1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc sản Miền Tây ! -Chỉ post món ăn, xin đừng bàn luận.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi meoden2611, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Lẩu hoa đồng nội
    [​IMG]
    (Ảnh: Thanh Niên) ​
    Dân miền Tây Nam Bộ khoái nhất món cá lóc nấu canh chua, nhất là canh chua với vô số loại hoa đồng nội. Các loại bông bí, bông so đũa, bông điên điển, bông lục bình... tạo vị ngon đặc sắc cho nồi canh này.
    Cá lóc (miền Bắc gọi là cá quả, miền Trung gọi là cá tràu) vốn rất dễ chế biến thành nhiều món ăn, từ cá lóc kho tộ, cá lóc lăn bột chiên giòn, cá lóc muối sả ớt chiên... Món canh thì có cá lóc nấu canh bí đao, nấu với rau tập tàng, nấu với cải xanh hay với khoai mỡ. Dân miền Tây Nam Bộ thì khoái nhất vẫn là cá lóc nấu canh chua. Nhất là canh chua với vô số loại hoa đồng nội.
    Để nấu món này, cần chọn cá lóc đồng, loại cá lóc sống tự nhiên trong các ruộng lúa, thường có thớ thịt săn chắc, ngọt đậm; khác với loại cá lóc nuôi trong hồ bằng thức ăn công nghiệp thường có thớ thịt nhão, nhạt. Trong khi cá lóc nuôi có giá cỡ chừng 28 nghìn đồng/kg loại lớn thì cá lóc đồng đắt gần gấp đôi. Dấu hiệu để phân biệt hai loại cá này ở chỗ: cá lóc nuôi có màu vảy nhợt nhạt, xám trắng, đầu to bè; trong khi đó cá lóc đồng có vảy đen thui, đầu nhỏ gọn.
    Cá lóc sau khi đánh vảy sạch nhớ làm kỹ bộ đồ lòng. Người miền Tây thường kính nhường bộ lòng cá lóc (bao tử và tim, gan...) cho người nào cao tuổi nhất mâm cơm. Ướp vào cá một tí nước mắm. Bắc nồi nước lên bếp, thả vào đó vài trái me xanh, tùy khẩu vị mà điều chỉnh gia giảm. Cũng có người dùng me chín, lá me non hoặc dùng cơm mẻ để lấy vị chua. Đến khi nước sôi, hớt bọt kỹ và cho cá vào, nêm vào đó muối, bột nêm, đường cát.
    Để đem lại vị thơm đặc trưng thì không thể thiếu các loại rau nêm canh chua như: quế, ngò om, ngò gai, có người dùng cả rau "tần dày lá" xắt sợi để nêm, cho ra vị lạ rất thú vị. Khi dùng lẩu cần có thêm bát nước mắm nguyên chất hoặc đĩa muối hột đâm ớt. Các loại hoa đi kèm lẩu chua này là: bông bí, bông so đũa, bông điên điển, bông lục bình...
  2. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Tôm rang muối
    [​IMG]
    (Thanh Niên) ​
    Bạn cần chuẩn bị tôm sú sống, hành tím, ớt xắt nhuyễn, tỏi xay, hành lá, xà lách, cà chua và gia vị.
    Thực hiện:
    Tôm chẻ lưng, ướp gia vị, xà lách rửa sạch.
    Cho dầu ăn vào chảo, để nóng, cho tôm vào chiên giòn, vớt ra. Sau đó, cho hành tím, tỏi xay vào chảo, xào nóng.
    Đổ tôm vào xóc sơ cho thấm gia vị. Xếp tôm vào đĩa xà lách và cà chua đã trang trí sẵn.
  3. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Lẩu mắm - ''bản hoà tấu'' của rau

    [​IMG]
    (Sài Gòn Tiếp Thị) ​
    Lẩu mắm không phải của riêng Sài Gòn, mà là món ruột của miền Nam, biểu tượng của sông nước miền Nam.
    Mặc dầu nhà văn Sơn Nam khẳng định lẩu mắm gốc Châu Đốc nhưng nguồn gốc của lẩu mắm có thể nói chắc là của dân Khmer, cùng gốc với bún mắm - một loại nước mắm kho làm nước lèo ăn bún hoặc ăn rau.
    Những biến tấu về sau này chẳng qua là một kiểu tiếp biến văn hoá ẩm thực giữa người Khmer bản địa và người miền Trung và Nam khẩn hoang. Biến tấu đậm nhất, có thể nói là biểu tượng của vùng sông nước Nam bộ, là đĩa rau hoành tráng với hàng chục loại rau.
    Các loại rau trong lẩu mắm: bông súng, lá tai tượng, rau má, rau dừa, bông bí, bông so đũa, lục bình, rau muống, rau nhút, cần nước, rau đắng, rau đắng đất, kèo nèo, cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, giá, cà tím, nấm rơm, nấm dai, khổ qua, đậu bắp, càng cua, hẹ, bông điên điển, đọt xoài, đọt chùm ruột, cần tây, thơm, chuối chát...
    Ấn tượng thị giác của người ăn lẩu mắm là mâm rau, với màu sắc xanh đỏ vàng. Xanh của rau. Đỏ của bông so đũa Thái. Vàng của bông bí.
    Trong khi đó, ấn tượng vị giác của lẩu là nước lèo mắm chưng. Mắm thường là mắm cá sặc, cũng có nơi dùng mắm lóc, mắm linh, mắm trèn. Và một số gia vị khác kèm, để át bớt mùi mắm. Nhưng dân sành điệu lại không thích mùi mắm nhạt, bởi vậy mắm bò hóc của người Khmer ở miền Tây mới làm nên danh giá của mắm chưng, của bún mắm.
    Ngoài ra, lẩu mắm còn biến tấu thêm một tầng nữa, trở thành một tổng hợp thực phẩm của cả vùng sông nước lẫn biển. Người ta dọn thêm: thịt heo quay, cá hú, mực, ốc bươu, tôm, sò, nghêu... Vì lẽ đó, người ăn cũng phải biết phối miếng cho đủ các vị: nước, rau, thịt, cá, sao cho hội đủ vừa hương vừa sắc.
    Sài Gòn có một số địa chỉ nổi tiếng về lẩu mắm như Phước Thành trên đường Lê Thị Riêng có lịch sử thành lập từ năm 1949, Phong Lan ở ngoài cầu Sài Gòn (đi ăn nhớ mang nón bảo hiểm). Có nơi chọn phong cách nấu mắm khá đặc như Phước Thành, tôm cá bỏ vào lẩu nổi lên như người ta tắm ở Biển Chết không biết bơi vẫn cứ nổi. Lẩu ở Sài Gòn không ngon bằng lẩu ở một số nhà hàng miền Tây, do độ tươi của thực phẩm không bằng.
    Chẳng hiểu ngày chế tác ra lẩu mắm, ông bà ta nghĩ gì, tính toán dinh dưỡng ra sao, có lẽ dùng rau để át đi cái mặn của mắm, để cân bằng âm dương. Còn bây giờ, giữa lúc người ta ngày càng bị đại nạn béo phì, lẩu mắm trở thành một thứ món ăn thời thượng hơn các loại lẩu khác, vì là một thứ lẩu ?oăn kiêng?.
    Cũng có thuyết bảo lẩu mắm gốc Cần Thơ, ban đầu có tên gọi là lẩu mắm Ninh Kiều. Và hiện nay nổi tiếng nhất ở xứ này là lẩu mắm Dạ Lý. Bà chủ quán này cho biết lẩu ở đây được điều chỉnh theo gu của người ăn, tuỳ hạng người mà gia giảm mùi vị.
  4. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Món ngon từ cá Ba Sa​
    (An Giang)​
    [​IMG]
    Có đến 60 món ăn ngon được chế biến từ cá ba sa như lẩu, khô muối mặn, chả đuôi phụng, mem nướng, ? do công ty Agifish, công ty Afiex, công ty TNHH Tuấn Anh, công ty Nam Việt An Giang chế biến. Đặc biệt, món bao tử basa luôn được thực khách ưa chuộng nhất. Đó là vị giòn của món bao tử hấp hay vị ngọt đậm đà của món bao tử dồn hải sản và hương vị tổng hợp từ bao tử xào chua ngọt, lẩu bao tử, ? tất cả sẽ mang đến cho ban những bữa cơm ngon miệng, hấp dẫn và đầm ấm khi thưởng thức hương vị của từng món ăn. Món ăn không chỉ làm ?onghiền? người trong nước mà đến cả thực khách trời Âu, đó là món khô phồng cá tra. Món ăn lạ miệng này được sản xuất ngay tại Châu Đốc, với nguồn nguyên liệu cá tra lên đến 2.000 tấn mỗi năm.
    Hãy một lần đến và khám phá ẩm thực, đặc sản An Giang bạn mới cảm nhận được sự phong phú và đa dạng trong đời sống văn hoá của người dân nơi đây.
    Được octieu101 sửa chữa / chuyển vào 16:12 ngày 27/12/2006
  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Ốc bươu nướng nước mắm

    [​IMG]
    (Tiếp Thị & Gia Đình) ​
    Ốc bươu nướng nước mắm là món ăn dễ làm, hương vị đậm đà nhờ mùi nước mắm ướp trong ốc khi nướng lên rất thơm.
    Nguyên liệu (4 người ăn): Ốc bươu 1/2 kg, nước mắm ngon 1 muỗng xúp, tỏi băm 1 muỗng xúp, gừng băm 1 muỗng xúp, tiêu 2 muỗng cà phê, đường 1 muỗng cà phê.
    Ốc bươu đem về rửa sạch bên ngoài, cho vào chậu ngâm với nước có một trái ớt được đập dập để nhả nhớt trong 2 giờ. Gừng băm, tỏi băm vắt nước hoà với nước mắm, đường và tiêu. Cho hỗn hợp này vào từng con ốc ướp khoảng 15 phút, sau đó nướng trên lửa than. Ốc nướng ăn chung với nước mắm gừng và rau răm.
  6. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Cá điêu hồng nướng lá sen
    [​IMG]
    (Ảnh: Tiếp Thị & Gia Đình) ​
    Món cá điêu hồng nướng có thể ăn kèm với kim chi. Mùi cá chín thoang thoảng hương sen tạo nét đặc trưng cho món ăn.
    Nguyên liệu: Cá điêu hồng 1 con (0,8- 1 kg), tỏi băm 25 g, ớt băm 25 g, tiêu nửa muỗng cà phê, muối nửa muỗng cà phê, nước mắm 2 muỗng cà phê, nước tương 1 muỗng cà phê, màu điều 2 muỗng xúp, lá sen 1-2 chiếc.
    Cách chế biến: Cá điêu hồng làm sạch, rạch hai bên mình cá dài từ mang xuống đuôi để thấm gia vị và dễ chín. Trộn đều các gia vị ướp vào cá, để cho gia vị thấm khoảng 30 phút.
    Cho cá lên vỉ nướng vừa hơi vàng, lấy lá sen gói cá lại và tiếp tục nướng cho đến khi lá sen bên ngoài vừa cháy là được. Lúc này cá sẽ quyện mùi thơm của lá sen. Cá điêu hồng nướng có thể ăn kèm với kim chi.
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bánh bao mít
    [​IMG]
    (Thanh Niên) ​
    Cũng là bánh bao nhưng không phải loại làm bằng bột mì thường bán ở phố chợ. Đây là bánh bao bằng múi mít chỉ có ở những vùng quê miền Nam.
    Muốn có món bánh bao mít đặc sản, khi mít vừa chín tới, xẻ trái mít ra bóc từng múi, loại múi lớn lấy bỏ hạt mít lẫn vỏ lụa, còn lại là những múi mít thơm quyến rũ.
    Dùng thịt cá thát lát quết nhuyễn với một ít thịt heo, nước mắm ngon, hành củ, tiêu bột, bột ngọt. Khi nhân đã chuẩn bị hoàn tất, vo nhân từng miếng nhỏ cho vào trong các múi mít đã lấy hột. Khi nhân đã đầy ruột mít, ta dùng cây gài kín chỗ nhồi nhân.
    Xếp các quả bánh bao bằng múi mít vào xửng để hấp. Chọn phía không nhồi nằm ở lỗ xửng, phía miệng nhồi nhân nằm trên cho nhân bánh khỏi chảy nước và nhân khỏi rơi ra khi hấp. Thời gian hấp chừng 30-40 phút. Khi mít và nhân đã chín, bốc mùi thơm lựng ta nhắc xuống và sắp bánh bao ra đĩa.
    Bánh bao mít nhân cá thát lát, thịt heo vừa béo, bùi, dai, cay... đủ mùi vị phối hợp lại thêm mùi vị ngọt thơm rất riêng của mít. Ăn một lần rồi không thể nào quên được hương vị độc đáo của món ăn dân dã này.
  8. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Xơ mít nấu canh
    [​IMG]
    Bạn rất phí phạm khi chỉ ăn múi mít chín mà bỏ xơ. Xơ mít sau khi chế biến sẽ là một món canh ăn rất ngon, bổ dưỡng và dễ tiêu hoá.
    Cách chế biến: Dùng dao cắt hết xơ khỏi vỏ, xé tơi ra (ngon nhất là mít ướt). Rắc trên nó một ít muối, trộn đều rồi nhồi cho tới khi xơ mềm rục. Sau đó, cho vào âu lèn chặt lại rồi đậy nắp. Để yên khoảng năm ngày, xơ mít sẽ dậy men, có vị chua và thơm là ăn được.
    Để nấu canh, ngoài nguyên liệu là xơ mít, cần có thêm cá lóc (to hay nhỏ tuỳ số người ăn), ít rau om, hành tươi và vài trái ớt. Cá sau khi làm sạch để ráo nước, đem bánh xơ mít ra xé tơi. Cá chiên sơ qua sau đó gắp ra, cho thêm dầu và phi hành mỡ cho thơm rồi đổ xơ mít đảo qua lại vài lượt. Tiếp theo đổ nước vào nồi đậy nắp, để sôi. Nêm gia vị cho vừa miệng và bắc xuống. Sau đó cho rau om và ớt thái lát vào. Thế là ta đã có một nồi canh xơ mít với hương vị ngon đậm đà.
  9. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Nhộng ong vò vẽ nướng lá nhàu
    [​IMG]
    (Theo Thanh Niên)


    Nhộng ong là món ăn ưa thích của đồng bào Nam Bộ, nhất là những lúc gặp bạn hiền "chén anh chén chú" á. Thấy được tổ ong, chờ bạn đến chơi rồi cùng nhau đi bắt về nhậu. Ong có nhiều ở những vùng ngập mặn, rừng tràm, đước...
    Một số ong ngoài thiên nhiên, bà con đặt kèo lấy mật và từ đó nhộng ong được chế biến ra nhiều món như cháo nhộng ong, nhộng xào khóm, nhộng trộn bưởi, nhộng gói lá mướp... nhưng món ngon được bà con ưa thích vẫn là nhộng ong vò vẽ kẹp gắp nướng lá nhàu.
    Nhộng ong vò vẽ rất béo, ngon và bùi. Ong vò vẽ nổi tiếng là nọc rất độc, khi châm vào người gây sốt, sưng đau có khi đến 2-3 ngày rất khó chịu. Nếu bị đốt nhiều mũi có thể tử vong. Ong vò vẽ, lối ra vào tổ chỉ có một lỗ duy nhất nên dễ chế ngự. Dùng nùi giẻ có tẩm dầu lửa quấn vào cây sào chờ đêm tối đưa nhanh đầu lửa vào trong miệng tổ ong, ong lớp chết cháy, lớp chết ngộp. Bắt được tổ ong, lấy từng con nhộng từ tàn ong ra, trụng vào nước sôi cho chúng săn lại, rút lấy chất dơ màu đen trong ruột chúng. Lấy nhộng gói vào lá nhàu, mỗi gói chừng 10 con rồi kẹp gắp nướng cùng lửa than. Nước chấm rất dân dã, muối tiêu chanh hay nước mắm ớt. Khi nhộâng chín bốc khói thơm lừng, cho một miếng vào miệng từ tốn nhai, sau tiếng "bụp" trong miệng, sữa nhộng ong bể ra, chất béo, ngọt, bùi hòa quyện cùng hương lá nhàu, chua cay mặn của muối tiêu chanh, tất cả thấm tan đầu lưỡi. Hương vị không chê vào đâu được, nghĩ đến là thấy thòm thèm.

  10. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bánh gừng
    [​IMG]
    (Phương Kiều -Báo Thanh Niên)​


    Bánh gừng được bài trí như nhánh san hô
    Bánh gừng là món ăn chơi của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Vào những ngày lễ tết như Chol Chnam Thmay, ngày lễ cúng ông bà tổ tiên Prôn-chung-bân (thường gọi là Đolta), chúng ta sẽ được thưởng thức hương vị đặc biệt của chiếc bánh gừng. Bánh còn có tên gọi là Num-khơ-nhây.
    Không cầu kỳ, rắc rối, bánh gừng đơn giản được làm từ nếp. Thông thường, để có được chiếc bánh ngon, người ta chọn loại nếp to hạt, màu trắng đục. Nếp đem vo sạch, để ráo nước, cho vào cối quết nhuyễn rồi đem sấy hoặc phơi khô. Cứ 1 ký bột nếp, người ta trộn vào đó 30 quả trứng gà, l muỗng canh bột nang mực, một ít nước chanh tươi. Đập trứng gà cho vào nước cốt chanh và bột nang mực, đánh đều tay cho đến khi nào thấy nổi "rễ tre" thì cho bột nếp vào. Trộn hỗn hợp này lại cho đều rồi dùng tay nhồi cho tới khi có thể nắn bột thành những chiếc bánh có hình thể tương tự như củ gừng. Sau đó, người ta thả chúng vào nồi dầu (hoặc mỡ) đang sôi để chiên. Bánh chín vàng, gắp nhúng vào đường cát trắng đã thắng sền sệt, thành lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng. Thế là ta đã có những chiếc bánh gừng hấp dẫn, bất cứ những ai khó tính cũng đều phải khen ngon khi được thưởng thức.
    Ngoài việc để đãi khách, bánh gừng còn góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp, kể cả sự long trọng trong những ngày lễ, tết. Trong những ngày lễ trọng đại ấy, người ta ghim những chiếc bánh gừng vào các que tre cắm xung quanh chiếc trụ tròn bằng gỗ hay đất sét trang trí hoa văn sặc sỡ bằng giấy màu rồi đem chưng trên bàn thờ. Tùy theo cảm nhận của mỗi người, chúng ta có thể hình dung những chiếc bánh gừng đó là những chiếc gạc nai hay một nhánh san hô.

Chia sẻ trang này