1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

đặc sản Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi khunglongham, 13/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Cá om người ta thường làm bằng cách cho cá vào nồi hoặc xong rồi sau đó om.Tức là vùi vào rơm rạ và đốt lên.Để như đó khoảng 1 ngày hoặc 1 buổi tối.Cá om có thịt rắn và chắc chứ không bã như cá kho.Nói chung ăn khá ngon nhưng chỉ điều kiện ở quê làm được thôi.CÒn thành phố thì đào đâu ra rơm rạ để om.
    Do Not Give Up
  2. Ech_Op

    Ech_Op Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Thưa bà kon,
    Món cá om công nhận là ngon. Ở quê thì dùng rơm rạ mà đốt, nhưng còn ở TP thì không phải không làm duọc món này. Nhà nào có lò nướng thì cứ để ở mức 200 độ C, trong vòng một tiếng là cũng thành cá om hết. Tuy nhiên, ngày xưa ăn cá om ngon hơn bây giờ, không phải vì là cá ngày xưa có mùi "rơm rạ", mà là vì ... ngày xưa đói ăn, nên ăn cơm không cũng còn ngon nữa là cá om
    Món nước cáy thì quả thật là ngon trong điều kiện không có nước mắm Phú Quốc mà ăn. Ngày xưa, mẹ Ech_Op cũng hay mua cáy về làm mắm lắm. Giã nhỏ ra, thêm muối, cho vào vại, nút lá chuối, bọc đất bên ngoài, rồi để chừng vài tháng lôi ra ăn. Lần nào lấy ra ăn cũng thấy một số chú nho nhỏ, ngoe nguẩy trong vại nước cáy, vậy mà ăn vẫn cứ thấy ngon như thường.
    Khi ta đói thì bụng dạ cũng dễ thích nghi, và dễ tính hơn là lúc no, bà kon nhỉ? Chắc vậy nên TB lắm đặc sản?
  3. Integerman

    Integerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Thèm quá, chẹp chẹp! bay giờ ăn hai bữa cơm hàng thật là chán. Nhiều khi về nhà không đúng bữa chỉ có cơm nguội muối vừng mình cũng oánh cho 5-6 bát.
    Còn gì nữa không? muối vừng bố mình làm ngon lắm?
    Chỉ tiếc dạo này bố mình cũng ít làm để mình có thể thường xuyên được thưởng thức!

    German
  4. Nguyen_Quang_Vinh_new

    Nguyen_Quang_Vinh_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2001
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Chẹp chẹp món nào cũng thèm quá, tui còn nhớ nhiều món đặc sản TB lắm nhưng, kể ra mà thèm
  5. kittenvn

    kittenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Bánh giò Bến Hiệp
    Có thể nói không ngoa rằng, bánh giò Bến Hiệp (Quỳnh Phụ, Thái Bình) có thể sánh vai cùng bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Vũ Thư, bánh bèo Thái Thuỵ, bánh đúc làng Tè. Với mẫu mã, dư vị rất riêng, nó đã và đang khẳng định được giá trị, vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Chẳng biết, loại bánh giò làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm được, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay, người ta chỉ biết rằng, dạo trước, tàu thuỷ Hải Hà chạy ngày hai chuyến Hải Phòng-Nam Định, Nam Định-Hải Phòng khi mà Bến Hiệp lấy trả khách, bốc dỡ hàng hoá, mọi người đã rất quen mắt với cảnh nhiều phụ nữ trẻ em mang bánh giò ra bán. Những cái bánh bọc lá chuối xanh từng chùm 5, 10 chiếc được các bà, các cô, các em nhỏ quẩy trên vai, xách trên tay đưa xuống tàu. Bây giờ tàu thuỷ chở khách Hải Phòng-Nam Định không chạy nữa thì bánh giò Bến Hiệp đã đi khắp các chợ vùng quê, vượt ra khỏi làng, khỏi huyện. Giữa trung tâm phố Hiệp, có gia đình cụ Sơ mấy đời nay chuyên làm nghề bánh giò. Ông bà già đã theo về tiên tổ, con cái mấy người đều có cơ sở sản xuất riêng, nhưng ai cũng giữ biển hiệu "Bánh giò ông Sơ Bến Hiệp". Con trai thứ ông cụ hiện đang có cửa hiệu làm ăn phát đạt nhất khu vực nói: ?oĐây là nghề tương đối ổn định, làm quanh năm suốt tháng. Gia đình tôi và những hộ làm bánh khác đã giải quyết được lao động nông nhàn, có thu nhập. Chúng tôi còn tận dụng bột rơi vãi, nước vo gạo để chăn nuôi lợn gà. Hộ nào cũng cố giữ lấy chữ tín đảm bảo bánh tiêu thụ được thường xuyên. Để có chiếc bánh ngon phải thật công phu. Chọn thứ gạo tẻ không khô, không dẻo, không gãy, không được xát trắng, vo kỹ bằng nước sạch, mà nước mưa là tốt nhất. Phải lựa thịt mỡ lợn tươi ngon, thịt thủ hoặc thịt mỡ ?ođài cảnh? mới đảm bảo. Loại thịt mỡ này không nẫu, không nhũn mà rất ngậy. Hạt tiêu phải là thứ tiêu sọ thơm dịu. Mộc nhĩ (nấm mèo) cũng là thành phần không thể thiếu của nhân bánh. Bánh giò làm bằng bột tẻ nên khi ăn bóc không dính. Lá gói phải lựa lá bánh tẻ, lá chuối goòng. Bí lắm mới dùng lá chuối tiêu. Thợ gói bánh cũng phải luyện khéo tay, mau lẹ để cho ra đời những chiếc bánh bằng nhau tăm tắp, không cần buộc dây mà vỏ tuyệt không bị xổ ra. bánh giò không cho hàn the, luộc chín vừa, không nồng và rất đảm bảo vệ sinh. Loại bánh này lành, khoái khẩu, ai cũng dùng được./.
    Tống Trung (VOV)
    ---------
    Các bạn sưu tập tiếp các bài viết về đặc sản TB đê...
  6. kittenvn

    kittenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Món "xuýt xoa"
    Mọc mò - món xuýt xoa - là món ăn cổ truyền của người dân Thái Bình, được làm từ lòng gà băm với thịt ba chỉ, vỏ quýt, rau thơm, hạt tiêu trộn trứng gà, gói trong lá cây mò.
    Thuở xưa, mọc mò là món ăn của những người dân nghèo làng quê Thái Bình, lâu dần trở thành món ăn cổ truyền của vùng quê này.
    Mọc mò được gói bằng lá mò (có nơi gọi là lá cây đỏ mặt). Rễ cây của nó còn là một loại thuốc nam để chữa bệnh phong thấp, phụ sản. Lá mò to bản, hình trái tim, hoa mầu đỏ hoặc trắng mọc rải rác ở các bụi cây chung quanh làng.
    Bà vừa ăn trầu vừa thong thả kể lại cách làm mọc mò. Ngày xưa mỗi khi Tết đến, dù khó khăn thế nào trong nhà cũng phải có bát mọc mò để cúng tổ tiên. Mọc mò là món ăn bình dị trông tưởng đơn giản, nhưng muốn ăn ngon, cũng phải khéo. Từ khâu chọn lá để gói cũng thật cẩn thận, lá không quá già, cũng không non rửa sạch để ráo nước. Nhân mọc làm bằng lòng gà, phải là gà mái tơ sắp đẻ, trứng còn non. Phần ruột gà băm nhuyễn cùng với thịt ba chỉ, rau thơm, gia vị, hạt tiêu... không thể thiếu được vỏ quýt và tiết gà trộn đều với trứng gà. Mọc mò được gói làm nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy ý thích của từng gia đình để bầy sao cho đẹp, rồi đem hấp cách thủy hoặc luộc, nhưng ngon nhất vẫn là hấp vừa chín tới. Khi hấp, các mẹ, các chị phân công nhau ngồi trông để mọc không bị quá lửa sẽ bị nồng, khi chín vớt mọc ra nén nhẹ, thắt miệng để ráo nước, rồi bầy vào bát. Thưởng thức mọc nên ăn vào lúc còn nóng hổi bốc hơi nghi ngút, cùng với nước chấm pha nhạt.
    Mọc mò, có hương vị đặc trưng, dễ chịu, vị ngọt, vị béo của lòng gà, vị bùi bùi của tiết hòa cùng mùi thơm nồng của vỏ quýt, vị cay thơm của hạt tiêu... và nhất là vị cay tê lưỡi của ớt, vừa ăn vừa xuýt xoa mới thấy được cái thú vị của nó.
    Mỗi lần được theo mẹ về quê, dù không phải ngày lễ, Tết, bà nội rất vui và món ăn đầu tiên bà làm cho các cháu, là bát mọc mò bốc hơi nóng hổi đầy quyến rũ. Nhìn chúng tôi ăn uống ngon lành, nước mắt trào ra vì vị cay của ớt và hạt tiêu, bà tủm tỉm cười và nói: "Ăn đi các cháu, để mà nhớ mãi mọc mò, một món ăn riêng biệt của làng quê Thái Bình mình, để mai này lớn lên dù các cháu có bay đi phương nào cũng nhớ mãi tình người đầm ấm của quê hương xứ sở...
    QUỲNH TRANG (nhandan.org.vn)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Mọc mò (Thái Bình)
    Mấy ai chốn thị thành đã được thưởng thức mọc mò, nếu có chăng cũng chỉ là một dịp may nếm thử ở vùng quê nào đó. Những người đã từng một lần cảm nhận hương vị, chắc chẳng thể nào quên được cái ngọt đậm thơm của lòng gà mái tơ vừa giòn, vừa ngậy, quyện hương quýt, cay nồng vị ớt gói trọn trong cái ngăm ngăm rất đằm của lá cây mò.
    Gắp một miếng mọc mò nóng, thả nhẹ vào bát nước chấm pha cho dù ngoài trời đông lạnh giá, lưỡi vẫn tê rần cái cay xé họng của ớt, bụng vẫn ấm vị tiêu xay. Ăn mọc mò, người ta phải xuýt xoa, ứa tràn nước mắt, đến khi đó mới cảm nhận hết được cái ngon của hương vị quê nhà.
    Trước đây, mọc mò chỉ được coi là một món ăn dân dã của người làng Phần (Thái Sơn, Thái Thụy, Thái Bình). Nhưng tiếng lành đồn xa, chẳng mấy chốc cái món ăn bình dị, dân dã nhưng lại ngọt nước đậm hương ấy đã trở thành một món quý trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở nhiều vùng quê.
    Làm mọc mò không khó, nhưng bí quyết để có được mùi vị đặc trưng khiến ăn một lần là nhớ mãi thì không dễ. Cũng như rươi không thể dậy mùi khi thiếu vị hăng của vỏ quýt, bát bún thang chẳng thể ngon nếu thiếu một đầu tăm tinh dầu cà cuống, mọc mò sẽ mất vị, giảm hương nếu không có lá mò.
    Chẳng hiều vì sao, nhiều nơi, người ta lại gọi lá mò là cây đỏ mắt. Có lẽ chỉ là đỏ mắt tìm đối với những bà, những chị muốn làm cho chồng món ăn của quê nhà, nhưng tìm mãi không ra thứ lá cây làm nên vị nhớ ấy. Thực tình, đó là cái khó của các bà nội trợ nơi phố hội, chứ ở thôn quê, lá mò mọc hoang chẳng bao giờ là thứ khó kiếm. Những cây mò lá xanh hình tim, to bản, hoa đỏ hoặc trắng, có mặt ở rất nhiều vùng thôn dã. Một số nơi, người ta còn lấy rễ và thân cây mò, làm thuốc nam chữa phong thấp.
    Để làm nên hương vị đặc trưng của mọc mò, lá được lựa thường là những chiếc xanh không già quá, cũng không non quá. Nếu lá già mọc sẽ bị khô, lá non sẽ nát, món ăn mất ngon. Nhân mọc mò được làm bằng lòng gà, nhưng phải là gà mái tơ sắp đẻ, trứng non đã kết chùm. Lọc bỏ phần ruột già, lòng gà được băm nhuyễn cùng với thịt ba chỉ. Những cọng hành xanh thỏi sẵn đem trộn đều với nhân, cùng tiêu ớt mắm, đi kèm với rau thơm và vỏ quýt. Đặc biệt, trong món mọc mò không thể thiếu tiết gà băm nát và trứng gà trộn để tạo vị ngọt thơm.
    Thưởng thức mọc mò có rất nhiều cách. Người ta có thể luộc hoặc hấp chín tới, tránh để quá lửa mọc sẽ bị nồng. Nhưng thú hơn cả có lẽ là ăn mọc mò với nước chấm pha có dằm thêm vài lát ớt chỉ thiên để thấy được cái ngọt của miếng mọc dậy mùi mắm ớt, hoà lẫn với vị đắng thơm hơi ngai ngái, rất đặc trưng của lá mò. Ăn một lại muốn ăn hai, ăn rồi thì muốn ăn mãi.
    Khi cuộc sống đổi thay, chắc hẳn nhiều món ăn nơi thôn dã sẽ bị lãng quên bởi những món cao sang nơi phồn hoa đô hội. Nhưng đối với những người còn nhớ tới quê nhà, hẳn sẽ còn khoắc khoải mong nhớ vị đậm đà của món mọc mò xưa.
    Quỳnh Anh (VietNamNet)
    -----------
    Mấy món này nghe nói là của TB mà chưa bao giờ được ăn. Hy vọng sẽ được thưởng thức một ngày gần đây

Chia sẻ trang này