1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc sắc kiến trúc nhà ống Hội An

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi sieunhanh24h, 09/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sieunhanh24h

    sieunhanh24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Di sản kiến trúc cổ quan trọng ở Hội An, được quan tâm bảo tồn đặc biệt đó là nhà cổ. Các ngôi nhà cổ ở Hội An là tổ hợp và đại diện của kiến trúc nhà khu vực Đông Á bởi có sự kết hợp kiến trúc của bản địa với các nước có thương nhân giao lưu buôn bán tại Hội An như Trung Hoa, Nhật Bản...


    Những nét đặc trưng kiến trúc

    Đặc trưng của những ngôi nhà này có chiều ngang hẹp và chiều sâu kéo dài tạo ra dạng hình ống, thường nối từ mặt phố này sang mặt phố khác, rất tiện lợi cho việc buôn bán. Tùy theo từng tuyến phố chiều ngang có thể từ 4m đến 8m và chiều sâu từ 10m đến 40m.

    [​IMG]
    Nhà cổ Quân Thắng 77 Trần Phú – một ngôi nhà cổ đẹp tại Hội An được bảo tồn nguyên vẹn (Ảnh Viettravel)​

    Cấu trúc của nhà được phân chia như sau: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Điều đặc biệt của kiến trúc nhà ống ở Hội An là luôn có một sân trời, được lát đá, trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, để đón ánh sáng và tạo không gian xanh…vì thế ngôi nhà luôn thoáng đãng, người ở trong nhà không hề có cảm giác bị bó hẹp mà vẫn có thể thấy sự hòa hợp với tự nhiên.

    [​IMG]
    Mặt cắt của nhà cổ Quân Thắng 77 Trần Phú​

    Có tác dụng đỡ mái nhà, hệ thống vì kèo được xây dựng theo lối Trung Hoa hoặc Việt Nam, được chạm khắc hoa văn mang hình ảnh đời sống, văn hóa địa phương.

    [​IMG]
    Hệ thống vì kèo tại một căn nhà cổ Hội An

    Không thể tách rời với hệ thống vì kèo đó là mái ngói ấm dương, ngói cong hình máng, một hàng lợp úp xen với một hàng lợp ngửa tạo thành những đường kẻ dọc theo chiều ngiêng của mái.

    [​IMG]
    Mái ngói âm dương là vẻ đẹp và đặc trưng của nhà cổ Hội An​

    Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn lên. Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.

    Sự hài hòa giữa không gian với công năng sử dụng

    Về cơ bản, không gian nhà ở Hội An được chia làm ba phân khu không gian chính với các chức năng phù hợp: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Các không gian này được bố trí theo từng nếp nhà bố trí theo chiều sâu. Trong một không gian nhất định, ngôi nhà mang nhiều công năng, có sự chuyển tiếp, hòa hợp với cảnh quan và môi trường xung quanh. Đây cũng là một yếu tố kiến trúc đặc trưng mang tính khu vực Đông Á.

    Toàn bộ không gian của ngôi nhà có một hệ thống cột gỗ là bộ phần tạo dựng nên khung nhà và chịu lực toàn bộ cho ngôi nhà như vách, mái, tường. Gian đầu tiên của ngôi nhà chính là không gian dành cho buôn bán, kế tiếp là kho hàng hóa được ngăn bằng vách, gian thứ ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong. Điểm đặc biệt này là một đặc trưng rất quan trọng của nhà phố Hội An, dù đôi khi cũng có trường hợp bàn thờ quay ra phía đường.

    Bên cạnh các nhà chính phổ biến dạng 3 x 3 gian, một số ít ngôi nhà khác có nhà chính rộng hoặc hẹp hơn, kiểu 3 x 2 gian hoặc 3 x 5 gian. Không gian tiếp theo nhà chính là nhà phụ, thường thấy ở những ngôi nhà hai tầng có chiều cao thấp. Khoảng không gian mở này vừa được tiếp nối với mặt đường, vừa tách biệt với những hoạt động buôn bán phía ngoài, lại có thể tiếp nhận ánh sáng của sân trời, được dùng làm nơi gia chủ tiếp khách. Tất cả các phần chức năng được tiếp nối một cách uyển chuyển, tiếp nối giúp cho việc sinh hoạt trong nhà thuận tiện.

    Đó cũng chính là bài học quý báu trong việc xây dựng nhà ở dân dụng mà các tiền nhân đã để lại cần được tiếp thu học hỏi và ứng dụng.

    www.ngoinhaxinh.com.vn
  2. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    viết văn rõ hay, ở cái nhà này thì sung sướng cái chóa gì mà hoà hợp với thiên nhiên?
  3. sieunhanh24h

    sieunhanh24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Bạn Việt đang bộc lộ sự vô văn hóa và thái độ coi thường chính nghề của mình đó
  4. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
  5. sieunhanh24h

    sieunhanh24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Bạn Việt nghĩ rằng những người ở Hội An họ đang sống như thế nào - việc khách du lịch mong muốn đến thăm - nhiều kiến trúc sư trong nước và thế giới đang cố gắng bảo tồn nó - nghiên cứu để áp dụng bảo tồn bảo tàng giá trị của kiến trúc cổ.
    phải chăng sự sung sướng của bạn chỉ là tiện nghi?
    phải chăng trình độ thẩm mỹ của bạn chỉ là những căn nhà đóng hộp, phân chia tè le không gian,
    phải chăng bạn toàn thiết kế những ngôi nhà mà người ở như bị vào tù?
  6. ttntpnv

    ttntpnv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2010
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Thật là vô văn hóa, làm kiến trúc mà lại chà đạp lên chính cái đẹp của cả dân tộc. ^:)^^:)^
  7. sieunhanh24h

    sieunhanh24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hội An là một đô thị cổ được bảo tồn tốt nhất tại Việt Nam, với rất nhiều căn nhà phố cổ có độ tuổi hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn về kiến trúc cũng như công năng sử dụng. Tìm hiểu vẻ đẹp của Hội An chính là sự tìm về những kinh nghiệm thiết kế nhà đẹp, quy hoạch đô thị của người xưa.

    Sự hài hòa giữa sông nước và phố xá

    Hội An nằm ở bên bờ bắc dòng sông Thu Bồn, nơi hội tụ nhiều nhánh sông trước khi chảy ra biển Đông theo chiều Đông Tây trên một chiều dài hơn 1km. Chính nhờ vào yếu tố nằm tại khu vực cửa sông mà đô thị này vào thế kỷ 17 là một thương cảng lớn của nước ta, việc giao thương buôn bán với nước ngoài rất sầm uất, từ cửa biển, theo các nhánh sông, những thuyền buôn từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha thường xuyên ra vào để trao đổi hàng hoá.

    [​IMG]
    Các nhánh sông Thu Bồn trước khi đổ ra biển ở Cửa Đại​
    Khách đến Hội An bây giờ vẫn có thể hình dung ra được phần nào cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền, cũng như thưởng thức vẻ đẹp hài hòa giữa cảnh nhà cửa, phố xá với sông nước êm đềm. Ban đêm, nhà cửa và ánh sáng của Hội An phản chiếu trên mặt sông tạo ra vẻ đẹp lung linh. Việc đi lại của người dân trên sông bằng thuyền cũng rất thuận tiện. Đây chính là một bài học quý giá đối với việc thiết kế kiến trúc đô thị khi xử lý, tận dụng sông ngòi trong giao thông và tạo cảnh quan.

    [​IMG]
    Đêm Hội An lung linh phản chiếu bên sông​

    Di sản kiến trúc toàn vẹn

    Tháng 12/ 1999, Hội An được xếp hạng di sản văn hoá thế giới đã càng làm tăng sự quan tâm chú ý của du khách trong và ngoài nước. Thật sự hiếm có một đô thị cổ được giữ gìn toàn vẹn những ngôi nhà, dãy phố đã có độ tuổi hàng trăm năm như Hội An. Đáng chú ý ở Hội An có một loạt các hội quán người Hoa như: hội quán Triều Châu, hội quán Quảng Đông, hội quán Phúc Kiến, hội quán Hải Nam...Các hội quán này mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa cổ, với những hoa văn, họa tiết, màu sắc, kết cấu đặc trưng.
    [​IMG]
    Hội quán Triều Châu với những nét kiến trúc đặc trưng của người Hoa​

    Đường phố ở Hội An có nét xinh xắn riêng biệt, vừa yên bình vừa cổ kính. Những cửa hiệu buôn bán, những ô cửa sổ, những ban công đều tạo cho du khách một cảm xúc về quá khứ xa xưa.

    [​IMG]
    Phố cổ Hội An mang vẻ đẹp của thời gian​
    Đến Hội An không thể không đến thăm Chùa Cầu – Nhật Bản, đây là một cây cầu có kiến trúc độc đáo trở thành một biểu tượng của Hội An. Cây cầu này có lòng rộng 3m, dài 20m, các trụ được xây bằng đá. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm Thân, xong năm Tuất)
    [​IMG]
    Chùa Cầu – biểu tượng kiến trúc của Hội An​

    Di sản kiến trúc của Hội An đáng chú ý nhất chính là nhà ống. Đây là một dạng kiến trúc nhà đặc sắc, độc đáo, có chiều ngang hẹp, sâu vào trong, có khi nối liền hai tuyến phố trước và sau. Những căn nhà cổ có giá trị nhất hiện nay ở Hội An như nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ 48 Trần Phú, nhà cổ Quân Thắng đang được gìn giữ bảo vệ …trở thành điểm thu hút đông đảo khách du lịch.

    [​IMG]
    Nhà cổ Tân Ký còn nguyên vẹn với kiến trúc cổ độc đáo​

    Vẻ đẹp của Hội An còn nằm trong từng góc nhỏ của nơi đây, từ từng viên ngói, mảng tường, ngõ nhỏ …đòi hỏi sự kiên nhẫn để tìm hiểu và cảm nhận hết được.


    Theo www.ngoinhaxinh.com.vn
  8. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    Một dân tộc có bề dày lịch sử bị đô hộ 1000 năm bởi tàu khựa mà bảo là có nền văn hoá việt thì chỉ có bóp dái tự sướng là chính.
    Phố cổ hội an trong nhà không có cái toalet để ị cho ra hồn khi trời mưa thì đâu còn xứng đáng với "cái máy để ở" nữa.
    xuống đất mà đi cho nó lành các pác ạ. Đi trên mây quá éo phát triển được đất nước đâu.
  9. ttntpnv

    ttntpnv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2010
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Môt người kiến trúc có học sao mà ăn nói vô văn hóa thế nhỉ?? ^:)^^:)^ Nào là "éo" này, nào là "chóa" này... ko có tí gì gọi là có văn hóa cả. Chả hiểu sao mà bác đi học kiến trúc được. Bác "Vịt" già rồi, ăn với nói làm sao đừng để lũ trẻ nó...vào mặt.:-"
  10. haluu_kts

    haluu_kts Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    2.254
    Đã được thích:
    1
    trong này toàn KTS già và vô học mà bác, bọn trẻ nó bỏ box từ lâu rồi =D>

Chia sẻ trang này