1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc công- Binh chủng đặc biệt tinh nhuệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Nokia_6600, 08/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nokia_6600

    Nokia_6600 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1

    [​IMG]
    Anh hùng LLVTND Tống Viết Dương sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, trung tá, trung đoàn trưởng trung đoàn 367, đặc công, Quân khu 7.
    Giữa năm 1962, trong vai người buôn bán , Tống Viết Dương vượt biên vào Nam. Trên chiếc máy bay IL18, Dương cùng với một số đồng chí bay từ sân bay Gia Lâm lúc 9 giờ sáng và hơn một tiếng sau thì đến sân bay Vinh. Máy bay đỗ lại khoảng nửa tiếng, rồi tiếp tục cất cánh vào Đồng Hới. Chiếc com-măng-ca đưa Dương về một ngôi nhà ở trong thôn xa thị xã. Ở đây đã có năm người khác ăn mặc thường phục. Đồng chí đại diện Cục nói với cả nhóm: ?oĐây là nhóm công tác đặc biệt, các đồng chí sẽ trong vai những người đi buôn mà đồng chí Tống Viết Dương là chủ thuyền. Thuyền sẽ xuất phát từ cửa biển Nhật Lệ, ra hải phận quốc tế rồi xuôi về Nam. Thuyền giả dạng buôn dừa khô và dây thừng từ Bình Định ra Thừa Thiên ?" Huế và ngược lại?.
    Nửa đêm ngày 27 tháng 7 năm 1962 thuyền ra khơi bằng buồm theo gió. Chạy khoảng nửa đêm và một ngày mới tới hải phận quốc tế. Có một lần gặp tàu Mỹ từ xa. Toàn bộ thuyền chuẩn bị các câu trả lời nếu bị xét hỏi. May mắn là thuyền ta nhỏ, vượt biển nhanh trong khi tàu Mỹ thì to lớn kềnh càng nên chỉ lướt qua mà không bị lôi thôi. Tối lại, thuyền chạy vào bờ biển Tua-ran (Đà Nẵng). Như vậy, thuyền của Dương đã lọt vào hải phận phía Nam Việt Nam và nhập vào các thuyền buôn khác. Thế đã hợp pháp hoàn toàn, cứ cặp theo bờ biển miền Trung mà chạy về Nam. Khỏe đi, mệt nghỉ. Khi đến Cù Mông (Binh Định giáp Phú Yên) thì đã mất hết 5 ngày 5 đêm. Dương từ giã các đồng chí và lên bộ ra quốc lộ 1A đón xe đò quay trở lại Qui Nhơn. Giấy tùy thân của Dương hoàn toàn là giấy giả do Cục tình báo quân sự làm.
    Đúng bảy ngày đêm từ khi xa Hà Nội đến lúc tới Sài Gòn, Dương không biết mệt về thể xác, nhưng về tinh thần thì vô cùng căng thẳng.
    Hoạt động tình báo, biệt động là một môi trường thầm lặng, nhưng không kém phần nguy hiểm, ác liệt. Những chiến công đánh Mỹ, diệt ngụy ngay giữa lòng ?othủ đô? của chúng đã chứng minh rằng: ********* có mặt khắp mọi nơi. Nữ biệt động Lê Thị Thu Nguyệt dùng quả mìn 4 ki-lô-gam làm nổ tung khu vực triển lãm quân sự Mỹ tại Công trường Lam Sơn, diệt một số tên cảnh sát, phá hỏng một trực thăng HU.1A. Tháng 3 năm 1963, cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 đã gắn một quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Bôing. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Hônôlulu thì nổ tung. Tiếp đó, Đội biệt động 67 đã dùng mìn hẹn giờ đánh vào nhà hàng Bambu (gần cổng phi trường Tân Sơn Nhất) diệt 15 cố vấn Mỹ. Trận đánh vào trụ sở đoàn cố vấn Mỹ MAAG trên đường Trần Hưng Đạo làm chết và bị thương 72 cố vấn Mỹ, trong đó có nhiều sĩ quan cao cấp. Ngày 9 tháng 2 năm 1964, hai chiến sĩ Đội biệt động 67 đã bí mật đột nhập gài hai khối thuốc nổ 48 ki-lô-gam hẹn giờ dưới gầm khán đài A sân dã cầu bộ tổng tham mưu ngụy. Hai tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển Sài Gòn vào lúc 20 giờ 35 phút đã diệt và làm bị thương nhiều sĩ quan Mỹ. Chưa hết choáng váng, bọn cố vấn Mỹ lại bị bồi tiếp một cú trời giáng. Đội biệt Động 159 tấn công vào rạp Kinh Đô, nơi 500 sĩ quan đang xem phim. Tám Bền dùng súng lục hạ tên gác cửa. Mười Bông ôm bộc phá lao vào rạp, đóng cửa, giật nụ xòe. Gần 150 tên Mỹ bỏ xác, hai chiến sĩ này thoát ra vừa chạy vừa la to: Chúng tôi là quân giải phóng đánh Mỹ. Được nhân dân bảo vệ, hai đồng chí thoát thân an toàn. Nguyễn Văn Trỗi gài bom ở cầu Công Lý để giết tên bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Namara, không may bị lộ, bị giặc bắt. Những lời anh hô to trước khi bị giặc bắn đã đi vào lịch sử: ?oHãy nhớ lấy lời tôi: Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!?.
    Hàng loạt chiến công khác, Đội biệt động H2 đánh vào tầng năm khách sạn Caraven, nơi ở của sĩ quan Mỹ, tiêu diệt nhiều tên. Khách sạn Brink, nơi ở của 200 sĩ quan Mỹ bị đánh sập ba tầng. Là chiến công của Tư Mập và Nguyễn Thanh Xuân, chiến sĩ biệt động của cụm 345. 10 giờ 55 phút ngày 30 tháng 6 năm 1965 một tiếng nổ long trời lở đất ngay tòa đại sứ Mỹ ở 49 Hàm Nghi. Khói lửa trùm lên ngôi nhà năm tầng này. 150 sĩ quan Mỹ chết. Phó đại sứ Mỹ A. Johnson bị thương ở mặt.
    Đội biệt động 65 với hai chiến sĩ và 80 ki-lô-gam thuốc nổ, trong đêm 1 rạng ngày 2 tháng 5 năm 1964 đã đánh chìm chiến hạm Card của Mỹ, tải trọng 15 ngàn tấn chở theo nhiều máy bay, phương tiện chiến tranh vừa cập cảng Sài Gòn, 55 tên Mỹ chết và bị thương. Còn rất nhiều chiến công của các đội biệt động, các tình báo, các cơ sở ngầm nội tuyến đã làm cho Mỹ mất ăn mất ngủ. Trong toàn bộ chiến công đó có phần đóng góp nhỏ bé của Tống Viết Dương.
    Tháng 12 năm 1965, Bộ tham mưu (thuộc Bộ Chỉ huy Miền) ra quyết định thành lập Cụm tình báo đặc công do đồng chí Tống Viết Dương chỉ huy, đứng chân tại căn cứ Minh Đạm. Như vậy từ nay, đại úy Cụm trưởng tình báo A65 B2 Tống Viết Dương vừa là sĩ quan quân đội, vừa là thị đội trưởng thị đội kiêm luôn phó bí thư thị ủy Vũng Tàu.
    Chiều 12 tháng 3 năm 1966, một đại đội đặc công gồm 70 chiến sĩ do Tống Viết Dương chỉ huy, có pháo sư đoàn 5 yểm trợ cùng biệt động thị xã Vũng Tàu xuất phát từ căn cứ Minh Đạm. 20 giờ 30 phút cùng ngày, bộ đội ta dùng AK, B40 bộc phá đồng loạt tiến công vào Đồi Xiêm. Cùng lúc cối 82 ly và ĐKZ 75 liên tục bắn 138 quả đạn vào sân bay. Bọn địch đang xem phim ngoài trời hoàn toàn bất ngờ, gần 300 tên Mỹ, ngụy bỏ mạng, có một đại tá hậu cần Mỹ, phá hủy 37 máy bay các loại (C47, C123, T28, L19, Casibu và AĐ6). Bên ta không ai bị thương vong kể cả xây xát nhẹ. Đơn vị được Bộ Chỉ huy Miền tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba.
    Tháng 9 năm 1967, Tống Viết Dương lại được quyết định trở vào Sài Gòn để chỉ đạo và củng cố các tổ tình báo. Tống Viết Dương trong vai một sĩ quan ngụy, được một trung úy giúp đỡ đã hai lần lọt vào cơ quan bộ tổng tham mưu ngụy để quan sát kỹ càng hơn theo chỉ thị của đồng chí Ba Trần (1). Lần thứ nhất ngày 23 tháng 12 âm lịch và lần thứ hai đúng vào ngày mùng 1 Tết Mậu Thân. Trong đêm mùng 1 này, với cương vị là chỉ huy phó Trung đoàn Quyết Thắng, đồng chí Tống Viết Dương đã dẫn tiểu đoàn 2 lọt vào bên trong bộ tổng tham mưu ngụy, chiến đấu nửa tiếng đồng hồ, tiêu diệt nhiều tên, bên ta một chiến sĩ hy sinh. Chiến đấu năm ngày đêm liên tục đến khi có lệnh phải rút ra chiến khu, còn một mình Tống Viết Dương ở lại bám trụ, tìm mọi cách để nắm tình hình. Cuối năm 1969, Tống Viết Dương được rút về cứ dự Đại hội Đảng, sau đó về A11 để bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ. Đầu tháng 5 năm 1970 Mỹ mở trận càn Đông Dương, người chỉ huy A11 mất lòng tin, hèn nhát bỏ chạy. Trường có hàng trăm cán bộ chiến sĩ dự lớp không thể không có người chỉ huy, trong tình thế cấp bách, vừa báo cáo cấp trên, Tống Viết Dương vừa tự thấy trách nhiệm đứng ra trưng cầu ý kiến tập thể, được anh em tín nhiệm anh đảm trách nhiệm vụ chỉ huy. Tống Viết Dương đã hoàn thành xuất sắc việc đưa trường đến nơi an toàn, lo nơi ăn chốn ở cho học viên. Sau đó Phòng 22 giao hẳn nhiệm vụ chỉ huy A11 cho Tống Viết Dương.
    Vừa tròn một tháng, Tống Viết Dương lại nhận được quyết định của Bộ Tham mưu Miền giao nhiệm vụ mới: dẫn 39 anh em đặc công Z25 qua Phnôm-pênh (Cam-pu-chia) nghiên cứu các mục tiêu mà chủ yếu đánh cho được sân bay Pô-chen-tông. Chi viện cho chiến trường K, vì Mỹ đã chủ mưu làm đảo chính ở Cam-pu-chia lật đổ Xi-ha-núc đưa Lon-non lên thay. Mục đích của chúng là mở chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương nhằm triệt phá căn cứ hậu cần bàn đạp cách mạng, cô lập tiêu diệt cơ quan đầu não và Bộ Chỉ huy cách mạng miền Nam Việt Nam. Mỹ, ngụy mở nhiều cuộc hành quân đánh sâu vào Cam-pu-chia và Lào với các chiến dịch mang tên Lam Sơn 719, Chen La I, Chen La II. Nhiều đơn vị chủ lực Mỹ, ngụy cùng nhiều phương tiện chiến tranh bị thu hút lên hai chiến trường này.
    Quan điểm của Trung ương chỉ rõ: ?oĐông Dương là một chiến trường?. Theo yêu cầu của bạn, Trung ương Cục miền Nam và Bộ Chỉ huy Miền đã đưa các sư đoàn chủ lực cùng với Lữ đoàn biệt động đặc công 367, Đoàn 429 đặc công cùng bạn mở nhiều cuộc phản công, thu nhiều vùng giải phóng. Đoàn 367 lúc này do đồng chí Trương Phụng Cơ (Mười Tùng) làm Đoàn trưởng và đồng chí Tống Viết Dương làm Đoàn phó. Đồng chí Nguyễn Văn Được làm Chính ủy. Đoàn 367 có ba tiểu đoàn đặc công biệt động, phiên hiệu là Z15, Z20, và Z30; ba tiểu đoàn đặc công bộ phiên hiệu Z25, Z40 và Z45; một đội đặc công nước phiên hiệu là Z35 và một tiểu đoàn pháo, cối.
    Cả một đoàn quân ra đi, đường qua nước bạn có biết bao điều nguy hiểm chờ chực. Thế nhưng Tống Viết Dương vẫn không nản lòng. Dương đã quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân nước bạn để được dẫn đường, để được nuôi ăn, ở. Khi đã dừng chân ổn định, đơn vị tiến hành đột nhập điều nghiên sân bay. Ở vòng ngoài, Dương cùng đơn vị gặp ngụy Lon-non, mặc dù chỉ có 11 chiến sĩ nhưng trong tình thế bất khả kháng buộc phải nổ súng. Trận này ta tiêu diệt 17 tên địch có một thiếu úy và thu được một khẩu AK, một khẩu súng ngắn và một số quân trang, quân dụng. Đơn vị được an toàn.
    Sau năm lần lọt vào sân bay, các chiến sĩ ta đã thu thập được toàn bộ tình hình bố trí lực lượng của địch và lên phương án tác chiến, được Bộ Chỉ huy Miền chấp thuận cho đánh. Đêm 21, rạng 22 tháng 1 năm 1971, 70 chiến sĩ ta đã lọt vào bên trong sân bay, 58 chiến sĩ yểm trợ bên ngoài tổ chức thành bốn mũi tập kích vào sân bay Pô-chen-tông. Trận tập kích bí mật này được chỉ huy chặt chẽ và người trực tiếp là Tống Viết Dương diễn ra nhanh chóng theo đúng kế hoạch. Ta đã diệt 300 tên, có nhiều giặc lái và nhân viên kỹ thuật, phá hủy 105 máy bay, toàn bộ thiết bị chỉ huy sân bay, đốt cháy 100 ô tô nhà binh. Trận thắng giòn giã, đạt hiệu suất chiến đấu cao 95 phần trăm máy bay bị phá hủy. Sân bay phải ngừng hoạt động hơn 10 ngày. Toàn bộ kế hoạch chi viện bằng đường hàng không cho cuộc hành quân ?oToàn thắng 1-71? bị phá sản.
    Đơn vị của Tống Viết Dương vẫn bám trụ và chiến đấu trên chiến trường K. Đầu năm 1973 đồng chí được lệnh dẫn một tiểu đoàn lên đánh sân bay Bat-tam-bang cách xa Phnômpênh 200 ki-lô-mét của Lon-non. Sau mấy tháng đi nghiên cứu thực địa chiến trường, ngày 9 tháng 4 năm 1973 có lệnh đánh sân bay Bat-tam-bang. Trận này ta đã phá hủy 18 máy bay và hàng trăm tấn bom đạn. Tháng 10 năm 1973 được rút về nước và Đoàn 367 được tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Được Nokia_6600 sửa chữa / chuyển vào 00:19 ngày 07/04/2006
  2. likeweapon

    likeweapon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu lại có bài mới, đọc thích ghê. Cám ơn bạn doduonghien1980 và Nokia-6600. Tặng mỗi bạn 5* !
  3. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Trích từ Nokia_6600
    -------------------------------------------------------------------------
    Rạng sáng ngày 26-2-1969, sáu mũi tiến công của tiểu đoàn đặc công 3 đã cơ bản lót sẵn vào các mục tiêu. Hơn 2 giờ sáng hôm ấy, lệnh nổ súng phát ra, các mũi đồng loạt tiến công các mục tiêu theo quy định. Cuộc chiến đấu diễn ra sau hơn một giờ thì cơ bản các mục tiêu trong căn cứ Đồng Dù đã bị phá hủy. Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, phá hủy khu trung tâm thông tin, ra-đa, làm hỏng hơn 50 máy bay các loại, 179 xe cơ giới trong đó có nhiều xe tăng, xe bọc thép, đánh sập 200 nhà ở, hàng chục hầm ngầm, hơn 100 lô cốt, đốt cháy 4 kho xăng và đạn trong căn cứ. Và điều quan trọng là sau khi kết thúc trận đánh, lực lượng của ta đã rút lui thành công. Cuộc tập kích vào căn cứ, sở chỉ huy của sư đoàn ?oTia chớp nhiệt đới? đã thực sự gây ?osốc? cho lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Họ không thể hiểu nổi bằng cách nào mà hơn 100 con người với đầy đủ vũ khí trang bị lại có thể đi vào, đi ra khỏi căn cứ được canh gác nghiêm ngặt vào loại bậc nhất ở miền Nam Việt Nam một cách ?odễ dàng? như vậy.
    -------------------------------------------------------------------------------
    Không biết ông nhà báo nào viết mà nổ quá. Không biết ông viết bài này vì: mau muốn tăng lương, lên chức, hay mê chuyện khoa học viễn tưởng, hay xem thường trình độ người đọc.
    Để tiêu diệt 1000 tên địch, 50 máy bay, 179 xe các loại, 200 nhà ở, hàng chục hầm ngầm, 100 lô cốt, 4 kho xăng và đạn. Không biết phải cần bao nhiêu thuốc nổ? 100 người lính đặc công mang được bao nhiêu thuốc nổ, bộc phá bên cạnh súng cá nhân, đạn dược khi len lỏi qua 7 đến 12 lớp rào?
    Đặc công là 1 lực lượng tinh nhuệ, có nhiều chiến công để đời. Nhưng cũng đừng tâng bốc họ một cách quá đáng và mù quáng, đôi khi gây phản cảm cho người đọc.
  4. chimcanhcutbeo

    chimcanhcutbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Không cần mang theo thuốc nổ, mang theo cái dây cháy chậm và bao diêm là đủ, làm nổ kho đạn dược thì sẽ nổ tất, chắc là vậy
  5. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Trong chiến tranh ít có trận nào 100 1quân diệt được 1000 tên địch lắm. Nói chung là các nhà viết sách hơi nổ.
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.184
    Đã được thích:
    5.582
    Thì đốt hết xe pháo doanh trại địch rồi, 1000 tên kia ăn đâu ngủ đâu đi đâu? Thế thì không phải là loại khỏi vòng chiến à .
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    1 quả thủ pháo nửa cân rơi vào cái nhà 20 thằng ngủ thì 20 thằng kia thế nào??????
    100 lính, mỗi ông chực 1 cửa lều lính, đến giờ G thì cùng rút chốt, nếu đủ thì 2000 thằng, coi như 50 ông chịu khó mò vào cạnh xe tăng, ổ đại liên, lô cốt ... thì 50 ông (nghĩa là 25kg thuốc nổ) ngay 5 giây đầu tiên đủ thịt khớ rồi.
    Chưa kể mấy ông "đánh lén" lại vác quả ĐH10 vào đặt đầu dãy lều, độ khoảng 5 quả thì quét sạch được 1 dải rộng 20m, dài 30m, 600m2, trong đó có bao thằng chết bấy nhiêu, đủ chưa??? (ĐH10 nặng có 6 đến 8 kg thôi mà?)
    Ghi chú: vùng tiêu diệt trên kia là khoảng mở cửa mở của ĐH10 đấy, thép gai không sót lại được 1 cọng nào, đừng nói người.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Các bác có xem chương trình "Người đuơng thời " trên VTV1 tối qua không ? nói về đoàn 126 đặc công thủy.Xem đoạn đầu, bác gì em quên mất rồi hình như là thiếu tuớng kể chuyện chiến đấu mới thấy khi cận kề cái chết mấy bác vẫn bình tĩnh như không và rất mưu trí.- Một lần vào nhà cơ sở để chuẩn bị trận đánh, không biết làm ám hiệu sao ấy mà khi mò vào nhà mới biết có lính VNCH ở đó. Khi quay ra lại sờ phải một chú đang ngủ. Chú ngụy giật mình chộp ngay lấy tay. Gặp em thì chắc là toi. thế mà bác ấy bình tĩnh như không mới nghĩ ra chiêu xin thuốc hút. Lão kia đang ngủ làu bàu chửi rồi quăng cho gói thuốc. Thế là bình tĩnh châm thuốc hút rồi cả tổ cộng quân 3 nguời thì phải bình tĩnh quay gót bye bye. ra đến cổng mấy chú lính gác còn nhìn theo không biết bọn này ở đâu ra. Mấy bác ấy cứ ung dung buớc khi ra xa rồi thì mới bò thoài. Lúc đó bọn địch chắc đã tỉnh ngủ , nên pháo sáng bắn tới tấp, nhưng cộng quân đã cao chạy xa bay. Em phục thật [​IMG]-Lần khác khi vào làng thì bị lộ, địch truy kích. Mấy bác này cắm vùng lâu rồi nên cũng thông thuộc địa hình. Bí quá chạy ngay vào nhà tên thiếu úy chỉ huy. lúc này chỉ có mình bà vợ ở nhà. Bà này chác sợ quá nên chẳng dám kêu. Rồi cứ như trong "Nghêu sò ốc hến" trốn ở đâu được thì trốn. Nghe bác kể mà buồn cười lắm. Nhưng chắc là theo dấu được nên địch vây kính nhà. Tên thiếu úy vào nhà hỏi vợ ********* trốn ở đâu, tiện chân đá văng cái mẹt bác ********* đang che người. thế là face to face. Ông ngụy giật mình chưa kịp phản ứng thì súng đã chỉa vào người. Nhưng mấy bác ********* khá ôn tồn, đại khái là : chúng tôi là lính cách mạng... sẽ không làm hại gia đình ông nếu ông cho lính rút...."Chẳng biết nghĩ thế nào. chắc sợ quá ông chỉ huy ra bảo đàn em rút, rồi vào nhà bảo vợ pha cà fê mời mấy ông việt công uống nước. Chỗ này em bực cô Tạ Bích Loan quá[​IMG] nhảy ngang chen vào kết luận : "những nguời phía bên kia cũng có người tốt " . Câu chuyện dang dở thằng em muốn biết ngồi uống nuớc với nhau thì họ nói cái gì cơ ... hì hì. [​IMG] hơi tò mò.
    Còn chiến công lẫy lừng đánh chìm tàu hàng 15000 tấn ở Cửa Việt bác nào có thông tin ở phía Mỹ thử xem bọn nó nói thế nào.
    Còn đây là bài em lấy bên VTV:

    Những ?oYết Kiêu? trong thời chống Mỹ2:17, 02/04/2006Nguyễn Bích





    [​IMG]







    Làm thế nào mà đặc công nước của ********* đã lọt qua tất cả để đánh đắm chiếc tàu chiến Nô-xui-bi hiện đại của Hải quân Mỹ? Họ dùng vũ khí gì mà khi sĩ quan tàu biết tàu bị tấn công vẫn không có cách cứu vãn? Tại sao khi tàu bị đánh, hàng loạt tàu tuần tiễu, máy bay quần thảo mà không tiêu diệt được họ?? Đây là những phân tích của 70 tờ báo nước ngoài sau sự kiện chiếc tàu chiến được coi là bất khả xâm phạm của Hải quân Mỹ bị đánh chìm vào những năm 1969. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều những chiến công của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam, những người được mệnh danh là ?ongười nhái?, ?oYết Kiêu? trong thời chống Mỹ.


    Chiếc tàu chiến Nô-xui-bi hiện đại của Hải quân Mỹ nặng 15.000 tấn neo đậu ở ngoài khơi Cửa Việt. Đoàn 126 đặc công Hải quân nhân dân Việt Nam được lệnh tìm cách đánh chiếc tàu này. Đây là loại tàu lớn có thiết bị chống người nhái, chống đặc công nước hiện đại nhất lúc bấy giờ. Thiết bị ra-đa trên tàu mà theo báo chí nước ngoài lúc đó miêu tả có thể nhìn thấy từng con cá bơi xa hàng trăm mét dưới biển. Ban đêm, quanh thành tàu, cứ 5 mét lại thắp một bóng điện cao áp tỏa sáng như ban ngày. Mỗi phiên, 4 lính gác đi tuần quanh tàu. Một vật nhỏ bằng nửa trang sách nổi trên mặt biển cũng không thoát khỏi ống kính tiềm vọng lắp trên đài chỉ huy. Các họng súng trên tàu sẵn sàng trút đạn bất kể thấy động tĩnh gì? .
    Tối ngày 6/9/1969, Bác Hồ vừa mất 4 ngày, cả nước vô cùng đau đớn, đại úy Mai Năng, Tham mưu trưởng đoàn 126 ra chỉ thị quyết tâm đánh chìm con tàu chiến Nô-xui-bi này, lập công đền ơn Bác. Đồng chí Mai Năng, nguyên Đoàn trưởng đoàn 126, Tư lệnh bộ đội đặc công, Anh hùng LLVTND, nay là Thiếu tướng, Chủ tịch Hội CCB thành phố Hải Phòng cùng các tổ viên tổ đánh tàu trong trận đánh này như đồng chí Bùi Văn Hy, đồng chí Trần Xuân Hồ, sẽ kể lại cho chúng ta nghe về trận đánh đó cũng như rất nhiều chiến công của các chiến sĩ Hải quân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và cả trong thời hiện đại.
     
    Được biết, để lọt qua các hệ thống bố phòng nhiều tầng của địch, đã nhiều lần đồng chí Mai Năng phải bơi lặn từ 5 ?" 8h đồng hồ liên tục dưới nước sâu, có khi phải vùi mình trong cát nóng để theo dõi mọi hoạt động của địch. Có lần đồng chí đang điều tra vị trí các loại tàu địch đỗ ở cảng thì bọn địch đi tuần thả lựu đạn xuống nước thăm dò. Nhiều mảnh lựu đạn cắm vào đùi, tay, lưng?nhưng đồng chí vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Phải nhìn tận mắt, sờ tận tay từng mục tiêu, tìm ra phương án đánh tốt nhất rồi mới chịu thoát ra ngoài khu vực nguy hiểm.
    Những chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ tại Cửa Việt, một căn cứ hậu cần quan trọng của Mỹ  - ngụy, nơi chúng tích trữ lực lượng, vũ khí, đạn dược lương thực để càn quét, đánh phá khu Trị - Thiên năm xưa, nay người còn, người mất. Nhưng ký ức về những trận chiến đấu hào hùng vẫn in đậm trong tâm trí của những người còn sống.
     
    17 giờ ngày 14/5/1967, trinh sát báo tàu địch vào cảng Đông Hà bốc hàng. Được lệnh, các tổ lập tức xuất kích. Quân địch tuần tra, bảo vệ tàu rất cẩn mật. Nhưng bằng các động tác kỹ thuật thuần thục, khéo léo, các chiến sĩ vẫn vượt qua các "cửa ải" bí mật, an toàn. Trong khi hai đồng chí Nguyễn Văn Tình và Nguyễn Đình Thi xuống nước chuẩn bị tiến vào cảng thì tàu LCU từ cảng chạy ra thả neo cách bờ khoảng 100m. Chiến sĩ Nguyễn Văn Tình áp quả mìn nam châm vào thân tàu. Nhưng một tình huống ngoài dự kiến lại phát sinh, do để lâu ngày và bị chôn dưới đất nên từ tính nam châm bị yếu, cứ áp mìn vào thân tàu thì nó lại bung ra. Như chàng "Yết Kiêu", Nguyễn Văn Tình lặn xuống rồi áp ngược quả mìn vào đáy tàu. Mọi việc xong xuôi, họ rút chốt, hẹn giờ rồi bơi về vị trí tập kết. Khoảng 2h ngày 15/5, hai tiếng nổ lớn vang lên từ cảng Đông Hà, kết liễu sự tồn tại của tàu LCU.
     
    Đánh áp mạn tàu là một trong những cách đánh thể hiện chiến thuật chia nhỏ, luồn sâu, đánh hiểm của các chiến sĩ Đặc công Hải quân. Trận đánh áp mạn bằng phương thức thô sơ mà đạt hiệu quả cao trên chiến trường Cửa Việt, Đông Hà càng minh chứng cho sự mưu trí, tính sáng tạo của các chiến sĩ Đặc công "người nhái".
     
    Đồng chí Nguyễn Văn Tình, nay là Phó Đô đốc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh chính trị quân chủng, Anh hùng LLVTND nhớ lại: Năm 1967, mặc dù thời tiết rét buốt, địch bố phòng rất nghiêm ngặt, thực hiện kế hoạch đã được cấp trên phê chuẩn, đồng chí đã bơi, lặn dưới sông sâu  8 ?" 9h đồng hồ liền, vượt qua nhiều tuyến phòng thủ của địch, vào sâu trong cảng, đánh chìm 1 tàu quân sự có sức chở trên 5000 tấn.
     
    Không chỉ lập nhiều chiến công bảo vệ vùng biển, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, HQNDVN đã cùng với quân, dân cả nước chiến đấu 716 trận, bắn rơi 118 máy bay phản lực hiện đại của Mỹ, góp phần bảo vệ các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông quan trọng, bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen ?oHải quân đã anh dũng chiến đấu, tích cực diệt địch, bắn rơi máy bay, đoàn kết lập công, bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc".
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 20:25 ngày 10/04/2006
  9. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    bài này pu lấy ở bên web www.quandoinhandan.org.vn
    ?oXuất quỷ nhập thần?
    Câu chuyện thứ nhất: Tối 4-8-1967, hai chiếc tàu của địch vào dỡ hàng tại cảng Đông Hà. Đội đặc công 1 liền cử một tổ đánh tàu đi chiến đấu. Vì đã bị đặc công ta bất ngờ tấn công nhiều lần, nên lần này địch hết sức đề phòng. Chúng đã có thêm một thủ đoạn mới để chống đặc công người nhái của ta. Khác với mọi lần là dùng đèn pha quét xuống mặt nước, xả súng vào những nơi nghi ngờ như trước đây, lần này địch dùng lựu đạn để ném xuống nước. Lựu đạn nổ, vừa tạo ra sức ép, vừa sát thương đối phương bằng mảnh. Nếu đối phương không nắm được thủ đoạn này thì rất dễ bị sát thương. Tối hôm ấy, tổ đặc công đã vào vị trí chuẩn bị cơ động tiếp cận tàu thì thấy địch quăng lựu đạn xuống nước liên hồi. Cứ nghĩ là trận đánh đã bị lộ, cả tổ liền dừng lại để quan sát. Sau một hồi, anh em phát hiện ra rằng địch ném lựu đạn theo quy luật, cứ 15-20 phút lại ném một lượt. Đồng chí tổ trưởng suy nghĩ và quyết định chọn khoảng thời gian giữa hai lần ném lựu đạn của địch để áp sát thân tàu thì sẽ tiêu diệt được chúng. Cả tổ liền thống nhất phương án này. Khi những quả lựu đạn vừa dứt tiếng nổ, cả ba người liền bơi nhanh về phía tàu địch. Chỉ trong ít phút, cả ba quả mìn đã được gắn chắc chắn vào thân tàu. Mọi người vừa bơi khỏi vị trí tàu địch thì những quả lựu đạn lại được ném xuống. Hơn 2 giờ sau, ba tiếng nổ xé tan màn đêm. Chiếc tàu LCU chở đầy hàng cùng những tên lính đã bị chìm nghỉm xuống đáy cảng.
    Câu chuyện thứ hai: Đêm 2-2-1968 trời tối như đổ mực, tổ chiến đấu gồm 5 chiến sĩ đặc công nước nhoài mình dưới sông tiến về phía cầu Đông Hà. Nhiệm vụ của họ là đưa một khối thuốc nổ lớn vào chân cầu Đông Hà, đánh sập cây cầu này để cắt đứt tuyến chi viện đặc biệt quan trọng của địch trên chiến trường Quảng Trị. Khi 5 người dìu khối thuốc nổ nặng 300kg vào gần tới chân cầu thì bất ngờ địch từ trên bờ quăng 2 quả lựu đạn xuống nước. Vì quá gần địch, nên đồng chí Thìn đã bị sức ép ngất đi. Tổ trưởng Nguyễn Hùng Lễ định ngoi lên để đỡ đồng đội, liền bị địch bắn xuống như mưa. Tình huống trở nên hiểm nghèo, anh quyết định cắt dây để một người đưa Thìn vào bờ và báo cáo chỉ huy. Ba người còn lại rất khẩn trương đẩy khối thuốc nổ vào chân cầu. Đạn của địch bắn xuống mỗi lúc một dày, cả ba người đều bị thương. Biết là không thể áp sát khối thuốc nổ vào chân cầu như dự tính, Nguyễn Hùng Lễ cắt dây ra hiệu cho hai đồng đội của mình bơi vào bờ. Nhưng hai chiến sĩ kiên quyết không để đội trưởng của mình ở lại một mình với khối thuốc nổ. Trong tình huống hết sức hiểm nghèo, Nguyễn Hùng Lễ đã quyết định rút chốt điểm hỏa cho khối bộc phá nổ ngay. Một cột lửa bùng lên, chiếc cầu Đông Hà oằn xuống, rạn vỡ khiến quân địch không thể đi lại được trong hơn 1 tháng trời. Cả ba chiến sĩ đặc công nước đã anh dũng hy sinh...
    Câu chuyện thứ ba: Vào một ngày đầu tháng 9-1969, khu vực biển trước cảng Cửa Việt (Quảng Trị) trời bỗng đổ mưa lớn. Nước sông Cửa Việt cuồn cuộn đổ ra phía biển. Ở khu vực cảng Cửa Việt, chiếc tàu dầu của Mỹ-ngụy vẫn đậu lù lù ngay giữa cảng. Bọn địch không biết rằng trong thời tiết mưa gió đó, đã xuất hiện những bóng đen lặng lẽ bám sát khu vực chúng đứng chân. Xẩm tối ngày 9-9, một bóng đen ẩn mình cảnh giới sát mép nước, còn hai bóng đen kia lặng lẽ thả mình xuống dòng nước xiết, hướng về phía thân tàu bơi miết. Phía sau họ là những quả mìn nam châm nặng gần chục ký được buộc cẩn thận trên những chiếc phao lập lờ dưới nước. Chỉ ít giờ sau họ đã tiếp cận được thân tàu mà không phát ra một tiếng động nhỏ. Trên tàu địch, đèn vẫn sáng trưng, những tên lính gác đang nhởn nhơ đi lại. Hai bóng đen chụm lại ngay chỗ dây neo tàu để bàn bạc và họ đã thống nhất chọn đúng khoang chứa dầu để đặt mìn. Khi hai người vừa rời khỏi thân tàu thì cũng là lúc tên lính gác phát hiện ra. Chúng liền ném lựu đạn xuống nước khắp xung quanh tàu. Hàng chục ngọn đèn pha chiếu quét sáng rực mặt nước. Hai chiếc tàu tuần tiễu như con thú dữ ***g lộn trong khu vực cảng. Vừa chạy chúng vừa nã không tiếc đạn xuống bất cứ chỗ nào nghi ngờ. Trên trời những chiếc máy bay C130 thả pháo sáng rực khu vực cảng. Thế nhưng chúng không phát hiện ra điều gì ngoài chiếc phao đang trôi lừ đừ trên mặt nước. Hai bóng đen đó chính là hai chiến sĩ đặc công nước của Đoàn M26 trên chiến trường Quảng Trị, họ đã kịp bơi ra xa thân tàu, chỉ có một người bị thương nhẹ do mảnh lựu đạn bắn vào chân. Chiếc tàu dầu của địch thấy động, liền nhổ neo chạy ra ngoài khơi. Chúng hy vọng là lực lượng của ta chưa làm gì được con tàu. Thế nhưng khi nó chạy cách đông nam Cửa Việt chừng 2km thì một chớp lửa bừng lên. Kế đó là một tiếng nổ long trời và ngọn lửa bùng lên dữ dội. Chiếc tàu có trọng tải 15.000 tấn đang chở đầy dầu bị chìm xuống biển. Cả tổ đặc công của ta về đến đơn vị an toàn.
    Để có được những chiến thắng này lực lượng đặc công đã mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị chiến trường. Ngay từ tháng 1-1969, Đoàn M26 đã cử các tổ trinh sát vào chiến trường để tìm đường tiếp cận mục tiêu. Cùng lúc đó ở Hải Phòng và Quảng Bình ta bắt đầu huấn luyện cho các tổ đặc công phương pháp đánh tàu địch đậu trong cảng. Riêng các tổ đặc công làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí và trực tiếp đánh tàu đã rất dũng cảm, khéo léo, hành quân hàng chục cây số, vượt qua nhiều đồn bốt của địch để vào vị trí tập kết. Trong khu vực địch canh phòng nghiêm ngặt, anh em đã rất sáng tạo trong cách ngụy trang, di chuyển vị trí trú ẩn thường xuyên, nên đã che được mắt địch. Có những lúc giữa ban ngày, địch ngồi ngay trên đầu tổ đặc công để ăn cơm mà vẫn không phát hiện ra anh em đang ẩn nấp ngay dưới chân chúng. Sự gan dạ, thông minh, dũng cảm, khả năng phán đoán chính xác đã giúp lực lượng đặc công giành thắng lợi.
  10. Nokia_6600

    Nokia_6600 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    Đặc công Hải quân-Gọn nhẹ, uy lực lớn, chính xác cao

    Đặc công hải quân, lực lượng "đặc biệt tinh nhuệ" trong Hải quân nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 13-4-1966. Trải qua 40 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lực lượng đã lập nên những chiến công và thành tích đặc biệt xuất sắc, vinh dự được Đảng, Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVTND. Lớp lớp cán bộ, chiến sĩ của đặc công Hải quân đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: "Anh dũng mưu trí. Khắc phục khó khăn. Đoàn kết lập công. Chiến thắng liên tục".
    Trong giai đoạn hiện nay, tình hình trên các vùng biển đảo của ta vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định khó lường. Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, cũng như quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc đặt ra hết sức nặng nề và cấp bách. Đặc công Hải quân phải được không ngừng củng cố, xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, thiện chiến và từng bước hiện đại, góp phần cùng các lực lượng trong Quân chủng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trước hết phải tăng cường giáo dục, xây dựng phẩm chất chính trị, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ đặc công. Đây là vấn đề trọng tâm, cốt yếu xuyên suốt trong quá trình xây dựng Quân chủng nói chung, xây dựng lực lượng đặc công Hải quân nói riêng, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ luôn vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; thắng lợi của dân tộc, sức mạnh và khả năng đánh thắng của Quân chủng. Không dao động, hoang mang, không bị bất ngờ về bản chất, âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của địch, làm cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần quyết đánh, dám đánh, biết đánh bằng vũ khí, trang bị hiện có trên cơ sở sáng tạo linh hoạt, phát huy thế mạnh và ưu điểm của ta, biết hạn chế sức mạnh và khoét sâu nhược điểm của địch, kế thừa truyền thống kinh nghiệm đánh giặc của tổ tiên, quân đội ta.
    Tinh thần quyết chiến, quyết thắng là yêu cầu, biểu hiện tập trung cao nhất sức mạnh chính trị, tinh thần và cũng là thước đo giá trị, khẳng định kết quả của quá trình giáo dục, huấn luyện bộ đội. Chính vì vậy, phải luôn làm cho bộ đội thấy rõ và đặt ra yêu cầu là không chỉ dám đánh mà còn biết đánh thắng bằng cả trí tuệ, tài năng, cách đánh độc đáo, sáng tạo của đặc công Hải quân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
    Đồng thời, phải thường xuyên nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng SSCĐ và chiến đấu thắng lợi của lực lượng hải quân, để vừa có khả năng tác chiến độc lập nhằm thực hiện những trận đánh tập kích, vừa có khả năng hiệp đồng tác chiến đáp ứng yêu cầu đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí chiến tranh công nghệ cao. Ngày nay, đặc điểm tác chiến đặc công Hải quân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sẽ có nhiều thay đổi so với tác chiến trong chiến tranh giải phóng dân tộc, địch ngày càng được trang bị vũ khí hiện đại hơn, nhưng tác chiến của đặc công Hải quân sẽ vẫn là một hình thức tác chiến có hiệu quả và được áp dụng phổ biến trên chiến trường sông biển. Vì vậy, đòi hỏi đặc công Hải quân phải có trình độ kỹ, chiến thuật hoàn hảo hơn. Do đó, công tác huấn luyện phải biết vận dụng nhiều cách đánh khác nhau, thực sự thực tế, sát với từng đối tượng, mục tiêu, địa bàn cụ thể, phù hợp với quan điểm chiến tranh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân trên biển của Đảng ta; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với tổ chức nghiên cứu chuẩn bị chiến trường. Không chỉ huấn luyện cho bộ đội giỏi về kỹ thuật, chiến thuật, rèn luyện ý chí chiến đấu mà đòi hỏi phải huấn luyện cho bộ đội có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai, có thể chịu đựng được ở mọi điều kiện, hoàn cảnh của các chiến trường, của mọi cuộc chiến tranh, của mọi loại vũ khí.
    Kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường miền Nam, nhất là trên chiến trường sông, biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo những năm qua cho thấy việc xây dựng, tổ chức lực lượng và trang bị cho bộ đội đặc công có vai trò hết sức quan trọng, nó bảo đảm cho đặc công Hải quân cơ động một cách nhanh chóng, chính xác, giúp cho người chiến sĩ đặc công thực hiện đúng ý định tác chiến: gọn nhẹ, có uy lực lớn, độ chính xác cao, hợp với từng trận đánh, từng mục tiêu, từng đối tượng tác chiến.
    Các hoạt động tác chiến của Hải quân và các lực lượng bảo vệ biển của ta nói chung trước hết là để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền vùng biển, hải đảo và quản lý nguồn tài nguyên chiến lược của đất nước.
    Khi có chiến sự, Hải quân phải là lực lượng chủ yếu tiêu diệt các tàu chiến địch xâm phạm vùng biển, chống địch phong tỏa đường biển, giữ vững tuyến giao thông huyết mạch Bắc-Nam và bảo vệ các mục tiêu kinh tế, quân sự, các hải đảo. Phối hợp với các quân khu và địa phương ven biển đánh bại lực lượng đổ bộ đường biển của địch.
    Trong tương lai, dù lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam cũng như nghệ thuật tác chiến Hải quân có phát triển lên trình độ cao đến đâu cũng phải luôn quán triệt và thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều", "lấy chưa hiện đại và hiện đại đánh thắng hiện đại". Vì vậy, lực lượng đặc công Hải quân cũng như các thành phần lực lượng khác trong Quân chủng phải tiếp tục nghiên cứu xây dựng các phương án chiến đấu trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm truyền thống, đồng thời chú ý đến những bước phát triển mới trong phương thức tác chiến trên biển của địch, đưa các tình huống tác chiến vũ khí công nghệ cao để huấn luyện cho toàn lực lượng.


    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến-Tư lệnh Hải quân

Chia sẻ trang này