong đó, hai người con trai của ông Hai Cà đã trở thành liệt sĩ và thương binh cũng tại sân bay Biên Hòa. Rất lâu sau đó, chính lực lượng biệt kích tinh nhuệ của Mỹ vẫn chưa thể hiểu nổi làm sao đặc công VN liên tiếp đột nhập và đánh phá thành công những nơi bất khả xâm phạm này.
    caheo999 thích bài này.
  3. novemberrain0274

    novemberrain0274 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    1
    Câu chuyện thứ 2
    From: báo Thanh niên

    Làm lễ truy điệu trước khi xuất kích
    Ra đời trong cuộc chiến tranh chống Pháp tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, lực lượng đặc công không ngừng lớn mạnh; trở thành binh chủng đặc biệt tinh nhuệ, là nỗi khiếp sợ của giặc thù.
    Đánh B.52 ngay tại sào huyệt Utapao
    Đặc điểm của lính đặc công là giỏi sử dụng nhiều loại vũ khí. Từ vũ khí thông thường đến các loại pháo như ĐKZ, ĐKB... Và họ cũng là "chuyên gia" bậc thầy về các loại chất nổ, bộc phá. Chuẩn bị trận đánh kho xăng Nhà Bè năm 1973, qua nghiên cứu có 49 bồn chứa lớn, mỗi bồn phải đặt ít nhất 10 kg chất nổ C4 mới phá hủy nổi. Như vậy phải cần gần 500 kg chất nổ cho trận đánh. Một tổ tám người xuất kích không thể mang vác nổi khối lượng đó. Trước đây đã từng thử dùng pháo ĐKZ bắn trúng nhưng không cháy. Với kiến thức và kinh nghiệm đã có, anh em liền cưa trái bom 750 cân Anh bị lép, lấy 100 kg thuốc sản xuất 50 trái mìn lõm, mỗi quả chỉ nặng 1 kg. Lấy vỏ trái bom cho đánh thử, xuyên phá tốt. Kết quả là kho xăng bị đánh cháy suốt 12 ngày đêm, thiêu hủy 250 triệu lít xăng.
    Đặc công còn là những chiến sĩ giỏi đánh cận chiến, kể cả bằng tay không và dao găm. Những thế võ đặc công trong các trận giáp lá cà với lính Mỹ, lính chư hầu Nam Triều Tiên, làm cho đám lính khét tiếng thiện chiến này phải kinh hồn. Gặp trường hợp bị vây hãm, đặc công sẵn sàng chấp nhận hy sinh, hoặc mạng đổi mạng để giữ bí mật và khí tiết người lính. Như ở trận đánh kho xăng Nhà Bè, hai chiến sĩ Bao và Tìm khi bị địch bao vây tứ phía, liền "cưa đôi" quả lựu đạn với chúng. Một cựu tư lệnh đặc công cho rằng tinh thần chiến đấu quyết tử của đặc công làm nên phẩm chất anh hùng của người lính, khiến cho quân địch sợ hãi và khâm phục.
    Đã có nhiều trận đánh và những chiến công được nói đến. Riêng trận tập kích sân bay Utapao (Thái Lan) lâu nay rơi vào im lặng. Utapao là căn cứ không quân rất lớn của Mỹ tại Thái Lan hồi đó, và đây cũng là cũng là sân bay duy nhất ở Đông Nam Á mà máy bay chiến lược B.52 có thể hạ, cất cánh. Máy bay B.52 của Mỹ thường xuất phát từ nơi đây và đảo Guam để ném bom miền Bắc nước ta. Chính phủ ta ngày ấy từng ra tuyên bố: địch xuất phát từ đâu, ta có quyền đánh trả ngay nơi sào huyệt của chúng. Dựa vào tuyên bố ấy và trên cơ sở phân tích tin tình báo chiến lược, phán đoán đúng ý đồ của Mỹ, tháng 10/1972, Bộ Tư lệnh Đặc công giao cho thượng tá Nguyễn Đức Trúng, Tham mưu trưởng binh chủng, nghiên cứu và chuẩn bị phương án đánh thẳng vào căn cứ máy bay B.52 của Mỹ, khi chúng tăng cường ném bom thủ đô Hà Nội.
    Khó khăn nhất là sân bay Utapao ở sâu trong nội địa Thái Lan, việc đảm

    Đại tá Nguyễn Đức Trúng (bìa phải)

    bảo hậu cần hầu như không thực hiện được. Lúc đầu, bộ tư lệnh đề nghị cấp trên cho sử dụng đường dây Việt kiều. Ban Bí thư và Quân ủy điện trả lời tuyệt đối cấm sử dụng lực lượng này. Một tổ đặc công đánh xa có 3 người được chọn. Trong đó, hai chiến sĩ Lại và Phương vốn là hai Việt kiều Thái hồi hương về miền Bắc, thông thạo địa hình, nói sõi tiếng Thái. Một biệt đội hơn ba chục người đi theo làm nhiệm vụ yểm trợ. Đoàn đã lập trạm chỉ huy ở khu rừng Đôn Ka Thom nằm ở ngã ba biên giới Thái Lan - Lào - Campuchia. Đây là khu rừng nguyên sinh cây cao ba tầng, quanh năm không thấy ánh mặt trời. Từ đây, các tổ tiền tiêu được phái đi trinh sát 14 lần dọc theo dãy núi Prếch Vihia. Có một sáng kiến được đưa ra. Đó là dùng kỹ thuật ém lương thực theo kiểu sâu đo. Ba chiến sĩ mỗi người mang 32 kg lương khô, đến vị trí A để lại 10 kg, chôn kỹ và đánh dấu rồi quay về. Cứ thế từng chuyến lương khô được chuyển đến vị trí B, C, D... suốt chặng đường dài. Cần nói rõ lương thực là điều kiện sống còn của người lính đặc công, cả trên đường đi đến mục tiêu cũng như khi quay về.
    Vấn đề còn lại là phương tiện liên lạc để nhận lệnh tiến công đúng thời điểm. Các chiến sĩ đặc công không thể đem điện đài, vì sẽ ảnh hưởng tới khối lượng chất nổ cần thiết phải mang theo. Đoàn trưởng liền hạ lệnh: mang theo máy radio để nghe tin tức, khi nào nghe tin đài BBC hay VOA đưa tin B.52 đang đánh dồn dập Hà Nội, lúc ấy được quyền khai hỏa. Ba chiến sĩ đặc công của ta, một bảo vệ bên ngoài để hai người xâm nhập tận trong sào huyệt, sờ mó tận tay từng chiếc B.52. Đúng lúc cao điểm 12 ngày đêm Mỹ đánh phá Hà Nội, chiến sĩ đặc công điểm hỏa đánh cháy 6 chiếc, phá hỏng 2 chiếc. Vậy là có 8 chiếc B.52 bị loại khỏi vòng chiến đấu, không còn cơ hội ngang dọc trên bầu trời miền Bắc gây tội ác nữa. Ngày hôm sau, các hãng thông tấn phương Tây đã đưa tin, bình luận. Mỹ đã thật sự hoảng hốt, chúng không ngờ ta với tay xa và phối hợp ăn ý đến như vậy. Qua đài kỹ thuật (bí mật), chúng trao đổi với nhau mà không hiểu điều gì đã xảy ra. Lúc ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe tin liền điện hỏi Bộ Tư lệnh Đặc công, bộ tư lệnh vội điện hỏi trạm chỉ huy. Sau này nghe thượng tá Nguyễn Đức Trúng báo cáo lại đầy đủ chi tiết, đại tướng không ngớt lời khen ngợi.
  4. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Hình như họ đang nói về Đặc công nước nè Các Bác:(báo QĐND)
    ....................................................................................................................
    Đoàn M13 là đơn vị huấn luyện thể lực và hoạt động thể thao giỏi toàn quân. Nếu chỉ như vậy thì hàng năm từ phong trào tập luyện hàng ngày toàn quân chúng ta có không ít đơn vị đạt được thành tích này. Song, ngoài các chỉ tiêu chung, ở Đoàn M13 còn có những chỉ tiêu và yêu cầu khác. Đó là "tự đánh giá" của tham mưu trưởng đoàn M13, thượng tá Phạm Ngọc Quyển. Và cuối tuần qua, chúng tôi đã có mặt tại đoàn để tìm hiểu, chứng kiến.
    Ngay khi tuyển quân, Đoàn M13 đã được trên ưu ái và chỉ chọn người có sức khỏe loại 1. Chế độ ăn uống của cán bộ, chiến sĩ Đoàn M13 lên tới 22 nghìn đồng/người.
    Những ngày đầu làm quen với hành quân xa mang vác nặng, chiến sĩ phải mang một viên đất thó đã đóng thành khuôn, nặng 20kg. Như vậy không ai có thể bớt đi một tí nào, dù chặng đường dài, đèo dốc và đôi lúc nhiệt độ nắng nóng tới 320C.
    Các đợt diễn tập dài ngày, các đơn vị bạn thường có lộ trình 70-80km, riêng đoàn M13 là 120km.
    Các buổi tập luyện nâng cao sức bền, sự dẻo dai, lòng dũng cảm cũng thường xuyên hơn. Riêng ở đội 12 còn có những đặc thù và chúng ta cùng tham khảo những nét chính trong lịch học tập, rèn luyện ở đơn vị cơ sở này.
    Thứ hai: Sáng, học luyện kỹ thuật khắc phục vật cản trong thành phố. Buổi chiều, chạy 100 mét. Buổi tối, hành quân xa mang vác nặng.
    Thứ ba: Sáng học chính trị. Chiều tập co tay xà đơn, chống đẩy xà kép và tập cơ bụng.
    Thứ tư: Sáng, kiểm tra sử dụng máy chuyên ngành. Bơi ếch (từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30). Chiều, tập vượt vật cản 100+100 mét. Tối (từ 20 đến 22 giờ) luyện kỹ thuật khắc phục vượt vật cản.
    Thứ năm: Sáng, bơi ứng dụng. Chiều, tập nhảy xa, nhảy ba bước. Tối luyện chiến thuật từ 22 giờ đến 24 giờ.
    Thứ sáu: Sáng, bơi ứng dụng (từ 6 giờ 30 đến 8 giờ 30). Chiều, luyện binh thao, chạy vượt đồi (5km).
    Thứ 7: Tập binh thao và chơi các môn thể thao yêu thích...
    Chứng kiến buổi tập của đội 12 chúng tôi cùng chung nhận xét: Phải có thể lực, sức bền và nhất là lòng dũng cảm thì mới trụ vững, bởi các đội viên chỉ cần bám vào dây chống sét thì thoáng một phút đã nhìn thấy họ đang thoăn thoắt, leo trèo ép sát cửa sổ tầng 3 của ngôi nhà cao 4 tầng. Còn trước những vật cản cao 1,2 mét dài 2,0 mét mà anh em bay qua tiếp đất nhẹ tênh. Xem các anh luyện võ một cách thuần thục, chúng tôi hỏi đại úy, đội trưởng Phạm Ngọc Vũ: "Nếu tay không thì trong số các anh những ai hạ được cùng lúc 3,4 kẻ đối địch (có gậy, gộc và dao, mác).
    Người đội trưởng trả lời một cách khiêm tốn: "chỉ quá nửa thôi anh ạ"!
    Dù gan góc và mạnh bạo như vậy những trên sân cỏ họ cũng hồn nhiên như những cầu thủ hạng chân đất khác. Riêng thiếu úy Trịnh Hữu Vẻ, thiếu úy Nguyễn Văn Lương lại là những cầu thủ hào hoa rất khéo léo, tinh tế trong các đợt tấn công của đội nhà. Các anh còn là những diễn viên chính trong các Hội diễn văn nghệ quần chúng của Đoàn M13 và của cả binh chủng
  5. doduonghien1980

    doduonghien1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Thấm thoát đã gần 3 năm kể từ đêm 29/2/1966 ấy. Kháng thường nhớ lại kỷ niệm trận Cây Me không fải để nhấm nháp một chiếncông đầu trong đời đánh Mỹ của mình, mà như nhớ lại một cái mốc quan trọng của buổi mới trưởng thành. Anh đã đánh thêm nhiều trận, đã trở thành người chỉ huy. Biết bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu biến cố nối nhau diễn ra trong đời. Nhưng không hiểu sao, cái đièu làm anh nhớ dai và xúc động nhất lại chính là cái giọng nói thì thầm mà dứt khoát của trung đội trưởng Xì, khi tình huống khó khăn xuất hiện :"Bám chắc mục tiêu".
    Bây giừo, Kháng lại chuẩn bị cho một trận đánh mới. Anh đang ngồi với Thế, một chiến sĩ của anh, bên bờ một con suối lớn trên vùng rừng núi cực nam Trung Bộ. Họ vừa từ dưới suối lên, ngồi nghỉ tren một tảng đá. Trần trụi với mỗi chiếc quần cộc bó sát lấy thân thể chắc nịch, mình mẩy cả hai đều ướt đẫm nước và tái ngắt. Nước từ tóc thi nhau tuôn xuống ướt lướt thướt, và hình như cả lỗ chân lông cũng có nước ứa ra.
    KHáng xem đồng hồ, bảo Thế:
    - Hôm nay được 6 tiếng.
    - Sáu tiếng? - Thế tròn mắt hỏi lại
    - Chớ sao! vượt yêu cầu rồi. Cậu thấy trong người thế nào?
    - Bình thường.
    - Tốt. mình cũng thấy bình thường. Vậy là sắp đi được rồi. Tập thêm độ một tuần nữa rồi ta đi.
    Họ nhìn nhau mỉm cười. Cả 2 đều rất vui về kết quả đạt được sau gần chục ngày khổ luyện. Cách đây 12 hôm, phân đội bắt đầu tập bơi. Tìm mãi mới chọn được quãng suối nay, lòng sâu nhiều nước. Cả phân đội lao xuống. Những ngày đầu, anh nào anh chỉ ở dưới nước được chừng một tiếng đồng hồlà mình mẩy nổi da gà, lòng bàn tay nhăn nheo, trắng nhợt như tay người chết đuôí. Ai không hiểu công việc của họ, chắc sẽ thấy kỳ cục lắm. Ngày nào cũng lóp ngóp hụp hoạp dưới suối như những gã vô công rồi nghề hoặc bị dở người. Mấy cô gái người Raclay mỗi khi đi ngang qua suối lại rúc rích cười:"E,ê, bộ đội làm chi mà cứ tắm miết thế". Đần đàn chỉ còn Kháng với Thế chịu được lâu hơn cả. 3 tiếng, 4 tiếng, rồi bây giờ 6 tiếng bơi dưới nước. Theo kinh nghiệm cuả các đồng chí đặc công nước, muốn bơi qua vũng biển sang bán đảo Cam Ranh, thì phải bơi được 4giờ liền trong nước ngọt. Một tháng trước A. Thìn tiểu đoàn trưởng gọi Kháng lên hỏi:
    - Cậu có biết bơi không?
    - Báo cáo anh, bơi như tôi không hiểu là đã biết bơi chưa. Hồi nhỏ ở nhà tôi đi thả trâu về, nhảy xuống sông Yên tắmcho trâu rồi bơi được vài sải theo kỉểu bơi chó. Vậy thôi. Từ khi đi bộ đội, tôi chưa bơi lần nào.
    Kháng nhìn tiểu đoàn trưởng, hồi họp chờ đợi. Tình chậm rãi nói:
    - Vậy thì cũng coi như cậu chưa biết bơi. Nhưng nhiệm cụ của quân khu giao cho lại đòi hỏi các cậu phải biết bơi. Đảng uỷ tiểu đoàn họp và đã chọn C2 các cậu để giao nhiệm vụ quan trọng và khó khăn này. Mình phổ biến vắn tắt như sau: Quân khu ra lệnh, phải đột nhập bằng được bán đảo Cam Ranh, đánh cho bằn được cái dạ dày chiến tranh khổng lò ấy của địch. Căn cứ nằm sâu trong vùng lâu nay Mỹ nguỵ yên trí là tuyệt đối an toàn. như thế, anh em mình phải biết bơi và bơi giỏi bởi vì đường tới bán đảo không còn con đường nào khác ngoài vượt biển. Đường bộ thì hoàn toàn không thể tinhs được rồi. Cậu xem này: Tiểu đoàn trưởng mỏ rộng tấm bản đồ đã cũ trên mặt bàn bàng nứa ghép. Dù giữa ban ngày họ cũng phải thắp đèn, vì lán của BCH quá thấp và núp dưới tán rừng dày đặc, không mấy khi có ánh mặt trời lọt xuống. Chăm chú xem xét kỹ bản đồ, Kháng cũng nhất chí với tiểu đoàn trưởng răng không thể tính đến việc đột nhập theo đường bộ, vì đó là hướng địch xây dựng hệ thống bố phòng hết sức cẩn mật. Còn đường qua biển, đo trên bản đồ chỗ xa nhất khỏng 6km, chỗ gần nhất cũng 3km,. Theo kinh nghiệm Kháng nghĩ ngay: phải chọn chỗ sơ hở nhất. Như vậy phải trù tính sao cho mỗi người có thể bơi được 8k. Vốn là những người lính đặc công cạn, nhưng giờ đay trước mặt họ là một mục tiêu ,à muốn tiếp cận nó thì phải thông thạo kỹ thuật của đặc công nước.Cả một bước ngoặt đầy thử thách. Nghĩ thế nhưng Kháng chỉ nói với tiểu đoàn trưởng một câu ngăn gọn:
    - Báo cáo anh, trước hết tôi sẽ chọn hai đồng chí nữa cùng tôi sang nhờ các đồng chí đặc công nước huấn luyện sau đó về huấn luyện lại cho đơn vị.
    Tiểu đoàn trưởng Tình hiểu rằng Kháng không có phân gì về nhiệm vụ và trong óc đồng chí đại đội phó C2 này đã bắt đầu có kế hoạch chấp hành.
    Kháng về tổ chức ngay việc luyện tập. Cái bán đảo bên kia vịnh biển cứ ám ảnh anh mãi, ngày này sang ngaỳ khác, trong lúc ngâm mình dưới nước, trong bữa ăn, cả trong giấc ngủ cả trong chiêm bao. Đã có lần anh mơ thấy nó xa vời vợi, đầy bí hiểm và đe doạ.
    Cam ranh đấy với những kho, trạic hệ thống các loại hàng rào, locốt dày đặc với các loại máy, phương tiện phát hiện tinh vi cực nhạy, với chế độ canh phòng cẩn mật...
    Tất cả những thứ đó anh chỉ ước đoán bằng kinh nghiệm của các trận đánh trướ. Anh nôn nóng muốn hoàn thành giai đoạn luyện tập để có thể bắt đâu đi trinh sát. Giờ thì việc đó sắp tới rồi
  6. doduonghien1980

    doduonghien1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều lỗi chính tả quá
  7. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Đúng là đặc công quen dùng thuốc nổ đánh phá mục tiêu nên ... nổ ác quá, anh em đọc bài xém cả mặt .
    Thử đặt thêm câu hỏi, nếu những ngưòi đặc công kia đối mặt với 3-4 kẻ đối địch có trình độ võ thuật tương đương thì sao ? Không nói đâu xa, ngay trên TTVN, cũng có một vài bác có trình độ tương đương ( nhảy chướng ngại vật như trong bài viết mô tả ), hoặc đối thù tiềm tàng : đặc công lợn ỷ Bắc Kinh. À quên, giả sử các bác đặc công tổ chức thi đấu lẫn nhau, chắc bác nào cũng hạ 3-4 đồng đội của mình ---> lấy đâu ra dủ người để hạ bây giờ ?
    Thế mạnh của đặc công là bất ngờ táo bạo đánh hiểm chứ ko phải đơn đả độc đấu, khả năng võ thuật cũng cần có nhưng có lẽ ko giúp được nhiều. Nếu tự tin vào khả năng võ thuật quá thì hơi giống mấy phim hành động của anh Văn Đêm . ( Jean claude van damme )
  8. minh_thich_roi_day

    minh_thich_roi_day Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2005
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đi bác,đọc đang hay.
  9. Nokia_6600

    Nokia_6600 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    Lính đặc công số 1

    TTCN - Ông Hai Cà không nhận là ?ongười lính đặc công số 1?, nhưng bạn lính kể ông là người đầu tiên khai phá lối đánh đặc biệt tinh nhuệ này. Ngày 19-3-1948 ông cùng đồng đội lần đầu bí mật diệt gọn tháp canh cầu Ba Kiên. 19 năm sau ngày ấy cũng là ngày chính thức thành lập binh chủng đặc công của Quân đội nhân dân VN. Với chiến thuật bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm..., binh chủng này đã giáng những đòn khốc liệt vào bao sào huyệt bất khả xâm phạm của kẻ thù...
    Bây giờ đã ở tuổi 85, nhưng chiến sĩ đặc công Trần Công An, bí danh Hai Cà năm xưa, vẫn sang sảng hào khí của một thời chiến đấu hào hùng... Đó là một chiều trước đêm Noel năm 1946, bọn lính Pháp ra ngoài hái hoa. Ông Hai Cà giả làm người chăn trâu xăng xái chỉ đường, rồi lặng lẽ áp sát một tên lính súng ống đầy mình, chủ quan đi lẻ.
    Lựa lúc nó cúi xuống, ông bất ngờ tung đòn xiết cổ chớp nhoáng. Người thường bị đòn hiểm này bất động ngay, nhưng tên lính Pháp nặng gấp đôi ông còn vùng vẫy quyết liệt. Chỉ đến khi ông tung tiếp mấy đòn hiểm vào đầu nó mới chịu thúc thủ để ông tháo thắt lưng thít cổ dẫn đi. Lần đầu tiên, việc một thanh niên cù lao Rùa tay không bắt gọn tên lính Pháp làm mọi người phấn chấn, nhưng cũng đặt ra cho ông thử thách mới.
    ?oĐiểm huyệt tử? đầu tiên


    Binh chủng đặc công chính thức ra đời ngày 19-3-1967. Đây là binh chủng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đặc công là từ gọi tắt của cách đánh ?ocông đồn đặc biệt?. Có nhiều loại đặc công như đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động đô thị. Trong lịch sử chiến đấu, chiến thuật đặc công đã làm nên những chiến thắng oai hùng ở những nơi, những lực lượng tưởng như bất khả chiến bại như sân bay Cát Bi, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Gia Lâm, Bạch Mai, Phú Thọ Hòa, Hội An, Tua Hai, Núi Thành, Hoài Đức, Bắc Ruộng, Long Bình, Đồng Dù, Thành Tuy Hạ, Nhà Bè, sứ quán Mỹ, Đắc Hà...


    Sau tái chiếm, Pháp thực hiện chiến thuật ?ovết dầu loang? với hệ thống đồn bót, tháp canh xiết dần khu kháng chiến. Cấp trên biết chuyện ông tay không bắt giặc, phân công phải tìm cách đánh bại tháp canh để vỗ mặt kẻ thù. Thời điểm đó nhiệm vụ này cực kỳ khó khăn vì kinh nghiệm quân sự và vũ khí còn thiếu thốn, nếu đánh trực diện kiểu truyền thống thì số hi sinh sẽ rất cao. Nhiều đêm liền ông bò đến gần tháp canh cầu Ba Kiên, Bình Dương để quan sát. Được xây rất kiên cố với tường gạch dày 40cm, rộng 16m, cao 10m, một phiên gác 10 lính, được bảo vệ bằng rào sắt, đèn pha và mìn.
    Có nhiều chi tiết khiến ông chú ý như giờ đổi phiên gác, lỗ châu mai, thói nghiện thuốc của lính Pháp, cỏ dại, đặc biệt là hệ thống đèn pha... Trở về, ông để đồng đội giả đánh tháp, còn mình trèo lên cây, ôm đèn pha, làm lính canh. Dưới ánh đèn, anh em đột nhập hàng chục lần đều bị ông phát hiện, có khi cả cơ thể, lúc là chỏm tóc đen, đôi mắt. Nghiên cứu mãi ông phát hiện ra qui tắc là dù đèn sáng và mắt người gác tinh cỡ nào thì cũng có lúc bị ?omù?, do nhìn lâu vào luồng sáng mạnh, mắt không thể nhìn thấy gì ở khoảng đen khi đèn pha lướt qua. Nó chỉ diễn ra trong một vài giây nhưng là ?othời điểm vàng? của người đột nhập.
    Tìm được lối đánh, ông tập trung mấy chục anh em để huấn luyện, nhưng cuối cùng chỉ chọn Hồ Văn Lung và Trần Văn Nguyên tham chiến cùng mình. Tuy nhiên, lúc ấy đa số còn sử dụng loại lựu đạn đập thô sơ. Ông lo chính tiếng đập này sẽ làm mất yếu tố bất ngờ để giặc nhanh chóng phản ứng. Đến khi cấp trên cho chín quả lựu đạn rút chốt, ông mới ra quân. Nhưng lần đầu, ông và đồng đội đột nhập vào đêm 19-3-1948 lại gặp trở ngại, vì chiều đó bọn Pháp đốt trụi đồng cỏ bao quanh. Đang loay hoay, ông bất ngờ nhìn lớp tro cỏ và nghĩ ra cách lấy chính tro này xoa lên người để ngụy trang...
    Cuối cùng, ba người đều áp sát tháp canh thành công, tung liên tiếp chín quả lựu đạn. Tiếng nổ rền tai nhưng bên trong vẫn còn vọng lên tiếng la hét của bọn lính. Ông tung tiếp quả lựu đạn cuối cùng phòng thân. Nó nổ gần, sức ép làm ông bị chấn thương ***g ngực nhưng vẫn ráng cùng đồng đội rút dao găm lao vào cận chiến, hạ gọn những tên còn sống, thu 10 súng trường và rất nhiều đạn dược.
    Ngay đêm đó, sự kiện tháp canh Ba Kiên bị diệt lan truyền. Quân Pháp hoang mang với lối đánh lần đầu xuất hiện ở chiến trường này. Lúc ấy chưa có tên gọi đặc công, nhưng quân kháng chiến đã hiểu có thể áp dụng chiến thuật ?olấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy tinh nhuệ chiến thắng số lượng đông?. Ông được giao huấn luyện lối đánh này cho chiến sĩ chiến khu Đ và các tỉnh lân cận. Tuy khởi đầu nhưng phương pháp huấn luyện khá bài bản, có cả mô hình tháp canh, đồn bót. Chiến sĩ được huấn luyện kỹ thuật hóa trang, vượt rào thép gai, bãi mìn, ánh sáng và những đòn thế cận chiến hiểm hóc...
    Mặc dù đã đề phòng lối đánh xuất quỉ nhập thần này nhưng nhiều sào huyệt của quân Pháp sau đó vẫn liên tiếp bị đánh tung. Riêng trận đánh tháp canh lớn ở cầu Vàm Giá, Phú Giáo, cả trung đội địch với đủ hỏa lực hạng nặng đại liên, súng cối bị hạ gục hoàn toàn. Trận này, ông Hai Cà dẫn nhóm người của mình hóa trang thành cây cỏ vượt hàng rào kẽm gai, bãi mìn, rồi luồn dưới kênh nước tiếp cận mục tiêu thành công dưới mấy họng súng đại liên lúc nào cũng chĩa... ngay trên đầu họ. Sau trái nổ phá tường, trái nổ thứ hai được cột vào đầu cây tầm vông nhét sâu vào bên trong. Sức công phá khủng khiếp đến mức vỡ tung tháp, hất bay tên lính ngồi canh trên cao ra sông cách đó mấy chục mét, 31 lính chết tại chỗ, còn bốn tên trọng thương bị bắt sống. Đặc biệt, nhóm của ông Hai Cà đã phối hợp hiệu quả với chiến sĩ bộ binh. Sau đòn ?ođiểm huyệt tử? bất ngờ, lực lượng này đã xông vào dứt điểm mục tiêu...
    Những cái bóng vô hình
    ?oAi cũng hỏi làm sao tui nghĩ ra được lối đánh đặc công. Tui chỉ vào tim mình và trả lời nếu có lòng căm thù và ý chí quyết thắng thì sẽ có cách đánh thôi. Quê tui ngày xưa ở cù lao Rùa, Bình Dương, khổ lắm. Tía chết lúc tui mới biết khóc oe oe. Má một thân phải đi mần mía để nuôi anh em tui. Vậy mà lính Tây vẫn hà hiếp đủ đường. Tui ra sông vớt củi trôi về phụ má đong gạo cũng bị tụi nó hạch sách, bòn mót. Năm 11 tuổi, tui đã phải nghỉ học, đi chăn trâu, rồi đi phu mía. Ở đâu tui cũng toàn thấy cảnh dân mình lầm than. Ngay lúc đó tui đã ôm hận, luyện tập sức khỏe, võ nghệ, gia nhập ********* để đánh trả...?.


    Năm 1954, ông Hai Cà tập kết ra Bắc, nhưng chỉ bảy năm sau lại tình nguyện trở về chiến đấu ở miền Nam ruột thịt. Vừa tham chiến, ông vừa là người lập kế hoạch tác chiến, chỉ huy chiến sĩ đặc công tung ?onhững cú đấm tử thần? vào các căn cứ tưởng chừng bất khả xâm phạm của quân đội Mỹ.
    Thời điểm đó miền Đông Nam bộ đã trở thành căn cứ hùng hậu của quân đội Mỹ với các sư đoàn bộ binh số 1 ?oAnh cả đỏ?, sư đoàn bộ binh cơ giới số 25 ?oTia chớp nhiệt đới?, tổng kho liên hợp Long Bình, sân bay quân sự Biên Hòa... Để bảo vệ những trọng điểm này, quân đội Mỹ ngoài sử dụng biệt kích tinh nhuệ còn có các phương tiện điện tử hiện đại kết hợp cùng ?otruyền thống? như chó bẹcgiê, ngỗng, rắn và hàng chục lớp rào thép, bẫy mìn. Ban đầu chúng đã huênh hoang tuyên bố: ?oCon chuột nhắt mà muốn vào được những nơi này cũng phải xin phép lính Mỹ?. Tuy nhiên, ngay sau đó các ?ocú đấm tử thần? của bộ đội đặc công đã làm chúng phải đổi lại câu nói ?onhững nơi này đã bị ********* bỏ túi?.
    Ông Hai Cà kể càng về sau kỹ thuật bố phòng quân sự càng hiện đại, đặc biệt là quân đội Mỹ. Tuy nhiên, người lính đặc công không có giới hạn cuối cùng nào là không thể vượt qua, mà đôi khi những bài học xương máu này lại được nhân dân chưa bao giờ cầm súng truyền dạy. Chính đồng bào đã chỉ ông cách ?olàm ngỗng phải phục đầu? bằng những vốc hành giả mùi rắn hổ. Còn chó bẹcgiê thì có rất nhiều cách để qua mặt như tắm rửa thật sạch, phơi sương, xoa bùn, thậm chí tắm cả loại xà bông lính Mỹ hay dùng. Đặc biệt, đặc công còn biết nướng thịt bò tẩm bơ theo đúng kiểu Mỹ rồi nhẹ nhàng thả vào cho chó táp. Hàm răng vừa ngập vào miếng thịt thì chớp mắt một mũi dao găm đã hạ gục chúng trong khi chúng còn chưa kịp sủa tiếng nào.

    Bây giờ, căn nhà nhỏ thấp lè tè ở cổng sân bay Biên Hòa bề ngoài cũng bình thường như bao ngôi nhà khác. Nhưng bức tường mốc meo bên trong lại làm cho người ta phải chú ý với hàng trăm bức ảnh về những người lính đặc công, đặc biệt là ảnh các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Nguyên Giáp, Phan Văn Khải... chụp chung với ông Trần Công An, chủ nhân ngôi nhà. Và hình như đó cũng là tài sản quí giá nhất của người lính đặc công số 1 này. Tâm sự với tôi, ông cứ nói hãy viết tiếp về các thế hệ đặc công trẻ, bởi họ cũng anh hùng và làm được những điều còn kỳ tích hơn cả các thế hệ đàn anh.
    Lịch sử sau này có thể kể lại bao nhiêu lần tổng kho liên hợp Long Bình và sân bay Biên Hòa bị đánh cháy, nhưng chắc chắn sẽ khó ghi lại đầy đủ được bao nhiêu lượt chiến sĩ đặc công đã đột nhập vào các nơi này. Chỉ riêng ông Hai Cà đã rất nhiều lần chỉ huy các chiến sĩ đặc công đột nhập thành công. Có khi họ chỉ đi điều nghiên tình hình, như những bóng ma nhẹ nhàng vượt qua gần 20 lớp rào và bãi mìn, lính canh, đèn pha để ?otai nghe, mắt thấy, tay sờ mục tiêu?, rồi lại trở ra êm ái.
    Nhiều lần đột nhập nửa chừng thì trời sáng, ông Hai Cà và các chiến sĩ đặc công phải nằm lại giữa trùng lớp kẻ thù. Không có một bài bản ẩn thân nào cố định. Tùy thời tiết mưa, nắng, màu sắc ánh sáng, màu sắc đất đá, cây cỏ, cống rãnh, các đặc công chỉ mặc độc quần lót, phải nhanh trí xoay xở cách ?ovô hình? ngay trước mũi súng kẻ thù. Nguyên tắc này gần giống con tắc kè có thể đổi màu chìm lẫn trong cảnh vật xung quanh bất cứ lúc nào.
    Liên tiếp ba trận trong ba tháng 10, 11, 12-1966 ông Hai Cà phôi hợp với đơn vị bạn đã chỉ huy các chiến sĩ đặc công đột nhập thành công, phá nổ hơn 400.000 tấn bom đạn Mỹ. Còn ở sân bay Biên Hòa, lực lượng của ông Hai Cà cũng đã rất nhiều lần làm kẻ địch phải kinh hoàng. Chỉ riêng trận tháng 9-1972, đơn vị ông phối hợp với lực lượng bạn bí mật vượt 20 lớp rào các loại, đột nhập tận đường băng và trong tích tắc cho nổ tung 127 máy bay các loại.
    Nhiều chiến sĩ đặc công đã quyết tử để quyết thắng. Trong đó, hai người con trai của ông Hai Cà đã trở thành liệt sĩ và thương binh cũng tại sân bay Biên Hòa. Rất lâu sau đó, chính lực lượng biệt kích tinh nhuệ của Mỹ vẫn chưa thể hiểu nổi làm sao đặc công VN liên tiếp đột nhập và đánh phá thành công những nơi bất khả xâm phạm này.
    QUỐC TRI
  10. Nokia_6600

    Nokia_6600 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1

    [​IMG]
    Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Khi được tuyên dương Anh hùng, ông là trung tá, chỉ huy phó Đoàn đặc công 429, Quân khu 7. Sau đây là một trận tập kích căn cứ Mỹ của ông và đồng đội:
    Tếch Ních là căn cứ của lữ đoàn 1 thuộc sư đoàn 1 ?oKỵ binh bay? và chỉ huy sư đoàn bộ binh số 1 ?oAnh cả đỏ? của Mỹ. Căn cứ nằm ở hướng đông bắc cách tỉnh lỵ Bình Long 2,5 ki-lô-mét, chiếm diện tích khoảng 6 ki-lô-mét vuông (dài 3 ki-lô-mét rộng 2 ki-lô-mét) được bao bọc bởi tám hàng rào kẽm gai có gài các loại mìn sát thương, mìn sáng, hệ thống đèn pha chiếu sáng, xung quanh có nhiều tuyến đường tuần tra của xe M41, M48. Lực lượng địch trong căn cứ có: Sở chỉ huy lữ đoàn 1 sư đoàn bộ binh ?oAnh cả đỏ?, sở chỉ huy lữ đoàn 3 sư đoàn không vận số 1 ?oKỵ binh bay? ba tiểu đoàn bộ binh thuộc lữ đoàn 1 ?oAnh cả đỏ?, một tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn cơ giới, một tiểu đoàn thông tin. Tổng quân số có khoảng 4.000 tên. Vũ khí phương tiện có từ 18 ?" 22 pháo từ 105ly ?" 175ly; 15 cối 106,7 ly từ 40 ?" 50 xe tăng, xe thiết giáp (M41 . M113); 25 ?" 30 máy bay (HU 1A, L19, vận tải); hơn 100 xe quân sự các loại. Trong căn cứ có trạm thông tin và trại chó béc giê 40 con.
    Qua điều tra trinh sát luồn sâu vào căn cứ địch, anh đã cùng các cán bộ chỉ huy khác kết luận: địch tổ chức phòng thủ căn cứ tương đối chặt chẽ, có nhiều thủ đoạn đối phó tinh vi, xảo quyệt, lực lượng đông, nhiều binh khí kỹ thuật, hỏa lực mạnh, sức cơ động cao. Nhưng do căn cứ rộng, cấu trúc phức tạp, ít ánh sáng, nhiều thành phần lực lượng hỗn tạp vì vậy khả năng kiểm soát, bảo vệ hạn chế, lực lượng địch đông nên thường ỷ lại nhau. Mặt khác, trong căn cứ thường xuyên ồn ào (do xe cộ, máy nổ, phi pháo...) suốt ngày đêm nên rất khó phát hiện hành động lạ. Vì thế căn cứ địch có nhiều điểm yếu và sơ hở để ta có thể lợi dụng. Chọn hướng đột nhập cũng thật bất ngờ từ sau đánh lên, nên chúng đối phó một cách bị động, lúng túng.
    Kết luận này không chỉ mang ý chí tiến công, chủ nghĩa anh hùng cách mạng sâu sắc; mà còn phản ánh tính chuẩn xác, đánh giá sự vật một cách khoa học nên niềm tin càng được nhân lên gấp bội.
    Là người chỉ huy trực tiếp, theo phương án chiến đấu anh quyết định tiến công địch trên ba hướng, mục tiêu chủ yếu là sở chỉ huy lữ đoàn bộ binh ?oAnh cả đỏ?; mục tiêu quan trọng là sở chỉ huy lữ đoàn 3 ?oKỵ binh bay?. Do căn cứ rộng, nhiều mục tiêu nên tổ chức chín mũi, một tổ độc lập và một bộ phận kềm chế địch. Riêng đại đội đặc công cơ giới, lực lượng tham gia tiến công trên hai hướng, có nhiệm vụ tiêu diệt sở chỉ huy lữ đoàn Mỹ, phá hủy trận địa pháo và đánh chiếm cụm cơ giới, sử dụng xe địch để đánh địch, sau đó nếu có điều kiện đưa ra ngoài theo đường về căn cứ của ta.
    Lúc này là vào giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa theo lịch thời tiết. Trời miền Đông Nam Bộ vẫn xanh cao, gió mơn man thổi. Những đồng lúa vừa gặt còn thơm mùi rạ mới. Nếu không có tiếng pháo nổ cầm canh, súng địch bắn theo quy luật vọng lại hoặc đột xuất của các toán lính tuần tra, canh gác thì mặt đất dưới chân các anh hiền hòa, bình yên biết bao. Giữa cái không gian chộn rộn với muôn vàn âm thanh ấy, tại một nơi trong căn cứ của đối phương ta chọn làm vị trí chỉ huy, Nguyễn Thanh Tùng lắng nghe từng tín hiệu của các mũi, các hướng báo về, anh không bỏ sót một chi tiết nào. Anh nhận thức sâu sắc rằng: một quyết định thiếu cân nhắc cẩn trọng của người chỉ huy trực tiếp lúc này là phải đổi cả bao nhiêu sinh mạng con em nhân dân. Mà đã là xương máu thì có gì bù đắp được? Nên anh càng bình tĩnh, sáng suốt hơn bất cứ lúc nào.
    0 giờ ngày 12 tháng 5 năm 1969 không thể nào quên ấy, 201 cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 5 đặc công đã lần lượt tiếp cận vào các mục tiêu địch mà kẻ thù nào có hay. Sau 25 phút bị ta tấn công từ trung tâm căn cứ trực tiếp bằng thủ pháo, lựu đạn vào các nhà ngủ, hầm chỉ huy, thông tin điện đài, đối phương mới nhận ra bị xung lực quân giải phóng tiến công. Nhưng chỉ trong giây phút địch tổ chức phản kích ác liệt, dùng hỏa lực bắn chặn các hướng tấn công của ta. Tuy vậy, bằng mưu trí và lòng quả cảm, những cán bộ chiến sĩ dưới sự chỉ huy của Nguyễn Thanh Tùng vẫn chiếm được sở chỉ huy lữ đoàn 3 Mỹ và lữ đoàn 1 bộ binh ?oAnh cả đỏ? tiêu diệt mục tiêu được phân công. Tổ 1 mũi 2 đánh vào hầm ngầm sở chỉ huy lữ đoàn 1 Mỹ. Từ phút 30 đến phút 50, địch tung lực lượng ở các hầm ngầm, lô cốt, có xe tăng, máy bay phối hợp phản kích ác liệt nhằm chiếm lại lô cốt đầu cầu và mở cửa. Trước tình thế hết sức hiểm nghèo ấy, Nguyễn Thanh Tùng càng bình tĩnh động viên cán bộ chiến sĩ triệt để lợi dụng địa hình, địa vật kiên quyết bám trụ nhằm hạn chế hỏa lực phi pháo của địch. Trong trận đánh địch phản kích này, Nguyễn Xuân Tình một mình dùng hỏa lực B40 bắn cháy sáu xe tăng Mỹ (Nguyễn Xuân Tình sau này là đại tá Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).
    Mặc dầu đối phương chống cự hết sức điên cuồng nhưng tuyệt vọng. Thừa thắng xông tới đến 1 giờ 47 phút ngày 12 tháng 5, các mũi, các hướng cơ bản hoàn thành đánh phá mục tiêu, làm chủ trận địa, nhanh chóng giải quyết thương binh, tử sĩ và tổ chức lui quân. Quá trình lui quân, các mũi 2 ?" 3 ?" 5 giữ được bí mật an toàn. Còn các mũi 4 ?" 6 ?" 7 ?" 8 gặp khó khăn do địch dùng pháo binh bắn chặn xung quanh căn cứ, dùng máy bay ném bom xuống các khu vực chúng nghi ngờ có lực lượng ta. Anh chỉ thị cho cán bộ các mũi bám sát địa hình, bình tĩnh phòng tránh, bảo toàn lực lượng lui quân có trật tự.
    Kết quả, sau 25 phút chiến đấu ta đã đánh thiệt hại nặng hai sở chỉ huy lữ đoàn, sở chỉ huy tiểu đoàn, diệt và làm bị thương 1.106 tên (riêng số địch bị diệt 800 tên) phá hủy 21 máy bay, 105 xe quân sự, 20 khẩu pháo, 12 khẩu cối các loại, 13 khẩu đại liên, hai kho đạn, bốn máy phát điện, hai kho xăng dầu, bốn khu trung tâm thông tin, một kho lương thực, quân trang, 106 nhà ngủ, 96 hầm ngầm, 36 lô cốt, 26 ụ súng. Ta hy sinh 13 đồng chí, một số ít bị thương.
    Căn cứ Tếch Ních bị tê liệt ba ngày liền. Kế hoạch hành quân của Mỹ ở khu vực Bình Long, Phước Long bị phá vỡ. Trước thất bại nặng nề ấy, lữ đoàn 3 không vận gần như tê liệt sức chiến đấu, bị điều về Biên Hòa và một lữ đoàn khác thuộc sư đoàn ?oAnh cả đỏ? của Mỹ lên thay.
    Bộ Tham mưu Miền đánh giá: ?oTrận Tếch Ních là một trận đánh lớn đạt hiệu suất chiến đấu cao. Ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá hủy được nhiều cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch. Ta đã đánh một đòn đau vào căn cứ lớn, chỗ dựa mạnh nhất của ngụy quân ngụy quyền, làm suy yếu hệ thống phòng ngự của địch ở khu vực Bình Long.
    Tinh thần binh lính địch vốn đã hoang mang dao động nay càng nao núng khiếp nhược. Trận đánh đã hỗ trợ đẩy mạnh phong trào đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị trong vùng phát triển lên một bước mới, củng cố lòng tin của cán bộ, chiến sĩ và rút ra được nhiều bài học bổ ích. Trận đánh còn mở ra khả năng đánh tiêu diệt căn cứ lữ đoàn Mỹ, khả năng đánh khoét, đánh tiêu diệt từng bộ phận trong căn cứ lớn từ cấp sư đoàn trở lên.
    Tiểu đoàn 5 dưới sự trực tiếp chỉ huy của Nguyễn Thanh Tùng đã thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thời gian chuẩn bị ngắn, một nửa là chiến sĩ mới chưa quen địa hình, chưa có cơ sở trong nhân dân, phải cơ động từ xa đến nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra, nghiên cứu nắm địch cũng như trong tổ chức chiến đấu. Nhưng do cán bộ, chiến sĩ có quyết tâm cao, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, cán bộ xử lý tình huống nhanh chóng, kịp thời nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    Đơn vị được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba. Nhiều cán bộ, chiến sĩ được đề nghị tặng thưởng huân chương chiến công và bằng khen, dũng sĩ diệt mỹ, dũng sĩ diệt cơ giới. Riêng Nguyễn Thanh Tùng với vai trò là trung đoàn phó trực tiếp chỉ huy toàn bộ trận đánh, được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.
    Sau khi trở về căn cứ, vết thương lại sưng tấy làm Tùng lên cơn sốt. Lúc này anh không còn lý do từ chối việc quyết định của bác sĩ chuyển về tuyến sau điều trị vết thương. Anh đề nghị được điều trị tại chỗ để có dịp chỉ đạo rút kinh nghiệm của trận đánh. Các bác sĩ đành chấp nhận lời đề nghị của anh.
    Hơn một tuần sau đó, tinh thần sĩ quan, binh lính Mỹ tại căn cứ Tếch Ních còn hoang mang cực độ, thì tiểu đoàn 5 Trung đoàn 429 lại được giao nhiệm vụ đánh lần thứ hai vào căn cứ này. Trận đánh do Nguyễn Thanh Tùng chỉ huy.
    (còn nữa)
    Được Nokia_6600 sửa chữa / chuyển vào 20:30 ngày 06/04/2006

Chia sẻ trang này