1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc sản Quảng Bình!

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi soundless216, 14/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. soundless216

    soundless216 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản Quảng Bình!

    Em không biết nhiều về đặc sản quê mình, và em nghĩ ai ghé vào box mình cũng muốn biết về những món ẩm thực đặc trưng.Vậy ai biết thì hãy nói cho em và mọi người cùng biết nhé.
    Để em nói trước nhé, ở chổ em có món bánh Mè xát. Cũng thuộc họ hàng nhà Bánh tráng nhưng mà ngon hơn nhiều.Hình như bánh chỉ đượclàm tại vùng Nam Quảng Trạch thôi thì phải. Hồi còn đi học đó là món em cầm mỗi khi về nhà chỉ 1 ngày sau là tụi bạn làm hết veo cả chồng, đôi khi hết cả phần em nữa đấy.Ngồi chơi với bạn bè chỉ cần vài cái bánh, thế là cũng có nhiều chuyện để nói rùi.Tự nhiên bây giờ đang nói nghe thèm đến lạ, Nghe cái vị mằn mặn đậm đà nơi đầu lưỡi .Ước gì có 1 cái để ăn nhỉ.
    Mọi người tiếp tục nhé.
  2. mmvc

    mmvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    thấy trên mạng:
    -------------------------------------------
    Vào đến Quảng Bình thì có các loại sơn hào hải vị, những món thượng thừa trong khoa ẩm thực:
    Yến sào Vĩnh Sơn
    Cửa Khổng Cửa Ròn
    Nam sâm Bố Trạch
    Cua gạch Quảng Khê
    Sò nghêu Quán Hàu
    Rượu dâu Thuận Lý...
    -------------------------------------------
  3. mmvc

    mmvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Bánh canh gạo

    Bánh canh gạo là bánh canh được nấu bằng bột gạo, khác với bánh canh nấu bằng bột mì nhứt (còn gọi là bánh canh bột lọc). Bánh canh nấu bằng bột gạo hay bằng bột mì nhứt đều ngon, nhưng bánh canh gạo dễ tiêu hóa hơn nên nhiều người thích món này.
    Bánh canh bột gạo thường được nấu với tôm, thịt hay nấm rơm, chả cá. Chọn gạo gạch, ngâm mềm, đem xay thành bột nước, rồi cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột), nhồi bột thật đều tay, sao cho bột sú không được khô cũng không được nhão. Nếu bột sú bị khô, thì bột sượng, dễ gãy không xắt thành bánh canh được. Còn nếu bột bị nhão, thì bột sẽ chảy cũng không xắt được. Vì thế sú bột cũng phải biết cách, sao cho bột thật dẻo, thật dai, bánh canh mới ngon.
    Nhồi bột xong bốc thành từng nắm để lên thớt, dùng vật tròn để cán bột ra thành từng miếng mỏng và to cỡ bằng bàn tay người lớn. Đun một nồi nước sôi, dùng dao bén xắt miếng bột thành từng con (gọi là con bánh canh), cần xắt nhỏ để khi con bánh chín nở ra là vừa. Cứ mỗi lần xắt xong là gạt ngay vào nồi nước đang sôi, cứ thế xắt rồi gạt cho đến khi hết bột. Xào tôm, thịt, hay chả cá cho thấm đổ vào nồi nước sôi đang luộc con bánh, nêm nếm vừa ăn, nhắc xuống. Trong quá trình sôi, con bánh canh nào xắt trước, sôi lâu sẽ bị nát, bị "đứt đuôi"; con bánh nào xắt sau, khi chín sẽ nguyên con. Vì lý do đó mà đã là bánh canh thì phải "con ngắn, con dài".
    Lúc chín, con bánh nở ra cùng với những con bánh canh nát sẽ tạo nên độ dẻo của nồi bánh. Để nồi bánh canh thật hấp dẫn, cần thắng ớt màu đổ lên trên và rưới một ít hành hoa. Múc bánh canh ra tô, rưới thêm hành lá và tiêu, ai muốn ăn cay thì thêm một ít ớt màu, dùng muỗng xúc ăn. Bánh canh phải ăn nóng mới ngon.
  4. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Rượu đẻn, chả đẻn (nem đẻn)
    Về thăm Bảo Ninh (Quảng Bình) các bạn hãy thưởng thức đặc sản rượu đẻn, chả đẻn. Rắn đẻn biển chỉ có nhiều từ biển cửa Tùng ra biển Nhật Lệ. Dân biển đánh bắt được đem về bán cho chủ quán nhậu dọc bờ sông Nhật Lệ, Hải Thành và thị xã Ðồng Hới. Khi có du khách đến mua, chủ quán lôi con đẻn còn sống treo lên cây dương liễu, cắt tiết, cho tiết rắn chảy vào một cái chai đã có sẵn rượu Ba Ðồn ngon có tiếng.
    Rượu đang trong vắt gặp tiết rắn trở thành tím dần, tím dần, bầm hồng như bồ quân. Chủ quán đặt chai rượu lên bàn, soạn ly uống, gia vị...; trong khi đó con rắn được lột da và xay nhỏ trộn gia vị bọc lá lốt và cho vào chảo rán.
    Một con rắn đẻn cho 2 người nhắm là vừa, bởi nó cũng chỉ 1,5 đến 2 lạng thịt. Uống rượu đẻn vào, người ta có cảm giác như được xua tan mệt nhọc và sức khỏe tăng lên. Buổi chiều, sau khi tắm biển rồi lên quán nghỉ ngơi và nhắm chả đẻn, uống rượu đẻn chờ trăng lên trước cửa biển dập dờn thì thoải mái không gì bằng.
    Nhiều người bảo: đến đây nghỉ ngơi một tuần lễ và 3 lần nhắm chả đẻn rượu đẻn, thì năm ấy không biết ốm đau là gì. Rắn đẻn còn được phơi khô rồi chặt khúc chừng gang tay và ngâm rượu. Một cặp rắn đẻn ngâm 2 lít rượu trong thời gian 3 tháng là uống được.
    Rắn đẻn biển khác với các loại rắn trên đất là không có mùi tanh. Rắn Mai, rắn Hổ, rắn Cạp nong sau khi ngâm phải cho thuốc bắc vào để không có mùi và thêm bổ, nhưng với rắn đẻn chỉ cần ngâm đủ ngày là uống tốt. Nhưng được uống rượu tiết đẻn mới quý.
  5. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Chắt Chắt - Món ăn đặc sản Quảng Bình
    Chắt chắt là món ăn rất phổ biến ở Quảng Bình. Con chắt chắt giống như con hến nhưng nhỏ hơn, chắt chắt xuất hiện nhiều vào mùa hè. Chắt chắt sống ở nước lợ trộn lẫn trong cát, nơi sâu người ta dùng cào, đứng trên thuyền để xúc, nơi cạn có thể xắn quần ngang đầu gối dùng tay là có thể cào được. Trung bình mỗi buổi cào, một người cũng kiếm được vài ba chục cân.
    Cách chế biến con chắt chắt cũng rất đơn giản. Trước tiên xát rửa thật sạch, bắc nước thật sôi rồi đổ chắt chắt vào, dùng đũa đánh đều để ruột tách ra khỏi vỏ, sau đó đổ ra rổ, rá. Dùng một chậu nước sạch đem chắt chắt ra đãi (như đãi gạo vậy), lấy ruột ra một cách rất dễ dàng. Riêng nước luộc để thật lắng, lọc đem nấu canh và chế biến các món. Nước luột chắt chắt có màu trắng đục như nước vo gạo, đem nấu canh; nấu cháo không cần thêm mì chính vẫn ngọt. Thường thì chắt chắt nấu canh với mít non, có gia vị rau lốt nữa thì tuyệt vời. Trước đây nhiếu gia đình đông con, lương thực thiếu, chỉ cần rá khoai luộc với nồi canh chắt chắt là đủ sống. Thậm chí cả nhà đều béo tốt có lẽ nhờ nguồn dinh dưỡng quý giá từ con chắt chắt.
    Ngoài nấu canh, nấu cháo có thể chế biến chắt chắt thành món xào cũng rất tuyệt. Người thích rượu thì đây là món nhắm rất bắt miệng. Cách chế biến cũng dễ, sau khi đãi xong để ruột chắt chắt ra rá cho thật ráo, bắc chảo phi hành mỡ vừa sôi, đổ chắt chắt vào trộn đều, nêm chút muối vừa ăn rắc vào ít tiêu, rau thơm thái nhỏ, có thể cho thêm một ít mì chính để tăng độ ngọt. Làm một bát không phải ở đâu cũng có. Ở nhà hàng khách sạn, có tiên bạn có thể gọi được món này món khác nhưng làm sao có được món ''chắt chắt'' ngon tuyệt như ở Quảng Bình.
  6. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Củ kiệu
    (...)
    Để làm thẩu kiệu chuẩn bị cho ngày tết được ngon, thường họ lựa kiệu sẻ, đều củ, bởi kiệu sẻ giòn và thơm hơn kiệu trâu. Cắt lấy củ, bỏ lá, ngâm nước tro chừng hai đêm cho bớt hăng rồi vớt ra rửa sạch bỏ vào nia đem phơi khô. Sau khi kiệu đã khô, dùng dao bén cắt bỏ râu kiệu, lột bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài rồi muốn ngâm kiệu mắm hoặc kiệu chua ngọt tùy ý thích. Muốn làm kiệu mắm thì cứ nửa lít nước mắm ngon nấu cùng với hai lạng đường cát cho sôi đều, hớt bọt kỹ, để nước mắm thật nguội, bỏ củ kiệu vào, đậy kín nắp. Cỡ chừng vài ba ngày là mắm đường đã thấm vào kiệu. Kiệu ngâm mắm ăn rất ngon, nhất là ăn với bánh tét cùng với thịt bì, hoặc thịt thưng.
    Còn muốn làm kiệu chua ngọt, thì cứ nửa lít giấm hòa tan cùng hai lạng đường cát rồi cho củ kiệu vào, cho thêm ớt bột xay nhuyễn sẽ tạo vị cay và màu đỏ rất đẹp mặt. Đậy kín nắp thẩu, để chừng hai, ba ngày kiệu thấm, ăn được. Kiệu ngâm mắm, hoặc kiệu ngâm chua ngọt đều có vị ngon riêng của từng món. Ngoài ra, họ còn dùng kiệu non để luộc rồi chấm với nước mắm, ăn với cơm nóng.
    Hiện nay, do nhu cầu của cuộc sống, thị trường lúc nào cũng có dưa kiệu làm sẵn. Tuy nhiên dưa kiệu chế biến ở dạng này không được ngon lắm, bởi đã bị mất đi độ giòn và mùi thơm của hương kiệu.
  7. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Cá nghéo
    Cá nghéo là một loại cá không có tên trên thị trường cũng như trong từ điển của ngành thủy sản. Nó chỉ có trong ngôn ngữ dân gian của ngư dân một số vùng thuộc biển miền Trung. Bởi vậy, cá nghéo cũng là một món ăn đặc sản rất hiếm khi gặp. Người nào gặp được là một may mắn lớn.
    Thực ra, cá nghéo là cá mập, cá nhám bao tử. Nó còn nằm trong bụng mẹ nhưng không may mẹ chúng bị các ngư phủ đánh bắt kéo lên. Nó cũng còn có tên là cá em nữa. Vì là cá bao tử lại hiếm khi bắt được, nên cá nghéo (cá em) vô giá, không bao giờ bán ra thị trường mà chỉ dành để ngư phủ nấu cháo ăn bồi dưỡng, nấu lẩu thết đãi người thân và bạn bè nhâm nhi. Nếu bạn là du khách, về thăm chơi vùng biển Quảng Bình, gặp dịp đánh bắt được cá nghéo, thế nào bạn cũng được dân biển thết đãi lẩu hoặc cháo cá nghéo.
    Cá nghéo ngon nhất là con nặng cỡ 1-2 ký. Mỗi cá mẹ có từ 3-4 đến 9-10 cá con trong bụng. Những ngư dân quen với nghề có thể nhìn bụng cá mẹ mà đoán số lượng cá em có trong đó, chính xác đến 90 %. Mổ lấy cá em ra, muốn ăn, người ta nhúng sơ cá vào nước nóng già rồi nhẹ nhàng cạo cho hết lớp nhám bên ngoài, gọi là "làm lông". Chớ để lâu trong nước sôi và cạo mạnh sẽ bong mất lớp da, vì đó là một trong những "sự ngon" của cá nghéo.
    Lọc thịt hai bên mình cá để làm lẩu, còn đầu, xương, lòng cá cho vào nồi cháo. Thịt cá thái mỏng như thịt bò, ướp gia vị và mắm muối cho đậm đà khoảng nửa giờ. Nước lẩu có thể dùng nước ăn bình thường. Nếu có điều kiện dùng nước dừa nạo hoặc vài chai xá xị thì tuyệt ngon. Nấu nước sôi, cho cà chua và trái thơm làm nước chan bún. Khi ăn, người ta nhúng cá vào nước lẩu, chỉ cần nhúng tái rồi cuốn với bánh tráng, rau sống, chấm nước mắm ớt tỏi nhâm nhi cùng rượu gạo. Thịt cá nghéo thơm, săn chắc như thịt bò chứ không mềm nhẽo như các loại cá khác. Hết cá rồi thì mời các vị xơi bún chan nước lẩu cho thêm chắc dạ.
  8. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Bánh lọc bột sắn, tôm sông

    Bánh lọc vốn từ phía trong Huế, Ðông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm những hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình, mà không mấy ai qua Ðồng Hới lại không muốn nếm thử và mua làm quà.
    Bánh lọc tìm được chỗ đứng ở Quảng Bình, có lẽ là nhờ ở đây có nhiều sắn ngon, tôm ngọt. Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh lọc chỉ là tôm nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng vừa mặn mòi vị biển.

    Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Ðây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc. Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới. Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.
    Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc của mệ Xá ở Ðồng Phú, Ðồng Hới.
    Và điều đáng nói nhất, loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lại rất rẻ, chỉ 200 đồng một chiếc. Chỉ vài chục nghìn là cả nhà có thể có được bữa liên hoan hoặc mang đi xa thành một món quà quý mà ít tốn kém. Ăn bánh lọc, càng ngon, càng rẻ bao nhiêu, càng thương yêu những cánh đồng, dòng sông và sức lao động của các mẹ, các chị ở làng quê bấy nhiêu.

  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Nộm sứa
    Vào những ngày hè nóng bức, du khách có dịp về Quảng Bình sẽ được thưởng thức món nộm sứa. Đây là món ăn lạ miệng rất thích hợp trong mùa nắng nóng, vừa ngon, vừa mát, lại rẻ tiền.
    Con sứa trông giống như thực vật nhưng lại là động vật thuộc loại xoang trường cùng họ với san hô. Thân sứa trong suốt như thủy tinh, mềm mại như chiếc lá, mang đủ mầu sắc, từ xanh dương, hồng cho đến tim tím... Sứa chứa 95% nước biển, nếu đem phơi nắng suốt 12 giờ liền trên bãi cát thì toàn thân sứa sẽ mỏng ra như tờ giấy.
    Mùa hè là mùa sứa nổi. Từng thảm sứa di động trên mặt biển trông như vườn hoa sặc sỡ. Sứa không có mắt, không có vây, không có tai, không có đuôi và cũng không có xương... thế mà sứa chịu đựng được mọi sóng to gió lớn. Người đi biển gặp thảm sứa, lấy dây buộc lại và dùng thuyền máy kéo lôi vào bờ. Sứa được đưa lên bãi cát và ngư dân dùng dao sắc cắt thân sứa ra làm nhiều mảnh. Sau đó còn cắt ra từng miếng nhỏ bằng ngón chân cái, trông giống như cái tai gọi là sứa tai. Còn chân sứa cũng đem cắt nhỏ gọi là sứa chân. Sứa tai trong suốt mọng nước, ngả mầu xanh dương trong khi sứa chân trắng đục, giòn như gân, sụn. Chính vì sứa chân ngon hơn sứa tai nên giá bán cũng đắt hơn.
    Sứa đem "rộng" vào những chiếc thúng chai (thúng đan bằng nan tre có trét dầu chai) có chứa nước biển. Người bán sứa thường gánh đôi thúng, bày bán ở các chợ quê, chợ tỉnh. Khi nào có người mua, người bán mới vớt sứa ra và đong bằng chiếc chén đất. Sứa đem về rửa thật sạch bằng nước lã cho trôi hết cát và rong rêu, sau đó mới vớt ra đựng vào chiếc rổ nan tre cho ráo nước.
    Muốn làm món nộm bằng sứa tai, người nội trợ phải khéo tay, xếp sứa lên một chiếc bát úp lọt lòng chiếc thau nhựa có kích cỡ vài tấc tây là có thể đủ ăn cả nhà. Nước sứa tiết sa, sẽ rút xuống đáy thau. Bấy giờ người đầu bếp mới rải lên mặt sứa một lớp gia vị đủ như loại lạc rang giã nhỏ, chuối chát non thái mỏng, xoài xanh băm nhỏ, ớt chín, rau răm, rau húng... thế là có món nộm sứa ngon lành.
    Với sứa chân, người sành ăn có thể làm thành món nộm công phu và tốn kém hơn. Đem sứa chân thái nhỏ, rửa bằng nước đun sôi để nguội, sau đó trộn chung với thịt gà luộc hay thịt heo thái mỏng, thêm vào ớt chín, xoài xanh băm nhỏ, trứng luộc, lạ rang giã nhỏ, rau thơm các loại... khiến cho hương vị càng thêm đậm đà, khoái khẩu.
    Nộm sứa ăn với cơm hay bánh tráng gạo (bánh đa) nướng chín chấm với nước mắm gừng nhâm nhi với ly rượu hay bia thì tuyệt.
    Hiện nay, món nộm sứa đang bước vào thực đơn các nhà hàng như một món ăn đặc sản miền biển Quảng Bình

  10. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Cá Nục Nấu Canh Chua
    Lê Thị Lệ Hương
    Quảng Bình - nơi mảnh đất eo hẹp của miền Trung, nơi miền đất gió Lào cát trắng. Ở đây ngày xưa các thi sĩ đã ví "Gái Quảng Bình khí phách đọ Trường Sơn" thì bây giờ các cô, các bà sẽ tự tay nấu cho ta món canh chua đậm đà, khó quên...
    Đúng vậy, ngoài những đặc sản biển Quảng Bình mà nhiều người biết đến ở đây còn có món ăn độc đáo mà không có người Quảng Bình nào lại không ưa thích.
    Mùa hè, nhìn vào mâm cơm có đĩa rau sống, bát canh chua là đã thấy thèm. Vào mùa này, các chợ tràn ngập cá, những năm được mùa thì cá nục rất rẻ nhưng ăn lại ngon.
    Cá nục hình thon, lưng xanh, bụng trắng, cá này nhỏ nhưng ăn béo và thơm. Ta có thể là sạch, nấu cách thủy cùng với ra sống kẹp bánh cuốn bánh tráng thì ăn khó quên. Song, cá nục nấu canh chua lại càng hấp dẫn hơn, nó chan(?ng thua gì cua nấu rau muống ở miền Bắc, lại chẳng thua cá lóc nấu canh chua miền Nam.
    Còn dưa chua, đấy là những quả dưa non thái mỏng cùng với măng tre cho vào muối. Mua dưa này về nấu canh cá nục thì không còn gì bằng.
    Cá chỉ cần làm sạch để nguyên con. Sau khi phi hành mỡ, cho dưa chua và nước vào nồi đun sôị Nước sôi cho cá vào đủ độ chín, bắc nồi canh xuống để cá không bị nát mà ăn ngọt. Cho hành lá, hạt tiêu vào nữa là ta cónồi canh chua ngon tuyệt.
    Cá nục nấu canh chua không cầu kỳ, không sang trọng mà mộc mạc như tâm hồn người Quảng Bình. Các bạn ghé Quảng Bình xin một lần thưởng thức hương vị món ăn dân dã này của quê tôi!

Chia sẻ trang này