1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc công- Binh chủng đặc biệt tinh nhuệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Nokia_6600, 08/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Căn cứ Rừng Sác
    Từ mùa mưa năm 1966, theo báo cáo của các chiến sĩ trinh sát, hàng ngày có đến 30 tàu vận tải 6 tấn đến 13 ngàn tấn ra vào sông Lòng Tàu.
    Không đợi đến ngày quân viễn chinh Mỹ vào chiến trường, kẻ thù mới chú ý "dọn bãi" Rừng Sác để giữ an toàn cái "sân sau" của "thủ đô". Từ năm 1962, một tổ chức quân sự của chúng được thành lập gọi là "Biệt khu Rừng Sác". Rừng Sác thành Đặc khu Rừng Sác, với ý nghĩa Đặc khu Rừng Sác là yết hầu của thủ đô Sài Gòn. Nếu ********* chủ động và khống chế được thủy lộ quốc tế Lòng Tàu của Đặc khu Rừng Sác, đương nhiên tiềm lực chiến đấu của Việt Nam Cộng hòa trên ba bình diện quân sự, chính trị, kinh tế sẽ bị suy sụp và chịu ảnh hưởng trầm trọng bởi huyết lộ này.
    Về phía ta, rừng Sác cũng là một căn cứ nổi tiếng từ thời chống Pháp. Năm 1963, nơi đây đã hình thành một trạm tiếp nhận hàng quân sự từ miền Bắc vào (vòng xuống Bến Tre rồi trở lên) và từ năm 1964 đã có phân đội đánh tàu của Bộ Tham mưu Miền, cắm chốt ở đây (trước chiến dịch Bình Giã), tiếp đó có đội công binh thủy từ miền bắc vào, hợp nhất lấy danh là đoàn 125, rồi đoàn 5001 (Nguyễn Khắc Bảo, Đoàn trưởng, Tư Hải, chính trị viên). Tháng 1 năm 1996, đoàn 125 phát triển lấy mật danh mới là đoàn 43 (Nguyễn Văn Mây là Đoàn trưởng). Ngày 17 tháng 3 năm 1996, bằng súng ĐKZ, đoàn 43 đánh cháy một tàu chở dầu trọng tải 8.000 tấn trên sông Lòng Tàu.
    Trước năm 1968, Đặc khu Rừng Sác của ta là tổ chức quân sự cấp trung đoàn trực thuộc Bộ tham mưu Miền: lực lượng bao gồm chủ lực của Đặc khu, các lực lượng chiến tranh nhân dân tại chỗ, hệ thống dân chính đảng 10 xã ở rừng Sác 1. Nhiệm vụ của Đặc khu là: tập trung "chặn cổ" sông Lòng Tàu, đồng thời đánh các quân cảng, kho tàng, góp phần đánh vào "thủ đô" địch, phát triển chiến tranh nhân dân tại chỗ, giữ căn cứ, bàn đạp, đảm ảo hành lang vận chuyển. Chỉ huy trưởng kiêm chính ủy đầu tiên của Đặc khu là Lương Văn Nho tức Hai Nhã.
    Sau khi hình thành, Đặc khu Rừng Sác chú trọng ngay việc xây dựng thực lực toàn diện. Chỉ sau một thời gian đã có lực lượng tập trung địa phương (ngoài lực lượng Đặc khu), mỗi xã đều có một tiểu đội du kích.
    Mở màn đợt cao điểm đầu tiên của Đặc khu (từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 7 năm 1966) ngày 2 tháng 7 năm 1966, đội hai bắn cháy một tàu dầu 10.000 tấn, bắn bị thương hai tàu tuần tiễu trên vàm sông Giàn Xây và sông Lôi Giang.
    Qua đợt này, ta diệt được một bộ phận sinh lực địch, nhưng điều quan trọng là rút được kinh nghiệm đánh tàu địch trên sông, đồng thời hiểu rõ hơn về khả năng, quy luật hoạt động của địch.
    Ngày 20 tháng 7 năm 1966, hai tiểu đoàn của lữ đoàn 199 Mỹ mở cuộc phản kích ở Rừng Sác. Tại khu vực Giồng Chùa, Rạch Lá, 60 chiến sĩ đội 4 bẻ gãy nhiều đợt xung phong quyết liệt của địch. Ta hy sinh, bị thương một số đồng chí, nhưng giữ vững trận địa, diệt và làm bị thương 135 tên.
    Tháng 8 năm 1966, Đặc khu Rừng Sác lần đầu sử dụng thủy lôi sừng chạm do Liên Xô chế tạo. Hai trái thủy lôi hiện đại nhưng không có đủ phương tiện kèm theo để ra trận được: chiến sĩ Rừng Sác phải khắc phục những khó khăn tưởng chừng không vượt nổi, trong đó có sáng kiến "cần cẩu đước" (của Ban tham mưu trận đánh), để đưa hai trái thủy lôi xuống những chiếc ghe chài, (mỗi trái nặng 1075 kilô kể cả ghếch). 8 giờ sáng ngày 23 tháng 8 năm 1966, tại khúc quanh ngã ba Vàm Cống, chiếc tàu vận tải quân sự 10.000 tấn của Mỹ mang tên Baton Rouger Victory Franciscô ngày 8 tháng 8 năm 1966, trên tàu có 45 thủy thủ, 100 thiết giáp M. 113, 3 máy bay phản lực, một khối lượng thực phẩm đủ phục vụ cho sư đoàn 4 Mỹ trong một mùa khô. Đây là chiếc tàu quân sự lớn nhất từ trước đến nay của quân xâm lược bị đánh chìm trên đoạn sông Lòng Tàu. Địch phản kích dữ dội một tuần. Mười ngày sau trên ngã ba sông Lôi Giang, ĐKZ 75 của Đặc khu lại bắn cháy chiếc tàu dầu 8.000 tấn. Qua trận đánh tàu Gaton Rouger Victory, Đặc khu được tặng thưởng huân chương quân công hạng ba. 1
    Tướng Westmoreland phái ngay một tiểu đoàn Mỹ xuống Rừng Sác để "đập tan thế cầm cự của *********" cùng với một kế hoạch "mưa dầm chất độc" 15 ngày xuống Rừng Sác. Bộ tư lệnh Hoa Kỳ cũng quyết định lấy Rừng Sác làm thí điểm và sau đó làm trọng điểm trong chương trình khống chế mặt nước mang tên Game Warden. Cuộc chiến đấu ở Rừng Sác ngày càng ác liệt.
    Năm 1996, một tổn thất cũng là bài học xương máu còõn ghi lại trong lịch sử Rừng Sác: trên một trận địa Cù Lao không tên bên sông Lôi Giang, pháo ta hạ một tàu giặc, nhưng sau tiếng nổ, đoàn trực thăng võ trang đến vây chặt Cù Lao suốt một giờ liền. Tiếp đó là một cuộc đổ từ sau lưng đánh tới, đại đội ta coi như bị hất ra hía bờ sông. Anh em chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, trên 30 chiến sĩ hy sinh.
    Lịch sử Đặc khu cũng ghi lại bài học ở Thiềng Liêng, xã Thạch An. Địch phát hiện ý định ta phục kích đánh tàu tại đây, chúng ra tay trước. Đơn vị hành quân vừa chặn chân vị trí tập kết, chưa kịp moi hầm, quân Mỹ đã ì xèo trên mặt sông, trên trời. 13 tàu LCM, 40 lượt máy bay HUIB Mỹ bao vây, đổ chụp. Ơở thế cù lao cô lập ta đã mất một đại đội bộ binh (về mặt biên chế), một trung đội pháo, gần nửa tiểu đội trinh sát. Địch kênh xuống tàu chiến lợỏi phẩm trong đó có 4 ĐKZ, 2 cối 82.
    Nếu nói địa đạo Củ Chi là "căn cứ chìm" thì Rừng Sác là "căn cứ nổi". Trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của một chiến khu trên mặt nước, lại ở vị trí "sân sau" quân thù, để đảm bảo sự tồn tại và tiến công được, lực lượng Đặc khu Rừng Sác phải xây dựng theo hướng đặc công hóa toàn bộ về tổ chức và hoạt động. Do đó, từ một tổ chức quân sự toàn diện (phụ trách cả quân dân chính đảng địa phương), Đặc khu đê vào chuyên môn hóa (đặc công nước, đặc công bộ, pháo đặc công....) và trở thành một trung đoàn đặc công gọi là "đoàn 10 Rừng Sác", thực hiện những nhiệm vụ quân sự. Sự tồn tại của một lực lượng quân sự "xuất quỷ nhập thần" ở một chiến khu trên mặt nước đã buộc Westmreland phải thừa nhận: những người lính Mỹ ở đây đã gặp phải "một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong một cuộc chiến tranh kỳ lạ"
    ("Tường trình người lính")
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    "40 năm Ðặc công Rừng Sác"
    Tiếng nổ vang dội trên sông Ðồng Nai
    Xin lược ghi lại một trận chiến đấu dũng cảm qua lời kể của Ðại tá Nguyễn Hoàng Dục, nguyên Trưởng ban viết sử Cục Kỹ thuật Hải quân, nguyên chiến sĩ Ðoàn 10 Ðặc công Rừng Sác.
    Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ðặc công Rừng Sác nổi tiếng với những trận đánh tàu chiến địch trên sông Lòng Tàu, sông Ðồng Nai. Nhiều trận đánh đã trở thành huyền thoại và đi vào lịch sử như một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của dân tộc, song có những trận đánh của họ chỉ có lòng dân ghi nhận, bởi yếu tố bí mật và tính chất đặc thù của nhiệm vụ.
    Chiến lược chiến tranh đặc biệt thất bại, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến tranh cục bộ, ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào xâm lược nước ta. Các đơn vị thiện chiến như sư đoàn Anh cả đỏ, Kỵ binh bay, Tia chớp nhiệt đới; các lữ đoàn 196, 199, 101, 173 dù và bộ binh nhẹ, lính thủy đánh bộ; Trung tâm chỉ huy của Quân đoàn 2 dã chiến, lữ đoàn xe tăng hạng nặng số 1, lữ đoàn thông tin số 1... của quân đội Mỹ; các sư đoàn quân chư hầu lần lượt có mặt ở miền Ðông - Nam Bộ, gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta.
    Ðể bảo đảm cung cấp hậu cần, kỹ thuật cho đội quân xâm lược này, hằng ngày trên sông Lòng Tàu có tới năm chục lần chiếc tàu vận tải quân sự Mỹ vận chuyển bom đạn, xe pháo, máy bay còn nguyên trong kiện cùng hàng hóa quân lương, nhiên liệu... nối đuôi nhau ra vào các bến cảng Nhà Bè, Cát Lái rồi chuyển tải sang những đoàn xà-lan đầy ắp hàng hóa ngược dòng sông Ðồng Nai về Biên Hòa để nhập vào tổng kho Long Bình.
    Ðịa bàn khu vực hạ lưu sông Ðồng Nai theo sự phân công của "R" thì thuộc khu vực tác chiến của đơn vị bạn. Không lẽ để chúng vận chuyển về Biên Hòa mới đánh, trong khi ưu thế đánh tàu địch trên sông biển lại thuộc về Trung đoàn 10 - Ðặc công Rừng Sác. Trước đó, vào năm 1964, Bộ Tư lệnh Hải quân đã thành lập Ðoàn 8 đặc công nước vào Nam Bộ chặn đánh tàu địch trên sông Lòng Tàu, tổng kho Long Bình và cảng Ô Cấp - Vũng Tàu. Chính các đội của Ðoàn 8 là lực lượng đặc công nước đầu tiên của Nam Bộ và Ðoàn 10 - Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trung đoàn 10 thành lập ngày 15-4-1966, được bổ sung phần lớn lực lượng của Ðội 2 thuộc Trung đoàn 126 trinh sát đặc công của Bộ Tư lệnh Hải quân đã đánh những trận vang dội, nhấn chìm nhiều tàu chiến, tàu vận tải hạng nặng cùng hàng trăm tên Mỹ xuống sông Lòng Tàu.
    Tại rừng tràm ấp Bà Bông, huyện Nhơn Trạch (Ðồng Nai), nơi đặt Sở Chỉ huy của chiến khu Rừng Sác, Tư lệnh Lương Văn Nho (tức Hai Nhã), đêm đêm không ngủ, trăn trở suy nghĩ, tìm cách chặn đánh, tiêu diệt các đoàn tàu địch trên sông Ðồng Nai. Sau khi bàn bạc, thống nhất chủ trương, ý định tác chiến trong Ðảng ủy, chỉ huy, ông Hai Nhã quyết định giao nhiệm vụ cho một tổ đặc công nước gồm ba chiến sĩ của Ðại đội 2 sang phối thuộc cho Y4 bên Thủ Ðức để nghiên cứu, lập trận địa, tổ chức đánh tàu địch (Y4 là Ðoàn biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh). Cả ba chiến sĩ trong tổ đặc công nước đều thuộc Ðoàn 8 đặc công nước của Bộ Tư lệnh Hải quân. Tổ trưởng tên là Nhật, anh nhập ngũ năm 1963, quê ở Quảng Bình. Hai tổ viên là Ðại, cũng quê ở Quảng Bình và Cốt quê ở xã Thái Ðô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Bên Y4 biệt động có một chiến sĩ tên là Lê Ngọc Thăng, quê ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cùng tham gia trinh sát, bảo đảm cho trận đánh này.
    Cả tổ bí mật dùi đường vượt qua các tuyến án ngữ dày đặc của địch từ Phước Lý đến Tuy Hạ thuộc chi khu Nhơn Trạch để điều nghiên, chọn khúc sông địch có nhiều sơ hở để lập trận địa. Xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch nằm ven sông Ðồng Nai, dân cư thưa thớt, hẻo lánh, chỉ còn một số gia đình trung kiên bám đất giữ vườn, còn hầu hết bị địch dồn vào các ấp chiến lược theo trục lộ 17. Ba đêm liền nhờ du kích dẫn đường, vượt qua các chốt ngăn chặn của địch, anh em đến một căn nhà lá đơn sơ ẩn mình trong những khóm dừa nước rậm rạp, đó là nhà của ông Năm, một cơ sở tin cậy của ta. Cả tổ nhanh chóng cất giấu súng B41, tiểu liên AK. Ban ngày ém ở bìa sông, nhân dân tiếp tế cơm, nước, đến tối cùng nhau lặn hụp dưới dòng sông Ðồng Nai sâu thẳm.
    Ðể giữ bí mật cho nhiệm vụ, giả như ông Năm và bà con cô bác có hỏi, anh em chỉ bảo ra sông câu cá lớn về liên hoan. Anh em xin ông Năm mấy cây cau già cao vút, chặt hạ rồi hí húi đục đẽo... Biết nguyên tắc hoạt động, ông không tò mò làm chi, chỉ vô tư ủng hộ rồi cầu trời khấn phật phù hộ độ trì cho anh em mạnh giỏi, hoàn thành công việc cách mạng giao cho.
    Qua nhiều đêm điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, cả tổ chọn được một vị trí bên vịnh sâu giáp xã Long Tân, theo luồng nước lớn đẩy vào để đặt thủy lôi. Cả ba anh em thay nhau lặn xuống tận đáy sông dùng tay, chân sấn tạo rãnh bùn từ trái lôi đến bờ sông để chôn lấp những cây cau già đã được móc rỗng ruột, luồn dây điện điểm hỏa vào trong.
    Như thường lệ, trước khi đoàn tàu vận tải hành trình, Mỹ đều cho phi pháo đánh phá, sử dụng các tàu rà quét mìn chạy trước hai bên dọn đường với những móc sắt, răng cào sát mặt bùn đáy sông nhằm cắt đứt mọi dây điện điểm hỏa thủy lôi. Dùng thân cây cau già, đục ruột, luồn dây điện, chôn xuống bùn chính là để chống lại các biện pháp kỹ thuật rà quét của tàu địch. Giải pháp kỹ thuật này được đặc công nước Rừng Sác nghiên cứu vận dụng đánh chắc thắng các đoàn tàu địch trên sông Lòng Tàu, làm như vậy khi móc sắt cắt dây điện kéo tới, nếu đụng phải, nó sẽ lăn tròn theo và trượt qua, bảo vệ được dây điểm hỏa. Mọi công việc bố trí trận địa thủy lôi đánh tàu địch được hoàn tất trước khi trời sáng.
    Một ngày cuối tháng 11-1967, sáng tinh mơ, gió trướng se se lạnh, những vạt lúa Long Tân chín cong trái me trải khắp vùng quê, có một số bà con ra đồng gặt lúa. Bỗng chốc máy bay đầm già (L19) tì ti bay lượn, nghiêng trao nhòm ngó, tìm tòi từng kẽ lá hai bìa sông. Khi các tàu rà quét mìn di chuyển ngược lên thượng lưu thì từng tốp máy bay trực thăng quần đảo, xạc sát những lùm cây, gió cuốn nghiêng ngả. Những trận địa pháo thi nhau nã đạn vào những nơi chúng nghi ngờ lực lượng ta phục kích. Cả một vùng quê chấn động bởi phi pháo quân thù. Cứ mỗi khi có tàu địch hành trình trên sông thì "bản nhạc" này lại tấu lên, trình diễn khoảng hơn nửa giờ, mãi rồi dân ở đây cũng thành quen, mặc kệ chúng, lại cày cuốc, lao động mưu sinh. Rồi từ phía Cát Lái vọng về tiếng máy tàu ì ầm. Một chiếc tàu lớn, kéo sau tám xà-lan trọng tải cả nghìn tấn/chiếc, chở khẳm lừ bom đạn, hai bên sườn đoàn xà-lan là bốn chiếc tàu chiến chở đầy lính Mỹ, súng pháo lăm lăm, xé nước ngược xuôi hộ tống bảo vệ đoàn tàu.
    Các chiến sĩ đặc công nước bí mật phục chờ trong lùm cây lau sậy, một người sẵn sàng dùng súng B41 bắn yểm trợ và cũng phòng khi kíp trái nổ bị lép thì bắn thẳng vào đoàn xà-lan, kích cho bom đạn trên đó nổ. Một người làm nhiệm vụ điểm hỏa ở phía sau, cách mép sông khoảng 7 m lấy đầu đồng chí phía trước làm lộ tiêu ngắm đoàn tàu, sẵn sàng điểm hỏa. Căng thẳng tột độ, thời cơ đã đến, cả tổ nghiến răng, dồn hết tâm lực vào trận đánh, họ cùng nhau đếm một, hai, ba... Ðánh!
    Anh em chỉ kịp nghe tiếng nổ "ầm oàng" long trời lở đất, thật kinh khủng, nó không như tiếng nổ trầm đục trong trận đánh nhận chìm tàu Balon Rugơ Victory chở đầy xe tăng, súng pháo, bom đạn; máy bay còn nguyên trong kiện ở ngã bảy Thiềng Lừng trên sông Lòng Tàu ngày 24-8-1966 - mà sau tiếng nổ là một cột nước khổng lồ dâng cao hàng trăm mét, vét cạn ló bùn cả một đoạn sông Ðồng Nai do cùng một lúc cả chục nghìn tấn bom đạn phát nổ, phá toang và nhấn chìm cả tám chiếc xà-lan, một tàu kéo hạng nặng và bốn chiếc tàu chiến đấu cùng hàng trăm lính Mỹ xuống dòng sông sâu, không còn dấu vết của sự sống.
    Chiếc máy bay trinh sát L19 đang bay phía trên đoàn xà-lan, bị bom đạn nổ văng cánh, đâm thẳng xuống sông. Sóng nước dâng cao như những ngọn sóng thần càn dạt những ruộng lúa rơi rụng không còn hạt nào dính vào bông. Sức công phá của bom đạn quăng cả những mảnh xác tàu, xà-lan vung vãi khắp cánh đồng. Một chị nông dân đang gặt lúa bị mảnh bom phang cụt một chân (hiện chị đang còn sống) và nhiều gia đình nhặt được mảnh xác tàu làm đe, đòn kê gia dụng. Chiến thắng này đã làm nức lòng quân, dân cả nước, nhưng các chiến sĩ đặc công nước anh hùng đã vĩnh viễn ra đi!
    Sau trận đánh, Trung đoàn 10 Rừng Sác lại hối hả lao vào chuẩn bị cho tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968. Ai cũng hy vọng anh em vẫn còn sống hoặc trở về đơn vị sau, hoặc tiếp tục chiến đấu ở bên Y4 biệt động, không có một thông tin, thông báo gì về sự còn mất của tổ đặc công nước đánh trận này.
    Mãi về sau mới biết là cả tổ đều hy sinh, không ai còn thi hài nguyên vẹn do sức công phá lớn của bom đạn trên đoàn tàu địch. Ðịch thì xua quân càn quét, đánh phá liên miên cả tuần lễ. Nhiều căn nhà của dân bị chúng đốt cháy trụi. Nhà ông Năm chỉ còn lại một đống tro tàn, cả ba chiếc bồng của các chiến sĩ đặc công nước cũng cháy hết, không còn một tấm hình, dòng thư hay kỷ vật. Sau này, một cơ sở đóng xà-lan mở xưởng góp vốn cùng xã Long Tân xây một ngôi đền thờ các chiến sĩ đặc công Rừng Sác và biệt động đã vì nước hy sinh nơi đây. Ngôi đền không lớn nhưng thiêng liêng. Ðó là đền Long Tân thuộc xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Ðồng Nai.
    TRỊNH VĂN DŨNG
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Đánh tàu sân bay trên cảng Sài Gòn

    Sau thất bại 1954, Mỹ hất chân Pháp dựng lên chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, viện trợ vũ khí và cố vấn Mỹ cộng với quân đội ngụy tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam.
    Cảng Lăn Tô, nay là bến cảng Sài Gòn, trở thành một cửa khẩu quân sự lớn, nơi quân ngụy tiếp nhận vũ khí phương tiện chiến tranh do Mỹ ?oviện trợ?. Tàu quân sự 15.000 tấn của Mỹ liên tục đến cảng.
    Người công nhân thợ hồ Lăm Sơn Náo là đảng viên của ta, chiến sĩ đội biệt động 65, làm ở khu vực cảng, được giao nhiệm vụ bám cảng, xây dựng cơ sở nắm mọi quy luật tàu ra vào kho hàng... Nhờ quen biết và gần gũi công nhân lao động, anh xây dựng được 3 anh em vào đội, có một anh nằm trong phòng điều độ, biết rõ tàu ra vào chở hàng hóa gì.
    Khoảng giữa tháng 11-1963, anh Náo vào báo cáo với đơn vị là tàu US Cose 15.000 tấn sẽ cập bến, dự kiến kế hoạch tác chiến và xin vũ khí. Đội 65 duyệt kế hoạch và cấp 4 quả mìn 84kg TNT và được huấn luyện sử dụng thành thạo. Về thành phố, mấy ngày liền anh Náo cùng đồng đội trinh sát, không sao tiếp cận được tàu đậu, thời gian tàu đi. Vũ khí sẵn sàng, nhưng đang bí kế, đồng chí Náo phải nhờ phụ thân là công nhân nhiều đời, rành ngõ ngách, may ra có kế sách. Anh thổ lộ ý định với ba. Ba anh biết rõ con mình là biệt động, ông ngồi trầm ngâm, bập điếu thuốc rê suy nghĩ, chòm tóc bạc rung rinh. Anh Náo bụng bồn chồn. Một lúc sau, ông nói: ?oNáo nè, hồi tía làm ở bến cảng này, ở dưới cầu tàu gần mép nước, họ có xây dựng cái cống vuông cặp theo cảng, rộng lắm, mé ngoài họ dùng gỗ áp cặp theo cống, để chống va đập tàu đậu. Mày vòng lên mé trên Sài Gòn xem thử, chỉ có chỗ đó!?.
    Anh Náo nhớ lời ba kể hình dung đường đi trong đầu, tìm cách tác chiến. Đơn vị gửi thư cho anh, nhắc nhở phương án tác chiến phải hết sức cụ thể, táo bạo, chắc chắn, an toàn.
    Cuối tháng 12-1963, tàu US Cose đến cảng. Anh Náo và đồng đội Sáu Cậy ngụy trang 4 trái mìn dưới đáy xuồng, đóng vai người đi mua hàng. Đêm 29-12-1963, khi xuất phát, hai anh cho xuồng đi cặp theo cống, đưa xuồng đến chỗ tàu đậu, rồi đưa vũ khí cột chặt vào cây đà gỗ, ngang bụng tàu một mét, sau đó rút êm về nhà nằm chờ.
    Đến sáng, vẫn thấy êm ru! Vào sở, lao lên tầng cao, nhìn tàu US Cose nằm chình ình. Mìn lép chăng? Tàu đã hết hàng, lính ngụy, công an rút hết, anh Náo cáo bệnh xin nghỉ việc. Đêm ấy một mình bơi xuồng chui vào cống, gỡ 4 trái mìn lép đem về nhà, bụng tiếc hùi hụi. Anh tìm ra nguyên nhân là do pin ẩm, mất điện, không kích được ngòi nổ.
    Cuối tháng 4-1964, được cơ sở báo tàu hàng không mẫu hạm CARD 16.500 tấn chở máy bay đến cảng Sài Gòn. Đó là các loại phi cơ trực thăng HU.1A nguyên chiếc đến thay H.21, trong bụng tàu còn chở phi cơ khu trục AD.6 rời.
    Ngày 1-5-1964, tàu cặp cảng. Anh Lâm Sơn Náo mừng như được vàng. Anh thay bộ đồ mới đến nhà anh Sáu Cậy. Hai mắt anh Sáu sưng húp không thể đi được. Anh lại đến nhà anh Hai Hùng. Hai Hùng cũng đi công tác đột xuất. Anh để lại lời nhắn gia đình: khi anh Hai Hùng về thì đến gặp anh. Về nhà anh kiểm tra lại vũ khí, pin và đi lo chiếc xuồng. Đúng 12 giờ, anh Hai Hùng đến. Hai anh em bàn thống nhất kế hoạch, quyết tâm lập công kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 và ngày sinh Bác Hồ.
    Đêm tháng 5-1964, cảng Sài Gòn đèn sáng rực. Tiểu đoàn thủy quân lục chiến, công an, cảnh sát trên bộ của ngụy đã phong tỏa cảng. Dưới sông, hải thuyền chạy rập rình, cấm nghiêm ngặt xuồng qua lại.
    Hai anh ngụỵ trang kỹ trái mìn 90kg ở dưới đáy xuồng, còn bỏ thêm lưới, lưỡi câu. Anh Náo đem theo khẩu súng ngắn, giấu ở bắp chân. Xuồng bắt đầu đi. Thấy tàu tuần vừa dứt đuôi, anh đâm xuồng qua sông. Được 1/3 quãng đường thì tàu cảnh sát lù lù tới. Anh vội quay xuồng lại cho xuồng trườn lên bãi sình.
    Tổ phòng vệ dân sự đến sát xuồng, nghi anh đi mua bán hàng, đang thương lượng thì tàu cảnh sát ập đến, bị kẹt bãi sình không vào được, chúng gọi xuồng ra, nếu không nó sẽ bắn. Tiến thoái lưỡng nan, anh thuyết phục tổ phòng vệ, rồi chống xuồng ra. Tên cảnh sát không thấy gì nghi, nó hỏi: ?oTại sao thấy tao mày quay vô??. Nhiều năm ở cảng, anh biết chúng muốn gì. Anh đáp: ?oDạ, em qua sông mua hàng nhảy dù, thấy tàu em sợ?. Anh móc túi, ập xuồng sát vào, giúi vào tay tên cảnh sát 500 đồng bạc: ?oThầy nhận đỡ?. Tên cảnh sát nói: ?oĐi đi, coi chừng cho, tao đợi?.
    Được tàu cảnh sát gác cho xuồng qua sông, hai anh coi mất 500 đồng cũng là để cúng cô hồn. Xuồng chưa đến cảng đã nghe nhạc tây xập xình. Đối diện tàu là Thủ Thiêm, xóm lao động ở ẩn mình trong bóng đêm âm u? Anh Náo cho xuồng chui vào cống. Nhờ kinh nghiệm lần trước, anh làm một đèn đội đầu để quan sát. Xuồng đến, thấy đúng cái bụng tàu CARD đây rồi. Anh Hai Hùng giữ xuồng, chuyển vũ khí. Anh Náo đưa mìn lên cột chột chặt vào điểm đã định. Trên đầu, bọn Mỹ bước qua lại, nhìn thấy rõ từng tên.
    Ngót một tiếng đồng hồ, anh Náo cột xong hai khối mìn, leo lên câu lại dây điện, câu phích kiểm tra đồng hồ. Làm xong, hai anh rửa tay, mặc quần áo, đẩy xuồng bơi sang sông đến điểm hẹn. Tàu cảnh sát còn đang đậu đó. Thấy xuồng về, chúng đến hỏi: ?oSao? Có gì không? Lâu vậy??. Anh Náo đáp: ?oDạ! Hôm nay tàu chở máy bay, không có gì. Em đặt cọc ngày mai lấy?. Anh Náo giúi vào tay tên cảnh sát thêm 100 đồng bạc nữa. Bọn chúng chủi thề: ?o**, mất công đợi, mai tao vẫn ở đây!?. Anh Náo ?odạ?, đẩy mạnh mái chèo, trong bụng nghĩ thầm: cảm ơn mày gác hộ, mai mày đến đây mà nhận xác Mỹ.
    Về đến nhà đã khuya, hai anh làm con vịt ăn mừng. Bốn mắt nhìn nhau, chẳng ai nói lời nào, mỗi người theo một dòng suy nghĩ và chờ đợi. Bỗng cả một vùng sáng lóe lên theo tiếng mặt đất rung dữ dội. ?oNổ rồi! Nổ rồi!?. Anh Náo và Hùng đồng thanh kêu lên, ôm nhau lăn ra nền nhà. Lúc đó là 3 giờ ngày 2-5-1964.
    Sáng ra, anh Náo vào cảng, đứng trên lầu cao cách tàu CARD vài trăm mét, thấy tàu nghiêng về một bên, cái bụng nước đen sì, một lỗ thủng toác hoác, đống xác trực thăng AD.6, phi cơ L.19 ngổn ngang.
    Sau trận đánh tàu CARD, anh được chuyển về biệt động đội 69, phụ trách phân đội trưởng, tham gia nhiều trận đánh và xây dựng đơn vị lớn mạnh, liên tục hoạt động cho đến ngày Sài Gòn giải phóng 30-4-1975.
    Đại tá Huỳnh Văn Cưỡng, Nguyên Tư lệnh phó T4 Sài Gòn-G
    http://www.quandoinhandan.org.vn

  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tập kích kho xăng Shell Nhà Bè
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bộ đội đặc công đánh hơn 100 trận vào 771 nhà kho, bồn, bể xăng dầu của địch, trong đó có trận tiêu biểu đánh vào kho Shell Nhà Bè (Sài Gòn).
    Tháng 6-1973, đại đội 5 đoàn 10 đặc công Rừng Sác được Bộ chỉ huy Miền giao nhiệm vụ đánh phá hủy kho Shell Nhà Bè. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà Bè là một cảng buôn bán tấp nập. Khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, chúng đã xây dựng Nhà Bè thành một quân cảng lớn, trong đó có ba kho chứa xăng dầu thuộc các hãng Shell, Esso và Caltix.
    Kho của hãng Shell có lượng dự trữ xăng dầu lớn nhất miền Nam (cung cấp 60% xăng dầu cho hoạt động quân sự, dân sự trên toàn lãnh thổ miền Nam và một phần Cam-pu-chia). Nằm cách Sài Gòn 12km về phía đông nam, kho Shell được xây dựng trên một địa hình bốn mặt đều có sông lạch và sình lầy bao quanh. Trong khu kho gồm có 72 bồn chứa hơn 200 triệu lít xăng dầu, được bao bọc bằng một hệ thống hàng rào 12 lớp kẽm gai rộng hàng trăm mét, giữa các lớp có chó canh giữ. Tiếp đó là bãi mìn, đường tuần tra luôn được chiếu sáng bởi ánh đèn pha và cách vài chục mét lại có chòi gác. Đó là chưa kể một bức tường cao 2,5m và một hàng rào kẽm gai mắt cáo cao 3m. Ngoài cùng là bãi đầm lầy từ phía ngoài rất khó tiếp cận vào trung tâm kho Shell.
    Để nắm chắc tình hình địch, bảo đảm trận đánh đạt hiệu quả cao, tổ trinh sát đại đội 5 do đồng chí Hà Quang Vóc phụ trách đã tổ chức nhiều lần bơi qua các sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè, sông Sài Gòn, vượt qua các tuyến phòng thủ dày đặc của địch, đột nhập vào khu trung tâm kho Shell, nghiên cứu cách bố phòng và quy luật hoạt động của chúng. Sau 14 lần đi trinh sát bám mục tiêu, phương án tác chiến tập kích kho Shell Nhà Bè do đại đội 5 đoàn 10 vạch ra được Bộ chỉ huy Miền phê duyệt.
    Theo kế hoạch, đêm 2 rạng ngày 3-12-1973, đại đội 5 tổ chức bộ phận chiến đấu gồm 8 đồng chí trang bị 4 súng K54, 52 quả mìn lõm, 55 kíp M18, 55 bộ gây nổ bằng nụ xòe và một bộc phá ống, chia làm hai mũi bí mật vượt hệ thống đồn bốt, qua sông Nhà Bè, luồn lách qua nhiều tuyến phòng thủ của địch. Khi các chiến sĩ ta đang bí mật lách hàng rào dây thép gai vào khu trung tâm, bỗng một tên lính đi tuần bắn mấy phát súng rồi hô to: ?o*********, đứng lại! Giơ tay lên!?. Bất ngờ, nhưng trong giây lát, bộ đội ta nằm im. Thế là địch bỏ đi. Nhờ mưu trí, linh hoạt, quân ta vượt qua hàng rào lính an toàn, đưa toàn bộ lực lượng vào đúng mục tiêu, đặt mìn vào các bồn xăng đồ sộ của địch sau đó rút dần ra ngoài.
    Đúng hẹn, 2 giờ 15 phút ngày 3-12-1973 các bồn xăng của địch nổ tung dữ dội. Địch vội vã dùng máy bay C.47 thả pháo sáng và máy bay trực thăng chiếu đèn pha soi rọi khắp kênh rạch, đồng thời sử dụng trận địa pháo ở đặc khu Rừng Sác bắn chặn các ngả đường về sông Nhà Bè và huy động tàu xuồng lùng sục khắp dòng sông. Nhưng chúng cũng không cứu vãn được tình thế thất bại của mình.
    Kho Shell Nhà Bè hoàn toàn bị thiêu hủy gồm 140 triệu lít xăng dầu, một tàu 12 nghìn tấn đậu ở cảng và toàn bộ hệ thống lọc dầu bị đốt cháy. Kho của hãng Esso gần đó sợ bị cháy lan phải vội vã xả xăng dầu ra sông Nhà Bè. Theo báo ?oĐại dân tộc Sài Gòn? ra ngày 4 và 5-12-1973 thì số xăng dầu kho Shell bị cháy thiệt hại tới 70 tỉ đồng tiền ngụy.
    Đây là trận đánh tập kích đạt hiệu suất chiến đấu cao của bộ đội đặc công. Bằng một lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, được chuẩn bị chu đáo, nắm chắc tình hình địch, hạ quyết tâm đúng đắn, vận dụng tốt hình thức chiến thuật ?ophá hủy bí mật?, ta đã đánh trúng vào kho dự trữ xăng dầu lớn nhất nằm sâu trong hậu phương địch và giành thắng lợi lớn.

    DƯƠNG ĐÌNH LẬP
    http://www.quandoinhandan.org.vn
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Các bác nhà ta cũng hơi phóng đại. USS Noxubee là tàu chở dầu, nói là tàu chiến hiện đại thì hơi quá. Bọn Mỹ thì nói là tàu bị đánh mìn, thủng một lổ 1m x 1.5m nhưng không chìm, sửa một tuần thì xong. Tàu dầu thì chắc không có ra đa soi cá xịn thế đâu. Trừ phi là cá voi.
    http://en.wikipedia.org/wiki/USS_Noxubee_(AOG-56)
    Còn cái LCU kia thì cũng chỉ là tàu vận tải thôi. Tất nhiên đánh được nó là khó khăn lắm, chiến công lớn rồi, nhưng bảo là loại hiện đại nhất ghê gớm kinh người thì chả phải.
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tình cờ tui đọc trên báo qdnd.com thấy có bài này liên quan tới việc đặc công ta đánh B52 ở sân bay trên đất Thái lan, pót lên để các bác tham khảo.
    Ngoài ra link trên báo thanh niên bị die rùi
    Nhưng mà tui đã đọc trên 5năm ttvnol rồi, nhìn chung là thông tin rất rõ ràng. Về nhà tui có kể chuyện với bố tui (cựu binh 316 ở Lào), cụ bảo chuyện đó là có.
    Nội dung trên báo qdnd đây (trích):
    --------------
    KÝ SỰ - PHÓNG SỰ
    Ký ức không bao giờ quên
    Ngày 27 tháng 05 năm 2006
    ?oNhững ký ức không bao giờ quên? là cuốn hồi ký của Thiếu tướng Cao Pha vừa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân cho ra mắt bạn đọc. Ký ức xúc động nhất, đáng nhớ nhất là những lần Thiếu tướng Cao Pha được gặp Bác Hồ. Xin trân trọng giới thiệu đoạn trích từ cuốn hồi ký để tưởng nhớ tác giả vừa đột ngột qua đời.

    Vào giữa tháng 12 năm 1966, theo chỉ thị của đồng chí Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, tôi cùng đồng chí Nguyễn Cụ-Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân-được phép báo cáo với Bác Hồ về tình hình xây dựng lực lượng và hoạt động của bộ đội đặc công trên các chiến trường.
    Chúng tôi được người hướng dẫn đưa đến Phủ Chủ tịch, nơi Bác đang làm việc. Đồng chí Vũ Kỳ tiếp và dặn: ?oNhớ báo cáo vắn tắt, không nên để Bác làm việc quá một giờ?. Rồi đồng chí đặt ngay chiếc đồng hồ báo thức giữa bàn.
    Một lúc sau Bác đến và hỏi:
    - Các chú đã nhận được quà của Bác gửi cho đơn vị Đặc công đánh cứ điểm Dốc Miếu vừa qua chưa?
    - Dạ thưa Bác, có ạ, anh em mừng lắm. -Tôi trả lời.
    Sau đó, tôi báo cáo với Bác khái quát tình hình xây dựng và tác chiến mới nhất của đặc công ở Nam Bộ, Khu 5 và Trị Thiên. Anh Nguyễn Cụ báo cáo một số trận đánh vào sân bay Plei-cu, Đà Nẵng, Nước Mặn.
    Nghe xong Bác nói:
    - Đặc công đánh tốt, nhưng các chú phải kiểm tra kết quả của từng trận đánh để rút kinh nghiệm. Thường các chú đánh nhanh rồi rút nhanh, kết quả trận đánh các chú nghe dân nói lại, do vậy dân thương yêu các chú thường nói số lượng địch thương vong cao hơn (Bác cười)! Các chú phải chú ý nghiên cứu cho anh em mặc quần áo, đi giày cho thích hợp, cứ để anh em ?otrần truồng? chỉ mặc một cái xi-líp như thế sẽ hại sức khỏe, phải cải tiến trang bị cho gọn.
    Anh Nguyễn Cụ thưa với Bác:
    - Chúng cháu sẽ nghiên cứu, nhưng theo kinh nghiệm tác chiến của bản thân, chỉ mặc xi-líp bôi trét để ngụy trang thì nhạy cảm trong khi dò mìn và cắt dây thép gai...
    Bác cười và nói:
    - Không nên bảo thủ, phải nghiên cứu kỹ trang phục và rút kinh nghiệm sau này chứ!
    Tiếp đó, tôi báo cáo với Bác:
    - Bộ Tổng tư lệnh có chỉ thị cho Cục Tình báo phải tổ chức đánh các căn cứ không quân của Mỹ, nơi xuất phát để tiến công miền Bắc như Utapao, U Bôn, U Đôn. Mục tiêu chủ yếu là đánh máy bay B.52 ở Utapao. Chúng cháu đang chuẩn bị khẩn trương.
    Bác ngắt lời và nói:
    - Đúng! Phải chuẩn bị kỹ, chọn lọc các chiến sĩ thật đặc biệt, dũng cảm, mưu trí, huấn luyện thật tốt, phải tuyệt đối giữ bí mật. Đánh phải chắc thắng!
    Sau gần một tiếng đồng hồ tôi báo cáo công việc với Bác, anh Vũ Kỳ mới vào. Bác đứng dậy và nhắc nhở chúng tôi sắp tới phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của Quân ủy giao cho.
    Ra về chúng tôi rất phấn khởi được gặp Bác và thấy Bác có gầy hơn trước nhưng vẫn khỏe mạnh. Riêng đối với tôi đây là lần thứ ba được trực tiếp hầu chuyện với Người.
    Tháng 1 năm 1967 Hội nghị Trung ương lần thứ 13 họp nhằm đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao. Trước mắt Hội nghị tập trung vào khẩu hiệu đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc cùng mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ta mới có thể bắt đầu nói chuyện chính thức với Mỹ được. Trong khi đó ta tiếp tục gấp rút chuẩn bị cho một đòn tiến công chiến lược mới về quân sự nhằm giành một thắng lợi quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
    Nhận được chỉ thị của đồng chí Văn Tiến Dũng, tôi đến báo cáo với Hội nghị về các trận đánh đặc công, biệt động vào các căn cứ, kho tàng, cơ quan đầu não của địch ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Đi cùng tôi có đồng chí Hoàng Xuân Quang, cán bộ tham mưu đặc công.
    Lần đầu tiên được phép đến báo cáo trước một Hội nghị Trung ương, tôi chuẩn bị rất kỹ, nắm vững diễn biến các trận đánh. Tôi báo cáo các trận đánh của đặc công, biệt động, đó là các trận đánh vào khách sạn Bơ-rinh, Ca-ra-ven, vào các sân bay Nước Mặn, Plei-cu, Đà Nẵng... Tới khi tôi báo cáo trận đánh sân bay Chu Lai, các chiến sĩ đặc công phải đi qua một cái hồ, ngụy trang bằng cỏ, nằm trong những chiếc ghe của các o du kích... thì bỗng nhiên Hội nghị cười ồ lên. Tôi rất ngạc nhiên và nói:
    - Thưa các đồng chí đúng vậy! Các o du kích cho anh em nằm trong ghe của mình!
    Một lần nữa Hội nghị lại cười... Tôi đang hoang mang, thì đồng chí Trường Chinh nói:
    - Đồng chí Cao Pha là người miền Trung-Rồi đồng chí nói tôi báo cáo tiếp.
    Bản báo cáo kết thúc, đúng vào giờ nghỉ giải lao. Đồng chí Phan Trọng Tuệ đến dắt tôi đi ăn lót dạ và giải thích cho tôi hiểu vì sao hội nghị cười. Tôi rất ngượng nhưng cũng rất vui.
    Chiều hôm đó tôi về báo cáo với anh Văn Tiến Dũng. Anh vừa nói vừa cười:
    - Mình mới nói chuyện điện thoại với anh Năm (Trường Chinh), được biết cậu báo cáo rất tốt!
    Câu chuyện xảy ra cách đây gần 40 năm, nghĩ lại thấy vui vui, lại bật cười mỗi khi nghĩ đến ký ức xa xưa.
    Trung tuần tháng 3 năm 1967 anh Văn Tiến Dũng gọi tôi lên và cho biết:
    - Trung ương và Bác đã nhất trí cho thành lập Binh chủng Đặc công. Quân ủy đã có nghị quyết đề cử anh Vũ Chí Điềm, Lữ trưởng 305 dù làm Tư lệnh, anh Vũ Chí Đạo làm Chính ủy và Cao Pha làm Cục phó Cục Tình báo kiêm Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công. Vừa rồi anh Vũ Kỳ gọi điện thoại cho biết, Bác muốn lên thao trường Xuân Mai xem bộ đội đặc công diễn tập...
    - Thưa anh, hiện nay máy bay địch bắn phá rất ác liệt ở khu vực Hà Tây, tôi sợ không bảo đảm an toàn.
    - Thế thì sẽ làm ở đâu?
    Nghĩ một lát tôi trả lời:
    - Dạ có thể làm ngay ở chỗ đóng quân của Ban chỉ huy Trung đoàn đặc công 426 tại Trường cán bộ Dân tộc Trung ương ở xã Phùng Khoang, huyện Từ Liêm.
    Anh Văn Tiến Dũng đồng ý và cho biết độ bốn ngày nữa Bác sẽ đến xem và căn dặn phải tuyệt đối giữ bí mật.
    Tôi báo cáo lại với Đảng ủy và Thủ trưởng Cục về chỉ thị của đồng chí Tổng tham mưu trưởng, rồi xuống bàn ngay với Trung đoàn trưởng Nguyễn Cụ và Chính ủy Phạm Huy... chuẩn bị thao trường và đội mẫu để ?ocấp trên? đến xem diễn tập. Ngoài ra cần phải sửa sang lại công sự, chuẩn bị thêm một ?ohầm kèo? vững chắc theo kiểu Triều Tiên thật an toàn để phòng chống máy bay địch bắn phá.
    Sáng hôm sau, anh Vũ Kỳ đến nhà tôi, anh cho biết ngày 19 tháng 3 năm 1967 Bác sẽ đến xem diễn tập và bảo tôi phải chuẩn bị một bài nói chuyện cho Bác với anh em đặc công. Anh dặn viết ngắn gọn độ một trang, khoảng chiều tối anh sẽ đến lấy.
    Tôi khẩn trương viết bản thảo rồi đưa ra Thường vụ Đảng ủy và Thủ trưởng Cục góp ý kiến. Đúng tối hôm đó đồng chí Vũ Kỳ đến lấy và nhất trí với bản dự thảo đã được đánh máy.
    Vào khoảng 6 giờ tối ngày 19 tháng 3, theo đúng kế hoạch đã định, tôi đến đón Bác ở Phủ Chủ tịch. Đến nơi, có người hướng dẫn đưa lên một căn phòng nhỏ. Vừa vào tôi đã thấy Bác và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đang ngồi nói chuyện. Thấy tôi đến, Bác cùng các anh ra xe. Đến nơi Bác bảo tôi đưa Bác ra xem hầm trú ẩn, rồi về khán đài đặt ở hành lang phía đông hội trường lớn của nhà trường. Buổi diễn tập do Trung đoàn trưởng Nguyễn Cụ chỉ huy có các tiết mục ngụy trang, tiềm nhập, leo tường cao bằng sào đẩy... Tôi được Bác cho ngồi bên cạnh để thuyết trình.
    Đèn pha quét sáng, tôi thưa với Bác anh em đặc công dò mìn, chui rào đang tiềm nhập về phía Bác ngồi. Bác theo dõi nhưng không phát hiện được anh em đang bò, toài. Mười phút sau anh Nguyễn Cụ hô to: ?oĐứng dậy?, tất cả tổ tiềm nhập đã bí mật đến gần chỗ Bác ngồi! Bác bất ngờ và vỗ tay khen...
    Trong khi Bác xem tiết mục leo tường thì Bác hỏi anh Văn: ?oKhông biết Liên Xô có cần học cách đánh đặc công không? Họ có máy bay ném bom xa trong hậu phương địch, chắc có lẽ không cần!?.
    Thấy anh Văn chưa trả lời, Bác nói tiếp:
    - Cách đánh này sẽ rất cần cho các nước nhỏ bị áp bức đang đấu tranh giải phóng dân tộc!
    Tôi thầm nghĩ tấm lòng của Bác thật là bao la, không lúc nào ngưng suy nghĩ đến dân tộc cùng khổ bị áp bức. Thật là vĩ đại!
    Buổi diễn tập kết thúc, tôi mời Bác thăm bộ đội đặc công. Cánh cửa Hội trường mở ra, đèn bật sáng. Bác đã thấy anh em ngồi sẵn trong đó. Bác vừa cười vừa nói:
    - Đặc công bí mật thật.
    Mọi người đứng dậy vỗ tay. Bác ra hiệu cho ngồi xuống. Bác đứng nhìn bao quát toàn bộ hội trường, đến chỗ các cháu gái văn thư, hậu cần và nuôi quân, Bác dừng lại và hỏi:
    - Các cháu làm gì? Có cháu nào trả lời?
    Cả hội trường đổ dồn về phía đó, đồng thời Bác khích lệ cổ vũ: ?oCó đồng chí nào đứng lên trả lời Bác...?.
    Lúc đó các cháu đùn đẩy nhau và đồng chí Lan đứng dậy trả lời:
    - Kính thưa Bác, chúng cháu là chị nuôi ạ.
    Bác lại hỏi tiếp luôn:
    - Cháu làm chị nuôi phải như thế nào?
    Đồng chí Lan cũng nhanh trí:
    - Thưa Bác chúng cháu sẽ đảm bảo cơm ngọt canh dẻo ạ!
    Cả hội trường thở phào nhẹ nhõm và không ai chú ý đến câu trả lời của đồng chí Lan nữa. Nhưng bất ngờ Bác nói:
    - Phải cơm dẻo canh ngọt chứ!
    Lúc đó mọi người ồ lên, một không khí chan hòa đầm ấm tràn ngập cả hội trường. Không ngờ Bác đã không những chú ý lắng nghe, mà còn phát hiện ra sai sót.
    Sau đó Bác thong thả lấy kính ở túi áo ra đeo, tay kia Bác sờ vào túi áo, lần mãi... Ngồi dưới, tôi hồi hộp không biết anh Vũ Kỳ có đưa bài viết của mình cho Bác không mà Bác lấy ra khó thế? Sau đó, Bác rút trong bao kính ra mảnh giấy nhỏ bằng bàn tay và bắt đầu nói:
    ?oĐặc công là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt cần phải cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt. Có thể nói do chiến tranh du kích phát triển cao, chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều và đi không tiếng về không tăm; bây giờ các chú cũng thế, phải lấy ít đánh nhiều, phải lấy ít thắng nhiều mà to hơn nữa, cao hơn nữa.
    Vì vậy điều thứ nhất, chiến sĩ đặc công đã đi đánh là tất thắng, như thế thì phải đặc biệt dũng cảm.
    Cái gì cũng đặc biệt đối với đặc công, chữ ?ođặc biệt? quán xuyến tất cả từ lúc tập luyện cho đến lúc đi đánh cũng như lúc về.
    Mưu trí phải đặc biệt linh hoạt
    Kỹ thuật phải đặc biệt thuần thục
    Lập trường chính trị phải đặc biệt vững chắc
    Kỷ luật phải đặc biệt nghiêm minh
    Đối với Đảng phải đặc biệt trung thành
    Đối với nhân dân phải đặc biệt thân ái.
    Bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt.
    Đặc công có khi tác chiến một mình, có khi hiệp đồng với binh chủng khác thì phải đặc biệt gắn bó.
    Nội bộ phải đặc biệt đoàn kết.
    Dân vận phải đặc biệt nhẫn nại, bởi vì đây là chiến tranh nhân dân, nhờ dân bao che, đùm bọc, giúp đỡ thì mới thành công.
    Bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải vượt qua, cũng phải khắc phục cho kỳ được.
    Nói tóm lại: Công việc của các đồng chí cũng đặc biệt khó khăn, nhưng cũng đặc biệt vẻ vang...?.
    Lời huấn thị của Bác là một bài tổng kết khái quát đầy đủ những quan điểm, những nguyên tắc xây dựng và chiến đấu là tư tưởng chỉ đạo cho mọi hoạt động của Binh chủng Đặc công.
    Để tưởng nhớ đến Bác, Binh chủng Đặc công cùng Phân viện Hà Nội-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã xây dựng tượng đài Bác hoành tráng, thể theo nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ đặc công, giảng viên, học viên của Phân viện và cán bộ nhân dân quận Thanh Xuân. Tại đây hàng năm, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đặc công, tổ chức ngày truyền thống của binh chủng đã được Bác chính thức công bố thành lập. Cũng tại đây, Phân viện Hà Nội-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nguyện phấn đấu nâng cao công tác đào tạo, nghiên cứu học tập, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với nhân dân quận Thanh Xuân thi đua lập nhiều thành tích trong công tác và lao động. Tất cả những việc làm của cán bộ, chiến sĩ, công dân nhằm khắc sâu niềm tôn kính, tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu, củng cố lòng tin vào Đảng, quyết tâm thực hiện thắng lợi lời dạy và Di chúc thiêng liêng của Bác năm xưa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cho mỗi người ở mỗi đơn vị chiến đấu, công tác, lao động và sản xuất.
    Đối với tôi, cứ mỗi lần dự ngày truyền thống của Binh chủng, khi đến thắp nén hương dưới tượng đài của Bác, tôi lại xúc động nhớ đến chỗ ngồi cách đây 40 năm nơi Bác đã xem bộ đội đặc công diễn tập; nước mắt lưng tròng kể lại những hồi ức năm xưa đã vinh dự được đón Bác cho cán bộ và chiến sĩ đặc công của thế hệ ngày nay cùng nghe.
    Khi viết những dòng hồi ký này, ước mong của tôi là sẽ sống để được dự lễ kỷ niệm ngày truyền thống 40 năm, 50 năm và có thể xa hơn nữa của binh chủng, gặp lại các đồng đội cũ, ôn lại những ký ức không bao giờ quên trong xây dựng và chiến đấu của binh chủng thời chống Mỹ theo lời dạy của Bác.
    Những năm tháng ở đặc công, đã để lại trong tôi nhiều bài học sâu sắc về tu dưỡng tư tưởng, rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ lý luận về nghệ thuật đặc công, trong thực tiễn vừa làm, vừa học.
    Và cũng tại nơi đây để lại trong tôi nhiều kỷ niệm về niềm vui, nỗi buồn trên con đường cách mạng mà cán bộ nào, kể cả ở cấp cao hay cấp thấp thường vấp phải do hoàn cảnh khách quan hay chủ quan, đúng như người đời thường nói ?osông có khúc, người có lúc?. Tôi luôn giữ vững cái tâm, cái đức cho thật trong sáng, khi gặp khó khăn trong cuộc sống và công tác, giữ vững lòng tin ở Đảng, ở Bác Hồ, đứng vững trên đôi chân của mình.
  7. Nokia_6600

    Nokia_6600 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    Biệt động thành và 6 giờ đánh chiếm Đại sứ quán Mỹ tết Mậu Thân 1968

    [​IMG]
    Anh Ngô Văn Vân thời trẻ.
    Âm vang của trận đánh ấy đã lan toả đến hầu hết các nước trên thế giới hồi bấy giờ. Người chỉ huy trận chiến đấu ngoan cường và quả cảm ấy là anh Ngô Văn Vân, sinh năm 1925, tại thôn Hà Lương, xã Hạ Hồ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây).

    Thời chiến tranh chống Mỹ, ở Sài Gòn-Gia Định có một lực lượng mà chiến công của họ đã khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Họ là những chiến sỹ biệt động quả cảm và những chiến công của họ mãi mãi được lịch sử ghi nhận. Một trong những chiến công vang dội của lực lượng biệt động Thành Sài Gòn ?" Gia Định trong những năm đánh Mỹ là trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn vào mùa xuân năm 1968.
    Theo anh kể thì vào những ngày giáp Tết Mậu Thân, anh đang công tác ở nội thành thì được cấp trên gọi ra ngoài căn cứ để nhận nhiệm vụ mới. Khi về tới xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng là đúng 11 giờ đêm 28/01/1968. Tại đây anh được cấp trên giao cho nhiệm vụ đặc biệt : Tổ chức một lực lượng đặc công biệt động đánh vào toà Đại sứ Mỹ.
    Nhận nhiệm vụ, trở về đơn vị, anh triệu tập họp chi uỷ quán triệt và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. Theo đó anh Hai Chí ?" Chính trị viên, phụ trách đường dây liên lạc với các cơ sở trong nội thành, phụ trách công tác chính trị tư tưởng, phục vụ cho trận đánh. Anh Ba Dung ?" Chỉ huy phó, chịu trách nhiệm liên lạc với các tổ võ trang vùng nội thành và ven đô. Còn anh là chỉ huy trưởng, tiếp nhận quân số bổ sung cho đơn vị, súng đạn, thuốc nổ để kịp thời chuyển vào nội thành.
    Cũng ngay tối hôm đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch tăng cường cho phân đội hai cán bộ có kinh nghiệm đánh trong thành phố (đồng chí Bảy Tiến và đồng chí út Nhỏ) cùng một số chiến sĩ ở các đơn vị được tuyển chọn tham gia trận đánh. Hoàn tất công việc chuẩn bị thì cũng là lúc cấp trên ra lệnh: ?oĐúng 12 giờ trưa ngày 30/01/1968, toàn phân đội phải tập trung tại điểm hẹn trong nội thành?.
    Theo kế hoạch sáng 30-01, cán bộ chiến sĩ dậy sớm, tắm giặt, sửa sang đầu tóc, liên hoan mừng xuân mới. Mọi người mặc sắc phục, đeo phù hiệu của một binh chủng quân đội Nguỵ. Mọi công việc chuẩn bị đã xong, tất cả phân đội lên chiếc xe nhà binh do đồng chí Ba Bảo lái vào thành phố đi trên Quốc lộ1. Đến 11 giờ 30 phút tới trạm gác Củ Chi, đồng chí Ba Bảo cho xe tăng tốc vượt qua. Cùng lúc đó, đồng chí Huệ phát hiện có một tên phóng Honda đuổi theo xe của ta.
    Đồng chí Huệ cũng nhận ra mặt hắn, là một tên chiêu hồi. Hắn cũng nhận ra mặt đồng chí Huệ trên xe, liền vượt lên trước để đón lõng ở trạm gác Cầu Bông. Thấy vậy, Anh Vân lệnh quay xe lại tạm ém quân vào Bào Mây, và liên lạc với đồng chí Bảy Hoàng, đang lái chiếc xe Jép, từ Sài Gòn ra. Để lừa địch, toàn phân đội lần nữa phải thay sắc phục binh chủng khác rồi tiến thẳng vào Sài Gòn, anh Vân ra lệnh: Trên đường đi gặp địch cản trở, sẽ nổ súng tiêu diệt để vượt qua!
    2 giờ chiều thì tới thành phố, toàn phân đội phân tán từng nhóm về nhà các cơ sở. Ngay tối hôm đó, các mũi tập kết tại nhà bà Huệ, chủ ga-ra sửa chữa xe hơi ở đường Phan Thanh Giản. Anh Vân cùng đồng chí hai Chí, lái chiếc xe Pơ-dô 208 màu trắng đến Đại lộ Thống Nhất để tiếp cận mục tiêu, quan sát địa hình. Sơ đồ phía trong toà Đại sứ đã có anh em tình báo quân sự cung cấp.
    Toàn bộ vũ khí, đạn dược được tập kết về ga ra ôtô nhà bà Huệ. Lúc 12 giờ rưỡi đêm tại trụ sở chỉ huy chiến dịch ở quán phở Bình số 7 đường Yên Đỗ, anh Vân được báo cáo với đồng chí Ba Thăng ?" Chính uỷ (tức đ/c Võ Văn Thạch) và đ/c Tư Chu ?" Chỉ huy trưởng (tức đ/c Đại tá Nguyễn Đức Hùng), các đ/c động viên căn dặn phân đội quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
    3 giờ sáng, toàn phân đội xuất phát theo kế hoạch. Xe ôtô chở đội biệt động tới cổng toà Đại sứ, hai chiến sĩ cầm AK nhanh chóng lao xuống quét nhiều loạt đạn tiêu diệt gọn mấy tên lính Mỹ gác ở cổng chính, đồng thời kìm chế những tên còn lại. Hai đồng chí khác ôm bộc phá xông lên, đánh sập tường rào vọng gác. Toàn phân đội tràn vào đồng loạt nổ súng để áp đảo. Sau đó, họ chia làm ba mũi, mũi một chiếm giữ cổng trước, mũi hai đánh giữ cổng sau (phía đường Mạc Đĩnh Chi), còn mũi thứ ba đánh thẳng vào dãy nhà nhân viên hành chính.
    Anh Vân trực tiếp chỉ huy số anh em còn lại, đánh thẳng vào khu nhà chính. Hoàn tất các việc trên, đồng chí út Nhỏ và hai đồng chí án ngữ tầng một và giữ số tù binh ta vừa bắt được. Anh Vân cùng mấy đồng chí khác đánh chiếm tầng hai, bắt thêm được một số tù binh Mỹ, rồi thừa thắng xông lên đánh chiếm tầng ba. Chỉ trong khoảng năm phút, quân ta đã làm chủ tầng ba một cách dễ dàng, mau lẹ, thu rất nhiều súng đạn và bắt gửi thêm một số tù binh. Kẻ địch ở thế bị động hoang mang bối rối. Vợ con lính Mỹ và số nhân viên hành chính gào khóc thảm thiết.
    Khoảng nửa giờ sau, địch bắt đầu có chi viện từ bên ngoài, phản kích lại. Ngoài đường tiếng xe bọc thép chạy gầm rú và bắn như đổ đạn về phía quân ta. Chiến sĩ ta vừa chiến đấu vừa khiêng tủ, bàn ghế chất lên tạo thành chướng ngại vật phòng ngự. Trong khoảnh khắc, từ các nhà tầng bên cạnh, lính Mỹ đã kéo đến. Máy bay lên thẳng đỗ trên các nóc nhà để chở vợ con lính Mỹ chạy trốn. Còn xe bọc thép thì vây kín toà Đại sứ, tạo thành thế bao vây dưới đánh lên, trên tầng đánh xuống.
    Cũng trong thời điểm này, tại phía cổng phụ (đường Mạc Đĩnh Chi) và khu nhà nhân viên toà Đại sứ, có hàng trăm lính Mỹ, đầu đội mũ sắt, mình mặc áo giáp, tay cầm tiểu liên R15 dàn đội hình chiến đấu. Theo sau là mấy chục phóng viên báo chí cũng đội mũ sắt, cầm máy ảnh, máy quay phim chạy đi chạy lại. Một số tù binh vừa bắt được đã chạy ùa lên cả tầng ba. Anh Vân chỉ cho chúng vào một phòng rồi khóa lại. Tình thế càng trở nên rất khẩn trương, anh Vân vẫn chỉ huy mũi chính tấn công truy kích địch. Hai đồng chí Vinh và Mang đem theo hai súng B40.
    Còn anh cầm AK đi đầu lùng sục khắp các phòng nhà trên tầng ba tìm bắt đại sứ Mỹ, nhưng hắn đã nhanh chân chạy ra đường hầm tẩu thoát. Tới một phòng cửa đóng chặt, anh Vân bắn tiểu liên vào ổ khoá mà cửa vẫn không mở. Thấy vậy, đồng chí Vinh buộc phải dùng B40 để phá cửa. Tiếng nổ vang dội, cả một mảnh tường sập đổ. Đồng chí Vinh anh dũng hy sinh. Anh em khiêng đồng chí đặt nằm ngay ngắn bên cạnh khẩu B40 không còn đạn. Anh Vân cởi chiếc áo sơ mi đang mặc đắp lên người đồng đội thân thiết.
    Xong việc anh và đồng chí Mang tiếp tục đi truy tìm tên Đại sứ. Lúc này trời bắt đầu sáng rõ, đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút sáng ngày 31/01/1968, Phân đội đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, đánh chiếm giữ nhiều giờ toà Đại sứ. Để tái chiếm lại tòa đại sứ, địch đã phản kích lại điên cuồng, kể cả việc thả chất độc hoá học gây ngạt thở. Hai tốp lính xông tới định bắt sống các anh nhưng đ/c Mang đã kịp thời bắn quả B40 tiêu diệt chúng. Song đáng tiếc, chỉ mấy phút sau, đ/c Mang cũng hy sinh.
    Nhìn đồng hồ, lúc này là 9 giờ sáng, anh nhẩm tính đã cùng đồng đội chiếm giữ toà Đại sứ Mỹ được gần 6 tiếng đồng hồ. Thấy xung quanh không còn tiếng súng của quân ta, thoáng một ý nghĩ rất táo bạo; anh ôm gói bộc phá bò áp sát chân tường cầu thang, chờ đám lính Mỹ từ tầng trên kéo xuống, rồi lao ra giật nụ xoè. Một chớp lửa xanh loé lên, tiếng nổ vang dội. Những tên lính Mỹ tung lên rơi xuống, anh Vân cũng văng ra xa và ngất lịm.
    Hai ngày sau anh mới tỉnh dậy, toàn thân băng bó, nằm trong nhà thương Chợ Quán. Tiếp sau là những ngày anh phải trải qua tra tấn, đánh đập dã man. Bọn địch đã dùng nhiều thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ chiêu hồi cũng không làm anh nao núng. Từ tháng 7 năm 1969 chúng giam anh ở Biên Hoà rồi đầy anh ra giam giữ ở nhà tù đảo Phú Quốc. Tháng 10 năm 1973 được phía Mỹ trao trả tù binh, anh về nhận công tác ở Bộ Tư lệnh Đặc công cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
    Theo báo CAND
  8. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ có chiến thắng còn có những tổn thất:
    Năm 1966, một tổn thất cũng là bài học xương máu còn ghi lại trong lịch sử Rừng Sác: trên một trận địa Cù Lao không tên bên sông Lôi Giang, pháo ta hạ một tàu giặc, nhưng sau tiếng nổ, đoàn trực thăng võ trang đến vây chặt Cù Lao suốt một giờ liền. Tiếp đó là một cuộc đổ từ sau lưng đánh tới, đại đội ta coi như bị hất ra hía bờ sông. Anh em chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, trên 30 chiến sĩ hy sinh.
    Lịch sử Đặc khu cũng ghi lại bài học ở Thiềng Liêng, xã Thạch An. Địch phát hiện ý định ta phục kích đánh tàu tại đây, chúng ra tay trước. Đơn vị hành quân vừa chặn chân vị trí tập kết, chưa kịp moi hầm, quân Mỹ đã ì xèo trên mặt sông, trên trời. 13 tàu LCM, 40 lượt máy bay HUIB Mỹ bao vây, đổ chụp. Ơở thế cù lao cô lập ta đã mất một đại đội bộ binh (về mặt biên chế), một trung đội pháo, gần nửa tiểu đội trinh sát. Địch kênh xuống tàu chiến lợỏi phẩm trong đó có 4 ĐKZ, 2 cối 82.
    Hơn 1.000 chiến sĩ đặc công rừng Sác đã ngã xuống vi ngày toàn thắng cuối cùng nhưng chỉ ghi vào bia tưởng niệm 860 người.
  9. DaKhuc

    DaKhuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Chuyện vui nhỉ!
  10. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    Có cái link tụi nó mô tả trận đột nhập vào U-tapao, nhưng lại vào 10 tháng 01 năm 1972: http://www.vspa.com/k9/t_utapao6.htm
    caheo999 thích bài này.

Chia sẻ trang này