1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc công- Binh chủng đặc biệt tinh nhuệ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Nokia_6600, 08/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. badinh

    badinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Võ thuật Trinh sát đặc nhiệm
    Những màn rượt đuổi nghẹt thở, những cuộc đột kích xuất quỷ nhập thần làm cho kẻ địch kinh hồn bạt vía... là những hoạt động tác chiến thường xuyên của các chiến sĩ biệt động ngày xưa, cũng chính là lực lượng Trinh sát đặc nhiệm hôm nay...
    "Lò luyện" võ thuật trinh sát
    Trường Sĩ quan Lục quân 2 (SQLQ2) là "lò luyện" sĩ quan Trinh sát đặc nhiệm của Quân đội ở phía Nam. Thiếu tá Nguyễn Văn Thắng, Phó ban Tuyên huấn trường SQLQ2 dẫn tôi đi tham quan cảnh học viên sĩ quan trinh sát đặc nhiệm luyện tập. Chúng tôi được chứng kiến những pha bay người nhào lộn, đánh đối kháng, tay không đối kháng với tay không, tay không đánh số đông có vũ khí...
    Ngoạn mục hơn là những pha chinh phục tường cao, leo nhà cao tầng, vượt hào sâu, vượt chướng ngại vật... Võ thuật trinh sát là võ chiến đấu, tổng hợp tinh hoa của các môn phái, kết hợp với chiến thuật trinh sát. Việc huấn luyện võ thuật cho học viên sĩ quan trinh sát không chỉ đòi hỏi người học phải đạt đến trình độ cao trong kỹ thuật cá nhân về quyền pháp, cước pháp, thân pháp, nhãn pháp, bắn súng giỏi, mà còn phải có trình độ chiến thuật giỏi, áp dụng chiến thuật thiên biến vạn hóa. Trong giáo án huấn luyện võ thuật cá nhân, một trinh sát đặc nhiệm trong một thời điểm, một không gian nhất định có thể sử dụng tay không chiến đấu, đánh thắng một tốp địch 5-7 tên được trang bị các loại vũ khí như: súng, dao găm, mã tấu, lưỡi lê...
    Trinh sát đặc nhiệm là lực lượng luồn sâu, đánh hiểm từ trong lòng địch trong mọi địa hình, từ trên tàu, xe, trong nhà, ngoài đường phố, trên sông, rạch... nên quá trình đào tạo, người học phải trải qua tất cả những tình huống huấn luyện sát thực tế chiến đấu.
    Đại tá Đỗ Văn Thức, Chủ nhiệm khoa Trinh sát cho biết: Để trở thành những sĩ quan trinh sát giỏi, thí sinh phải trải qua những đợt kiểm tra, sát hạch chuyên môn rất kỹ lưỡng, nghiêm ngặt. Việc huấn luyện được tiến hành thường xuyên với cường độ từ thấp đến cao trong điều kiện gian khổ, hiểm nguy, đòi hỏi sự khổ luyện cao độ của mỗi cá nhân.
    Chuyện của thầy dạy võ số 1
    Trong đội ngũ những giảng viên võ thuật ở trường SQLQ2 hiện nay, người được coi có đẳng cấp võ nghệ cao nhất là thượng tá Lê Thanh Hải. Vóc người đô con, chắc nịch, tay rắn như thép, thượng tá Hải mang phong thái con nhà võ, dù chỉ gặp anh một lần cũng khó quên. Lên 10 tuổi, Hải đã được cha cho đi theo sư phụ Giàng A Pháo, một cao thủ võ lâm ở vùng sơn cước Tương Dương, Nghệ An luyện võ Thiếu Lâm Tự. Năm 1981, Hải đi bộ đội và được tuyển chọn về trường SQLQ1 đào tạo chuyên ngành Trinh sát đặc nhiệm.
    Hết năm học thứ nhất, trên đường về quê nghỉ hè, vốn võ thuật của Hải được áp dụng. Đêm hôm đó, khi tàu giảm tốc độ vào ga Thanh Hóa, bất ngờ Hải nghe tiếng la thất thanh "cướp... cướp...". Hải bật dậy. Phía đầu toa, bóng tên cướp với chiếc giỏ xách trên tay đang lao như tên bắn ra cửa. Hải lao theo. Tên cướp lạng người nhảy xuống tàu. Hải cũng đu người lao xuống theo. Phát hiện có người truy đuổi, tên cướp liền rút từ cạp quần ra khẩu súng ngắn nhắm vào Hải bóp cò. Hải đổ sụp người xuống sau trụ bê tông tránh đạn. Khi nghe một tiếng "cạch" khô khốc, biết đạn không nổ, không để cho tên cướp kịp lên viên đạn thứ hai, Hải nhanh như cắt lao lên rồi bật người hướng cú đá vào tay cầm súng của tên cướp. Khẩu súng văng ra xa. Tên cướp tiếp tục rút dao găm tấn công Hải, nhưng chỉ mới khua được nửa đường dao hắn đã bị Hải bẻ quặt tay ra phía sau khóa chặt.
    Người bị cướp là cô sinh viên báo chí xinh đẹp, tên Nguyễn Mai Trang. "Hồi đó Mai Trang và tôi có cho nhau địa chỉ nhưng rồi thất lạc. Tôi được biết sau khi ra trường Mai Trang vẫn theo nghề báo. Có thể bây giờ cô ấy đang công tác ở một cơ quan báo chí nào đó" - thượng tá Hải nói.
    Huấn luyện đu dây vượt chướng ngại vật
    Năm 1985, Hải tốt nghiệp và được phân công vào trường SQLQ2 công tác, với cương vị Trung đội trưởng Trinh sát đặc nhiệm. Trên địa bàn huyện Long Thành, Đồng Nai lúc bấy giờ có khá nhiều người từng là sĩ quan quân đội của chế độ Sài Gòn. Trong đó có Tám Đô, nguyên là sĩ quan cận vệ của tướng Cao Văn Viên, từng nổi danh bởi đẳng cấp võ nghệ cao cường và tài bắn súng ngắn cả hai tay.
    Lúc bấy giờ những băng nhóm tội phạm, trộm cướp ở TP.HCM bị lực lượng công an truy quét ráo riết nên không ít tay "anh chị" dạt về xứ vườn Long Thành, Nhơn Trạch lẩn trốn. Dân chúng trong vùng từng tròn xoe mắt thán phục khi chứng kiến Tám Đô một mình đánh gục và bắt gọn một băng nhóm giang hồ với mã tấu, gậy gộc khi bọn chúng đang trên đường tẩu thoát. Tự tin với đẳng cấp võ nghệ của mình, nên khi tiếp xúc với một số sĩ quan trinh sát của trường, Tám Đô tuyên bố, đẳng cấp võ thuật của ông cao hơn võ thuật trinh sát, và ngỏ ý muốn đấu với bất cứ sĩ quan nào để chứng minh. Khi Hải xin được đấu, Tám Đô gật đầu ngay.
    Cuộc đấu võ được tổ chức tại một sân cỏ vào buổi vắng người. Đại đội trưởng Hòa làm trọng tài. Sau những thế võ thăm dò, Tám Đô chủ động tung liên hoàn cước tấn công. Hải lựa thế tránh nhưng đến chiêu thứ 6 của Tám Đô thì anh bị dính ngay một đòn cước rất mạnh vào bả vai. Hải mất thăng bằng ngã nghiêng về bên phải, lộn một vòng rồi về thế thủ "chảo mã tấn". Khi Tám Đô dấn lên, Hải liền tung chân trái tấn công. Trước đòn cước quá "hớ hênh" của Hải, Tám Đô liền chụp tay vào cổ chân giật mạnh. Chỉ chờ có thế, Hải bật người, phi chân phải lên kết hợp với chân trái tạo thành gọng kìm quặp vào cổ Tám Đô theo thế "cắt kéo" rồi vặn người sang trái. Biết rơi vào bẫy nhử đòn của Hải, Tám Đô tung người phá thế nhưng không kịp. Đôi chân rắn như thép của Hải đã kẹp chặt vào cổ Tám Đô quật xuống khiến Tám Đô thúc thủ. "Đẳng cấp của chú cao hơn anh một bậc. Anh xin bái phục" - Tám Đô nói.
    Với trình độ võ thuật và kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện, thượng tá Lê Thanh Hải luôn mày mò, nghiên cứu, áp dụng các phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện võ thuật trinh sát. Nhiều giảng viên võ thuật của trường hiện nay từng là học trò các khóa của thầy Hải.
    Trinh sát giữa đời thường
    Mới đây trên đường về Lâm Đồng, đại úy Lê Văn Hội, người vừa giành giải nhất đợt tập huấn võ thuật toàn quân, do Bộ Tổng tham mưu tổ chức tại trường Sĩ quan Đặc công, đã gặp tình huống như vậy. Chiếc xe đò chạy đến Bảo Lộc lúc 21 giờ đêm, vừa dừng lại trả khách thì một thanh niên bước lên. Chạy được chừng một cây số, vị hành khách trẻ tuổi kia hiện nguyên hình là một tên cướp nguy hiểm và manh động. Hắn rút ra một ống tiêm, bên trong có chứa chất dịch màu đỏ dứ thẳng vào mặt hành khách, giọng lạnh lùng:
    - Ai có tiền, đưa đây. Nếu không tao cho dính AIDS hết lượt.
    Cả chuyến xe nhốn nháo, hoảng sợ. Nhanh như cắt, Hội bật dậy chụp mạnh vào cổ tay hắn bẻ quặt lại, đồng thời dùng cánh tay trái ghì chặt lấy cổ hắn. Chiếc ống tiêm rơi cạch xuống sàn xe. Tên cướp giãy giụa định rút dao đâm Hội, nhưng anh đã buộc hắn phải đổ gục xuống bằng một cú kê gối vào bụng. Hội lấy dây trói tên cướp bàn giao cho cơ quan công an trước sự thán phục của chủ xe và hành khách.
    Những chuyện tương tự như của đại úy Hội không hiếm trong đời thường của sĩ quan trinh sát đặc nhiệm...
    Bài, ảnh: Phan Tùng Sơn
    http://www4.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2007/4/17/189117.tno[​IMG][​IMG]
  2. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Em đang định đưa bài này lên thì bác đưa mất rồi, hehe.Huấn luyện trinh sát đặc nhiệm thế này chẳng kém đặc công là mấy các bác nhỉ..Em nghe bảo trong các loại hình trinh sát thì trinh sát pháo là gian khổ và tổn thất nhiều nhất, hội này cũng nổi tiếng vì sự gan lỳ và đánh đấm rất ngon, vì sao thế các bác?Trinh sát pháo khác với trinh sát của các loại hình bộ binh còn lại như thế nàoCác bác am hiểu chỉ vẻ cho thằng em với nhé. thank các bác
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trinh sát pháo thì chỉ ngồi 1 chỗ dùng ống nhòm với điện đài chỉ điểm mục tiêu chứ đánh đấm gì. Tổn thất nhiều vì hứng bom đạn, bên nào phát hiện ra "mắt pháo" địch là trút bom đạn xuống diệt bằng mọi giá.
    Thời chống Pháp Mẽo thiện chiến nhất trong hạng mục này là lính quân báo, chả biết có phải chính là trinh sát đặc nhiệm bây giờ không.
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Vác máy đi đo đạc, lập luới... phục vụ tính toán phần tử bắn, lập trận địa; những việc mà thời bình còn làm vất vả huống hồ thời chiến.
    Mắt pháo mới chỉ là 1 việc thôi.,
  5. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Em nghe bảo lính trinh sát pháo còn phải bò đến gần trận địa pháo, công sự, trận địa địch để đo đạc, lấy tiêu cự, điểm chuẩn để pháo bắn, cái này mà gặp phải phục kích thì mệt lám đây các bác nhỉ?
  6. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Một câu chuyện cảm động của các bác ĐC nhà ta...
    Một triết lý lĩnh trận

    Tức là thứ lính buộc phải nếm trải, thẩm thấu đến tận cùng mọi vui buồn, hiểm nguy, đói khát, tật bệnh, chết chóc, hy vọng và tuyệt vọng, mà đối với một con người là quá sức chịu đựng. Trong đó, có lẽ sắc lính đặc công là điển hình nhất cho sự chịu đựng này. Bởi, với đặc thù binh chủng độc đáo của mình, hình thái tác chiến của họ rất cô đơn, khốc liệt và lầm lũi. Họ là những đứa con của đêm, nương vào bóng đêm, bôi đen thân thể như đêm, đánh vào giấc ngủ đêm của kẻ thù để thực hiện hành vi lấy rất ít thắng rất nhiều, lấy một tập mà thắng cường lực. Bởi đặc công là đánh như không đánh gì, bò như không bò gì, mặc như không mặc gì và nếu có chết thì cũng như không chết gì. Họ tan hòa vào thiên nhiên, tan hòa vào đất đai cây cỏ để làm nên những trận địa chiến kinh hoàng. Để rồi trong cả cuộc chiến tranh dài dặc, họ bỗng nhiên được nhân dân yêu mến mà coi họ như một đội quân nhuốm màu huyền thoại phiêu linh.
    Thời còn bám trụ ở vùng sông Sài Gòn, tôi có chơi thăn với hai người bạn. Người thứ nhất là một sĩ quan đặc công khô cao ráo, đẹp trai, hát hay, làm thơ được, quê Hải Phòng, Sinh viên trường mỏ năm thứ nhất, vốn con nhà khá giả, có thế lực, nhưng lại tình nguyện cắt máu viết đơn xin vào chiến trường. Cậu ta đi đến đâu là các cô du kích, pháo binh, giao liên, y tế... xôn xao, hầm hứ đến đó. Người thứ hai là đội trưởng đặc công nước. Tên và người đều nặng chịch như nhau. Cao một thước năm nhăm nhưng lại nặng những 65 cân, thân thể vâm vam, cơ bắp căng nhức, đen thui, răng vẩu, tóc rễ tre, tiếng nói khàn đục như lúc nào cũng ục lên từ trong lòng nước, văn hóa do nhà nghèo nên mới hết có lớp bốn.
    Hai người trái ngược nhau về hình hài bao nhiêu thì mối thân tình lại sâu nặng bấy nhiêu, như một sự bổ sung của các phạm trù đối lập không thể tách rời ra được. Họ thân nhau đến nỗi, chàng Khô đã buộc phải khước từ tình cảm đau đáu của một nữ y sĩ đẹp nhất đặc khu chỉ vì biết rằng bạn mình, anh chàng Nước cục mịch ấy cũng đang thầm yêu nhớ vụng nàng nhưng tự ti không dám nói ra và tất nhiên là cũng không có chút tín hiệu phản hồi nào gọi là. Còn chàng Nước, cũng thương bạn đến nỗi, trong một lần liên minh đột ấp chẳng may thể nào chàng Khô để rơi lại chiếc đèn Pin ngoéo khiến cho sáng hôm sau thám báo mò đến tận cửa rừng làm tan hoang một trận, với sự tan hoang này tất nhiên chàng Khô sẽ bị kiểm điểm nghiêm khắc nhưng chàng Nước lại đứng ra nhận thay và trừng mắt cấm bạn không được mở mồm chỉ với một lý do: "Tao chân đất mắt toét, cùng lắm là làm đến đại đội trưởng là kịch, còn mày, với tất cả những gì có ở mày, mày còn có thể tiến xa. Mày tiến là tao tiến, hiểu chửa?".
    Tôi đã được chứng kiến một buổi chia tay của họ trước giờ đi chiến đấu. Rất cảm động và cũng thật cao thượng. Sông Sài Gòn chiều chiến tranh hiu hắt buồn. Tiếng bìm bịp, tiếng tắc kè kêu khan như đánh thức tất thảy những khao khát bình yên trong lòng dạ con người trỗi dậy. Chàng đặc công Khô thì thương chàng đặc công thuỷ đêm nay chỉ trần thân với nước mà chẳng có mẩu đất đai cây cối gì che chở để rồi nếu chẳng may trúng một trái da láng lại nổi phềnh lên như cá chết, rõ tội!
    Ngược lại chàng nước lại thương chàng khô không có được bao quanh, cứ trơ thân cụ ra trên mặt đất, lộ một cái là cả gan ruột phổi phèo đều văng giắt lên hàng rào gai ráo trọi, đến khổ! Hai thăng đặc công, hai thằng cởi trần chẳng biết sau đêm nay có còn sống mà trở về không lại cứ mải thương nhau trong khi các cô du kích có nước da xanh mầu lá rừng lại đứng lấp ló ở cửa hầm nhìn ra thương cả hai người, tất nhiên là thương chàng khô kia có nhinh nhỉnh hơn một tý.
    Rồi sáng hôm sau họ cũng về được cả, may thế, râu ria tóc tai phờ phạc như ở tù chung thân ra nhưng đôi mắt lại có ánh rạng đông hắt vào. Và tình bạn của chúng tôi, của họ sẽ cứ thế kéo dài theo trận mạc, càng gian khó càng bền chặt nếu như không đụng phải trận càn hủy diệt cấp chiến đoàn của đối phương hôm ấy. Ghê gớm thay là binh hỏa lực của bọn nhà giàu. Cả ngàn trái pháo cối nã vào một cục rừng chỉ vỏn vẹn có vài ngàn mét vuông, vài chục con người chứ không ít hơn. Rồi máy bay, rồi xe tăng, rồi giang thuyền, cứ sôi sủi lên như đến ngày tận thế. Trụ được đến ngày thứ hai thì anh chàng Khô bị thương. Chả biết vết thương vào đầu có nặng không, nhưng thương bạn, chàng Nước nhân danh chỉ huy chung cứ nhất quyết bắt bạn phải lui về trạm phẫu phía sau để điều trị.
    Rồi khói lửa chiến tranh cũng lụi tàn. Thời hậu chiến, như tất thảy mọi người, tôi cũng phải lao vào cuộc mưu sinh tần tảo và không kém phần khốc liệt để tồn tại, thành thử những kỷ niệm về bạn bê một thời cũng dần dần quên lãng. Thi thoảng vào lúc rảnh rỗi, ngồi buồn, tôi cũng có chút lẩn mẩn hình dung ra nếu cả hai đứa nó còn sống thì dứt khoát mỗi đứa sẽ có một hoàn cánh rất khác biệt nhau. Thằng Nước, thôi thì cứ tạm gọi như thế, văn hóa đã thấp, nói năng hì giật cục, lại thêm cái án kỷ luật, nếu còn sống chắc cuộc đời cũng chả ra gì, may lắm cũng chỉ có thể trở về cái cảnh nông phu một nắng hai sương trên đồng ruộng chiêm trũng của hắn. Còn Khô, chắc chắn là ngon lành quá xá rồi. Con ông cháu cha, chiến tranh không có tì vết, lại được cho đi đào tạo tức là số phận đã được chấm, gì chứ một chức quan đầu huyện, đầu tỉnh hay một cái danh xưng Giám đốc, Tổng Giám đốc gì đó là dứt khoát nằm trong tầm tay. Còn tôi, tôi ở giữa, tức là vừa cớ cái này vừa có cái kia, vừa may mắn vừa bất hạnh, tôi là hiệu số của hai thằng bạn chiến hữu cộng lại chia đôi.
    Nói cho đúng cũng đã có đôi bận tôi thử dò hỏi tin tức chúng nó, dẫu gì cũng có một thời điếu thuốc rê chia ba, xem có thằng nào ngã xuống không và nếu không ngã thì bây giờ cuộc sống ra sao, nhưng rồi cũng chả nhận được câu trả lời nào rạch ròi, có đầu có cuối cả. Thì thôi.
    Và sẽ thôi thật, thôi như một kẻ vô tâm vô tình nếu như đêm hôm đó, một đêm mưa lạnh thấu xương cái chuông cửa hoen gỉ nhà tôi bỗng không kêu réo lên như bị chọc tiết. Ai thế nhỉ? Ai lại dẫn xác đến vào giờ oái oăm này nhỉ? Rách việc!... Cánh cửa vừa mở ra, cùng với một luồng gió tê buốt thốc vào là hai hình người nhìn dị hợm như hai hình nhân hiện ra sừng sũng, đen ngòm, ướt rượt. Dưới ánh sáng nhá nhem đèn đường, thoáng nhận ra một hình nhân cao một hình nhân thấp. Cả hai chỉ đứng nhìn tôi lom lom không nói gì, hai đốm sáng trong hai hốc mát tối om cứ xanh lét lên. Chết cha, tôi nổi da gà, phải chăng những kẻ bị ăn đạn của tôi ở chiến tuyến bên kia đang hóa thành hồn ma bóng quê tìm đến tôi đòi nợ? Theo bản năng, tôi định ập nhanh cửa vào thì một tiếng cười bật lên, tiếng cười quen lắm, cái thứ tiếng như ục lên từ dưới bùn, tiếng cười của thằng Nước!... Liền sau đó là một tiếng nói cũng rất quen, êm ru, bổng trầm như hát, tiếng nói của thằng Khô: "Thì cứ cho bạn bè vào nhà cái đã, làm gì mà như trộm gặp ma thế này?". Đích thị rồi, đích thị là chúng nó rồi. Mừng quýnh quáng, tôi vội xô cả hai cái hình nhân ấy vào phòng. Đèn bật sáng. Bỗng sững người. Trước mắt tôi thằng Nước chỉ còn một chân và thằng Khô chỉ còn một mắt. Cả hai thằng nhìn đều vêu vao, già xọp hẳn đi, già như bố đẻ của hai thằng ngày trước, duy chỉ có cái miệng cười là vẫn thế, gần gũi, thân thuộc đến ấm lòng.
    Sau giải phóng, Nước kể, tao không về quê về làm gì trong khi chả có cái quái gì hết ngoài cái án kỷ luật thêm ngượng, thế là quyết định ở lại kiếm một miếng đất trồng trọt thử chơi. Thì cũng là kiếm kế mưu sinh cho qua ngày thôi chứ cuộc đời lỡ cỡ thì còn thiết gì nữa. Nhưng rồi làm miết thấy ham, thấy đất đai, của nả bắt đầu sinh sôi đáo để. Quyết định xin đất mở rộng thêm. Rộng quá! Ngồi cả trăm hécta bát ngát chứ bỡn à, đang chưa biết tính sao thì thằng mắc dịch này xuất hiện, chỉ sang Khô, tưởng nó nhớ bạn tìm đến chơi, ai dè nó bảo sẽ ở lại luôn và sẽ cùng dồn công sức vào mảnh đất màu mỡ này.
    Khô cười, vẫn cái cười chết gái như năm nào: "Chắc mày lại định hỏi tại sao tao lại đến nó chứ gì? Cuộc đời nó hoàn toàn không giống với nhũng gì trong cái đầu cánh viết lách tụi mày tưởng tượng đâu. Tao đến vì tao nhớ nó, ơn nó, lại biết nó còn sống. Ơn ư? Chính vì cái vết thương gãi ghẻ hôm ấy nhưng đã được nó, chỉ sang Nước, nống lên và nhất quyết bắt tao về phía sau nên tao mới có cơ sống sót. Thì vẫn là câu nói nghe đã phát chán: Chiến tranh còn dài, mày đáng sống hơn tao. Thì sống. Đồng đội cho sống thì sống. Nhưng sống rồi mới thấy mình hèn, mình bỏ bạn vào lúc cần nhau nhất. Thế là đi nước ngoài về, làm mấy năm trong một Viện nghiên cứu sang trọng, chán, tao bỏ đi tìm nó như tìm về một phần đời của chính mình. Đơn giản thế thôi. Tôi hỏi, vậy cái con mắt biến mất kia là thế nào? Là do một tin đánh nhau, Khô trả lời tỉnh queo, với bọn lâm tặc đang đêm đột nhập vào trang trại.
    Đơn giản thế thôi. Trong khẩu khí đã có phần phớt đời lãng tử của hắn, tôi như nhìn thấy một triết lý nhân sinh: Chiến tranh ư? Hòa bình ư? Danh vọng hay tiền bạc ư? Đối với những thằng lính đều là phù du hết. Bởi lẽ cái có nghĩa nhất là mạng sống mà họ cũng chả tiếc thì ba cái thứ kia phỏng có là gì. Và nếu có là gì thì cái đó chính là nghĩa tình tử sinh ăm ắp với nhau ở đời.

    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luan-Ly/Mot_triet_ly_linh_tran/
  7. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    OK. Ý em là trinh sát pháo không thuộc nhóm hay phải đánh nhau bằng võ như các sắc lính kia.
  9. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Trinh sát nào cũng vậy thôi,đang mò mò mẫm mẫm mà lỡ bị lộ 1 phát thì thằng nào cũng đánh đấm hết
    Được dungsamtien sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 18/04/2007
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nhưng trinh sát kia nhiều khi còn phải chủ động đánh để tóm tù binh bác ạ.

Chia sẻ trang này