1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc sản nổi tiếng của Bình định ?

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi bitterbeer, 04/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trangy22

    trangy22 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2005
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    1

    NƯỚC MẮM DỪA BÌNH ĐỊNH
    Tam Quan nói riêng, Bình Định nói chung nổi tiếng về dừa nhiều. Cây dừa gắn liền với cuộc sống, các sản phẩm và món ăn từ dừa thì ai cũng có thể kể được và nói được cách làm. Nhưng có một món ăn mà ít ai để ý và cũng không nghĩ đến, đó là nước mắm dừa.
    Nếu là lần đầu mà được nếm món nước mắm này chắc hẳn bạn sẽ bảo là nước mắm loại 1 làm từ cá, bởi nó cũng có màu vàng, có vị mặn và thơm ngon. Loại nước mắm này được chế biến từ nước dừa. Mắm dừa có từ lúc nào thật khó mà xác định. Chỉ biết trong những năm kháng chiến ác liệt, đường vận chuyển bị cắt... thì mắm dừa được xem là chủ lực đối với vùng nông thôn, trung du, miền núi. Ngày nay đường vận chuyển được thông suốt, giao thông hàng hóa dễ dàng, mắm cá được đưa vào thì mắm dừa dần dần bị phai mờ và ít làm bởi cách làm rất nhọc công, mất thời gian.
    Xin giới thiệu cách làm như sau: Lấy khoảng 20 lít dừa già cho vào xoong nấu cho sôi. Sau đó thì chụm lửa riu riu giữ cho độ sôi đều, lưu ý mở vung. Khi còn khoảng 2 lít thì nước dừa ngả màu vàng, lúc ấy cho muối vào vừa đủ mặn đặt xuống, để nguội, cho vào chai là đã có món nước mắm dừa. Thông thường nấu được 2 - 4 lít mắm dừa phải mất một ngày.
    Mắm dừa cũng giống như bao mắm khác, cũng có màu vàng, có vị mặn và để lâu mấy cũng không hư, lại có mùi vị thơm ngon đặc biệt nên được xem như một món đặc sản của xứ dừa, tuy ít ai làm. Nước mắm dừa ngon hơn hoặc không bằng nước mắm cá thì còn tùy khẩu vị từng người.
    Ngày nay ít ai chế biến nước mắm từ dừa nhưng không phải là nó bị quên hẳn trong cuộc sống. Chai nước mắm dừa cất giữ lâu ngày được đem ra dùng trong bữa ăn mời khách cũng thể hiện chút tình cảm chân thật của người nông dân Bình Định cần cù, chất phác. Nước mắm dừa cũng được người ăn chay ưa dùng.
  2. honey_cake

    honey_cake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Ohhhhhhhhhhhhhh !!!!!!!!
    " Đại Nhân " Bitterbeer này có vẽ không mặn mà gì với đất Bình Định này ha.
    Người ta đã nhiệt tình thế kia mà phản ứng của hắn thật ... PHẢN CẢM.
    Nếu đã nếm thử các món đặc sản mà không cảm thấy thích thú
    thì còn hỏi làm cái rì ......hả?
    Bảo đảm rằng không nơi nào hoặc ai đó có thể làm hài lòng hắn được đâu.
    Trừ khi ................. cho hắn lên Vân Canh ăn ....CHUỘT NƯỚNG
  3. poulet_roti

    poulet_roti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    chào bạn, bạn có biết cái khẩu vị của từng người kia là thiểu số, trong cuộc sống luôn phải tuân theo lý thuyết số đông, trong ẩm thực thì lấy gì làm căn cứ? đó là căn cứ vào những nhận xét của những người sành ăn, có vẻ mông lung quá, nhưng bác thấy đấy, người ta nói Vũ Bằng, nguyễn Tuân , Tản Đà hay văn cao.... là những người sành ăn, vì sao? vì họ có nhận xét đúng và hợp lòng với đại đa số, và đặc biệt họ biết cảm nhận ra mấy cái yếu tố bên trong của ẩm thực .
    còn vùng miền nào cũng có món ngon vật lạ, Bình Định chắc chắn ko ngon về mè xững, đường phèn, đường phổi, hoặc chôm chôm, dù rằng không Bình ĐỊnh vẫn trồng và làm.
    Những cái tôi nói ở trên đó thược về đặc sản, bản hiểu chứ.????
    Được poulet_roti sửa chữa / chuyển vào 15:35 ngày 05/04/2006
  4. poulet_roti

    poulet_roti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
  5. bitterbeer

    bitterbeer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Dường như ai cũng có cái tính tự hào và địa phương hóa nơi mình sống . Cứ hễ cái gì của xứ mình cho là tốt là ngon thì ăt hắn không chóng thì chày chúng ta cứ tụt hậu mãi , mà không thấy được nhiều cái hay cái đẹp ở nơi khác !
    Trong ẩm thực cũng vậy, món ăn thức uống được coi là ngon và cho là đặc sản nổi tiếng từng vùng , hãy để NGƯỜI TIÊU DÙNG là giới phán quyết một cách công bằng nhất!
    Về các món gọi là "đặc sản" BÌNH ĐỊNH mà các bác đưa ra, đa số không phải là đặc sản ?! đó là một sự nhầm lẫn, ĐẠI KHÁI như
    -Nước mắm Diệu quang - Nói là đặc sản nổi tiếng thì coi lại đi, không có tài liệu nào mang tính quốc gia, quốc tế đề cập loại "đặc sản" nói trên ! Tôi thấy nước mắm Phú quốc, Phan thiết mới thật là đặc sản có khắp mọi miền đất nước và được xuất khẩu ra thế giới như Mỹ, Pháp, Âu châu , Úc châu nơi mà có các công đồng người việt sống !
    - "Đặc sản" BÚN CÁ QUI NHƠN : các bác hãy xuống MIỀN TÂY , RA MŨI NÉ, ghé Nha trang thử các món bún cá ở đó coi thử xem Bún cá Qui nhơn có ngon không, các nơi đó đâu có thua gì ở Qui nhơn không ?
    Nói túm lại : Trong thời kỳ kinh tế thị trường các bác nên có cái nhìn thoáng xa một chút trên phương diên quốc gia cũng như trên phương diên quốc tế để cho các "đặc sản" của mình được nhiều người TIÊU DÙNG biết đến, chính giới Tiêu Dùng này mới là người quyết định đó nha . VIỆT NAM chúng ta đang vận động ráo riết để gia nhập WTO (World Trade Organisation) chúng ta nên có cái nhìn đúng đắn về các sản phẩm - Đặc sản của mình , phải chấp nhận sự cạnh tranh và luật lệ thương mại hản hoi .
    Tôi mới chỉ bình luận về một vài đặc sản Bình định mà các bác đã nhao nhao phản bác vậy mà lúc nào cũng tự hào là DÂN ĐẤT VÕ TÂY SƠN .Thiệt tình không có tinh thần thượng võ chút nào ! Đừng có để BOX Bình định rơi vào kiểu "Con hát mẹ khen hay" thì đáng tiếc quá . Thú thật Tôi không phải là dân Bình định nhưng có nhiều thời gian sống ở đây biết khá nhiều ở miền đất này .
    Được bitterbeer sửa chữa / chuyển vào 07:53 ngày 06/04/2006
    Được bitterbeer sửa chữa / chuyển vào 07:59 ngày 06/04/2006
  6. hoaxoantrang

    hoaxoantrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2004
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Phàm đã là đặc sản thi cái gì đặc trưng là kể ,chứ vị tất đã ngon và sang trọng, đắt tìên .Thế các bạn có thấy ở đâu có món :bánh hỏi +thịt heo hay không ? Liệu có phải là đặc sản dù rất dân dã ? Còn bánh ít nữa, bánh ít bình định ngon không bàn cãi ,dùng làm qùa cũng rất hợp đấy chứ .
    Nhìn chung, đất BĐ nghèo từ muôn thưở. Mà đất nghèo thì không thể phong phú về đặc sản và sang trọng về chất lượng rồi .Vì vậy mà , để đặc sản trở thành đặc sản trong lòng mình ,người nếm ngòai con mắt sành sỏi trong ẩm thực còn mang trong lòng một cái tâm nữa kia .Thế mới cảm nhận hết được vị ngon ngọt của nó .
    Ví như một ngày mùa mưa, loanh quanh vài người bạn bên lò bánh xèo vừa đúc vừa ăn ,vừa râm ran chuyện trò ,vừa nghe mưa dài lê thê và buồn não nuột thì mới thấy hết được cái vị đậm đà của bánh , cái thú vị của công việc đang làm .Thế mới là ẩm thực, vừa thực vừa đối ẩm .Rượu bàu đá chỉ ngon khi ta ngồi lai rai cùng bạn hữu thân tình trong khung cảnh tĩnh lặng mọi người hoà vào nhau ,nhìn đôi mắt nhau là thấu hiểu mọi điều . Đó là hơi men say ngây ngất lan truyền mang theo ý tưởng ,đó là phút say rượu say tình ,say mà khôg say ,nhậu mà vui vầy .Có lẽ như vậy mới là bầu đá .Chứ thất tình mà uống, đua đòi mà uống, ham dzui mà uống , ...uống trong nhộn nhịp ,uống trong xô bồ, giọt rượu chạy qua môi chỉ nghe vị nóng tất sẽ không cảm nhận được cái lâng lâng thi vị .Bầu đá khi đó sẽ chỉ là ...chuối hột
    Thế nên ,đừng bao giờ hỏi đặc sản nơi nào ngon nhất mà hãy hỏi rằng đặc sản nơi nào làm ta lưu luyến nhất .Đặc sản ,vốn đã mang chữ tình vào trong đó rồi .
    ****
    nhân tiện đính chính với các bác: bún song thằng chứ không phải song thần ,he he
    Sở dĩ có tên gọi ?osong thằng? vì khi làm bún người ta thường bắt bún thành từng đôi một. Tương truyền các vua triều Nguyễn thường triệu thợ bún An Thái ra kinh đô Huế làm, nhưng không thành công, vì không có nước Sông Côn, cho nên còn có tên gọi là bún ?oSông thần? và gọi chệch đi thành bún song thần.
    Được hoaxoantrang sửa chữa / chuyển vào 13:45 ngày 06/04/2006
  7. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Hihi bạn Rô-ti bình tĩnh. Quote bài tớ 2 lần liền tù tì ;)) cứ như muốn nấu rô-ti mình đến nơi Thông tin từ phía Tản Đà, Nguyễn Tuân hay Vũ Bằng thì đã up-date từ thế kỷ trước rồi bạn hiền ơi Mà nhắc đến mấy ông đấy thì phải nhắc đến món ngon Hà Nội cơ. Mà bây giờ hàng quán Hà Nội có còn ngon như lời các ông ý tả ngày trước đâu
    Thực ra thì tớ hiểu ý ấy. Tớ sẽ sửa lại câu nói "Bác so sánh kiểu đấy, người vùng khác người ta cười cho" nhé! Sửa thành: "Bác so sánh kiểu đấy, người vùng khác người ta sẽ mỉm cười và nghĩ: Bác Rô-tu đúng là một người rất yêu quê hương"
  8. poulet_roti

    poulet_roti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi bà con cô bác, lỡ tay làm 2 nháy, bị phê phán là câu bài, spam, mà thôi chấp chi tiểu tiết
  9. poulet_roti

    poulet_roti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn quý bitterbeer nhiều nhiều, thú thật với bác là tôi không biết có gì nhầm lẫn ở đây ko? bác có biết cái đặc sản của từng vùng hình thành theo địa lý thời tiết văn hoá và rất là nhiều yếu tố khác cấu thành, bác nói coi chừng võ đoán đó. Bác biết được nhiều thông tin hơn là am hiểu nhiều thông tin.
    ah, cảm ơn bác nhắc nhỡ cho bà con Bình Định biết là ta sắp dzo WTO rồi, uh, phải biết làm sao tao chỗ đứng vững cho rượu bầu đá hay gì gì của bình định, cảm ơn thiện chí của bạn lắm lắm.
    các thứ đặc sản BĐ mà bà con nêu ra ở trên nó gắn liền với lịch sử và văn hoá đời sồng con người Bình Định, không có lý do gì mà bạn có thể tách rời nó ra được. Còn bản chất của từng loại, có loại được các dân vùng miền khác tiếp nhận có loại đặc sản không được ưu thích, âu đó cũng là điều hiển nhiên, còn những thứ nói Ngon là được một số người có cái lười hoàng đế kiểm chứng. thế thôi, có đi Bình Định nhớ mua ít cái nem chua với lít rượu bàu đá, nhậu kiểu này thì bá cháy luôn
  10. poulet_roti

    poulet_roti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    sinh ra tôi có cái số là sống xa nhà, nên ít nhiều hiểu được chút ít tính cách ở các vùng tôi đến, nhân tiện kể cho các nghe về câu chuyện rượu bàu đá trên đất bắc.
    có lần từ BĐ ra HN, mà tôi sống ở đó 5 năm chứ ít ỏi gì, đem theo canh bàu đá 10lít, nói thiệt là dân HN nói riêng và dân miền bắc bạn bè của tôi nói chung, là đều có chung nhận xét rượu bàu đá danh bất hư truyền không địch thủ, thằng bạn người ở tại Làng Vân mà cũng đành xin vị trí thứ 2 cho loaị rượu quê nhà. một số thằng chơi với nhau, đi nhậu buổi tối, cũng đong theo một lít để mà uống, dzo quán đầu tiên chủ quán không chịu, nhưng anh em đấu tranh quyết liệt quá nên chủ quán đành chìu theo thượng đế. uống tới lúc cạn canh rượu thì mấy thằng bạn mới lo sợ khi chuyển qua lại cuốc lủi thì thôi ôi !!!
    Rượu bàu đá không là thứ rượu uống bằng ly cối, ly trà đá, uống nó phải nhấm nháp mới thấy hết vị cay, vị ngọt vị nồng của nó, nhớ có lần anh chàng đệ nhất tửu khu xóm, uống bàu đá bằng ly cối, chỉ cần làm một hớp đầu tiên phải bái phục, bàu đá cho thấy nó ko dành cho thứ phàm ăn , phàm uống... giống như trà tàu, không uống như trà tây.
    Nhớ có lần ,tôi tặng một ít rượu bàu đá cho ông bố cô bạn gái, gia điịnh họ rất là khá giả, rượu tây thì không bao giờ thiếu, nhưng vẫn kết mãi rượu bàu đá, dặn dò mỗi khi về quê thì nhớ mua tặng quà cho họ, chỉ cần bàu đá, chỉ yêu bàu đá
    thôi kể nữa thì quá dài dòng, Nhà thơ Nguyễn Duy đã nói rồi, nói lại đâm khoe khoang

Chia sẻ trang này