1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc công Việt Nam - Bí mật, bất ngờ, luồn sâu đánh hiểm

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 26/09/2014.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Ở gần nhà mình có 2 bác từng đi lính đánh tầu về kể ngày đó bọn tả tả nó đông như quân Nguyên nội việc nhìn thấy chúng tràn lên thôi cũng đủ hãi rồi chứ đừng chém đến việc đứng đối đầu với chúng...Phải công nhận ngày đó các cụ nhà ta rất dũng cảm khi dám đứng chặn đánh bọn ấy...:confused:
    Về sau trung đội của bác ấy cũng nhiều người loạn thần kinh khi nhìn thấy quá nhiều xác người nằm chất đống lên nhau như thế (hồi đánh ĐBP chưa chắc gặp những trận xác người nằm xếp lớp như vậy) :oops:
    Còn những ai dám tự tin bảo mình cảm thấy "sung sướng,tự hào" khi giết người,thì xin lỗi...anh không còn là người nữa rồi dù anh có biện minh dưới bất kỳ hình thức gì đi nữa ...
    Còn vụ tiêm thuốc gì đó cho ĐC thì tào lao đồn thổi...:mad:
  2. Haicuhanh

    Haicuhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2014
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    4
    Đề nghị bác @ Triumf bớt chút thời gian viết tiếp bài, không chơi kiểu nhỏ giọt. Từ bài này tôi sớt thêm ra trận Ubon năm 1968 và trận U - tapao năm 1972 nữa là sao ? Mong các pro chỉ giúp !
    P/s : Đã không còn là bí mật nữa thì mong các bác Việt ngữ luôn các mật danh cho anh em không biết đỡ phải loay hoay. Thanks
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tiếp

    Được lệnh, cả tổ lên đường, lúc này đang là mùa mưa, nước ngập mênh mông, có những đoạn hành lang của đơn vị phải đi qua chỗ có nước sâu hàng mét. Sau 19 ngày đêm liên tục lội nước, luồn rừng, toàn tổ tới vị trí tập kết cách sân bay khoảng 2 giờ đi bộ, triển khai đào hầm. Cả tổ tập trung đào đến gần sáng thì hoàn thành, mọi người xuống hầm nghỉ ngơi chờ tối. 18 giờ ngày 26 tháng 7, tổ rời vị trí tập kết, bí mật vận động vào mục tiêu để trinh sát, đến gần sáng ngày 27 tháng 7 lại trở về vị trí tập kết để ẩn nấp và hoàn chỉnh kế hoạch chiến đấu.

    17 giờ ngày 27 tháng 7, tổ xuất phát đi đánh mục tiêu. Sau 3 giờ đội mưa, vận động trong đêm tối, đường trơn như đổ mỡ, cả tổ phải vất vả lắm mới vào đến hàng rào ngoài cùng và bắt đầu khắc phục vật cản, vào đến hàng rào thứ hai phát hiện một lính Mỹ có cả chó đang canh gác chặn ngay phía trước, tổ phải vòng sang bên phải khoảng 15 mét tiếp tục chui rào vào bên trong, vượt qua bãi trống và vượt qua đường băng, tiềm nhập vào khu máy bay vận tải. Tại đây, ta nhìn thấy bãi đỗ máy bay phản lực cách đó khoảng 200 mét về phía nam, nhưng lúc này trong sân bay đèn sáng như ban ngày, ta không thể tiếp tục tiềm nhập. Tổ hội ý thống nhất chỉ đánh máy bay vận tải và cụm ra-đa, đồng chí Vinh cảnh giới, yểm trợ cho 2 đồng chí Thứ và Hồng đặt mìn nổ chậm vào mục tiêu, đặt xong ra ngay. Ra cách cửa mở khoảng 30 mét lại gặp một lính Mỹ dắt chó đứng ngay trước mặt (có lẽ tên này thay đổi vị trí gác), trong tích tắc đồng chí Vinh nổ súng diệt cả tên lính Mỹ lẫn chó, rồi nhanh chóng rời khỏi sân bay ra vị trí tập kết và vượt song vào sâu trong rừng ngay trong đêm để tránh địch truy đuổi Kết quả: phá hủy 2 máy bay vận tải, 1 cụm ra-đa; diệt một lính Mỹ và một chó.


    Tuy trận đánh chưa đúng ý định, chưa trúng máy bay phản lực và hiệu suất chiến đấu cũng chưa thật cao nhưng ta đã thực hiện đúng theo kế hoạch, phá hủy được phương tiện chiến tranh của địch, cổ vũ được tinh thần của bộ đội hăng hái công tác và chiến đấu, quyết tâm giành thắng lợi lớn hơn trong những trận đánh tiếp theo. Đây là chiến công đầu diệt được địch của lực lượng đặc công biệt động tác chiến ở ngoại biên phía Tây. Qua trận đánh này, đơn vị cũng rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho cả chỉ huy và phân đội về công tác tổ chức cũng như thực hành chiến đấu trong vùng sâu.

    Nhằm bám đánh sân bay được liên tục, đồng chí Trần Thế Lại được đơn vị S76 cử quay lại thành phố UB cùng đồng chí Bùi Văn Phương đang hoạt động tại địa bàn tổ chức nắm lại tình hình trong sân bay. Sau khi nghiên cứu nắm được một số tình hình, tháng 12 năm 1969, đồng chí Lại ra báo cáo cho biết, từ khi bị ta tiến công lần thứ hai (7.1969), địch đã phòng thủ sân bay cẩn mật hơn, hệ thống công sự, vật cản được tăng cường cả độ vừng chắc và tính hiểm hóc, bố trí thêm hệ thống chiếu sáng và các phương tiện nghe nhìn hiện đại, xây dựng thêm nhiều chòi canh, vọng gác... Đồng thời kiểm soát nhân dân xung quanh sân bay chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, với đặc điểm sân bay luôn ồn ào, hoạt động tuần tra, canh gác lặp đi lặp lại triền miên, binh lính căng thẳng, mệt mỏi, hơn nữa là sau một thời gian tương đối dài không thấy xuất hiện dấu hiệu nào đe dọa đến an ninh, nên địch cũng đã có phần chủ quan, sơ hở. Hành lang bàn đạp của ta vẫn an toàn, vững chắc, nếu ta trinh sát nắm thật chắc tình hình bên trong sân bay thì vẫn có thể tổ chức đánh tiếp được.

    Trên cơ sở phân tích những nét cơ bản về tình hình sân bay, đơn vị quyết định đánh T99 lần thứ ba với ý định chiến đấu được dự kiến là đánh bằng phương pháp phá hủy bí mật, nhưng quá trình tiềm nhập bị lộ thì thọc sâu chiến đấu Điều này thể hiện ý chí quyết tâm của đơn vị rất cao. Lực lượng tham gia trận đánh có 8 người, tổ chức thành một mũi chia làm 3 tổ, do đồng chí Mai Văn Mậu chỉ huy chung. Tổ 1 có hai đồng chí Mai Văn Mậu và Trần Thế Lại, nhưng đồng chí Lại có nhiệm vụ chỉ vào đến vị trí tập kết, rồi vào ngay thành phố để bắt liên lạc và giao nhiệm vụ cho đồng chí Bùi Văn Phương tham gia chiến đấu trận này. Tổ 2 có bốn người do đồng chí Vinh phụ trách, đánh máy bay. Tổ 3 có hai người do đồng chí Dung phụ trách, đánh kho xăng.

    Sau khi điện báo cáo Bộ tư lệnh, anh em lên đường, mặc dù đường xa, mang vác nặng, nhưng đang là mùa khô, hành quân có thuận lợi hơn, chỉ sau 12 ngày đêm cả mũi đã đến vị trí tập kết cạnh một đầm nước lớn cách sân bay khoảng 2 giờ đi bộ. Đêm 12 tháng 1 năm 1970, đồng chí Phương từ thành phố ra đón cán bộ chỉ huy tổ, mũi vào trinh sát mục tiêu, rạng sáng ngày 13 tháng 1, toán trinh sát về vị trí tập kết ẩn nấp và hoàn chỉnh phương án chiến đấu Đêm 13 tháng 1, thực hành chiến đấu, hai đồng chí Mậu và Phương vào đến hàng rào, quay ra hầm bí mật ở vị trí tập kết, các tổ 2 và 3 khắc phục vật cản để luồn vào bên trong, khi đến hàng rào cuối cùng, tổ đánh kho xăng bị lộ, đồng chí Vinh bị thương vào cánh tay không thể trườn vào được phải quay ra. Lập tức ngay sau đó tổ đánh máy bay cũng bị lộ, địch bắn chặn dữ dội, nhưng theo kế hoạch chiến đấu đã hiệp đồng cả 5 đồng chí kiên quyết thọc sâu, hướng thẳng mục tiêu táo bạo xông lên. Song, vì quãng đường thọc sâu từ cửa mở đến mục tiêu còn quá xa, lại trống trải, đạn địch bắn xối xả, cả 5 đồng chí đã anh dũng hy sinh ngay tại sân bay. Còn đồng chí Vinh cố lết ra khỏi sân bay, dừng lại tự xử lý vết thương, rồi ra đến vị trí tập kết được các đồng chí Mậu và Phương đưa về căn cứ.

    Trận đánh không thành công lại thương vong lớn, có thể được coi là lớn nhất đối với lực lượng đặc công biệt động ở phía Tây kể từ khi bước vào hoạt động đến thời điểm này. Nguyên nhân của nó đã được đơn vị nghiêm khắc kiểm điểm, thống nhất kết luận là do nắm tình hình mục tiêu không chắc, nhất là sau lần bị tập kích hồi tháng 7 năm 1969, địch đã có những thay đổi lớn về thủ đoạn và biện pháp đối phó. Nhưng, ta trinh sát mục tiêu để hoàn chỉnh phương án chiến đấu chỉ dừng lại ở hàng rào ngoài cùng, không vào trinh sát bên trong, không thực hiện được yêu cầu "mắt thấy, tai nghe, tay sờ” do đó đã không nắm được những thay đổi của địch một cách cụ thể, hoàn toàn không biết những hoả điểm ngầm, những ổ đề kháng và các vị trí canh gác bí mật địch mới tổ chức. Nếu trinh sát mục tiêu được thực hiện chu đáo, có kết quả cụ thể, thiết thực thì phương án thực hiện trận đánh đã được điều chỉnh phù hợp, có thể thay đổi mục tiêu, hướng, đường đột nhập, thậm chí có thể tạm hoãn trận đánh để chuẩn bị cho trận khác với cách đánh khác, tối ưu hơn thì chắc chắn kết quả sẽ khác nhiều so với trận đánh này.


    (Còn tiếp)

    Không phải tớ cố ý giữ bí mật làm gì, nhưng mà sách nó ghi thế nào thì mình đưa y nguyên thế ấy.

    Chú giải của Triumf:
    T90 (UT): là mật danh căn cứ không quân Utapao Thái Lan.
    T99 (UB): là mật danh căn cứ không quân Ubon Thái Lan.
    UĐ: căn cứ không quân Uđon
  4. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    Cái vụ đánh Utapao này có hai bên đều tuyên bố là chiến công của mình, hehe.
  5. matcua3

    matcua3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2011
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    496
    À, chắc là bên Cục 2 cũng nhận, mà binh chủng Đặc công cũng nhận nhỉ? Bên nào cũng có lí. Mà theo em thì phải có sự kết hợp mới có được chiến công đó. Tình báo nằm vùng nắm thông tin, đặc công sang chiến. Vậy thì cả 2 đều có công mà, nhẩy?
  6. hoadaols

    hoadaols Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    203
    Tâm thần hay không là do thần kinh vững hay không. Đời thường cũng vậy, nhiều tay hổ báo cáo chồn nhưng khi gặp sự việc nào đó căng thẳng 1 chút thì run cầm cập, mồ hôi túa ra như tắm. Tóm lại là cái cơ chế sinh học nó vậy, rơi vào ai thì người đó phải chịu.
    Nói đặc công giết nhiều người thì cũng không phải, không đúng tính chất công việc đặc biệt của họ.
  7. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    Đúng vậy. Nên là lịch sử truyền thống của hai bên đều nhận chiến công lớn về phần mình. :-D
  8. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.953
    Đã được thích:
    481
    nói cách khác chuẩn hơn là phá hủy sinh lực địch xe máy phương tiện kỹ thuật và con người ... thường nghĩ cơ bản là giết người ...:cool:
    đặc công biệt động đâu phải đặc công chuyên nghiêp được (chưa nói về kỹ năng mà nói về hình thể cơ gân xương thì dân pro ghê hơn nhiều)... hồi mậ.u thâ.n 68 oánh đại sứ quán Mỹ thiệt hại 99% đó ...
    Tớ là rất khoái đặc công, đọc nhiều về đặc công rừng sác đoàn 10 thôi, còn đặc công cửa Việt hay đặc công oánh tiếp cận tay bo chơi dao pác chung hi Mẽo Ngụy ... thì hình như chưa được xoi ... bác trùm xì ra thêm đê ... thánh bác:-D ...:rolleyes:
  9. DANTVAG

    DANTVAG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2014
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    13
    Đoàn 74, 94 và K3 mà tiền thân của nó là Trung đoàn trinh sát đặc nhiệm 73 chiến đấu tại chiến trường CPC cùng với Trung đoàn trinh sát kỹ thuật 72 và Đoàn 817 (Cục 12 hiện nay) thuộc C2-BTTM nay là TC2. Hiện nay, Đoàn 74 đóng ở Tây Nguyên, Đoàn 94 ở Bình Dương và Đoàn K3 ở Hà Nội. Nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ cán bộ cấp cao của Đảng và nhà nước, trinh sát theo dõi bắt giữ, chống khủng bố... Năm 2013, mình đi công tác từ Daklak về tính ghé thăm anh bạn công tác ở Đoàn 94 nhưng anh ấy bận đưa đơn vị đi diễn tập thực binh ở Phú Giáo nên hẹn lại dịp khác.
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tiếp
    Do yêu cầu giữ bí mật, ngày 7 tháng 11 năm 1970, Đoàn S76 được đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 1A. Bộ tư lệnh Binh chủng điều đồng chí Nguyễn Thanh Tùng sang làm Tiểu đoàn trưởng thay đồng chí Mai Văn Mậu về nước do yếu sức khoẻ. Đồng chí Lê Toàn - nguyên Chính trị viên Đoàn S76 tiếp tục giữ chức chính trị viên Tiểu đoàn 1A.

    Lực lượng của Tiểu đoàn lúc này có 2 đội chiến đấu, một đội hậu cứ và một phân đội trinh sát. Đội S56 hoạt động tác chiến trong nội địa nước bạn, Đội S48 hoạt động tác chiến ngoại biên, bám đánh các sân bay UB (T99) và UT (T90). Đội S48 tổ chức thành 3 phân đội, đó là Phân đội 1 chuyên về công tác hành lang, bàn đạp; Phân đội 2 chiến đấu; Phân đội 3 làm dự bị cơ động.

    ...........


    Đồng thời với đánh địch trong nội địa nước bạn, Tiểu đoàn 1a cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động bám nắm mục tiêu, khẩn trương tiến hành mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng tiến công các sân bay quân sự lớn của Mỹ trên đất X. Theo chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu và Bộ tư lệnh Binh chủng Đặc công, mục tiêu tiến công của đơn vị lần này là sân bay T90. Đây là một sân bay quân sự được xây dựng từ năm 1952 tại một tỉnh ven biển miền Trung của X còn có tên gọi là sân bay UT, năm 1968, quân đội Mỹ đầu tư xây dựng thành một căn cứ không quân chiến lược để sử dụng trong chiến lược quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Trước mắt, sân bay được sử dụng cho máy bay chiến lược B52 của Mỹ xuất phát đi đánh phá Việt Nam và Lào, đặc biệt là trong mưu đồ dùng sức mạnh quân sự để gây sức ép với ta tại Hội nghị Pa-ri, Mỹ sẽ sử dụng sân bay này làm nơi xuất phát của không lực Hoa Kỳ đi đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Sân bay cách căn cứ của Tiểu đoàn hàng nghìn ki-lô-mét, lại được bảo vệ rất cẩn mật bằng nhiều tầng, nhiều tuyến với nhiều lực lượng cả quân đội Mỹ lẫn quân đội của X. Ta không thể sử dụng lực lượng từ căn cứ vào đánh, mà phải sử dụng lực lượng nhỏ đang hoạt động "hợp pháp" tại chỗ mới có điều kiện tiếp cận, điều nghiên và tiến công mục tiêu.

    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này