1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc sản Miền Tây ! -Chỉ post món ăn, xin đừng bàn luận.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi meoden2611, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản Miền Tây ! -Chỉ post món ăn, xin đừng bàn luận.

    Xa quê lâu rùi, hơn 10 năm mà, thỉnh thoảng cũng có về, nhưng khoảng 3 năm nay thì tuyệt nhiên ko về nữa, công việc chiếm hết cả thời gian rùi, tết cũng vậy, ko cách nào dứt ra đc
    Nhớ ! Người thân, bạn bè và nhất là các món ăn . Mà người thân ,bạn bè thì còn gọi điện, thăm hỏi đc. Còn món ăn thì ... thua. Chỉ có nhớ rùi ...chảy...( Ghê wá )
    Miền Tây nói chung và quê mình nói riêng thì nhìu món ăn ngon và độc chiêu lắm, pà con ai biết mấy món độc mà ngon thì xin mời vào kể lể cho mọi người thèm với
  2. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Mình xin phép khai trương trước nha !
    Lên SG mình nhớ nhất là món bánh lá, chỉ có ít bột gạo + lá mơ dại ( Miền Tây gọi là lá " thúi *** " Nghe kì kì phải ko ? ) + lá dừa hoặc lá mít, nhưng thường là lá dừa + 1 trái dừa khô
    Lá mơ ( gọi thế cho lịch sự 1 chút đâm nhuyễn, vắt lấy nước rùi trộn vào bột gạo cho dẻo. Sau đó nắn vào lá đã rửa sạch rùi đem hấp. Ăn với nước cốt dừa
    Bành chín có màu đen và mùi thơm của lá mơ và lá dừa, thêm vào độ béo của nước cốt dừa, ăn vào là ko thể chê và ko thể quên đc.
    Kể một lúc nữa chắc mình... . mà ko biết có bạn nào ăn qua món này chưa nhỉ ? Ngon cực kỳ !
  3. binhthuongkhach

    binhthuongkhach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    - Em cũng xa quê hương Miền Tây gần một năm rồi.. cứ mổi lần về quê, bánh pía lại là món em hay mua dùng để làm quà.. Hương thơm của sầu riêng, cái béo của Trứng, và những mùi vị khác từ khoai môn, đậu xanh đã làm nên cái bánh pía nỗi tiếng quê em. Dù một người thích ngọt, hay không thích ngọt, ăn qua bánh pía một lần thì chắc chắn phải khen ngon...
    - Mời các bác tham khảo thêm bài trên báo thanh niên về bánh pía quê em.
    http://www.thanhnien.com.vn/Doisong/Amthuc/2005/4/4/104245.tno
    Tết tây này về, nhất định là phải xơi bánh pía!
  4. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Bạn BTK ới ơi ! Bạn là người ở Sóc Trăng có đúng ko ?
    Mình nghe nói bánh Pía Sóc Trăng là ngon nhứt Miền Tây mà !
    Được meoden2611 sửa chữa / chuyển vào 22:12 ngày 25/12/2006
  5. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Có một đặc sản ngay tại quê hương của tôi nè:
    Dừa sáp​
    Huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có một loại dừa đặc biệt đã làm du khách ngạc nhiên lẫn thích thú. Đó là dừa sáp hay dừa đặc ruột mà người ta chỉ ăn phần cơm dừa. Nhìn bên ngoài trái dừa sáp cũng giống y trái dừa thường nhưng sự khác biệt là cơm dừa rất dày, có khi choán hết phần ruột bên trong. Cơm dừa bình thường lúc còn non thì mềm và ngọt, còn cơm của loại dừa sáp mềm và dẻo như bột quánh, vừa béo vừa bùi. Ông Thạch Chịa người bán dừa cho biết "Giống dừa này xuất xứ tận Thái Lan. Năm 1941 ông cả Thạch Sô ở chùa Bô Tum Sa Kor (Cầu Kè), nhân chuyến đi tham quan thấy dừa lạ, ăn ngon bèn xin 1 cặp đem về Cầu Kè gây giống. Năm 1946 tôi xin 2 cây về trồng, hiện nay nhà tôi có 25 cây cho trái, dừa tơ trên 100 cây, mỗi trái dừa sáp bán ra 20.000 đồng".
    Hiện nay, ngành Nông nghiệp huyện Cầu Kè đang khuếch trương trồng giống dừa quý hiếm này ở Tam Ngãi, An Phú Tân, Phong Phú, Phong Thạnh... Dừa sáp ăn vào cảm giác lạ miệng, thích thú vì hương vị đặc trưng không chê vào đâu được. Thông thường một buồng dừa sáp có 10 trái, thì chỉ có 3- 4 trái dừa có? sáp. Nguyên nhân do thoái hóa giống. Rất may hiện nay, Cầu Kè đang thành lập CLB dừa sáp nhằm tiếp thị quảng bá giống dừa quý hiếm này. Được biết, ở Philippine dừa sáp 1 trái giá 10 USD. (St)
  6. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    TRÁI CÁM
    Nói về trái cây thì mình mới nhớ ! Lúc còn nhỏ nhà mình ở tận trong huyện Vỉnh Thuận, một huyện của tỉnh Kiên Giang.
    Đây là một vùng có hệ thống sông rạch chằng chịt, dọc theo 2 bờ sông nhất là những con sông lớn đều có bãi bồi do phù sa của sông bồi đắp mọc rất nhiều dừa nước, đước ,sú, vẹt, bần ..., bên dưới thì cóc kèn, ô rô, các thứ dây leo mọc um tùm. Nhưng trong đó có một loại dây leo cho ra một thứ trái rất đặc biệt, người dân vùng đó gọi nó là trái " Cám ".
    Cũng chẳng biết vì sao nó lại có cái tên đó nữa, nhưng điểm đặc biệt của loại trái này là tuy lớp vỏ bên ngoài xù xì, xấu xí và đầy nhựa trắng khi bóc vào. Nhưng sau khi bỏ đi lớp vỏ đó thì bên trong nó là một lớp giống như vảy cá được sắp xếp rất đều đặn và rất đẹp mắt
    Đặc biệt hơn nữa là khi bóc đi luôn cả lớp vảy cá đi thì bên trong hiện ra một ... con cá, chỉ là hình dạng con cá thui nhưng có đủ cả đầu, mắt, vây lưng và đuôi nữa chứ !
    Không biết do tam sao thất bổn hay không nhưng mình thì nghĩ người ta phải gọi loại trái này là trái " Cá " mới đúng, vì theo hình dáng từ trong ruột ra đến lớp thịt ( vảy cá ), lâu ngày mà gọi trại ra thành trái " Cám "
    Trái " Cám " ăn tuy ko ngon, nếu chưa già thì ngoại trừ lớp vỏ bên ngoài ko ăn được, còn lại thì ăn tuốt hết, từ vảy cá cho tới con cá bên trong, vị ngọt, dòn dòn . Bọn con nít như mình ngày xưa thích ăn lắm, suốt ngày ngoài giờ học thì rủ nhau bơi xuồng dọc theo 2 bờ sông tìm trái " Cám" ( và cả các thứ trái khác ) để ăn
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0

    Bù tọt xào sả dừa

    Bù tọt trông giống một loại nhái. Ở vùng quê Nam bộ, cái thú đi bắt bù tọt thật tuyệt, nhất là khi có những trận mưa đầu mùa. Còn ai đã nếm món bù tọt xào sả dừa thì nhớ mãi vị béo ngon ngọt giữa thơm lừng hương sả.
    Khoảng 7-8 giờ tối, các chú bù tọt từ các hang hốc, mương rạch nhảy ra tìm mồi. Người soi bù tọt chuẩn bị chiếc đèn pin pha sáng buộc chặt ở trán, một tay cầm cây chỉa dài, tay kia cầm giỏ đựng. Ánh sáng làm bù tọt lóa mắt, giảm chức năng phòng vệ, chỉ biết ngồi nhìn. Người săn dùng chỉa đâm bắt từng con bỏ vào giỏ, cứ thế hết bờ đất này đến bờ mẫu khác, chẳng mấy chốc người ta có thể bắt vài chục con.
    Bắt bù tọt đã thú, chế biến càng thích hơn. Bù tọt cắt bỏ đầu, bàn chân, lột da, bỏ ruột, rửa sạch để ráo nước, cắt làm đôi, ướp với sả xắt mịn, giã nát, ớt bằm nhuyễn, muối, bột ngọt, đường và một ít cà ri trong khoảng một giờ. Dùng quả dừa khô nạo nhuyễn vắt lấy 1 chén nước cốt, 1 chén nước gião. Đổ bát nước dừa gião vào nồi bù tọt rồi đặt trên bếp kho đến khi bù tọt chín, nước sền sệt thì đổ chén nước cốt còn lại vào kho tiếp, nước sôi vài phút thì tắt lửa, tránh để nước dừa thành dầu, mất ngon.

    Nhằm giảm vị béo của dừa, ta chuẩn bị đĩa rau sống đủ loại như chuối chát, bông súng, khế, rau muống? để ăn cùng. Nhai chiếc đùi ngon ngọt thơm lừng hương sả, chiêu thêm một ngụm rượu thì bữa ăn đậm đà và ngon miệng làm sao.
    u?c meoCara s?a vo 12:08 ngy 28/12/2006
  8. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Nhộng ong vò vẽ nướng lá nhàu
    [​IMG]
    Nhộng ong là món ăn ưa thích của đồng bào Nam Bộ, nhất là những lúc gặp bạn hiền "chén anh chén chú". Thấy được tổ ong, chờ bạn đến chơi rồi cùng nhau đi bắt về nhậu. Ong có nhiều ở những vùng ngập mặn, rừng tràm, đước...
    Một số ong ngoài thiên nhiên, bà con đặt kèo lấy mật và từ đó nhộng ong được chế biến ra nhiều món như cháo nhộng ong, nhộng xào khóm, nhộng trộn bưởi, nhộng gói lá mướp... nhưng món ngon được bà con ưa thích vẫn là nhộng ong vò vẽ kẹp gắp nướng lá nhàu.
    Nhộng ong vò vẽ rất béo, ngon và bùi. Ong vò vẽ nổi tiếng là nọc rất độc, khi châm vào người gây sốt, sưng đau có khi đến 2-3 ngày rất khó chịu. Nếu bị đốt nhiều mũi có thể tử vong.
    Ong vò vẽ có lối ra vào tổ chỉ có một lỗ duy nhất nên dễ chế ngự. Dùng nùi giẻ có tẩm dầu lửa quấn vào cây sào chờ đêm tối đưa nhanh đầu lửa vào trong miệng tổ ong, ong lớp chết cháy, lớp chết ngộp.
    Bắt được tổ ong, lấy từng con nhộng từ tàn ong ra, trụng vào nước sôi cho chúng săn lại, rút lấy chất dơ màu đen trong ruột chúng. Lấy nhộng gói vào lá nhàu, mỗi gói chừng 10 con rồi kẹp gắp nướng cùng lửa than.
    Nước chấm rất dân dã, muối tiêu chanh hay nước mắm ớt. Khi nhộng chín bốc khói thơm lừng, cho một miếng vào miệng từ tốn nhai. Sau tiếng "bụp" trong miệng, sữa nhộng ong bể ra, chất béo, ngọt, bùi hòa quyện cùng hương lá nhàu, chua cay mặn của muối tiêu chanh, tất cả thấm tan đầu lưỡi. Hương vị không chê vào đâu được, nghĩ đến là thấy thòm thèm.
  9. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Sườn non xào kiểu Khmer
    [​IMG]

    Ảnh: Thanh Niên
    Bạn cần chuẩn bị 250 g sườn non, 100 g đu đủ xanh bào, 100 g bông mướp, 2 trái đậu bắp, 1 trái chuối chát, 1/2 trái cà tím, đậu đũa.
    Ngoài ra, cần có 0,5 g mắm bò-hoóc, 1 muỗng cà phê kroeung (gia vị của người Khmer).
    Cách thực hiện:
    - Bắc chảo nóng, cho dầu vào và phi tỏi vàng.
    - Cho mắm bò-hoóc, kroeung, sườn non vào xào sao cho thịt săn lại.
    - Nêm 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê đường rồi đổ một ít nước để hầm cho sườn mềm.
    - Cho hỗn hợp rau, củ vào trộn đều và nhấc ra khi vừa chín tới
  10. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Cá lóc nướng lá sen
    [​IMG]
    (Thanh Hương -báo Thanh Niên)

    Cá lóc nướng lá sen chỉ nghe thôi cũng cảm thấy xao xuyến chất bưng biền Nam Bộ. Những cánh đồng sen bát ngát, cá lóc táp mồi có lúc phóng nằm trên những lá sen. Thế là người dân miệt vườn, chiến sĩ chốn bưng biền sáng chế ra món cá lóc nướng lá sen đơn giản, không cầu kỳ đòi hỏi nhiều công phu nhưng lại đậm đà hương vị miền sông nước.
    Khác với những món cá lóc nướng khác, cá lóc nướng lá sen đặc biệt ở chỗ... nước chấm. Mắm nêm nguyên chất có vị mặn và chát, phải pha thêm đường, bột ngọt, chanh, bằm nhuyễn khóm (dứa) rồi dùng khăn vắt nước cốt dừa hòa chung cho sền sệt là tốt.
    Về khâu nướng cá, chọn con cá còn tươi sống, rửa sạch cho vào thau rồi rải đều lớp muối lên trên, đậy kín lại. Trong thau con cá lóc vùng vẫy, càng vùng vẫy bao nhiêu, càng sạch chất nhờn chừng ấy. Bắt cá xiên từ miệng đến đuôi bằng một que tre vót nhọn rồi dùng lá sen gói kín lại hai, ba lớp. Lá sen phải là lá sen già, còn tươi có màu xanh thẫm, cứ thế cho con cá lên bếp than cháy đỏ mà nướng, vừa nướng vừa xoay trở mình cá. Lá sen cháy cho mùi thơm thanh thoát, nồng đượm. Khi lá cháy hết cũng là lúc cá chín đều, cá chín nhờ sức nóng của lá sen còn tươi. Cách nướng này không làm da cá bị khét như cách nướng trui, trái lại còn làm da cá vàng ươm, sống lưng cá nứt ra, dùng tay hoặc đũa tách làm đôi, rút bỏ xương, rưới mỡ hành cùng đậu phộng. Cuốn với bánh tráng mỏng, các loại rau ghém, bún chấm nước mắm nêm tạo cho người ăn niềm thích thú riêng. Da cá vừa béo vừa giòn thoang thoảng hương sen, thịt cá rất ngọt hòa trong vị nước chấm đặc trưng... không gì hấp dẫn bằng.

    u?c meoCara s?a vo 21:42 ngy 27/12/2006

Chia sẻ trang này