1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc sản Miền Tây ! -Chỉ post món ăn, xin đừng bàn luận.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi meoden2611, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Ba Ba - Món ăn đặc sản Đồng bằng sông Cửu Long
    [​IMG]


    "Thuở đất trời nổi cơn gió bụi", ba ba được liệt vào danh sách động vật quí hiếm. Hiện nay do ba ba được nuôi ở nhiều nơi nên quí thì có chứ không hiếm, do đó cũng được chế biến thành những món ăn phổ biến. Ăn thịt ba ba rất ngon. Món ăn ba ba bán đầy trong các quán đặc sản, nhưng muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị hoang dã của nó, tốt nhất nên mua về tự chế biến vì ở các quán thường lạm dụng gia vị ướp và đồ rau củ nấu kèm nên ăn ba ba chẳng khác gì ăn thịt... gà lôi hay giả cầy.
    Trước hết, cần cảnh giác là ba ba rất dữ, cắn rất đau và ngậm luôn da thịt kẻ dám "xúc phạm" mình. Do đó khi mua ba ba về, để trong xô hay nồi có thành cao, khi làm thịt lật ngửa lên rồi bợ ra. Máu ba ba rất nhiều, muốn cho thịt trắng hoặc lấy huyết pha rượu thì đè ngửa ra, dùng dao nhọn đâm dưới bụng ngược lên. Sau đó để vào thau, nấu nước sôi chế đều cho sạch lớp nhờn và dễ cạo sạch lớp da ngoài cùng. Mổ ba ba không khéo sẽ bầy nhầy vì bộ lòng của nó chiếm hơn phân nửa trọng lượng, phải mổ đằng lưng. Mai ba ba có lớp rìa mềm ăn rất giòn giống như gân bò, nhưng càng vào giữa càng cứng. Vào những ngày cuối năm, ba ba còn ôm trứng, do đó càng phải khéo. Bỏ ba ba vào nước rửa sạch, lấy mật để riêng, nếu làm các món hấp, nướng thì để nguyên, với xào lăn, canh chua, lẩu thì phải chặt ra từng miếng. Ở miền Tây, có 2 món dễ làm mới phát hiện mà lại "hảo hạng": ba ba nấu canh chua và ba ba luộc nước dừa rang muối.
    Ba ba nấu canh chua:
    Ba ba làm sạch lấy đồ lòng ra xắt nhỏ, thịt chặt miếng. Rau đắng, chóc, cù nèo (có bông so đũa càng tốt) hoặc măng điền trúc, bồn bồn tươi cùng rau me "chuyên dùng" nấu canh chua, khử sơ mỡ tỏi, sả. Nấu nước dùng vừa ăn để trong lẩu, thịt, rau để riêng bưng ra, ăn tới đâu để các thứ vào đến đó, chấm nước mắm dầm ớt cay. Nên nhớ, rau đồng thường có vị nhẫn và mau mềm nhũn, do đó, bỏ rau vào từng ít một, tốt nhất ăn rau vừa chín tới mới ngon. Có thể ăn lẩu chua ba ba với bún.
    Ba ba luộc nước dừa rang muối:
    Ba ba làm sạch để nguyên con đậy "nắp" (phần mai ở giữa được "khui" ra để riêng). Nước dừa nêm chút bột ngọt, đường, chút xíu muối, bỏ ba ba vào luộc cho đến khi nước gần cạn, vớt ra cho ráo. Bỏ muối hột vào nồi đất hoặc nồi gang, để ba ba vào cái đĩa sành đặt vào nồi muối, đậy nắp lại nung lửa cho đến khi nào hạt muối hết nổ là được. Lấy ba ba ra đặt vào đĩa inox như nhà hàng thường làm, phi mỡ tỏi chế lên, đổ nước luộc ban đầu vào, mang ra đặt lên bếp gas ăn nóng, dọn kèm ra cải bẹ xanh hay xà lách Đà Lạt, vài cọng rau thơm, chấm nước mắt mặn. Muốn dễ ăn, dùng kéo cắt ra từng miếng nhưng đừng đứt hẳn để ba ba còn nguyên hình dạng cho đẹp mắt. Nếu không nhậu thì ăn với cơm hoặc bánh mỳ.

  2. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    [url="http://netcenter.com.vn/if/I_Detail.aspx?I=4&C=1&P=5864"
    ] Gỏi cuốn - bì cuốn
    Món ăn dân dã đồng bằng sông Cửu Long[/url]
    [​IMG]
    Nam Yul Bong - một du khách Hàn Quốc bạn của chúng tôi - cho rằng "Cái chất Nam Bộ, cái chất dân dã mộc mạc của đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam thể hiện qua cái giản đơn của món fast-food made in VN (nguyên văn)...".
    Ðầu tiên, thật khó có thể hình dung cái món "phát-phút" sản xuất tại VN là món gì nếu hình dung qua cách diễn tả của ông bạn xứ sở nhân sâm và kim chi này. Yul Bong nói "đó là một cái xúc xích thô, chưa nấu nướng bọc bên ngoài là một cái lá bột gạo hình tròn, vài con tôm, vài lát thịt heo luộc, một ít sợi mì gạo trắng, vài cọng hành... và sau đó chấm vào một thứ nước chấm đậm đà hương vị và cay xé lưỡi...". Hóa ra, đơn giản đó chỉ là món gỏi cuốn - bì cuốn, món ăn dân dã chỉ có thể tìm gặp hú họa ở các hàng gánh ở một thời điểm bất chợt nào đó bên hè phố hoặc ở các quán bình dân ven đường thiên lý, dọc đường gió bụi.
    Có lẽ bạn bất ngờ khi biết rằng, món ăn dân dã này giờ đây đang hiện diện ngay trong khuôn viên khách sạn tầm cỡ có lịch sử lâu đời của TP Hồ Chí Minh, ngay trong Cyclo quán - nhà hàng ăn của Hotel Majestic. Và chính là món có khách hàng không chỉ là châu á mà cả Âu Tây đều ưa thích. Ðiểm độc đáo của món ăn xếp vào hạng bình dân giản lược nhất: dễ tìm mua chất liệu, không cầu kỳ phụ gia tẩm ướp, có thể thay đổi chất rau ăn ghém (rau sợi, chuối xanh, hoa chuối, khế...), ngay cả hương vị chất đạm chủ đạo tùy điều kiện sẵn có: thịt heo, bò, gà, tôm, cá, trứng, mực... Ngay cả chất độn có thể dùng sợi bún (sợi mì gạo trắng theo cách gọi của anh bạn Hàn Quốc!), mì sợi tươi, nui, miến, hủ tiếu... tất cả sau khi gói gọn trong bánh tráng là đã có thể sẵn sàng... mời anh xơi ! Và bình dân nhất vẫn là khung giá đầu tư cho món ăn có lẽ xếp vào hạng "bèo" nhất.
    Tất nhiên xét theo nghĩa hẹp của văn hóa ẩm thực, miếng ngon thường phải đúng chất liệu, đúng chất độn, đúng rau ghém, đúng hương liệu tẩm ướp, đúng nước chấm. Tuy vậy do tính chất dân dã đáp ứng nhu cầu thực dụng của thời đương đại, tùy lúc tùy nơi, tùy điều kiện sẵn có, món gỏi cuốn - bì cuốn đã thực sự biến thiên muôn hình vạn trạng, tuy nhiên hình dáng bao ngoài thường không thay đổi.
    Thế nếu ngoài thứ nước chấm có tên trong tự điển "La Rousse" là "Le nươc măm", ngoài nước tương hay tương hột đặc chế liệu có thể chấm với mù tạt hay muối tiêu được không nhỉ ? Tại sao lại không nhỉ ? Có điều hương vị rồi sẽ ra sao, ai mà biết được ??
  3. sweetlove_17

    sweetlove_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.356
    Đã được thích:
    0
    Ngọt ngào bánh thốt nốt
    Cây thốt nốt Bảy Núi, An Giang cho ra những sản phẩm có tiếng, từ nước thốt nốt, đường thốt nốt, cho đến món ăn tráng miệng đặc sắc: bánh thốt nốt. Bánh thốt nốt đúng như tên gọi, thành phần vẫn là nước thốt nốt, trái thốt nốt và gạo nàng Nhen.
    Bánh ngon vì bột được chế biến từ gạo đặc chủng Nàng Nhen chỉ canh tác được ở vùng Bảy Núi, còn trái thốt nốt làm bánh phải có cơm dày, không mỏng cùi. Muốn làm ra ổ bánh thốt nốt ngon khá là kỳ công. Gạo nàng Nhen vừa xay xong phải đem phơi khô và dự trữ trong 1 năm ròng, nếu không bột gạo làm ra sẽ mềm nhão, bánh không giòn. Bánh ngon hay không vẫn hơn thua ở khâu ủ gạo. Đầu tiên người ta chà gạo lấy bột rồi ủ cho lên men trong 1 đêm. Thời tiết xấu làm bột gạo khó lên men ngon, nên bánh thốt nốt thường chỉ được làm trong các mùa khô. Khi gạo ủ xong mới pha trộn cơm thốt nốt, nước thốt nốt, lúc này các chị các cô sẽ nêm thêm tạo cho bánh có mùi vị riêng. Hấp vài tiếng, giở nắp xửng ra, khói bốc lên ngào ngạt ẩn hiện lờ mờ những chiếc bánh thốt nốt màu vàng đậm thơm ngon gọi mời.
    Trong các kỳ hội chợ ở ĐBSCL hay TP.HCM, món bánh thốt nốt An Giang thường được bày bán như một thứ đặc sản và mỗi ngày như vậy bán được hàng ngàn cái. Người ăn rồi thường quay lại mua thêm vài cái nữa ăn cho đã thèm.
    P/S: Bánh thốt nốt cũng ngon lắm chứ! Nhưng sao ko thấy ai nói nên mình post lên!
  4. sweetlove_17

    sweetlove_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.356
    Đã được thích:
    0
    Cơm cà ri dê Trà Vinh
    Trà Vinh là một địa danh nổi tiếng với những hàng cây cổ thụ rợp bóng ven đường, có Ao Bà Om thơ mộng mang đậm dấu tích xưa... Nói đến ẩm thực Trà Vinh thì không thể không kể món cơm cà ri dê.
    Món cà ri dê hấp dẫn, bắt mắt được ăn chung với món dưa chua rất riêng mà chỉ có ở Trà Vinh người ăn mới tìm được hương vị này.
    Để làm món dưa chua, người ta bổ trái dưa leo làm tư, cạo bỏ ruột, cắt xéo dưa leo. Muốn dưa được dòn phải để trước 2-3 ngày. Đậu bắp cắt bỏ hai đầu. Nước sốt làm bằng me, ngâm me chín chua với đường, bột ngọt nghệ, cà ri để qua đêm. Sáng mai trước khi bán nấu nước thật sôi, bỏ dưa leo, đậu bắp vào xới đều nhúng xuống không cho dưa chín mềm, riêng đậu bắp vừa dòn, vừa chua ngọt và không còn tiết chất nhờn. Khi ăn cho thêm củ cải trắng, cà rốt. Ngoài ra, còn có đĩa muối ớt, chanh để chấm thêm tùy theo khẩu vị từng người ăn.
    Để có món cà ri dê, thịt dê rửa ráo, để khô nước xắt từng miếng nhỏ trộn chung với củ hành xắt mỏng, gừng, tỏi đâm nhuyễn, muối, bột nghệ, bột cari trộn đều xào cho chín mềm, cho thêm bột điều để tạo mùi thơm.

  5. yeuanh_amtham

    yeuanh_amtham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    mới vừa có 2 ngày ở Tiền Giang, bị ghiền món Hủ tíu sa tế mất roài..hix hix...lao nhanh vào thread này post 1 bài..nhưng điên người, TTVNO...Down.. thành thử bài bị mất + lười post lại
    giờ ngồi làm việc..lại nhớ vị cay cay nồng nồng thơm thơm của món í..chẹp chẹp.
    Hủ tíu sa tế
    Hủ tíu Mỹ Tho thì dùng chanh, giá sống cùng lắm loại rau mùi, và độ mặn nhạt được nhấn nhá bằng thứ gia vị chính cống Việt Nam: nước mắm !.
    Một trong những yếu tố tạo nên nét riêng của hủ tíu Mỹ Tho là bánh sợi. Sợi bánh được làm từ gạo Gò Cát dẻo thơm, loại gạo mà không phải đất nào cũng trồng được. Hiện cả tỉnh Tiền Giang có hai lò sản xuất bánh hủ tíu số zách: lò Bảy Hưng ở ngay Mỹ Tho, và lò Tám Thảo dưới Gò Công. Còn bí quyết nấu hủ tíu ngon hả ? Phải xử lý nguyên vật liệu và gia vị sao để nước lèo, thịt thà, rau củ thiệt là vừa miệng. Khoản này thuộc loại gia truyền, khó chỉ bày chi tiết cụ thể lắm à !​
    nguồn : link vào tên món ăn
    Bonus info : giá 13.000đ/tô
  6. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Mình còn biết 1 món rất độc chiêu, nói ra chưa chắc các bạn tin. Nhưng mà bản thân mình đã ăn rùi nên mới dám nói
    CÁ LÓC HẤP BẸ CHUỐI
    Vào mùa mưa, khi có sấm sét lớn đánh xuống thì cá ở dưới ao hoảng sợ mà chúi sâu vào bùn đất dưới đáy ao. Có nhiều con do quá hoảng sợ mà chúi sâu đến nổi ko thể thoát ra đc và bị chết. Sau 3,4 gnày gì đó thì xác của chúng trương sình lên và nổi lên mặt nước. Người ta vớt xác cá lên, thêm vào chút ít gia vị : nước mắm, bột ngọt, muối, đường ... nói chung mình cũng ko rõ lắm vì món này mình đc ăn đã trên 20 năm rùi, sau đó cắt lấy bẹ chuối non ốp vào, buộc kín lại rùi đem nướng trên bếp lửa, cá chín có mùi thơm rất khó tả, ko giống như mùi mắm, cũng chẳng giống mùi cá khô. Nói chung là rất khó tả, nhưng khi ăn vào thì rất ngon ( Mới ăn thì hơi ớn ớn, ngại ngại miệng , nhưng mà ăn đc rùi thì ). Mình chỉ được ăn món này có 1 lần duy nhất mà nhớ mãi đến giờ vì vật liệu làm ra nó rất quái chiêu, mà hương vị nó lại càng quái hơn nữa, ko sao quên đc ! . Ko biết trong các bạn đã có ai thử qua món cá mình vừa kể ko ? Nếu có thì góp cho 1 lời kẻo các bạn cho là mình nói xạo
  7. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Đã ai được thưởng thức món Nấm Mối chưa nhỉ, không biết ở các tỉnh khác thế nào chứ mình thì chỉ nghe nói ở mỗi Bến Tre nấm mối ngon nhất. Nghe đâu, đây là một loại nấm chỉ mọc trên tổ mối và ra theo mùa, 1 năm chỉ có 1-2 tuần duy nhất là có nấm mối thì phải. Mình đã từng thưởng thức 2 lần, 1 lần xào với Bồn bồn, lần thứ 2 la mình bảo họ xào mộc (chỉ xào nấm không). Công nhận, trong tất cả các loại nấm mình đã ăn thì Nấm mối có vị rất đặc biệt, thơm, dai, ngọt ngọt, bùi bùi... giờ đang đói nghĩ đến thèm quá!
  8. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Cháo sóc- Đặc sản mới ở miền Tây Nam Bộ
    TPCT - Dân đồng bằng sông Cửu Long gặp nhau buổi tối phải lai rai dăm ba sợi cho ấm râu, nhậu mà ăn cháo thì đâu còn bụng uống rượu. Nhậu cháo thịnh hành thời bao cấp, cái thời khó khăn ấy nhậu cháo vịt, cháo sò huyết vừa mát ruột vừa chắc bao tử.

    [​IMG]

    Quanh bàn cháo sóc, món đặc sản bình dân thơm ngon...Nhưng thời nay, đặc sản ê hề, nhậu là nhậu, ăn là ăn?
    Qua cầu, đi vòng vèo giữa vườn dừa quãng dài mới đến quán. Chị Thâm Thúy giới thiệu, đây là điểm du lịch sinh thái Tân Phú (ấp 1, xã Tân Thạch). Nhìn quang cảnh tôi biết sinh thái rồi. Sinh thái, theo một cách hiểu nôm na thì đó là đồng ruộng, vườn cây, sông rạch, rừng, ao cá và khu dân cư? Ở đây có cả.
    Chúng tôi ngồi cái bàn kê trên căn nhà sàn sát mé kinh xanh um rừng dừa nước, chốc chốc lại thấy ghe chở khách du lịch thong dong đi qua. Không khí mát rượi, tiếng thiên nhiên thường được các nhà thơ tả là im ắng ở đây sôi động hơn tiếng người.
    Cháo sóc được bê ra. Một nồi nước đặt trên bếp ga. Một đĩa rau xanh có mồng tơi, cải, trái bầu đã cắt miếng. Rau thơm, tiêu, ớt, nước mắm trong. Một đĩa thịt sóc băm nhỏ tươi hồng, nén tròn trên đĩa như thịt cá thát lát nạo ra để làm chả.
    Ông Hai nói, nồi nước trên bếp đã hầm cháo và nêm gia vị cả rồi, khi bùng sôi ông múc từng muỗng thịt sóc bỏ vào. Chị Thâm Thúy ngắt rau bỏ tiếp theo. Rượu nếp trong vắt rót ra mỗi người một ly nhỏ, cụng ly, cạn. Chà, ấm bụng!
    Nhấm nháp đậu phộng rang trong lúc chờ thịt sóc chín. Rót ly thứ hai. Chị Thâm Thúy tươi cười uống cạn nên tôi không thể không uống cạn. Ấm bụng, hơi xốn xang ruột gan!
    Cái nồi trên bếp sôi trở lại. Sôi đều một lúc, tôi múc một môi vào chén. Cháo rất loãng, gần như là nước lõng bõng vài hạt gạo với thịt sóc. Thịt sóc thả vào nước khi chín không thành viên săn dẻo như cá thát lát mà tơi ra.
    Tôi dè dặt đưa vào mồm một muỗng nhỏ. Cháo loãng nên dễ trôi vào cổ họng. Chao ôi, ngọt lự! Ngọt dịu và thơm mát, không phải ngọt của bột ngọt hay đường. Vài miếng thịt sóc dính xương sóc, tôi phải nhai trước khi nuốt, nhẩn nha càng đậm đà.

    [​IMG]
    Từng ăn nhiều loại cháo nhưng tôi chưa thấy thứ nào ngon như cháo sóc tôi đang được thưởng thức. Ngon quá, tôi thốt lên. À, ngon thật, người bạn tôi cũng tấm tắc.
    Nếm hai muỗng cháo, tôi gắp cọng rau, gắp cái nấm rơm, lại gắp miếng bầu, cứ như ăn cháo mà chan canh thú vị khó tả. Cháo rắn cũng có rau, cũng ngon và tôi đã ăn nhiều song không thể so được với cháo sóc, so sánh như thế khác nào đem hạt bo bo luộc đặt cạnh nồi cơm nấu gạo tám.
    Thấy tôi khen lia lịa, ông Hai đoán, chắc nước nấu cháo có luộc trái mướp nên mới ngọt thơm như thế. Nhiều món ăn ở nhà quê để có vị ngọt thơm và dịu thường bỏ trái mướp vào nấu.
    Tôi thấy màu nước hình như hơi xanh, cảm giác trong miệng dường như có phảng phất mùi mướp nên gật gù tán thành. Hóa ra chúng tôi trật lấc. Tôi vào bếp hỏi bà chủ Ngô Thị Thủy Tiên, biết tôi là nhà báo thì bà cởi mở nói, không có mướp đâu, chỉ thịt sóc mà ngọt thơm như vậy đấy.
    Bà Ngô Thị Thủy Tiên giải thích, con sóc ở rừng dừa chuyên ăn đọt dừa, hoa dừa và uống nước trái dừa nên thịt thơm ngọt. Tôi bị thuyết phục nhưng vẫn băn khoăn, từ đâu mà sáng chế ra món cháo sóc độc đáo? Với thứ thịt này, người ta hay nướng, luộc, hoặc xào, hoặc bóp tái, chưa thấy nấu cháo bao giờ.
    Bà Ngô Thị Thủy Tiên cười, chẳng phải chúng tôi tự nghĩ ra, hồi chiến tranh ở rừng, nhiều lúc thiếu gạo phải ăn cháo, bắt sóc nấu cháo nên biết được cháo sóc ngon.
    Bà nói thêm, bà tham gia cách mạng từ năm 1968, chồng bà tham gia sớm hơn. Tôi phục lăn ông bà cựu chiến binh này, thật tài tình, mở quán phục vụ khách du lịch, đem món ăn thuở chiến tranh gian khổ nâng lên thành đặc sản thu hút gần xa.
    Sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác gọi con sóc là sơn lai: ?oKhông có chất độc, ống chân chữa được chứng âm luy, xương mài ra để bôi chỗ tên bắn có chất độc?. Sóc ở vườn dừa ăn hương hoa, tinh túy của dừa càng nhiều chất bổ. (Riêng chữ ?oâm luy? sau này tôi tìm trong nhiều từ điển mà không thấy, chưa hiểu).
    Một con sóc khoảng 200 gram, giá 50.000 đồng. Nồi cháo của chúng tôi 5 con. Khi hết nước cháo được tiếp thêm. Bốn người ăn no. Ngon và lạ. Rượu mềm môi lâng lâng. Có chút men phấn chấn, hương vị cháo sóc tuyệt vời, không gian êm ả?  Khó quên lắm đây!
    Sáu Nghệ
  9. nes

    nes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà mùa này mua trái thốt nốt ở đâu, tìm hoài mà không thấy, ở Chợ lớn càng khó tìm.
  10. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    THỊT CHÓ XÀO LĂN ( ĐÚNG ĐIỆU MIỀN TÂY )
    Không phải mình phân biệt M.Tây hay M.Bắc. Nhưng đa phần trên Sài Gòn và cả các nơi khác mà mình đã đi qua và đã ăn thì các quán CờTây đều do người Bắc đảm nhận. Không phải là ăn ko ngon, nhưng mình lại muốn đề cập đến món đệ nhất mồi nhắm rượu của miền Tây, đúng điệu miền Tây mà không bao giờ lẫn lộn được mùi vị của nó khi món này được nấu chín. Nói không phải xạo vì " Cách 3 cây số vẫn còn nghe mùi thơm"
    Đầu tiên sau khi làm thịt, cạo lông, nướng bằng rơm cho vàng da. Tách riêng bộ lòng để chế biến các món khác. Còn lại phần thịt ở thân, thông thường có thể chế biến rất nhiều món ăn nhưng đa phần ở quê mình thì làm món xào lăn. Đây là món dễ làm nhất mà cũng là khó làm nhất vì ai cũng biết làm, nhưng khó ở chổ làm có ngon hay không mà thôi
    Thịt chó chặt thành từng phần tương đối vừa, đừng quá lớn vì ăn sẽ mau " Ngán" ướp bằng tương đen xay nhuyễn + đậu phộng rang đâm nhỏ + nước cốt dừa + gia vị nói chung, nhưng không được thiếu xả. Xả để nguyên cây, rửa sạch, đập dập rùi cho nguyên vào nồi ướp chung với thịt
    Sau khi ướp khoảng 45 phút cho thịt thấm, dùng nồi lớn để nấu( Nguyên một con chó mà ) không được đổ thêm nước, cho lửa vừa phải mà nấu thịt .Sau khi thịt chín vừa " kẹo" thì ngưng lửa vì khô quá thì món xào lăn này sẽ ăn không ngon
    Điểm đặc biệt của món này là ăn với tương xay nhuyễn pha với nước cốt dừa và đậu phộng chứ không ăn với mắm nêm như các món cầy khác mà M.Bắc thường nấu
    Thịt chín cho vị béo của nước cốt dừa, vị thơm của đâu phộng rang , của xả, vị ngọt của thịt,.... tất cả quyện vào nhau tạo thành một thứ thức ăn vừa ngọt, vừa béo lại vừa thơm (Thêm món nước chấm cũng thơm thơm, béo béo nữa chứ )
    Sau này khi ngồi nhâm nhi với chiến hữu, với bạn bè bên ly rượu và dĩa thịt cầy mình luôn nhớ đến món chó xào lăn mà ngày xưa vẫn thường ăn ( Lúc đó chưa biết nhậu ) và ước ao có 1 ngày mình lại trở về nơi đó, dưới hàng dừa và lại thưởng thức món CHÓ XÀO LĂN

Chia sẻ trang này