1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc sản Miền Tây ! -Chỉ post món ăn, xin đừng bàn luận.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi meoden2611, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    [url="http://ngoisao.net/News/An-dau/2007/01/3B9BC3CB/" ] Bánh phồng Nam Bộ[/url]
    [​IMG]
    Trước Tết gần 1 tháng, người dân Nam Bộ lại rộn lên không khí chuẩn bị ít nếp ngon, quết bánh phồng để cúng ông bà. Bánh phồng có nhiều loại tùy theo nguyên liệu làm bánh mà có cách gọi khác nhau, đặc biệt hương vị của mỗi loại bánh phồng đều có nét đặc trưng riêng.
    Bánh phồng nếp khi nướng lên ăn rất giòn, xốp; bánh phồng bì ngọt, giòn đậm; bánh phồng sữa rất béo. Để bánh ngon phải thực hiện đầy đủ các công đoạn. Nên chọn nếp phải dẻo như nếp bà bóng, nếp mỡ, không bị lẫn gạo, men tốt, dầu dừa phải béo, trứng gà phải mới. Nếp ngâm với men độ khoảng ba ngày, rửa sạch, bắt xửng lên để xôi.
    Khi trên bếp đang tiến hành xôi thì bên ngoài cũng đang chuẩn bị chày, cối quết bánh, ống và giấy cá, chiếu phơi. Khi xôi thấy hạt nếp mềm thì đem ra cối quết ngay. Để quết được một ổ bánh, người quết phải có sức khỏe và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người quết và người vùa (đảo bánh).
    Làm bánh, người vùa bánh rất quan trọng. Người lành nghề sẽ thấy rõ qua bàn tay nhanh nhẹn. Lúc đầu, xôi còn nóng dính cối, người vùa dùng nước đầu xanh thấm tay, đảo bánh. Khi thấy bánh đã nhuyễn, thì vào đường cho bánh vừa độ ngọt, rồi tiếp tục vô nước đậu đến khi đạt yêu cầu, thì nhanh chóng chuyển sang bộ phận bắt bánh và cán bánh, đem phơi. Các công đoạn phải làm nhanh nhẹn, kẻo để bánh bị nguội phải hấp lại.
    Khi bánh vừa ra lò thì trời cũng vừa hửng sáng. Trong quá trình cán bánh nên dùng lòng đỏ trứng gà đã luộc, nấu với dầu dừa thoa lên giấy, ống cán; để bánh không bị dính, bánh bóng và thơm ngon hơn. Sau khi bánh đã được phơi khô, thì dùng nước dừa nấu vừa ấm để tắm bánh, rồi đem ra phơi lại cho khô, đóng gói. Nếu không thực hiện công đoạn này thì khi bánh được nướng không chuồi nở ra, như dân gian đã đặt tên gọi là bánh phồng.
    Bánh phồng thường được nướng bằng củi mo nan hoặc rơm mới và dùng gắp tre để nướng là ngon nhất. Bánh nướng có thể ăn ngay để đủ giòn hoặc phơi sương cuốn với mứt gừng để hương vị bánh phồng càng đậm đà hơn.
    Bánh phồng không chỉ là một món ăn độc đáo mà còn là một sản phẩm văn hóa đặc trưng của cư dân Nam Bộ vào những ngày giáp Tết. Ngày nay, tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay, nhưng đâu đó trong tâm hồn của mỗi người dân Nam Bộ, không sao quên được khung cảnh và tiếng quết bánh phồng dìu dặt giữa đêm quê.
  2. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Có ai có kinh nghiệm thực tế trong việc nướng bánh phồng cho ngon không, xin cung cấp thông tin thêm.
    Thấy tên topic có yêu cầu Chỉ post món ăn, xin đừng bàn luận. có gì thì mod có del giùm.
  3. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thấy (và kinh nghiệm nướng bánh khét không ít của mình, hìhì ) thì quan trọng là lửa. Lửa than mới nướng đựơc cái bánh ngon, than hồng cháy đỏ không bốc lửa ngọn nha, lật bánh nhanh và đều tay (mình thấy tốc độ mấy cô hàng nướng lật khỏang 2s/1 lần đó ), nghe mùi và nhìn màu của cái bánh vừa vàng tới là ngon lành rồi. Hi hi ... bánh nướng đủ nhiệt nó vàng và giòn rụm, thơm phưng phức ... ăn lúc trời lạnh ngon lành gì đâu á.
  4. duyanag

    duyanag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Bánh canh Vĩnh Trung - An Giang
    [​IMG]
    Đến Bảy Núi, An Giang, sẽ là thiếu sót nếu du khách không nhín chút thời gian để thưởng thức món đặc sản dân dã nổi tiếng phố núi Tịnh Biên: bánh canh Vĩnh Trung.
    Cách đây hàng chục năm, cô Neang Oanh Na vì mê hương vị gạo thơm Neang Nhen nên cất công chế biến bánh canh từ loại gạo ngon trời đất dành cho vùng đất núi này. Món bánh canh giò heo với nước súp mùi vị đậm đà, cọng bánh thơm ngon, giá bình dân đã nhanh chóng thu hút khẩu vị người bản xứ.
    Theo đà ăn nên làm ra, Neang tiếp tục chế biến món bánh canh cá, tôm, canh gà và nay là bánh canh thập cẩm cá tôm, giò heo, gà. Bánh canh Neang thu hút khách du lịch, Việt kiều, dân bản địa bởi nó có điểm lạ so với bánh canh khác, cọng bánh không tròn mà lại dẹp! Bột gạo nhồi ra từ hạt gạo thơm thuần khiết nên cọng bánh dẻo dai cắn cái nghe thơm thơm đầu lưỡi.
    Nước súp ninh nhừ từ xương heo, xương gà, cá đồng, tôm hòa quyện lại với cọng bánh đã thấm đậm ớt cay, ngò gai, lá hành tạo ra dư vị mặn mà khó quên. Song cái độc đáo của bánh canh Neang Nhen là ở chỗ nước mắm chấm đặc chế, bánh canh Neang mà chấm với nước mắm thường thì mùi vị lợt lạt, cọng bánh thấm vào đầu lưỡi chẳng còn vị đậm đà.
    Ngon, lạ miệng, giá lại rẻ từ 3.000 - 7.000 đồng/tô, bánh canh Neang Oanh Na được chủ nhân thuận cho các quán Vĩnh Trung phổ biến thành món ăn đại trà phục vụ du khách, dân bản địa... Lần hồi món bánh canh Neang Oanh Na được gọi bằng cái tên chung chung là bánh canh Vĩnh Trung. Tới xã Vĩnh Trung bạn có thể thưởng thức bánh canh đặc sắc này ở các ấp Vĩnh Tâm, Vĩnh Lập, mỗi quán đều treo bảng
    Theo Thanh Niên
    u?c meoCara s?a vo 23:25 ngy 08/02/2007
  5. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    ------------
    Theo mình thì ngoài việc chế biến của người làm ra bánh ngon thì cách nướng bánh cũng góp phần ko nhỏ
    Để nướng được bánh ngon người ta ko dùng than mà sử dụng rơm để nướng. Bánh gặp độ nóng áp của lửa rơm sẽ phồng nhanh, cho độ dòn, nếu ko bánh bị "chay" ăn ko dòn
    Thứ 2 là ko dùng vỉ sắt để nướng bánh mà sử dụng kẹp bằng tre. Người nướng sẽ "trở" bánh trên hai kẹp tre này lật qua lại đến khi bánh vàng đều, như thế sẽ ko bị sức nóng của vỉ sắt ăn vào bánh gây cháy bánh vì sắt hấp thu nhiệt cao hơn
    Thứ 3 là trước khi nướng thì người nướng thường xé khoảng 4 đến 5 đường nhỏ phía ngoài (khoảng 1 lóng tay ) sâu vào bánh. Khi nướng bánh sẽ nở đều hơn và bánh ko bị " chay"
    Ko biết mình nói có đúng ko ?
  6. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Đúng là về quê thấy mấy cô nướng bằng hai kẹp tre.
    Dùng rơm nướng bánh thì em chưa thấy qua.
  7. nangxuan75

    nangxuan75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Bún nứơc lèo​
    [​IMG]
    Bún nước lèo Trà Vinh, cái tô nhỏ xíu, lèo tèo một vài miếng huyết heo nằm trên lớp bún trắng đục, không có miếng cá lóc nào vì cá đã nhừ trong nước lèo. Nhưng, đừng vội! Sợi bún Trà Vinh được làm từ gạo lúa mùa. Còn nước lèo của tô bún được nêm từ prô-hóc. Loại mắm làm từ cá tươi, ủ chượp kỹ lưỡng, khi chín ngấu có mùi thơm "điếc mũi". Prô-hóc của người Khmer Trà Vinh "ăn" các nơi khác nhờ làm từ cá biển. Từ đó mà các món sim lo, bún nước lèo của Trà Vinh có hương vị ngon độc đáo.
    Cho giá sống, bông súng xắt, rau thơm, rau muống, bắp chuối xắt, nặn chanh, và một ít muối ớt vào, trộn đều, sẽ có món ngon Thường hạp khẩu vị khách phương xa hơn dùng thêm thịt heo quay cống (người Trà Vinh gọi bánh vá) và chả giò . Có tô huyết bên cạnh cùng dĩa ớt hiểm xanh cắn cho đã cay. Bún nước lèo muốn ngon phải thêm thịt heo quay như người Hoa và bánh cống - chả giò của người Việt.
    St.
  8. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
  9. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Chè hột vịt
    Ở Nam bộ, người ta thường nấu chè đậu xanh với phổ tai để giải nhiệt. Món này được bày bán ở rất nhiều nơi. Nhưng món chè đậu xanh nấu với hột vịt thì chỉ được dùng trong phạm vi gia đình, người ta gọi gọn là chè hột vịt.
    Cũng như chè đậu xanh, chè hột vịt được thực hiện khá đơn giản: Đậu xanh cà vo sạch cho vào nồi đun trên bếp lửa riu riu. Khi thấy đậu xanh có chất nhựa (nhừ) thì cho đường cát trắng vào. Hớt bọt nhiều lần đến khi thấy nồi chè sôi, nổi bong bóng thì cho hột vịt còn sống vào. Để món ăn ngon hơn, người ta cho hột vịt vào nồi một cách khá công phu: dùng dao nhỏ, bén chặt thật nhẹ, thật khéo chính giữa hột vịt. Nhẹ tay tách vỏ, từ từ trút hột vịt vào nồi chè. Làm như vậy, hột vịt được giữ nguyên vẹn hình thể khi đã chín. Nếu không xử lý khéo như vậy, thì hột vịt khi cho vào nồi sẽ bị bể thành một thứ ?ohỗn tạp?, tròng trắng và tròng đỏ trộn lẫn vào nhau, vừa không đẹp mắt vừa mất ngon! Xử lý xong hết số hột vịt đủ dùng cho nồi chè, người ta mới cho phổ tai đã ngâm nở xắt sợi và gừng xắt sợi vào. Nồi chè sôi vài dạo thì nhấc xuống, múc ra chén...
    Cho đến bây giờ, trong ký ức tôi vẫn còn ghi đậm dấu ấn về một đêm hè. Đêm đó, má tôi múc cho mỗi người trong gia đình một chén chè hột vịt. Cầm chén chè trên tay, tôi hết sức bỡ ngỡ vì là lần đầu tiên mới được nghe và thấy món lạ này. Tôi múc từng muỗng chè cho vào miệng. Mùi thơm của đậu xanh, của hột vịt như lan ra trong miệng. Nhẩn nha nhai từng muỗng chè, tôi lại bắt gặp cái ngon của từng sợi phổ tai vừa giòn vừa ngọt vị chè, vừa thoang thoảng vị biển mặn. Chưa hết, khi cắn hột vịt, tôi mới cảm nhận được vị ngọt của chè, vị béo của lòng đỏ lòng trắng hột vịt tràn ngập các chân răng. Chép miệng, nuốt từ từ, cảm giác này như lan tỏa khắp cơ thể. Vẫn chưa hết điều kỳ thú của chè hột vịt. Sau này, khi được thưởng thức món giải nhiệt này ở nhà một người bạn, tôi mới được hân thưởng hương vị khác lạ của chè hột vịt. Đó là khi chè hột vịt được cho vào một ít nếp rặt. Trời ơi! Món chè mới ngon làm sao khi có vị béo thơm của mấy hột nếp đầu mùa. Càng ăn càng ?obắt ngây? cái thứ chè chỉ để ?oăn chơi?, tuyệt nhiên không thấy bày bán nơi nào cũng như trong những buổi cúng kiếng.

  10. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Những món ăn đặc sản Nam Bộ
    [​IMG]
    Những món đặc sản Nam Bộ như ba khía, chuột đồng úp trách, nhộng ong... ngon, bổ mà còn làm phong phú ẩm thực Việt Nam.
    Từ xa xưa vùng đồng bằng sông Cửu Long rừng hoang đầy dẫy thú dữ dưới sông đặc nghẹt sấu dữ, ngư kình.
    Tiến trình cải tạo thiên nhiên đã được lưu giữ trong nền văn hóa khai hoang lập ấp của người Việt và nó gắn liền với những món ăn đặc sản ruộng đồng, bưng trấp nơi thôn dã, đã thưởng thức mùi vị khó mà quên được:

    Ba khía
    Ba khía bắt đem về rửa sạch, ngâm trong nước muối nồng độ cao, bỏ vào khạp ít nhất một tuần lễ có thể coi là "Mắm ba khía". Khi ăn rửa nước sôi, tách yếm, bể càng, xé nhỏ bỏ trong tô trộn ớt tỏi chanh, giấm, đường. Ướp như thế khoảng 15 phút hoặc nửa giờ cho thấm gia vị, ăn với cơm rất ngon nhất là cơm nguội.
    Chuột đồng úp trách
    Ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều người thích săn bắt chuột đồng để làm món ăn vì chuột đồng là món ăn khoái khẩu của lớp người chân đất. Có nhiều cách chế biến như chuột hầm sả, giả cầy, chuột xào sả ớt, chiên vàng nhưng món chuột đồng úp trách là món nhiều người ưa thích.
    Sau khi thui con chuột cho sạch lông, vứt bỏ bộ lòng, để nguyên con chuột ướp tiêu, muối, ngũ vị hương, bột ngọt, sả, nước tương cho đến khi gia vị ngấm sâu vào thịt. Sau đó dùng cây đâm xuôi từ đuôi đến đầu theo cột sống lưng chừa một đoạn để cắm xuống đất.
    Ðịa điểm cắm chuột phải là nơi cao ráo, sạch sẽ. Cắm đứng những con chuột lên, lấy trách úp ngược miệng xuống đất, bên ngoài đốt lửa lên, đốt đến lúc nào mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Dở trách ra, ta thấy da chuột căng bóng, vàng rộm ánh lên mầu hổ phách. Con chuột trong que mang đủ hương vị thơm tho, mặn ngọt, béo giòn của trần gian. Dùng khi còn nóng không thua gì sơn hào hải vị, nhấp ngụm rượu thì còn gì bằng.
    Nhộng ong kẹp gắp nướng lá nhàu
    Rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, không những ong ngoài thiên nhiên mà người dân còn đặt kèo để lấy mật. Món ăn từ nhộng ong được bà con chế biến nhiều món như cháo ong, ong xào khóm, ong trộn bưởi, gói lá mướp, nhưng món bắt nhất vẫn là ong kẹp gắp nướng lá nhàu.
    Nhộng của ong vò vẽ ngon, béo, bùi nhưng phải rút ruột lấy chất dơ, còn nhộng ong mật thì khỏi. Nhộng non thì kẹp gắp nướng từng mảng nhỏ, nhộng già thì nhiều con gói lại kẹp gắp nướng. Nước chấm rất dân dã, muối tiêu chanh hay nước mắm ớt. Khi nhộng chín khói bốc thơm lừng, cho một miếng vào miệng nhẩn nha nhai, nhộng ong bể ra cái bụp, chất béo ngọt hòa quyện với hương lá nhàu, chua cay mặn của muối tiêu chanh, tất cả tan vào đầu lưỡi, hương vị không chê vào đâu được.
    Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ
    Ðất U Minh, Ðồng Tháp Mười nổi tiếng về rắn, rùa. Ðến mùa nước nổi bà con thường dẫn chó đi săn rắn hổ. Mỗi lần chó khịt và rắn khù là anh em có mồi nhậu. Khi bắt được rắn hổ, đập đầu cho chết. Nấu nước thật sôi để cạo vảy cho sạch, mổ bỏ nội tạng, chặt rắn thành từng khúc đều cỡ 8 phân. Hầm cho thật mềm mới vớt ra. Sau đó, đổ đậu xanh, gạo vào nước rắn, đậu xanh nở, gạo chín ta nêm nếm cho vừa miệng. Xé nhỏ từng khúc thịt rắn hổ như thịt gà, trộn rau răm, chanh, muối rắc ít tiêu. Nhai miếng thịt, húp miếng cháo nghe luồng mát lạnh tới ruột gan.
    Dơi quạ hấp chao
    Dơi quạ có nhiều ở vùng U Minh. Khi làm thịt dơi, lúc lột da tránh không nên để lông dính vào và tìm bỏ hết chất xạ trong con dơi, thịt mới mất mùi hôi. Chặt bỏ đầu, cánh, rửa thật sạch máu, chặt từng miếng vừa ăn. Sau đó lấy chao, bỏ bớt nước cho vài lòng đỏ hột gà đánh nhuyễn cùng với chao. Ðể gia vị vào ướp chung với thịt, một thời gian cho thịt thấm, sau đó bắc lên bếp hấp cách thủy đến thịt chín mềm. Món này ăn rất bổ, nhất là bổ thận.
    24H.COM.VN (Theo Nhân Dân)

Chia sẻ trang này