1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc sản Miền Tây ! -Chỉ post món ăn, xin đừng bàn luận.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi meoden2611, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Hà Tiên có xôi ba màu
    [​IMG]
    Xôi ba màu là một loại xôi độc đáo của Hà Tiên dù đó là một món ăn dân dã ?oquốc hồn quốc túy? của Việt Nam.
    Hiện nay đến Hà Tiên, muốn thưởng thức xôi ba màu, hãy đến số 29 Bạch Đằng ?" một trong nhiều con đường ?olặng trang? của thị xã miền biên viễn tỉnh Kiên Giang. Trên sạp là những gói xôi bằng lá hay chuối xanh tươi, nhỏ cỡ bao thuốc lá hay những dĩa xôi được cô gái cẩn thận sắp ngay hàng thẳng lối. Mỗi gói xôi vừa đủ lót lòng, giá chỉ có 1.000đ. Ăn ba gói xôi, tức là đã hưởng trọn vẹn món ngon dân dã có tên gọi ?oxôi ba màu Hà Tiên?, vừa đủ lưng lửng cái bụng, chỉ tốn có 3.000đ. Nếu ?omạnh miệng? thì bạn ăn xôi dĩa, 2.000đ/dĩa. Một bữa ăn sáng bình dân, ngon, nhất là lạ miệng đối với khách phương xa đến với xứ sở ?ođất phật người hiền? này.
    Xôi ba màu Hà Tiên gồm có ba loại: Xôi xoài, xôi hột gà và xôi tôm khô.
    Xôi này là nghề gia truyền của bà cụ Phan Thu Hoa (năm nay 61 tuổi). Hàng xôi này đã có mặt tại đây hơn 50 năm nay. Trước đây, khi còn khỏe, bà cụ Hoa trực tiếp bán, nay già yếu bà cụ giao lại cho cô con gái của mình kiếm sống qua ngày. Để có xôi ngon, người bán lựa nếp ngon, loại bỏ hết các hột gạo tẻ, sạn... vo sạch, ngâm nước chừng 3 tới 4 tiếng đồng hồ, để trong rổ cho ráo. Bắc chõ lên bếp, đun nước gần sôi thì cho nếp vào. 10 phút sau xới lần thứ nhất. 10 phút nữa xới lần thứ hai, lúc bấy giờ hột xôi mềm vì không còn ngòi. Nước cốt dừa nêm đường muối vừa ăn, cho vào chõ xôi, trộn đều. Khi thấy hột nếp tươm nước cốt dừa bóng lưỡng là đạt yêu cầu.
    Bới xôi vào dĩa hoặc tấm lá chuối, đậu xanh cà đãi sạch vỏ bắc lên chảo rang vàng rải lên mặt. Sau đó sắp vài miếng xoài chín xắt mỏng phủ lên. Vậy là ta có xôi xoài với hương vị ngọt chua thơm của xoài chín và giòn tan trong răng của những hột đậu xanh cà.
    Làm xôi hột gà, người ta lấy tròng đỏ trứng gà, cơm sầu riêng, chút đường khuấy cùng bột gạo trên bếp đến khi thật đặc thì nhấc xuống. Dừa cứng cạy bào từng sợi xào với đường thốt nốt. Một dĩa xôi chan hồ bột và rải dừa xào lên sẽ cho người ta thưởng thức vị ngọt thơm của đường thốt nốt, vị béo ngọt của cơm dừa, vị bùi béo của lòng đỏ trứng gà và nghe thoang thoảng bên cánh mũi mùi thơm của sầu riêng hết sức Nam bộ.
    Tôm khô Hà Tiên ngon có tiếng không thua kém tôm khô Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau. Xôi tôm khô cũng trở thành món ngon thu hút khách. Món xôi này làm rất đơn giản, chỉ cần đem tôm khô đâm nát xào mỡ hành cho tơi thành từng hột nhỏ như bụi rắc lên mặt xôi.
    Xôi ba màu Hà Tiên được bán từ hửng sáng lúc 6 giờ - tới 8 giờ đã hết hàng. Khách địa phương, khách phương xa, nhất là khách Việt kiều thường tìm tới đây để thưởng thức món điểm tâm độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa ẩm thực dân tộc này.
    CÚC TẦN
    Báo Cần Thơ
  2. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Thêm 1 món về chuột đây, món này đang rất thịnh hành ở Cần Thơ
    Chuột Đồng Quay Lu
    [​IMG]
    Trên khắp miệt ruộng vườn sông rạch ở miền Tây Nam bộ, chuột đồng chiếm tỷ lệ cao nhất và nhiều nhất so với các loại chuột khác. Nguồn thức ăn chính của chuột là lúa, gạo cùng hoa màu theo các mùa sản xuất của bà con nông dân. Chuột đồng ở miền Tây có 2 loại: Chuột cơm và chuột cống nhum. Chuột cơm nhỏ con trọng lượng 4-5 con/ký, có lông màu vàng, đượm màu lúa chín, nhìn chuột vàng óng ánh dưới nắng cũng đã thèm cho 2 con mắt. Chuột cống nhum, lớn con lông đen trọng lượng gấp 3-4 lần chuột cơm đồng.
    Thịt chuột là món ăn ?okhoái khẩu? của người miền Tây Nam bộ hay bất cứ ai khác nếu có dịp thưởng thức một lần. Mùa chuột bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt chuột, trước là cải thiện bữa cơm gia đình sau ?ochiêu đãi bạn hiền? nhằm giới thiệu món ngon miệt đồng, cũng là cách làm giảm bớt chuột nhằm bảo vệ mùa màng. Bà con ta thường tổ chức những cuộc săn chuột theo mùa, khởi đầu mùa săn bắt chuột là giữa vụ lúa đông xuân, cây lúa làm đòng, rồi đến lúa ngậm sữa và đến khi lúa trổ đều, chín vàng, thu hoạch... Những thời điểm này chuột tăng trưởng nhanh... vì có nhiều thức ăn như cua ốc, tép, cá, cây lúa non rồi hạt lúa già rơi vãi trên đồng - nên con nào con nấy béo mập, no tròn, thịt mềm và nhiều mỡ. Nhưng có lẽ thú vị nhất trong mùa săn bắt chuột đồng phải kể đến thời điểm bà con nông dân cắt lúa trên ruộng, người cắt lúa sẽ cắt ?obao cù? tạo thành những vòng tròn rồi đào những hang sâu nhỏ, bên trên tạo thành những đống lúa sập giả mà thực tế đây là những ?ochiếc bẫy hữu hiệu? để người bắt cứ thò tay tóm hết con này đến con khác, có khi đến vài chục hay vài trăm con. Ngoài ra để ?oăn trọn? người ta còn dùng lưới bao trùm bên ngoài để chuột không chạy thoát, sau đó 1 hoặc 2 người chui vào bên trong bắt chuột.
    Thịt chuột là món ăn dân dã đầy hấp dẫn, nhưng được xếp vào loại món đặc sản miệt đồng. Đa số người bình dân ở nông thôn món ngon dễ làm có lẽ là món chuột đồng nướng tươi, chuột luộc cơm mẻ hay chuột hấp cơm hoặc chuột khìa... Hiện nay, ở nhà hàng thịt chuột được nâng lên thành nhiều món ăn cao cấp và sang trọng mà khách du lịch phương xa có dịp về miền Tây có nếm thử một lần thì chẳng e ngại gì kêu thêm lần hai và khi ăn xong còn suýt xoa khen con chuột đồng ở miền Tây sao mà hấp dẫn thế!
    Xin kể vài món ăn chế biến từ chuột: Món thứ nhất là chuột nướng chao, chuột săn về đem thui lột da, bỏ hết xạ quanh cổ, bên nách háng, bộ lòng (chừa gan), răng và 4 bàn chân. Dùng ngũ vị hương, tiêu, ớt, sả, đường, bột ngọt ướp cho ngấm vào thịt. Độ 10 phút nướng chuột trên lửa than hồng. Chao bóp nhuyễn trộn ít mỡ heo phết từ từ lên mình chuột, trở đi trở lại khi chuột chín vàng, giòn rụm là được. Khách sành điệu sẽ khó quên khi thưởng thức món ngon ?okỳ lạ? đầy hấp dẫn này... Món kế tiếp là món thịt chuột xào lăn. Sau khi làm sạch, chuột sẽ được chặt thành 4 hay 6 miếng (chuột lớn hay nhỏ). Ướp cà ri, ngũ vị hương, sả, ớt. Bắc chảo mỡ phi hành tỏi rồi đổ thịt vào xào. Thịt vừa chín tới, rưới nước cốt dừa, gạt bớt lửa cho nước dừa rút đều vào thịt. Ăn nóng kèm với rau thơm chuối cây xắt mỏng. Món thứ 3 không kém phần ?osắc sảo? và hấp dẫn, đó là món thịt chuột bằm nhuyễn xào khô trộn lá cách, dùng với bánh đa (bánh tráng nướng). Chuột làm xong để ráo đem bằm nhuyễn, ướp cà ri, tỏi, sả, đậu phộng rang vàng đâm nhỏ, gia vị vừa ăn. Khử mỡ hành, tỏi, cho thịt chuột vào xào khô, khi chín cho lá cách xắt nhuyễn vào trộn đều nhắc xuống bày ra dĩa ăn nóng, dùng bánh tráng nướng xúc, cho vào miệng nhai từ từ để tất cả hòa quyện cho nhau... Đó là mùi vị thiên nhiên hoang dã của nội đồng được kết tinh, tạo thành những khẩu vị lạ kỳ, hấp dẫn khiến ta không thể ?ođưa cay? bằng những ly rượu nồng.
    NGUYỄN VĂN NGỘ
    Báo Cần Thơ
  3. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Nếu rãnh các pác ghé vào mục Món ăn lạ của Báo Cần Thơ xem, có nhiều món ăn lạ của Miền Tây lắm:
    http://www.baocantho.com.vn/vietnam/monngon
  4. coconutland

    coconutland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cá rô kho trái giác
    [​IMG]
    Cá rô đồng kho trái giác là đặc sản vùng U Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Thịt cá rô kho ngọt, béo, lẫn với vị chua, ngọt, dôn dốt của trái giác khiến người thưởng thức khó quên.
    Ở rừng U Minh và nhiều nơi thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cá rô đồng. Cá rô ở U Minh rất to, có con bằng 3 ngón tay người lớn khép lại, mập ú và thịt chắc, thơm ngon.
    Cá rô bắt được, lựa con to (rô mề), mổ ruột đánh vảy, rửa sạch để vào rổ tre cho ráo. Có thể đi vào ven rừng hoặc ra vườn đến chỗ có nhiều cây tạp để tìm trái giác. Cây giác thuộc loại cây leo, mọc dưới đất, bò sống trên các thân cây dại, lá tròn xanh nhạt, có răng cưa bầu, giống lá nho nhưng nhỏ hơn. Trái giác có hình nút áo, hơi dẹt, to khoảng đầu ngón tay. Khi còn non trái giác có màu xanh phấn, lúc sắp chín có màu vàng trong và khi chín có màu đen bóng. Trái giác có vị chua gắt, dùng trái giác khi còn dốt (sắp chín) để kho cá rô là ngon nhất.
    Ướp cá rô với nước mầu dừa, nước mắm hòn và một số gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt, đường, để cho ngấm rồi bắc lên bếp kho với lửa liu riu. Cá được sắp đều cho gọn và phải ngập xâm xấp nước. Trái giác cũng được sắp xen kẽ với cá tỷ lệ bằng nhau. Dùng nồi đất để kho là ngon nhất. Đun khoảng 15 phút, khi thấy da cá hơi nhăn là được. Cho một chút mỡ heo hoặc dầu ăn và bỏ một chút hành lá xắt nhỏ vào nồi cá. Thịt cá rô kho trái giác có vị ngọt, béo, thơm lừng. Trái giác có vị chua, ngọt, dôn dốt rất tuyệt vời.
    Đây là món đặc sản dân dã dễ làm, mang hương vị đặc trưng của vùng rừng ngập nước và vùng nông thôn sâu. Có về U Minh hãy thưởng thức một lần cho biết.
    Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống
  5. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Rắn trun xào lá cách
    Cùng với lá cách xắt nhỏ, rắn trun bằm sau khi xào, trở thành món ngon độc đáo của Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: D.H
    Rắn trun là loại rắn hiền, chậm chạp, không độc, thường sống dưới những đám cỏ khô, bên dưới ẩm, mà những người làm vườn, làm ruộng sau khi phát cỏ, gom tủ lại trên các bờ giồng ngoài ruộng hay các mương lạn, vũng bùn. Thông thường, nguồn khai thác loại rắn này là do những đứa trẻ ở quê đi giỡ cỏ, lùng sục bắt được, bán lại cho bạn hàng ở chợ để cung cấp cho các quán ăn đặc sản...
    Rắn trun có vóc dáng trung bình, con to lắm chỉ bằng ngón chân cái người lớn, con bé thì cỡ ngón tay trỏ. Rắn trun mình có khoan đen, khoan đỏ hồng, cách đều nhau chừng 1 đến 2cm, dài lắm chỉ đến 0,5m là hết hạn; mình tròn trịa, mập mạp. Những người ít tiếp xúc với rắn, nhìn nó rất ngán!
    Làm thịt rắn trun, khá đơn giản. Người ta đập đầu cho nó chết, xong dùng nước sôi cạo sạch lớp da ngoài (có nơi người ta thui), móc ruột, cắt bỏ đầu, rồi băm nhuyễn thịt nó ra như băm thịt vịt tiết canh. Kế đến, ướp tiêu, tỏi, bột ngọt, ít muối ăn, tí nước mắm ngon cho thơm. Lá cách tươi xắt nhuyễn để sẵn...
    Chảo bắc lên cho nóng, để chừng muỗng canh mỡ heo, khử sả, tỏi cho thơm rồi cho thịt rắn vào xào. Khi nào thấy thịt rắn hơi tái màu, ta cho lá cách vào xào tiếp; khi lá cách đã dốt dốt, nhắc chảo xuống, xúc thịt ra dĩa và rắc đậu phộng rang thơm (đã đâm nhỏ bằng hạt gạo)...
    Thế là chúng ta đã có món ăn độc đáo, dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Thường rắn trun xào lá cách ăn với bánh đa (tráng) hoặc bánh phồng tôm. Đây là món nhậu mà những tay sành điệu rất thích. Thịt rắn trun ăn mát, có tính dược, trị đau lưng, nhức mỏi và bồi bổ rất tốt... Nếu có đi đến Đồng bằng sông Cửu Long, các bạn có thể đến các nhà hàng đặc sản ở Cần Thơ hoặc Vị Thanh, Phụng Hiệp (Hậu Giang) để thưởng thức món ăn mang nét đặc trưng, dân dã, ngon, lạ và giá cả cũng bình dân của vùng đất phương Nam này...

    [​IMG]
    Được khanhlinh85 sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 06/04/2007
    Được khanhlinh85 sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 06/04/2007
  6. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Nồi canh chua miền quê
    Ngoài cá chốt, cá đối, gần Tết, hạ lưu sông Hậu còn có cá lăng giúp người dân khu vực này có được món canh chua đậm đà hồn quê. Ảnh: D.H.
    Những cơn mưa đầu mùa vừa đổ xuống xào xào ngoài sông, báo hiệu mùa cá chốt về, bần ngoài sông chín rịu rụng lõm bõm, trôi lờ đờ theo dòng nước. Mấy cây so đũa bên hè đơm bông trắng cả tán lá. Mưa về, cá chốt từng đàn kéo về với cái bụng lặt lè trứng. Giăng lưới bắt cá chốt là phải chờ lúc trời mưa, lội ra sông giăng lưới trong lúc mưa ầm ầm, trời đất gầm gừ hung dữ như vậy mới có cá, chỉ năm mười phút thôi là cá đã dính đầy lưới.
    Có cá chốt, bần chín, bông so đũa rồi chỉ cần chuẩn bị thêm một số rau thơm, ớt hiểm có sẵn sau hè, một số gia vị nữa là có thể sẵn sàng nấu một nồi chanh chua dân dã, ngọt ngào hương vị đồng quê.
    Bắc nước cho sôi sùng sục. Những trái bần chín riu được cho vào một cái tượng, chế nước sôi vào giằm ra, lấy nước chua của bần đổ vào nồi nước đang sôi. Cá chốt làm sạch, mùa này con nào cũng có trứng, trứng cá chốt màu vàng nghệ, giòn và rất béo. Cho vào nồi khoảng ba bốn phút sau đó đổ bông so đũa vào, tiếp theo cho rau thơm, ớt và gia vị vào, đậy nắp lại rồi nhắc xuống ngay. Nếu để lâu cá sẽ rã, bông so đũa chín quá ăn không ngon.
    Những chiều gió ***g lộng, trời mưa ào ào ngoài sân, lạnh se da, se thịt. Bên nồi canh chua bốc khói, ơ cá chốt kho quẹt, một nồi cơm thơm nồng là một gia đình quê ba thế hệ với những câu chuyện mùa vụ, làm ăn, những câu chuyện không đầu, không đuôi nổ ra rôm rả. Dân quê không nhiều chuyện, những câu chuyện bên mâm cơm bao giờ cũng gắn liền với kinh nghiệm sống, với sinh hoạt hằng ngày, với cách đối nhân xử thế của con người. Đây là một khung cảnh bình dị, nên thơ dễ dàng bắt gặp ở những gia đình quê vùng sông nước miền Tây.
    Ở ĐBSCL, mỗi mùa có những vật liệu nấu canh chua khác nhau. Mùa mưa có cá chốt, bông so đũa, bần chua. Mùa gió chướng nước lên nhiều có cá đối, trái giác chín chua không thua gì bần và cũng có mùi vị đặc trưng, rau đắng mọc xanh um sau nhà... Vật liệu chế biến tuy khác nhau nhưng những nồi canh chua dân dã lại có điểm giống nhau đến kỳ lạ. Đó là nỗi nhớ nhà của kẻ ly hương, là sự chờ mong của bà mẹ già, của cô hàng xóm. Vâng, điều kỳ diệu đó chính là hồn quê.
    Ai đã từng có một lần đến với vùng đồng bằng ven biển, đi rồi sẽ nhớ, nhớ mùa nước lên, nhớ bao thú vui đồng ruộng, nhớ những nỗi lo toan luôn hằn lên trán dân quê và nhớ nồi canh chua dân dã một lần được đãi. Hãy tin tôi, chắc chắn những điều thú vị tầm thường luôn luôn thu hút mọi người bởi sự mộc mạc và cái tình chơn chất của nó.

    Được khanhlinh85 sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 06/04/2007
  7. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Bông điên điển - Món ngon mùa nước nổi
    Bông điên điển - sẽ trở thành một món ăn của người lao động.
    Mỗi năm, cứ vào đầu mùa nước nổi, nơi các bờ sông, bờ rạch, bờ ruộng, những cây điên điển chết héo từ những tháng ngày nào tự nhiên xanh tươi trở lại làm đẹp thêm phong cảnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chừng một vài tháng sau, khi con nước tràn ngập các bờ sông, bờ ruộng, cũng là lúc điên điển trổ đầy cành những đóa hoa vàng rực màu nắng phương Nam, phất phơ trong ngọn gió hoặc rũ oằn trong những cơn mưa.
    Trước đây không lâu, người nông dân nghèo khổ dùng bông điên điển nấu cháo cầm cự với cơn đói của những tháng ngày không có khả năng kiếm được tiền. Ngày nay, với những người nghèo, bông điên điển giúp họ có thêm thu nhập bên cạnh việc đánh bắt cá, tép trên những cánh đồng trắng xóa một màu nước nổi. Nhưng để trở thành món ngon, cách giản dị nhất là người ta dùng bông điên điển làm dưa. Chỉ cần ngâm bông điên điển đã lặt rửa sạch với giá sống trong nước muối có độ mặn vừa chuẩn, chừng ba ngày sau là đã có một dĩa dưa vừa chua vừa giòn chấm với nước tương giằm ớt ăn đã ngon mà chấm với cá hoặc thịt kho lại càng ngon hơn. Đến Châu Đốc (An Giang), trong những ngày mùa nước nổi, bạn sẽ được thưởng thức tô bún nước lèo độc đáo. Tô bún ở đây cũng giống như tô bún nước lèo ở Sóc Trăng hoặc tô bún mắm ở Cần Thơ nhưng rau thì khác. Nếu như ở những địa phương trên người ta ăn bún với rau ghém được làm bằng giá, hẹ, bắp chuối xắt nhuyễn thì ở Châu Đốc bạn sẽ được thưởng thức hương vị lạ kỳ của chỉ độc một loại bông điên điển mà thôi. Muốn có phong vị thời khẩn hoang, người ta nấu một nồi mắm kho, nhúng bông điên điển cùng một vài loại rau sống khác. Mùa nước nổi cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ (Campuchia) trôi dạt xuống sông Tiền, sông Hậu. Nấu một cái lẩu cá linh với me sống (hoặc nặn chanh) vừa chua, người địa phương chỉ nhúng độc một thứ hoa vàng rực này vào. Với bông điên điển, cả hai món ăn này sẽ cho bạn hân thưởng một bữa tiệc dân dã mà không phải nhà hàng nào ở thành phố cũng có được. Món ngon này sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn nếu có vài bạn ?otâm đầu? bên ly rượu đế, chuyện mùa màng, chuyện làm ăn, chuyện thời sự quốc tế rôm rả trong những buổi chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Tình làng nghĩa xóm sao mà đậm đà đến vậy! Bông điên điển cũng còn được dùng để nấu canh chua cá rô, xào tép, làm nhưn bánh xèo,... cho ta những món ăn vừa ngon vừa ngọt vừa giòn giòn. Ngon là vậy nhưng sao tôi vẫn nhớ đến dĩa mắm chay bông điên điển của những ngày còn đi học ở Sài Gòn trước năm 1975, trong quán ?ocơm xã hội? do một thánh thất Cao Đài trên đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ, quận Ba, TPHCM bây giờ) bán. Dĩa mắm chay được làm bằng bông điên điển là chính cùng một vài thứ phụ gia, ngon không thể tả mà từ đó đến giờ tôi không thể nào có dịp được thưởng thức!

    [​IMG]
    Được khanhlinh85 sửa chữa / chuyển vào 14:03 ngày 06/04/2007
  8. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Canh chua cá linh bông so đũa
    Nước bắt đầu rút trên Ðồng Tháp Mười thì ở dưới hạ lưu như Bến Tre người sành ăn cũng bắt đầu thưởng thức món canh chua cá linh nấu với bông so đũa. Cá linh được các ghe bầu ở miệt trên chở xuống còn sống, bán cho bạn hàng ở chợ Bến Tre. Mấy bà nội trợ đi mua cá, người bán vớt ra làm trước mặt cho khách hàng coi (có khi cũng làm sẵn nhưng như thế cá kém tươi, nấu canh chua không ngon). Cá linh chọn con lớn, cắt ngang phía dưới mang, nặn cho mật vọt ra còn ruột thì để nguyên. Cá mùa này mỡ bám đầy, thịt béo ngậy! Hễ có cá linh là đúng lúc so đũa ra hoa. Bông so đũa đầu mùa ăn rất ngọt, cuối mùa thì đắng lại có nhiều sâu, cũng là lúc cá linh ăn hết béo. Khi mua, chọn so đũa còn búp hoặc mới nở, đã được nhặt sạch hết nhụy, cuống.
    Canh chua cá linh ăn một lửa mới ngon, không hâm lại vì cá mềm, dễ nát. Có thể dùng me hoặc chanh để nấu canh chua. Còn rau nêm nên dùng rau om hoặc ngò gai... Nên chuẩn bị sẵn một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm... Khi nước sôi bỏ cá vào rồi đậy nắp lại. Canh chừng xem nồi canh sôi lại cho bông so đũa vào, dùng đũa đè chìm bông ngập nước nóng. Bắc nồi canh xuống rồi mới nêm. Nêm canh chua cũng là một nghệ thuật: nêm sao cho có vị không chua quá cũng không quá ngọt, mà ngót ngót là được. Múc canh chua ra tô lớn, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh và khói từ tô canh bốc lên thơm ngạt ngào rất... thèm ăn! ¡n canh chua, dù nấu với cá nào, cũng nên ăn với nước mắm nguyên chất. Ðừng quên cho thêm vào đĩa nước mắm vài khoanh ớt!

    [​IMG]
  9. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Vọp chong nướng
    Đây là một món ăn dân dã nhưng thuộc loại đặc sản của miệt biển Trà Vinh. Ở những cánh rừng sát, rừng chồi ven biển huyện Duyên Hải, nói chung đất rừng luôn cao ráo, hầu như đi không dính chân hoặc ít dính chân. Chính những nơi này đã sản sinh ra rất nhiều vọp, mà dân bản địa gọi là "vọp mánh". Vọp mánh có hai loại" "Vọp mánh lộ" và "vọp mánh chỉ".
    Người ta gọi vọp mánh lộ vì tuy nằm dưới đất nhưng chúng vẫn để lộ một phần năm đến một phần ba một mặt bề vỏ, phần vỏ lộ này rất tiệp với màu đất phèn. Vọp mánh chỉ thì sống dưới mặt đất. Chính vì những yếu tố này mà vọp mánh lộ và vọp mánh chỉ rất khó tìm, phải là dân đi làm rừng có nhiều kinh nghiệm mới phát hiện được chúng. Khi đó, họ dùng móc sắt móc vọp lên. Hễ móc được một con thì sẽ móc được hàng bảy trăm con, thậm chí hàng ngàn con, vì vọp sống từng chòm.
    Theo cách của người địa phương ăn vọp rất đơn giản. Khi khượi được vọp nhiều rồi, người ta dọn một khoảnh đất nhỏ, nhóm chúng lại, ken sát nhau, day miệng lên. Sau đó, rải một lớp nhánh củi đước hoặc củi già khô lên cho thật đều, rồi mồi lửạ nhánh củi khô bén lửa cháy nổ lách tách, bùng lên rừng rực rồi tàn lụi ngaỵ Chỉ cần bấy nhiêu sức nóng đã đủ để vọp chín, hả miệng rạ. Bấy giờ, người ta gạt lớp tro than bên trên vọp, bắt từng con, tách vỏ ăn phần thịt. Thịt vọp ngọt cùng với mùi vị chua mặn cay của muối tiêu chanh thật ngon. Sẽ thú vị hơn nếu được chiêu thêm những ly rượu Xuân Thạnh nóng "cháy lưỡi". Vọp là món ăn dân dã nhưng đầy hấp dẫn vì ta thưởng thức nó ở bìa rừng, ven biển. Ăn nhậu một lát, mồ hôi rịn ra chân lông sẽ được những làn gió biển thổi ***g lộng làm ta man mác, bâng khuâng.
    Cách ăn vọp dù sơ nhưng không kém phần hấp dẫn này chỉ được những người đi rừng hân thưởng. Thiết nghĩ, các nhà làm du lịch nên đưa nó vào tua sinh thái của mình, sẽ khiến du khách nhớ đời một chuyến biển Trà Vinh.

  10. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Nấm tràm - hương vị khó quên

    Hà Tiên là một địa phương nổi tiếng cả nước về mặt cảnh quan, được nhiều người ví là ?oHạ Long trên cạn?. Đến đây, bạn sẽ được thưởng ngoạn những thắng cảnh đã làm nên ?othương hiệu? xứ này, trong ?oHà Tiên thập vịnh? của Tao đàn Chiêu Anh Các, với các tác phẩm Đường thi: ?oĐông Hồ ấn nguyệt?, ?oNam Phố trừng ba?, ?oThạch Động thôn vân?, ?oKim Dự lan đào?, ?oChâu Nham lạc lộ?, ?oBình San điệp thúy?? Viếng những danh lam thắng cảnh xong, bạn còn được Hà Tiên ?ođãi? những món ăn đậm đà hải vị. Nhưng Hà Tiên có một món nổi tiếng chỉ có mặt trong vòng một tháng mà thôi, đó là nấm tràm. Tuy không có nhiều như ở Phú Quốc, nhưng nấm tràm cũng làm nên tên tuổi một Hà Tiên ẩm thực.

    Những tai nấm trắng sữa, nâu sô-cô-la được xào với tép bạc, bắp non sẽ cho bạn cảm giác đắng thanh vì cái hậu ngọt đáng nhớ! Ảnh: D.H

    Rừng tràm Hà Tiên rụng lá phủ ngập các lối đi hoang vắng, lâu ngày trở thành lớp mùn. Những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, hơi nóng ẩm của lớp mùn khiến những mầm non của tai nấm tròn cỡ đầu ngón tay út nhú lên. Chẳng bao lâu nấm rộ. Những tai nấm tròn căng, màu sô-cô-la nổi bật trên đường viền màu trắng sữa, như có một huyền lực khiến bạn mải miết hái trong một niềm vui. Nếu đi thành đoàn, là dịp du lịch sinh thái đầy hấp dẫn. Bạn bè đi xuyên qua những cánh rừng tràm xạc xào lá gió, hái không biết chán những tai nấm như đóa môi trầm hé cười. Chọn một chỗ nào vừa ý. Gà giò chuẩn bị sẵn, cho vào nồi bắc lên bếp ga, luộc vừa chín tới, thả nấm vào. Trong chốc lát, cả bọn quây quần bên nhau, nhẩn nha nhai những tai nấm đẹp như miếng rau câu, vừa giòn vừa xốp, càng nhai càng nghe vị đắng từ từ lan tỏa khắp vòm miệng. Chẳng bao lâu, thật lạ lùng, vị nhân nhẩn ấy biến đâu mất, chỉ còn lại cái hậu ngọt một cách khó hiểu. Húp miếng nước, bạn mới biết nấm tràm ngon còn vì cái vị nhân nhẩn đắng chưa kịp hân thưởng đã nhanh chóng trở nên ngọt lừ trôi tuột xuống tận dạ dày.
    Với vị đắng thanh, nấm tràm xào với tép bạc, thịt ba rọi, tôm, mực đều là những món ăn hấp dẫn nhưng đây chỉ là chuyện ?othường ngày? của người dân duyên hải này. Ở vùng biển đảo Phú Quốc, nếu đánh bắt được con cá rựa hoặc cá nhồng, người dân nhất định sẽ lấy thịt làm chả cá nấu với nấm. Trước khi múc ra tô, người ta đập một vài trứng vịt thả vô. Món ngon ?otuyệt cú mèo? này sẽ là kỷ niệm khó quên đối với bất cứ ai đã một lần được thưởng thức. Cái vị đắng có một không hai của nó hòa trong vị ngọt của con cá rựa, cá nhồng và vị béo của lòng trắng lòng đỏ trứng vịt như cứ làm ngây ngất các chân răng và tê mê khẩu cái.
    Nấm tràm không phải chỉ có ở Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang) mà còn có mặt ở một số tỉnh miền Trung. Ở Huế, hàng năm, cứ vào cuối thu, sau những cơn mưa, đất trời dịu mát, rừng tràm mọc chi chít những tai nấm như tấm thảm nhung nâu trắng quyến rũ. Người ta ưu ái gọi những cơn mưa ấy là ?omưa nấm tràm?. Vốn đảm đang trong việc bếp núc, người phụ nữ Huế sẽ biến những tai nấm xinh đẹp này thành các món ăn ngon cho gia đình. Các bà thường nấu tô canh nấm tràm với tôm tươi và rau tập tàng. Nếu có thêm khoai lang, tô canh càng thêm ý vị. Ngoài việc làm tô canh thêm bùi, khoai lang còn là ?obài thuốc? giải chất độc có trong nấm. Cháo nấm tràm cũng là món ngon không thể bỏ qua. Chỉ với vài chục con tôm tươi, một ít thịt ba rọi, thêm thịt bò, hành, ngò, tiêu, ớt, bạn sẽ có một nồi cháo bảo đảm vừa ăn vừa hít hà vì cay, đổ mồ hôi vì nóng. Thật sảng khoái! Nhưng sướng nhất là ăn nấm vào buổi chiều tối, bạn sẽ có một giấc ngủ thật sâu, đúng như lời ?oquảng cáo? của mấy o bán nấm ngoài chợ: ?oĂn mát dạ ngủ ngon!?.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này