1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc Sản An Giang có gì nhỉ ?

Chủ đề trong 'An Giang' bởi tuoixanh, 17/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ps05

    ps05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    1.675
    Đã được thích:
    0
    Chú béo sưu tầm được ở đâu nhiều bài hay thế
    Lại nhớ hồi đi học, nhân dịp cuối tuần, 1 số anh chị em trong KTX tổ chức ăn tươi. Việc bếp núc hôm đó được giao cho cô ban người An giang phụ trách. Cánh phụ nữ thì lăng xăng phụ bếp, nào thì nhặt rau, thái thịt... Cánh đàn ông thì vừa đánh bài, vừa nhậu lai rai chờ đến giờ măm
    Món ăn hôm đó là Lẩu mắm, nghe nói là đặc sản miền Tây. Hồi đó, nghe đến Lẩu mắm, dân Bắc thậm chí là miền Trung đều nghĩ đến món lẩu với món chính là cá mắm, hoặc là lẩu chan nước mắm. Bản thân tôi không thật hào hứng lắm khi nghe nói đến lẩu mắm. Thế nhưng khi bắt đầu chế biến, nhất là khi đã đặt nồi lẩu lên bếp, nước bắt đầu sôi thì tôi thay đổi ngay thái độ. Đang ngồi đánh bài mà ngửi mùi nước lẩu bốc lên mà chịu không nổi. Lưu ý: Chịu không nổi ở đây hiểu theo nghĩa tích cực, nghĩa là nó thơm, nó hấp dẫn không thể tả nổi. Hôm đấy chả còn giữ ý tứ gì nữa, cả hội đánh một bữa no căng bụng, húp hết cả cặn của nồilẩu mà vẫn còn thèm(type đến đây tự nhiên lại ứa nước miếng)
    Đó là lần đầu tiên tôi được thưởng thức món lẩu mắm, không biết có phải là đặc sản của riêng AG không? nhưng cái cảm giác ngon miệng thì còn mãi đến bây giờ.
  2. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Lẩu Trâu
    ________________________________________
    Ở Long Xuyên (An Giang) có món Lẩu Trâu ngon lém (lúc trước ăn ở dưới chân Cầu Quay, bi giờ ko biết còn hông??). Lẩu Trâu có món nước chấm là món cơm Mẻ, (hình như là làm từ cơm lên men có mấy con dòi lúc nhúc trong đó, Ẹ !!! mới đầu hổng dám ăn. Nhưng ăn rùi hơi khoái khoái. He he.. Ăn hơi chua chua, giống giống như yaourt )
    Nghe mấy cái hũ hèm nói ăn lẩu Trâu mờ uống gụ chuối hột thì ?oNgất ngư? (nghe thía, chưa thử bao giờ)

    Pà kon có đến LX, nhớ thưởng thức thử nhé
    Thèm lẩu trâu wé. Hu hu. Thèm thèm
  3. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Bác này viết cứ như Bác là chuyên gia ẩm thực vậy...làm em thèm món đặc sản này của quê em quá...Tối nay em về quê để ngày mai làm 1 nồi lẩu rồi quay lại SG sống tiếp....
    Bác nào là chuyên gia viết vài chữ hay copy ở đâu thông tin về món này để anh em về nhà CHẾ BIẾN đii....

    Lẩu mắm cá Linh là
  4. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    @AnotherFruit: Lẩu mắm cá Linh ăn với lá xòai non phải ko pác. Lúc trước em có ăn vài lần. Hu hu, tại em ham ăn wé, gắp mấy con cá Linh to to ăn. Trùi ui, tí xíu nữa bị mắc xương ùi. Nên giờ em chỉ thích ăn cá Linh chiên giòn thui. Nhai cả xương lun. Ke ke....
    Hông biết có ai ăn gỏi lá sầu đâu chưa nhỉ. Ăn với khô cá sặc và bỏ vài tí con tôm khô vào. LÁ sầu đâu ăn hơi nhẫn nhẫn, đăng đắng. Chấm với nước sốt me. 1 tí vị đắng, 1 tí vị chua của me, 1 tí vị của mấy con khô, cay cay của ớt. Nhai lá hơi dai dai, vị đắng từ từ ngấm vào. Chu cha, cha mẹ ơi. Ko chịu nỗi nữa rùi. Dìa Long Xuyên gấp thui.
  5. tiger_ag

    tiger_ag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Thấy bà con bàn luận đặc sản An Giang xôm tụ quá! Nhân đây cũng xin post một chút gì đó thêm để cô bác tham khảo. Đầu tiên là món mắm:
    Châu Đốc có mắm cá linh, mắm cá cơm, mắm cá chốt, mắm cá thiểu, mắm cá lòng tong, mắm cá trèn vinh, mắm cá trèn lá, mắm cá trèn mỡ, mắm cá trèn bầu. Cá sặt làm được ba loại mắm: mắm sặt nguyên con, mắm sặt lột xương, mắm sặt xay. Cá lóc làm nhiều loại mắm: mắm lóc nhỏ (200 g trở xuống), mắm lóc trung (200 - 300 g), mắm lóc lớn (300 - 900 g), mắm lóc khứa (1 kg trở lên), mắm lóc xay, mắm thái y, mắm philê, mắm thái đu đủ... và dưa mắm đu đủ, dưa mắm dưa gang... Với kinh nghiệm hàng trăm năm làm mắm, mắm đồng Châu Đốc có chất lượng cao. Cá làm mắm sống ở sông lớn, kênh sâu, vực rộng... Con cá lớn đẫy, thịt mình dày, thơm. Người làm mắm lại tuyển lựa cá kỹ. Ví như cá lóc chỉ lựa cá lóc trắng thịt thì mắm sẽ ngọt, thơm, không lựa cá lóc đen loại dữ, tạp ăn mầu mắm xỉn, kém mùi thơm. Kỹ thuật làm mắm cá Châu Đốc có những kinh nghiệm như tuyệt đối không dùng nước mưa làm cá mà phải lọc nước sông dùng trong các khâu rửa cá. Khi chao mắm chỉ thắng đường thốt nốt để chao (mắm nơi khác làm đường mía, mắm U Minh chao bằng mật ong). Trong danh mục mắm Châu Đốc đương nhiên có loại mắm lòng lừng danh làm từ những bộ lòng cá, mỡ bao ruột cá, trứng non... không gì ngon hơn.
    Nhân đây cũng xin nói thêm về mắm lòng, mắm ruột. Mắm ruột hiện nay ở An Giang, Châu Đốc hầu như không xuất hiện trên thị trường; thậm chí người ta đôi khi còn lầm lẫn món mắm ruột và món mắm thái bởi vì một lẽ nguyên liệu để làm mắm này khá ít và không phải ai cũng biết kỹ thuật để làm . Mắm ruột hiểu theo nghĩa đen tức là mắm làm từ ruột, từ bộ lòng của con cá (chủ yếu là cá lóc). Con cá để làm được mắm ruột phải hội đủ các điều kiện: lớn, mập, béo và phải có trứng. Ruột con cá được lấy ra để gần đầy chén và không phải là đem đi làm mắm liền được, phải lột lớp mỡ bao quanh bộ đồ lòng của con cá. Nói đến công đoạn lấy bớt mỡ trong bộ đồ lòng con cá ra là cả một nghệ thuật. Món mắm ruột thành bại chủ yếu là ở khâu này. Nếu lấy dứt hết mỡ thì mắm ruột thiếu chất béo và mắm không mướt, còn để mỡ nhiều thì mắm sẽ bị hôi mùi dầu. Sau đó dùng dao cắt bỏ khúc ruột già, rồi ?ochần? lại cho sạch bao tử cá và đùm ruột non. Làm sạch bộ đồ lòng cá rồi rửa cho sạch máu, đoạn ngâm ruột cá vào nước muối vừa mặn trong vài hôm cho thấm mặn. Tiếp đó vớt ra để ráo nước. Dùng gạo lứt rang vàng làm thính, cho ruột cá ăn thính đều hết rồi ém vào tủ thật khít, đổ nước mắm biển lên trên vừa đủ ngập.
    Mắm ruột nhận vô hủ được chừng 1 tháng thì dùng đường thốt lốt nấu nước đường để ?ochao? mắm. Để đến ba tháng thì dùng được. Người sành ăn không cần nếm, chỉ cần nhìn qua con mắm là biết ngon hay dở. Mắm ngon là cả đùm trứng màu thâm đen, chất mắm không ráo, mà ẩm như nước. Mắm ruột khi ăn dùng với thịt phay, rau sống, bánh tráng, bún, chấm nước mắm nêm và đặc biệt là uống kèm thêm ?ođế? thì rất bắt.
    Được tiger_ag sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 11/09/2006
  6. tiger_ag

    tiger_ag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Bạn octieu nhắc đến món gỏi sầu đâu cũng xin thông tin thêm về món sầu đâu cho các bác biết luôn, mặc dù em không biết ăn sầu đâu (thế có chuối không chứ!):
    Cây sầu đâu (còn được gọi là cây Xoan ăn gỏi) tên khoa học là: Azadira chta indica Juss. F. lá một lần kép, hoa màu trắng. Lá và hoa ăn được. Xin đừng nhầm với cây khác cùng họ là cây xoan (miền Trung cũng gọi là sầu đâu hay Sầu Đông) có tên khoa học là Meliaazedarach L. lá hai lần kép, hoa màu tím và rất độc không ăn được.
    T heo các nhà khoa học, cây sầu đâu có rất nhiều tác dụng diệu kỳ. Cây chiết xuất từ rễ, vỏ, lá và hạt có tác dụng chữa bệnh như diệt giun sán, ức chế nấm da, nấm tóc, vi trùng lao, sốt rét? Người Ấn Độ dùng hạt sầu đâu diệt côn trùng, dùng lá ngâm nước diệt sâu rầy. Cây sầu đâu thì hầu như chỉ thấy trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ, cây cao và thẳng, không kén đất, đứng cùng các loại cây tạp khác bên bờ rào, ven rạch nước, dễ trồng và cũng dễ sống. Cuối đông, đầu xuân sầu đâu thay lá và ra hoa. Người ta hái lá non và nụ hoa trong dịp này để làm món gỏi đặc sản khá độc đáo. Ở An Giang sầu đâu có hai loại, sầu đâu ở vùng Châu Giang - Tân Châu và sầu đâu vùng Tịnh Biên - Nhà Bàng. Lá sầu đâu Châu Giang thì có vị đắng mà hậu ngọt còn sầu đâu Tịnh Biên thì vị đắng hơi chát. Ở An Giang em thì người ta ăn lá sầu đâu chấm cá kho và đem trộn gỏi.
    Khi làm gỏi, người ta lặt lá và nụ sầu đâu đem đi trụng sơ qua nước sôi mục đích là để bớt vị đắng và loại bỏ những trứng sâu bám trên lá. Kế đến cho vào thịt ba rọi (cái này thì ở Bắc các bác gọi là thịt ba chỉ) luộc thái mỏng miếng vừa ăn; khô cá lóc hoặc khô cá sặc nướng xé nhỏ; dưa leo, cà chua, xoài tượng thái mỏng. Sau đó cho vào nước mắm me (chứ không phải là nước sốt me như bạn ốc tiêu nói). Trong món gỏi sầu đâu này theo em biết thì có 2 loại nước mắm me: một loại chua và ngọt dùng để trộn gỏi và một loại có vị mặn đậm đà để chấm ăn kèm). Cuối cùng thì cho rau thơm xắt nhỏ vào, rau thơm ở đây chủ yếu là rau quế (loại rau mà người miền Nam ăn với phở và nấu canh chua...) và rau răm. Nếu cầu kỳ hơn nữa thì người ta cho cả tôm he luộc lột vỏ, cá lóc nướng trui vào.
    Thế đấy, kể ra thì hơi dài dòng nhưng gỏi sầu đâu khi làm thì khá đơn giản và không cần nguyên liệu nhiều. Cũng xin nói thêm với các bác là muốn ăn sầu đâu ngon thì phải vào mùa Tết và khi ấy thì bác nào đi mua sầu đâu thì đừng bị sốc về giá nhá (một ký sầu đâu có khi còn đắt hơn cả thịt bò Úc của Metro đấy các bác!)
    Được tiger_ag sửa chữa / chuyển vào 19:03 ngày 11/09/2006
  7. hoanbeo

    hoanbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    8.824
    Đã được thích:
    1
    Ặc! Chẹp! Ực! Thế này thì phải thu xếp về An Giang ngay thoai
    Thêm một đặc sản nữa nè !
    Cơm dẹp của đồng bào Khmer
    Cơm dẹp vừa ngọt vừa béo vừa thơm, nếu ai dùng qua một lần sẽ nhớ mãi hương vị hiếm có từ món ăn đặc sản của đồng bào Khmer. Khi ăn, bạn nhớ lấy đường, dừa nạo mỏng rắc lên trộn đều là dùng được ngay.
    Mỗi năm đến mùa lúa chín từ tháng 12 trở đi, tiếng chày khua cắc cụp, cắc cụp hoà lẫn tiếng cười đùa của trai, gái sẽ vang khắp các phum sóc ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Những bàn tay của người Khmer uyển chuyển nhịp nhàng giã cơm dẹp.
    Cơm dẹp được chế biến từ loại nếp do đồng bào Khmer cấy vào màu lễ hội Đôn Ta (khoảng tháng 9-10 âm lịch). Nếp phải được gặt từ ruộng về không chín quá, chỉ đỏ đuôi bông cái, khi gặt về đập lấy hạt, sau đó cho vào chảo, rang nóng đều, đổ vào cối giã nguyên vỏ, đến khi hạt nếp dẹp lép bóc ra từng ngụm, cho vào cái nia sẩy nhiều lần để không còn vỏ nếp, trở thành hạt nếp bị quết dẹp nên được gọi là cơm dẹp. Nhiều nơi món ăn này còn có tên là cốm dẹp.
  8. BlackWolf88

    BlackWolf88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    He he, cái này không phải đặc sản An Giang hoàn toàn đâu nghen, Sóc Trăng cũng có, Trà Vinh cũng có nửa, hic hic, nhắc đến đã thèm, hic hic,
    Cơm dẹp bây giờ cũng sang lắm, không phải chỉ có đường và dừa bỏ vào đâu, he he, bây giờ còn có đậu xanh nửa kìa, bỏ chút nước dừa vào thêm nó mới "đậm đặc" nhưng coi chừng bỏ nhiều nó nhão, trộn đều, để lâu lâu cho nó thấm ăn mới ngon, he he
    Hic hic, có mấy đứa bạn ở An Giang và CT, mình cho ăn đặc sản ST hoài mà chẳng thấy cho mình lại cái đặc sản gì hết, hu hu
    nhất là con ốc và con mèo
  9. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Bữa nèo BW dìa Long Xuyên, dẫn BW ăn lẩu trâu hé hé.
    @BW: Khỉ gió ông, cho mấy cái bánh bía chi. Để giờ 2 đứa đâm chém nhau giành ăn đây nè. Khi nèo tui dìa LX, lên mua cho ông 1 hũ mắm ăn cho ông lên máu chơi. Ke ke (chưa chi đã kiện rùi) Chém chít bi giừ....
    Nói lại về đặc sản AG. Hình như còn có rắn nữa thì phải (miền lũ lụt mờ ) (bài này siu tập nha, chứ chưa ăn , chưa biêt)
    Ở đồng quê mà không biết ăn thịt rắn cũng thua tuốt, rằn nước mà đem xào lăn, rồi bỏ lá cây nhàu vô ( đây là loại cây có lá bản rộng như lá bàng, trái xù xì nhưng vỏ rất mềm, có thời gian thiên hạ đồn là trị được bá bệnh), bỏ nghệ và nước cốt dừa vô nửa thì........chu choa.
    Rắn nước có thể làm món xé phay trộn gỏi làm từ bắp chuối hoặc cây chuối non, ăn ngon hơn cả thịt gà.
    Ngoài ra, khi mùa lũ về, thêm 1 thú vui nữa là chèo xuồng đi hái bông điên điển. Chùi ui, hái cả buổi đc có 1 rổ tí tẹo, nhưng đc cái là vui. Vì lo chơi chứ có hái gì đâu. Lội nước lấy bùn ném nhau ấy mà. Ke ke. Bông điên điển có thể nấu canh chua or làm bánh xèo. Ngon vãi lúa
    Kể ra thì đặc sản AG nhìu đấy nhỉ.
  10. BlackWolf88

    BlackWolf88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Rắn nước ăn không có ngon đâu, toàn xương không hà, mà cái cách ốc tiêu nói về món rắn đúng rùi, rắn xào lăn, he he, ngon đáo để, nhưng mà là rắn hổ hành thì tốt hơn, chứ rắn nước nhỏ mà xương, thịt lại bở nữa, mà bây giờ kiếm hổ hành hơi khó, có nước ra phụng hiệp mà mua, do haọt động săn bắt quá trời, ngày xưa rắn nước người ta chê, bây giờ thì rắn gì người ta cũng chẳng tha luôn

Chia sẻ trang này