1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc công Việt Nam - Bí mật, bất ngờ, luồn sâu đánh hiểm

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 26/09/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tiếp
    Để rút ngắn cự ly đường hành lang từ căn cứ đến khu vực mục tiêu và bảo đảm cho việc chỉ huy được trực tiếp, cuối tháng 8, Đoàn tổ chức một đội gồm 10 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Đào Đức Hạnh - Đoàn trưởng chỉ huy vượt biên giới, luồn rừng bí mật vào đứng chân tại một căn cứ của lực lượng cách mạng X (căn cứ 07). Khi gần tới căn cứ, các đồng chí Chương, Mão và một người của lực lượng cách mạng X tên là Phôm-nít dẫn đường quay lại để đón hai đồng chí Vinh và Khuê ở phía sau vào bổ sung, nhưng không gặp hai đồng chí đó, chỉ đón được đồng chí Căn - quân y sĩ. Do hai người phía sau không lên được, để thêm quân số chiến đấu, đồng chí Chương là người được tổ chức phái vào UĐ để xây dựng cơ sở, hoạt động điều nghiên nắm địa bàn, mục tiêu cũng được bổ sung ngay vào đơn vị để trực tiếp chiến đấu.

    Trong tháng 9 năm 1972, đơn vị tiến hành trinh sát tạo hành lang, bàn đạp từ căn cứ của lực lượng cách mạng X đến mục tiêu, xác định được vị trí tập kết và nắm được một số tình hình mục tiêu, chủ yếu là tình hình ngoại vi, xác định được đường, hướng đột nhập.

    Thực hiện chỉ thị của Tư lệnh binh chủng, đầu tháng 10, đơn vị cơ động vào vị trí tập kết, hoàn chỉnh mọi công tác chuẩn bị lần cuối để kịp thời tiến công phá hủy máy bay trước khi chúng xuất phát đi đánh phá miền Bắc Việt Nam nhằm gây sức ép với ta tại Hội nghị Pa-ri.

    Tại vị trí tập kết cuối cùng, ngày 1 tháng 10, đơn vị vận động tiếp cận mục tiêu. Đồng chí Hạnh và một số đồng chí ở lại vị trí tập kết, đồng chí Chương và anh Phôm-nít (người của lực lượng cách mạng X) đi trước dẫn đường, đồng thời làm nhiệm vụ cảnh giới phía trước, trường hợp bất ngờ gặp dân, không thể tránh được thì phải giữ lại để đảm bảo bí mật trận đánh. Cơ động trong lúc mưa to, gió lớn trời rất tối nên gần sáng ngày 2 tháng 10 mới tới được gần sân bay, đơn vị phải phân tán ra ẩn nấp chờ tối vào trinh sát mục tiêu. Lúc này, một vấn đề thực tế đặt ra đòi hỏi đơn vị phải cân nhắc xử lý; đó là theo nhiệm vụ chỉ huy Đoàn giao, sau khi trinh sát xong phải ra vị trí tập kết báo cáo kết quả, thống nhất phương án mới thực hành đánh nhưng đợi đêm trinh sát xong mới ra báo cáo thì sẽ mất thời cơ chiến đấu vì đường từ mục tiêu ra vị trí tập kết rất phức tạp và nguy hiểm, trinh sát xong có thể không đủ thời gian ra vị trí tập kết rồi quay vào mục tiêu để tiến hành trận đánh. Cuối cùng, anh em bàn bạc, thống nhất để một bộ phận ở lại trinh sát mục tiêu. Cử các đồng chí Kính, Xướng, Chương và anh Phôm-nít dẫn đường ra vị trí tập kết báo cáo, lấy thêm vũ khí rồi quay vào đúng lúc mục tiêu được trinh sát xong là thực hành tiến công luôn. Sau khi nghe đồng chí Chương báo cáo tình hình và kế hoạch chiến đấu dự kiến của Đội là vận dụng phương pháp phá hủy bí mật bằng mìn nổ chậm, nếu bị lộ chuyển sang đánh nổ ngay. Lực lượng sử dụng 8 đồng chí chia thành 3 tổ Trong đó, tổ mở cửa và bảo vệ cửa mở 2 đồng chí; tổ đánh phá máy bay 4 đồng chí và tổ đánh kho xăng 2 đồng chí. Chỉ huy Đoàn nhất trí phương án của Đội và giữ đồng chí Chương ở lại vị trí tập kết. Hai đồng chí Kính và Xướng quay lại mục tiêu bắt liên lạc với bộ phận trinh sát, thống nhất lại phương án lần cuối rồi thực hành trận đánh.

    Tối 2 rạng ngày 3 tháng 10, hai tổ chiến đấu tiềm nhập vào sân bay, tổ mở cửa triển khai bảo vệ đầu cầu và chờ đón hai tổ chiến đấu. Theo hiệp đồng, sau khi cài, đặt lượng nổ, mìn hẹn giờ vào mục tiêu xong, cả hai tổ phải ra ngay để kịp rời khỏi sân bay trước khi trời sáng nhằm tránh thương vong khi lượng nổ, mìn phát tác và tránh địch truy đuổi. Nhưng tổ mở cửa chờ mãi không thấy hai tổ chiến đấu bên trong ra, trong khi đó đã quá giờ hiệp đồng và trời cũng sắp sáng.

    Trước diễn biến đó, tổ bảo vệ cửa mở triển khai ém gần hơn vào các mục tiêu ở đầu cầu, sẵn sàng tiêu diệt để tạo điều kiện cho tổ đánh sân bay rút ra, nhưng chờ mãi không thấy. Cuối cùng tổ bảo vệ cửa mở phải rút vì trời bắt đầu sáng, nếu tiếp tục chờ sẽ phát sinh tình huống khác, bất lợi thêm. Ra tới ngoài, cách mục tiêu khá xa vẫn nghe tiếng súng nổ liên hồi. Lúc này, tại vị trí tập kết, chỉ huy trận đánh nóng lòng chờ đón tiếng nổ nhưng mãi không thấy động tĩnh gì. Chờ tới 10 giờ ngày 3 tháng 10, tổ đánh kho xăng và tổ mở cửa gồm các đồng chí Cấp, Tăng, Túc, Khải về đến vị trí tập kết, còn tổ đánh máy bay gồm các đồng chí Nga, Kính, Lãm, Xướng chưa ra được. Chỉ huy trận đánh đã cử đồng chí Chương và anh Phôm-nít cải trang thành thường dân quay lại mục tiêu tìm kiếm các đồng chí chưa ra được. Hai người đã vào sát hàng rào, gần vị trí cửa mở nhưng cũng không thấy ai và không nắm được thêm tình hình gì.

    Kết quả trận đánh, ngay sau khi trận đánh kết thúc, ta chưa biết được kết quả cụ thể. Sau một thời gian khá dài, thông qua các nguồn thông tin nhiều chiều kết hợp với tin của cơ sở, ta mới biết được 3 đồng chí Phan Xuân Kính, Phạm Văn Lãm và Vũ Công Xướng hy sinh ngay tại sân bay; đồng chí Nguyễn Khắc Nga bị thương nặng và bị bắt. Về phía địch có hàng chục máy bay bị phá hủy. Ngoài ra, không biết được gì thêm do thông tin bị địch bưng bít. Trận đánh được thực hiện đúng thời cơ, đánh trúng mục tiêu. Đơn vị được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhì và được đề nghị tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 7 cán bộ, chiến sĩ được thưởng Huân chương Chiến công.
    (Còn tiếp)
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tiếp theo và hết
    Trên hướng hoạt động và tác chiến của Tiểu đoàn 1a vào thời điểm này gặp rất nhiều khó khăn, sân bay T99 (UB) bị tiến công nhiều lần, địch đã tăng cường bảo vệ an ninh bằng nhiều biện pháp. Trong đó, chống đột nhập phá hoại được chúng đặc biệt coi trọng, tăng cường thêm lực lượng bảo vệ trực tiếp, tổ chức thêm nhiều vọng gác mới, có cả những vị trí gác bí mật ngay tại hàng rào; bố trí thêm hệ thống vật cản, tăng tính phức tạp và hiểm hóc kết hợp với hệ thống chiếu sáng nhiều và mạnh... Do vậy, ta khó có thể đột nhập vào mục tiêu thực hiên trận đánh như những năm trước đây. Nhưng với tinh thần cách mạng tiến công, nung nấu ý chí quyết tâm phải phá hủy phương tiện chiến tranh của địch càng nhiều càng tốt, cán bộ, chiến sĩ đặc công biệt động phía Tây đã không chịu bó tay trước những thủ đoạn đối phó mới của địch. Cách đánh tập kích hoả lực được lãnh đạo, chỉ huy Tiểu đoàn đưa ra nghiên cứu, bàn bạc và quyết tâm vận dụng. Song một thực tế rất khó khăn đặt ra đối với Tiểu đoàn lúc này là trong tay chỉ có một số súng bộ binh, còn lại các loại mìn, thủ pháo... không có bất kỳ loại vũ khí nào thích hợp cho trận tập kích hoả lực.

    Trước tình hình đó, đồng chí Lê Toàn - Chính trị viên Tiểu đoàn cùng đồng chí Nguyễn Bá Do và một số đồng chí khác đã bí mật sang K gặp Bộ tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam đề nghị chi viện vũ khí. Tại đây, đồng chí Đồng Văn Cống - Tư lệnh mặt trận, người rất tâm huyết với Bộ đội Đặc công và cách đánh đặc công trên các chiến trường, đồng chí phấn khởi biểu dương tinh thần chủ động, sang tạo trong hoạt động và tác chiến của lực lượng đặc công biệt động phía Tây và quyết định cấp ngay vũ khí theo đề nghị của Tiểu đoàn la. Số vũ khí này gồm 2 súng cối 82 mi-li-mét, 2 cơ số đạn, 200 thủ pháo tay và một số vật chất chiến đấu khác được xếp lên 13 xe bò do đồng chí Nguyễn Bá Do phụ trách tổ áp tải vận chuyển về căn cứ của Tiểu đoàn. Khi về gần tới biên giới bị lực lượng biên phòng K chặn lại, đòi thu toàn bộ vũ khí, ta phải nhờ đến Tỉnh đội của bạn can thiệp, số vũ khí này mới được giải quyết cho qua biên giới, sau đó lại phải ngụy trang, nghi trang luồn lách qua nhiều khu vực có các lực lượng *********, thổ phỉ hoạt động. Cuối cùng, phải vất vả lắm số vũ khí này mới đưa được về đến căn cứ, đây cũng là một chiến công về ý chí, tinh thần, quyết tâm vượt qua mọi gian khổ và hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1A.

    Sau khi có vũ khí, Tiểu đoàn tổ chức thực hiện ngay trận đánh bằng phương pháp tập kích hoả lực, ngày 2 tháng 10, một đội của Tiểu đoàn gồm 27 người tổ chức thành hai bộ phận, trong đó bộ phận trực tiếp chiến đấu có 13 người, 1 súng cối 82 mi-li-mét, 40 quả trận, do đồng chí Nguyễn Công Mùi chỉ huy cơ động tiếp cận, tiến công sân bay T99 (UB) lần thứ 7. Đang là mùa mưa, hành quân mang vác nặng đi qua nhiều loại địa hình phức tạp trong điều kiện huấn luyện cũng đã vất vả, ở đây đơn vị lại hành quân chiến đấu phải bí mật luồn lách qua các tuyến bố trí của địch trong điều kiện mưa triền miên, nhiều đoạn hành lang ngập sâu trong nước lụt, anh em chỉ lo cốt sao bảo đảm được bí mật, giữ cho đạn dược khỏi bị ẩm ướt đã là cố gắng rất lớn, không còn quan tâm gì đến quần áo ướt, ăn gạo rang thiu mốc, uống nước đục cũng như nằm bờ rúc bụi ở những cung trạm tạm dừng. Khi gần tới mục tiêu thì đồng chí Hồi - Khẩu đội trưởng lại bị sốt cao không thể đi tiếp được, đơn vị phải cử hai chiến sĩ ở lại trông nom, quân số chiến đấu đã ít lại thiếu hụt thêm. Tuy vậy, anh em vẫn tiếp tục cơ động tiếp cận khu vực sân bay, bí mật triển khai trận địa và thực hành nổ súng chiến đấu theo kế hoạch; mặc dù đã rất cố gắng giữ gìn súng đạn nhưng vẫn có 5 quả không nổ do bị ẩm ướt, còn lại 35 quả nổ trúng mục tiêu, phá hỏng đài chỉ huy sân bay, xưởng sửa chữa và một số thiết bị của sân bay. Sau khi sử dụng hết số đạn mang theo, đơn vị đã nhanh chóng rời khỏi trận địa, chôn súng tại một địa điểm bí mật trên đường lui quân. Khi về gần tới biên giới, đơn vị lọt vào ổ phục kích của địch, 2 đồng chí hy sinh, 1 đồng chí bị bắt; 1 đồng chí ốm và 2 đồng chí được cử ở lại trông nom đang ẩn náu gần đó cũng bị địch lùng sục, phát hiện và bắn chết.

    Để mở thêm một hướng hoạt động khác, ngay từ đầu năm 1972, Bộ tư lệnh Binh chủng tổ chức một bộ phận do đồng chí Thêm phụ trách, vào miền Nam Việt Nam sang đứng chân tại một tỉnh ven biển thuộc đất K. Tháng 8, bộ phận này bắt đầu triển khai nhiệm vụ nghiên cứu mở hành lang cả trên biển và trên bộ vào X từ phía tây nam. Tháng 10, Bộ tư lệnh Binh chủng điều Đội S72 gồm 40 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn đặc công biệt động 1 do đồng chí Trần Thanh Trung chỉ huy hành quân từ Hà Nội sang K hoạt động trong địa bàn. Bộ phận đồng chí Thêm đã chuẩn bị trước, nhưng lúc này tình hình an ninh chính trị của K rất phức tạp, Việt kiều và những người cách mạng K chân chính bị bắt bớ, tàn sát; các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam thường bị tập kích, đánh lén; cán bộ, chiến sĩ ta bị bắt cóc, ám sát... rồi chúng đổ thừa do chiến tranh.

    Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Miền ra lệnh rút toàn bộ Đội S72 về để bảo toàn lực lượng. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Miền, Tư lệnh Binh chủng Đặc công đã cho rút toàn bộ lực lượng về miền và để lại một bộ phận, còn 20 người do Trần Thanh Trung chỉ huy tiếp tục hành quân sang Mặt trận phía Tây sáp nhập với Tiểu đoàn 1a.

    Sau gần 5 năm kiên trì bám địa bàn, mục tiêu và tổ chức nhiều trận đánh sâu trong hậu phương địch, lực lượng đặc công biệt động phía Tây đã phát huy cao tinh thần cách mạng tiến công, vượt qua mọi gian lao, nguy hiểm và hy sinh, xây dựng thành công hành lang bàn đạp bí mật từ vị trí đứng chân đến các mục tiêu được giao, xây dựng được cơ sở để tồn tại và hoạt động ngay trong lòng địch, từ đó tạo được thế bám địch và đánh địch trong thời gian dài. Đã tổ chức được các trận đánh đúng thời điểm, đúng ý định của trên và đánh trúng mục tiêu quan trọng có ý nghĩa chiến lược của địch. Những chiến công vang dội ở các sân bay T99 (UB), 372 (UĐ), T90 (UT),... do sức lực, trí tuệ, mồ hôi, xương máu của cán bộ, chiến sĩ đặc công biệt động phía Tây làm nên đã góp phần tô thắm thêm trang sử oanh liệt của Bộ đội Đặc công. Đó là niềm tự hào làm rạng rỡ truyền thống của đơn vị và của Binh chủng Đặc công được lưu truyền đến ngày nay và mãi mãi các thế hệ mai sau./.
    caheo999, ngo_tuanDuroDakovicM95Degman thích bài này.
  3. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.953
    Đã được thích:
    481
    CẢM ƠN BÁC TRÙM, BÁC MẦN TIẾP TÀI LIỆU ĐẶC CÔNG KHÁC ADD VÀO CHO XÔM TỤ TIẾP ... HY VỌNG BÁC MOI MOI ĐƯỢC NHIỀU THÔNG TIN HIT.
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Chuyện của người lính đặc công tàu ngầm
    Trong quân đội Việt Nam nói chung và Quân chủng Hải quân nói riêng có rất nhiều đơn vị thầm lặng, ít ai biết đến. Những người lính đặc biệt ấy là “quả đấm thép” trong tác chiến và trở thành nỗi kinh hoàng của kẻ địch.
    Một trong những đơn vị như vậy là Trung đoàn 196 – Quân chủng Hải quân, đóng quân gần 20 năm nay ở căn cứ Cam Ranh (Khánh Hòa).


    [​IMG]

    Trước khi thành lập Lữ đoàn tàu ngầm hiện đại 189 hiện nay, Việt Nam đã và đang tồn tại trung đoàn tàu ngầm đầu tiên. Lớp cán bộ, thủy thủ tàu ngầm thuộc Trung đoàn 196 được huấn luyện bài bản ở nước bạn từ sớm, là nền tảng xây dựng Lữ đoàn 189.

    Đơn vị này nhanh chóng làm chủ con tàu dưới biển sâu hiện đại nhất Hải quân Việt Nam hiện nay. Sau khi Lữ đoàn 189 ra đời, Trung đoàn 196 vẫn thực hiện các nhiệm vụ cũ và được phân công thêm nhiều nhiệm vụ mới.

    Đặc thù bí mật như vậy, nên doanh trại của đơn vị nằm sâu tít trong bán đảo Cam Ranh, đường đi xa lắc lơ. Không ít cán bộ chiến sĩ nhiều đơn vị hải quân trong căn cứ khi được hỏi đến phiên hiệu 196, đều lắc đầu: “Chưa nghe đến!”.

    Trung tá Trịnh Thăng Long, Trung đoàn phó quân sự Trung đoàn 196, nói với tôi: “Lực lượng đặc công tàu ngầm được huấn luyện trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt, có sức chịu đựng dẻo dai dưới mặt nước sâu, bơi biển đường dài rất tự tin, các bài võ của quân nhân cũng phải thuần thục!”.

    Ở 196 có những con tàu ngầm mi ni thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Từ những năm 80, những người đứng đầu quân đội, Quân chủng Hải quân đã tính đến việc trang bị vũ khí, khí tài đặc biệt và xây dựng lực lượng đặc biệt tinh nhuệ – đặc thù làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

    Khi đó, một số tàu ngầm mi ni sản xuất ở nước ngoài được trang bị cho Trung đoàn 196 và ngay lập tức được đưa vào hoạt động.

    Đơn cử như tàu ngầm mang số hiệu HQ-41 và HQ-42 chỉ nặng 75 tấn, vừa chở được đặc công tàu ngầm vừa mang vũ khí chống ngầm để tiêu diệt các mục tiêu di động – cố định. Ưu điểm của tàu này là nhỏ gọn, tránh bị đối phương phát hiện, chạy điện không gây ồn và nhất là có thể hành quân dài ngày trên biển.

    “Ra biển, nhìn qua màn hình ra đa trông nó không khác gì con cá heo. Động cơ lại rất êm, chỉ vo ve như chạy quạt điện nên dễ dàng tiếp cận mục tiêu, thả đặc công mang sẵn khí tài lặn di chuyển vũ khí đánh địch hoặc phóng ngư lôi tiêu diệt!”, trung tá Long kể vậy.

    Anh đúc rút: “Càng nhỏ càng khó phát hiện và kíp tàu ít người, dễ thao tác!”.

    Sát cánh cùng đặc công ngầm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn có những tàu nổi của hải quân. Đây là những tàu có tính năng đặc biệt, hiếm tàu mặt nước nào có được.

    Đại úy Phạm Anh Tuấn, thuyền trưởng một trong những con tàu hỗ trợ, cho biết đặc thù làm nhiệm vụ bí mật, tàu và người luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu nên có ở bờ cũng không khác gì đi biển.

    Thượng úy Lê Minh Hùng là nhân viên thông tin trên tàu hỗ trợ, Trung đoàn 196. Năm 1995, chàng trai quê Thanh Hóa nhập ngũ và được huấn luyện tại Đoàn 20 đặc công (Binh chủng Đặc công) đóng ở Thủy Nguyên, Hải Phòng.

    Do kết quả huấn luyện tốt, Hùng được cử đi học thông tin báo vụ tại Trường Sĩ quan đặc công. Kết thúc khóa huấn luyện, với tấm bằng sơ cấp báo vụ loại giỏi, tháng 12.1995, anh nhận công tác ở Đại đội thông tin – Đoàn 5 đặc công, đóng quân tại Ninh Thuận.

    Vượt qua nắng gió khắc nghiệt, luôn chủ động tìm tòi, nắm bắt, khai thác tốt trang bị và tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Chỉ trong thời gian ngắn, Hùng được giao đảm nhiệm ca trực chính.

    Tháng 2.1996, cấp trên nhận thấy những tiềm năng của người chiến sĩ đã qua huấn luyện chuyên ngành cả đặc công và thông tin liên lạc, Hùng được điều vào Hải đội tàu đóng quân ở Cam Ranh.

    Tháng 8.1996, Hải đội tàu được bàn giao cho Trung đoàn 196 hải quân và Hùng chính thức đứng trong hàng ngũ những người lính tàu ngầm đầu tiên của Quân chủng Hải quân.

    Hiểu rõ những khó khăn, gian khổ, thậm chí hiểm nguy trong huấn luyện, làm nhiệm vụ của bộ đội đặc công nước, Lê Minh Hùng mạnh dạn đề xuất biện pháp, phương án hay trong thực hiện nhiệm vụ, trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và xây dựng nề nếp chính quy ở đơn vị.

    Gặp thượng úy Lê Minh Hùng và chứng kiến anh làm việc, ít ai có thể ngờ là đằng sau là muôn vàn khó khăn vất vả. Nhà ở xa, con còn nhỏ, mẹ và vợ cùng mắc bệnh hiểm nghèo (mẹ bị ung thư đại tràng, vợ bị ung thư tuyến giáp), có thời điểm Hùng tưởng như không trụ vững nổi.

    Nói chuyện gia đình, Hùng bảo: “Đặc thù công việc vất vả thế, nhiệm vụ bí mật có thể hy sinh tính mạng bất cứ lúc nào mà còn vượt qua được, nữa là xung quanh mình còn có đồng đội, anh em?”.

    Câu chuyện của thượng úy Lê Minh Hùng chỉ là một trong rất nhiều trường hợp “xếp tình riêng, lo việc quân chủng” ở Trung đoàn 196.

    Ngồi nói chuyện với thượng úy Trần Văn Thùy (sinh năm 1985, quê ở Hậu Lộc, Thanh Hóa) thuyền trưởng tàu ngầm HQ-42, mãi tôi mới biết cứ mỗi tháng Thùy lại để dành 5 triệu đồng tiền lương, gửi ra Hà Nội nuôi 3 em ăn học.

    Số tiền còn lại, chỉ đủ để chi trả sinh hoạt cho anh và người vợ trẻ Nguyễn Thùy Trang chưa có công ăn việc làm cùng con gái nhỏ Trần Phương Linh mới chưa đầy tháng.

    Khi tôi hỏi thật: “Khí tài cũ vậy, anh em có lo lắng gì khi lặn xuống biển không?”, Thùy đã trả lời rất thật: “Con người ai cũng sợ chết. Nhưng chúng tôi được đào tạo để làm nhiệm vụ đặc biệt, quyết tử nên không được phép sợ hy sinh, thoái thác nhiệm vụ, dù biết mỗi chuyến đi đều có thể hy sinh!”.

    Nhìn vào mắt Thùy, trong buổi chiều Cam Ranh ràn rạt gió, ầm ào sóng, bên cạnh những người lính đặc công tàu ngầm cồng kềnh khí tài lặn, đỡ nhau chui xuống con tàu ngầm mi ni thực hiện phương án huấn luyện “Tiêu diệt tàu địch”, thấy yên lòng lạ.

    Biển đảo Tổ quốc có vẹn toàn cũng nhờ những người lính đặc nhiệm lặng thầm và chấp nhận gác tình riêng, sẵn sàng hy sinh tính mạng như ở Trung đoàn 196 – Đơn vị tàu ngầm đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam…

    Mai Thanh Hải
    caheo999, lanpurge, PTNT5 người khác thích bài này.
  5. duongdzu

    duongdzu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2008
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    166
    Với truyền thống "có mới nới cũ" của nhà ta thì đây là tin vui chứ nhỉ :D :D
  6. matcua3

    matcua3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2011
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    496
    Lâu lâu show hàng dọa chơi một số chú láng giềng ấy mà. Bình thường như cân đường hộp sữa, các cụ nhể?
  7. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    có vài cái hình :D hàng này chắc của bắc triều các cụ nhỉ :D
    [​IMG]
    [​IMG]
    dangkhoaquan thích bài này.
  8. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Mới là Kilo đấy cụ, sau này Kilo chắc đảm nhận luôn nhiệm vụ thả các bác đặc công này luôn...
    DuroDakovicM95Degman thích bài này.
  9. ultrasmilano

    ultrasmilano Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2012
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    21
    http://nguyentandung.org/thong-tin-quan-doi-viet-nam-tren-bao-trung-quoc-trong-tuan-qua.html
    "Đáng chú ý, Việt Nam có trung đoàn đặc công 126 thành lập năm 2005, binh sĩ trung đoàn này mỗi năm đều được đưa đến quần đảo Trường Sa huấn luyện 3 lần, mỗi lần khoảng 1 tháng, nội dung huấn luyện chủ yếu học các kỹ năng chiến đấu dưới nước. Trung đoàn này có tiểu đoàn phản ứng nhanh 126, là đơn vị “đòn sát thủ” của Việt Nam ở Biển Đông, mục tiêu là trở thành đơn vị đổ bộ như Seal Mỹ."
    dangkhoaquan thích bài này.
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tổ chức lực lượng đặc công theo hướng “đặc biệt tinh nhuệ, gọn, mạnh”

    QĐND Online - Sáng 30-12, Binh chủng Đặc công (BCĐC) tổ chức hội nghị tổng kết các mặt công tác năm 2014, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. Hơn 200 đại biểu đại diện các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong binh chủng và bộ đội đặc công các quân khu, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã về dự. Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình, Tư lệnh BCĐC chủ trì hội nghị.

    [​IMG]


    Năm 2014, BCĐC đã quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, chỉ thị của trên, khắc phục nhiều khó khăn, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, xây dựng trận địa tư tưởng vững chắc, lập các kế hoạch khoa học, triển khai toàn diện các mặt công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, trong đó nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.
    [​IMG]

    Toàn binh chủng đã chấp hành nghiêm chỉ lệnh SSCĐ của trên; nghiên cứu nắm chắc địa bàn, mục tiêu được phân công; rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các phương án tác chiến; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, các lực lượng bảo vệ các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, Quân đội; trong huấn luyện, 100% các nội dung thi, kiểm tra đạt yêu cầu, trên 75% khá, giỏi; trình độ, khả năng SSCĐ của các đơn vị được nâng lên. Ngoài ra, binh chủng đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra thử nghiệm chế phẩm, thiết bị công cụ hỗ trợ làm nhiệm vụ A2, chống khủng bố (CKB); tổ chức trình diễn và hội thảo về “Đề án hiện đại hóa lực lượng CKB toàn quân” đạt kết quả tốt; công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ được chú trọng, xây dựng chính quy được đề cao, duy trì nghiêm nền nếp chế độ quy định, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật được nâng lên chiều sâu, có tính vững chắc…
    Năm 2015, Binh chủng Đặc công xác định tập trung triển khai toàn diện các mặt công tác, chú trọng các nội dung như: Công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ; tập trung chỉ đạo huấn luyện nhảy dù cho các lực lượng chống khủng bố của binh chủng và các quân khu; huấn luyện nhảy dù đổ bộ lên tàu, lên đảo; tổ chức tập huấn các kỹ thuật: Đặc công nước, võ chiến đấu, bắn súng; tăng cường hội thi, hội thao, diễn tập để nâng cao trình độ chỉ huy và khả năng tác chiến của đơn vị; tập trung tổ chức lực lượng Đặc công theo hướng "'Đặc biệt tinh nhuệ, gọn, mạnh";
    [​IMG]

    Kết thúc hội nghị, binh chủng đã trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong năm 2014 và tổ chức lễ phát động phong trào thi đua Quyết thắng năm 2015.

Chia sẻ trang này