Đặc sản xứ Nghệ! Mình đã có một dịp đến xứ Nghệ và ở lại đó 1 đêm, nên chẳng biết nhiều lắm! Mình nhớ tối hôm đó, đói quá, cả bọn mò ra 1 quán nhỏ ven đường ăn món bánh ướt gì đó (vì nó giống bánh ướt ở quê mình), nhưng mình chẳng nhớ cô chủ quán nói tên gì nữa, nhưng cũng khá ngon, thấy cô ấy tráng bánh tại chổ luôn nên bánh nóng,mõng và trắng phếu! Hôm đó đông quá nên mình chỉ mới ăn được có chút xíu! Hi vọng có 1 dịp nào đó ra lại ngoài đó để được thưởng thức lại! Ở xứ Nghệ còn có món gì đặc sản nữa không nhỉ?
1. Bánh cặp- Đặc sản của Hà Tĩnh city Tham khảo tại: http://nghe-online.org/forum/showthread.php?p=28833 2. Tương Nam Đàn Tương Nam Đàn Cũng như nhút Thanh chương, tương Nam Đàn nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà khắp cả nước. Là thực phẩm được dùng làm nước chấm, nước chan với cơm, rất phổ biến ở trong bữa ăn của các gia đình ở huyện Nam Đàn, được chế biến từ những hạt đậu tương và những hạt nếp, hạt ngô do người nông dân làm ra. Khác với tương Bần ở ngoài Bắc, tương Nam Đàn có màu vàng nâu. Mùi tương có vị thơm của đậu tương rang quyện với mùi mốc nếp, mốc ngô. Làm tương không những đòi hỏi kỹ thuật mà còn phải có sự kiên trì. Ngay từ tháng Năm âm lịch, người ta đã bắt đầu chuẩn bị cho công việc làm tương. Muốn tương thơm ngon, trước tiên phải phơi mốc được nắng. Mốc tương được làm bằng nếp hay ngô. Nếu làm mốc bằng gạo nếp thì phải hong chín, rải ra nong, lấy lá nhãn đắp ủ cho đến khi lên mốc mới đưa ra phơi nắng. Còn ngô nếp thì phải ủ cho ngô nứt mầm, lúc đó bột chuyển hoá thành đường sẽ ngọt. Đem ngô giã nhỏ, hong lên rồi ủ với lá nhãn, đến khi lên mốc đem ra phơi nắng. Đậu tương đem rang, để nguội và đem xay cho vỡ đôi, vỡ ba, sau đó cho vào nồi nấu chín rồi đổ vào chum hoặc ché và đem phơi nắng. Nước làm tương cũng được chọn lọc rất cầu kỳ. Nước mưa là được nhiều người ưa dùng nhất. Nếu không có nước mưa thì người ta lấy nước từ sông Lam vào lúc đêm thanh vắng, để ít ngày cho lắng cặn, sau đó gạn lọc kỹ càng. Tiếp theo là đem trộn mốc tương vào tương và bỏ muối theo một công thức nhất định. Nếu bỏ nhiều muối thì tương mặn mất ngọt, mất vị ngon. Nhưng nếu bỏ ít muối thì tương sẽ bị nhạt và hỏng. Sinh thời, Bác Hồ cũng rất thích ăn tương. Mỗi lần ra thăm Bác, đoàn đại biểu Nghệ An không quên biếu Bác chai tương quê nhà Tham khảo tại: http://www.mofa.gov.vn/quocte/21,05/nghe%20dulich21,05.htm 3. Cháo Lươn Vinh: Cháo Lươn Vinh Không chỉ người dân ở Nghệ An thích ăn cháo lươn Vinh, mà cả những du khách từ nhiều nơi khi đến Vinh đều ưa thích món cháo lươn. Khi đến Vinh, đi trên đường phố, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp các biển quảng cáo ?oCháo lươn?. Nhưng phổ biến là ở các phố: Trần Phú, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Phong, Phan Chu Trinh, Lê Mao... Quán bàu. Để đáp ứng sở thích của các ?othượng đế?, trong các quán cháo lươn, người ta chế biến hai loại: cháo lươn và xúp lươn, miến lươn. Cháo lươn và xúp lươn có tính mát và bổ, ăn về mùa hè rất thích hợp. 4. Nhút Thanh Chương Ở xứ Nghệ có nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh Chương. Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Vật liệu để làm nhút gồm có mít xanh và muối trắng. Mít xanh, loại ương ương càng ngon. Mít đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa rồi bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Sau đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng bỏ vào vại sành khoả đều trên bề mặt, bỏ vỉ vào dằn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày là dùng được. Hàng ngày trong bữa cơm, nhút có thể được dùng ăn với cơm. Chỉ cần tý nước mắm làm nước chấm là đủ. Ngoài ra nhút còn được chế biến thành món canh hoặc xào. 5. Cam xã Đoài Xã Đoài nay là xã Nghi Diên - Huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An. Tại đây, thiên nhiên đã ưu đãi cho một miền đất hiếm hoi sản sinh ra quả cam thơm ngon mà chẳng nơi nào có được. Nếu đem giống này đi trồng ở nơi khác thì mất hết hương vị thơm ngon. Cam xã Đoài có hai loại: - Giống cam hình quả nhót (dân địa phương gọi Cam Lót). - Cam hình quả bầu (dân địa phương gọi Cam Bầu). Cam Xã Đoài bao giờ cũng chín vào tháng 11, 12 hàng năm. Vỏ cam có màu vàng đỏ rồi đỏ sậm nhưng tươi tắn, hơi phơn phớt màu vàng, trong giới hội họa gọi là màu vàng chanh. Bề ngoài có lớp the mỏng, nếu bị xây xát sẽ toả ra mùi thơm mà các nhà sản xuất kẹo, rượu đã dùng làm hương liệu. Quả cam bổ ra, màu vàng óng, ăn vào có vị ngọt dịu của quả, có mùi thơm của hoa, lại có dính kết trên môi tí chút như mật ong. 6.Cà pháo xứ Nghệ Cà pháo từ xưa vốn được coi là một món ăn chính của người nông dân xứ Nghệ. Cà pháo ngon nhất, đúng hương vị nhất phải kể đến cà pháo của đất Nghi Lộc, Nghệ An. Khác với loại cà pháo muối xổi ở thành phố, cà xứ Nghệ thường được muối trong vại lớn trước đó dùng làm nước mắm, cà muối hàng tháng sau mới lấy ra ăn. Từ trước tới nay có nhiều người cho rằng cà là một món ăn "chủ lực" của nông dân lao động. Ca dao cũng nhắc nhiều đến quả cả. Khen anh làm rể Chương Đài Một năm ăn hết mười hai vại cà. Giếng đâu thì dắt anh ra Kẻo anh chết với vại cà nhà em! Trong chuyện xưa của ta cũng có một quả cà mặn đầy tình nghĩa ấy là quả cà Dương Lễ đãi Lưu Bình. Nếu bà con có dịp về xứ Nghệ vào dạo cuối xuân, đầu hè, nhìn vào bữa cơm gia đình nào cũng thấy món cà. Những món ăn như thịt, cá không thấm thía bằng đĩa cà pháo nằm gọn giữa mâm. Thi sĩ Tản Đà thuở xưa đã có lần vào xứ Nghệ viết văn giữa mùa cà pháo, và đã có lần nhắm vợi hết một hũ rượu lớn với độc vị, cà pháo. Những kẻ sành ăn đều nghiệm ra chỉ có món cà pháo mới đủ tư cách làm khoái trá toàn bộ ngũ quan của người ăn mà thôi. Mắt được thưởng thức cái hình dáng tròn xinh và nước da trắng mọng như ngà của cà, mũi được ngửi vị thơm bùi ngùi, ngòn ngọt, cái tay cầm đũa được gắp quả cà một cách vừa tầm khỏi tốn công lựa chọn, vì quả nào cũng tròn đầy và đều tăm tắp như một viên bi, cái miệng được nếm vị ngon của cà, nhất là tai khi được nghe cái thanh âm giòn tan của cà pháo thật là khoái vô cùng. Bữa cơm cà rất giản dị, chỉ cần một bát nước rau muống luộc là đủ lắm rồi. Ngày xưa, cà pháo Nghệ An đã có lần vào làm dáng trên mâm cơm của đô thị Sài Gòn, lại có lúc trẩy mãi ra Lạng Sơn sau bao thư từ nhắn nhe hò hẹn. Hình như riêng nó cũng đủ sức gợi lên hương vị ẩm thực một vùng đất và gửi trao cả tình người xứ Nghệ với tri âm, tri kỷ đàng trong, đàng ngoài... Cà pháo đã thành một món quen thuộc của mọi lớp người trong xã hội. Bởi vì nó không thô như cà dừa, nó không "tục" như cà **** dê, nó không nguy hiểm như cà độc dược, nó có thể quần tụ với các món bát trân giữa một bữa tiệc cầu kỳ. Các bạn muốn hưởng đúng hương vị của cà pháo thì phải dùng cà pháo của đất Nghi Lộc (Nghệ An) và khi đến nơi đây để thưởng thức món cà, các bạn nên biết rằng thổ âm Nghi Lộc khiến bạn rất dễ nhầm lẫn giữa cà và cá. Cho nên về đây muốn ăn cà thì phải nói rõ là cà có cuống chứ không phải là cà có đuôi. 7. Cu Đơ ?" Nước Chè Xanh nét văn hoá ẩm thực của người Hà Tĩnh Khách xa về thăm quê vừa nhâm nhi kẹo Cu-Đơ vừa uống nước chè xanh mới thấy tuyệt. Vị ngọt của kẹo, vị thơm của chè xanh, đượm chát, vị bùi của hạt lạc....Tất cả quyện vào nhau tạo nên hương vị đặc trưng của quê hương Hà Tĩnh vì thế mà người xưa đã từng ngâm nga: "Chè xanh thêm chút gừng cay, cu-đơ Hà Tĩnh làm say lòng người? Cu Đơ Người ta kể lại rằng, Cu-Đơ là một người có tên là Cu Hai (một người cha có hai đứa con) ở một làng thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Một hôm cậu con trai cả về thưa với cha mẹ là sẽ cưới vợ. Hai ông bà lo lắng vì gia đình quá nghèo nên không biết lấy đâu ra đồ sính lễ, nhà lại không có rượu, không có heo, không có gạo nếp lấy gì mà đãi bà con chòm xóm. Trong lúc bế tắc, người cha mới đánh liều nấu mật mía sôi lên rồi đổ lạc (đậu phộng) vào. Khi đem ra đãi, ai ăn cũng thấy ngon. Được mọi người ưa thích, ông tiếp tục nấu và đem đi bán ở những làng lân cận. Từ đó, kiểu nấu mật mía với lạc lan rộng khắp huyện Hương Sơn. Cái tên kẹo lạc cũng bắt đầu xuất hiện từ đó nhưng để ghi nhớ công của người đã sáng chế ra loại kẹo này người dân địa phương thường gọi là kẹo ?oCu Hai?. Khi phong trào Tây học nở rộ, những ông nghè ở đây mới đổi từ "Hai" thành "Deux" (tiếng Pháp có nghĩa là hai, số 2) cho "trí thức". Còn "cu" chỉ có người Việt Nam mới dùng, là tên gọi thân mật dành cho con trai (cu Tý, cu Tèo). Các cụ vắt óc suy nghĩ cũng không biết đổi từ ?ocu? như thế nào, đành kết hợp cách gọi Việt - Pháp là "cu deux" (cu-đơ). Xung quanh cái tên gọi dân dã này cũng có nhiều cách giải thích. Đó là vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, khi những người lính Pháp vô tình ăn trúng kẹo ?ocu Hai?, thích quá mới cho người truy tìm. Khi biết tên gọi của nó, họ mới đổi từ "Hai" thành "Deux" cho phổ thông, để người Pháp tiện gọi. Còn "cu" thì chịu, không biết đổi cách nào đành kết hợp đầu Việt, đuôi Pháp là "cu-Deux" (cu-đơ). Kẹo Cu-Đơ thật dễ làm hai mặt là bánh tráng (bánh đa vừng), ở giữa là kẹo lạc được nấu bằng mật mía, đường, mạch nha, gừng và lạc. Kẹo lạc nấu chín cho vừa dẻo, đổ vào bánh đa rồi lại chồng tiếp một lớp bánh đa nữa là xong. Chính sự kết hợp một cách hoàn hảo giữa mật mía, đường, mạch nha, gừng, lạc và bánh tráng đã tạo nên một hương vị độc đáo cho kẹo cu-đơ. Ngày nay, "Làng cu-đơ" trải dài từ bến xe Hà Tĩnh cho tới cầu Phủ. Những chuyến xe khách Bắc - Nam mỗi lần qua đây đều dừng lại để khách mua quà. Vào buổi sáng, ở làng này nhộn nhịp bán hàng cho khách vào Nam, ra Bắc. Mỗi buổi chiều tàn, khi những làn khói bắt đầu len qua những mái nhà báo hiệu thời điểm người dân nơi đây lại bắt tay vào làm kẹo Cu- Đơ. Vì thế, người đi đường như bị níu kéo bởi mùi thơm dẻo quẹo của mật mía nguyên chất, mùi cay cay của gừng, mùi ngọt lịm của mạch nha khiến cho mọi người chỉ cần ngửi đã "say". Ban đầu nhìn thấy miếng Cu-Đơ sần sùi, chẳng bắt mắt tí nào, ai cũng ngại ăn. Nhưng ai có "dũng cảm" nếm một lần sẽ không bao giờ quên. Lúc miếng kẹo hòa tan trong miệng, ta không thể phân biệt được có bao nhiêu dư vị cấu thành. Tất cả là một cảm giác ngọt lịm trên đầu lưỡi, vị cay cay của gừng và chất bùi bùi của hạt lạc đọng lại mãi trong cảm giác. Người Hà Tĩnh xem kẹo Cu- Đơ như như linh hồn của quê hương. Bên ngoài thì sần sùi chất phác, tên gọi thì dân dã, đơn sơ nghe đến nực cười nhưng bên trong là cả một nội lực tiềm tàng. Có phải đó là thứ để mà "Ai đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh!". Nước chè xanh Ai đã từng về Hà Tĩnh có lẽ đều không thể bỏ qua bát nước chè xanh. Chè xanh ở đây có thể nói là không chê vào đâu được. Những người nghiện nước chè xanh thường nói vui là uống nước "năm cho" nói trệch là "năm trò" tức là: cho chát, cho xanh, cho thơm, cho nóng, cho vui. Nước chè ngon là nước chát, uống vào lúc đầu nghe chát, ngấm vào thấy ngòn ngọt thật khoái miệng. Nước chè vừa ngọt vừa có màu xanh nái trông thật sướng mắt. Hương nước chè xanh bốc lên nghe thoang thoảng mùi chè xanh khá hấp dẫn. Khi uống phải đông mới vui, vừa uống vừa nói chuyện thì thật là lý tưởng. Để có được bát nước chè ngon thì người nấu chè cũng phải biết từ cách chọn chè, cách om đến cách nấu. Trước hết, người ta chọn thứ lá chè dày và mơn mởn (không già quá mà cũng không non quá). Nếu già quá thì nước bầm đen trông không ngon, không thơm. Nếu chè non quá thì nước chóng nhạt, không đượm. nước dùng để nấu chè phải là thứ nước ngòn ngọt. Thường là nước mưa hay nước giếng đá sỏi thì nước mới ngọt. Nấu chè thường dùng nồi bù hay ấm đất. Nhận chè vào phải đúng kỹ thuật, không vò nát chè, mà cũng không để nguyên lá chè vì lâu ngấm mà phải vò nhè nhẹ, tỉa nhặt những lá vàng, lá sâu. Lửa nấu nước chè là lửa đỏ đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Củi nấu nước phải dùng thứ củi nấu không làm phai mất vị nước chè như: củi bạch đàn, củi xoan đâu, củi tre...Khi nồi nước chè đã sôi, lấy gáo nhận chè cho chìm xuống, sau đó đổ thêm vài ba gáo nước lã vào rồi hạ lửa. ít phút sau đó sẽ có ấm nước chè vừa chát, vừa thơm, vừa nóng, vừa xanh. Nếu cho thêm vài lát gừng tươi thì hương vị của bát nước chè xanh lại càng thơm nồng và có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Thường thì buổi sáng sớm, người ta ra vườn hái (hoặc mua sẵn ở chợ) một bó chè tươi, rửa sạch, bẻ ngắn cho vào nồi nước nấu. Nước sôi sùng sục một lát là chín, là được. Lấy gáo (làm bằng vỏ dừa già) múc ra bát. Bát nước chè có mầu xanh và sánh như mật ong. Uống vào miệng cảm giác đầu tiên là chát sau đấy là ngòn ngọt ở cổ. Trước đây, người dân Hà Tĩnh nghèo, không đủ cơm ăn. Sáng sớm người nông dân chỉ cần ăn mấy củ khoai lang luộc và uống vài đọi (bát) chè xanh là đã có thể dong trâu ra đồng cày cả buổi. Ngày nay, uống nước chè xanh đã trở thành thói quen không thể thiếu, một nét văn hoá của con người Hà Tĩnh. Tại nhiều làng ở Hà Tĩnh vẫn có một tục lệ rất đẹp: Buổi sáng không phải nhà nào cũng nấu nước chè. Một nhà nấu cho cả 4,5 nhà lân cận cùng uống ?oTrưa nằng hè gọi nhau râm ran chè xanh??. Hôm sau đến lượt nhà khác, Luật không thành văn mà hoàn toàn tự giác. Rượu tam chè tứ chăng? Có uống đông người mới thấy ngon và vui. Chào buổi sáng bằng một bát nước chè xanh đặc quánh và ấm tình làng nghĩa xóm đậm đà. Trong cuộc đời ai mà chẳng có tuổi thơ, những kỷ niệm thời bé dại để nhớ, để nhắc và để làm vốn sống. Cũng như quê hương, vùng quê nào cũng có những nét văn hóa ẩm thực đặc thù tạo nên bản sắc riêng của mỗi vùng miền. Những người con quê hương , dù có đi xa mơi chân trời góc bể nhưng mỗi khi gợi nhắc về đặc sản Cu- đơ quê nhà, lòng lại bồi hồi nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra. Ăn Cu -Đơ mà uống với nước chè xanh om trong ấm thì thật? không chê vào đâu được: ?oChè ngon nước chát xin mời, Nước tình, nước nghĩa tình người khó quên?. Khách thập phương nếu đã một lần thưởng thức, chắc chắn sẽ khó quên hương vị đặc biệt của đặc sản Cu -đơ và Chè xanh Hà Tĩnh. (Tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin) Được thangbom_hanoi sửa chữa / chuyển vào 19:53 ngày 03/08/2007
Em đính chính chỗ ăn cháo lươn của bác trên giờ mà đến mấy chỗ đó tìm mốc mặt cũng ko có quán cháo lươn ăn cho tử tế .
Đúng rùi! then kiu bạn nhá! Nghe lại tên bánh mà cứ ngỡ là được ăn lại! Mùi vị bánh hay hay thế nào ý!!
Đặc sản xứ Nghệ, chịu khó vào tìm topic " Đặc sản xứ Nghệ của Nhocconvuitinh2000 ở 5nam.ttvnol.com http://5nam.ttvnol.com/nghetinh/74682.ttvn
Mấy thông tin về cháo lươn thì đúng như các pác nói. Tuy nhiên, đấy là những thông tin sưu tầm thôi. Cụ thể từng địa chỉ thì phải mất nhiều thời gian, với lại, quán Lươn tùy thuộc vào chủ quán. Ví dụ như quán Lươn "Bà Liễu" ở quán Bàu (gần nhà Chín Lé ngày xưa). (Hay dân Vinh gọi là quá Bà Liệu), cũng nổi tiếng. Tui thấy Vinh có thêm món ốc xào, nộm sách bò.... ặc, ặc, ặc,... chết mất thôi. Tui biết 1 quán nằm sâu, phía trong khu tập thể Bảo tàng. Địa chỉ tui không nhớ chính xác, (Vì không có địa chỉ). Chỉ nhớ là phía sau bảo tàng có cái máy bay MIC21, cạnh cổng thành, (SVĐ Vinh). Ngon thì khỏi chê. Pác nào muốn thử thì xin mời. Ngoài ra, nếu pác nào đi chơi đêm ở Vinh mà không muốn ăn cháo hay phở, xin mời đến chợ Cửa Đông (Chợ quán Lau) mà thưởng thức món :"XÔI NÓNG + GIÒ NÓNG + TRỨNG TRÁNG NÓNG"..... Hay ở khu "TAM GIÁC QUỈ" cũng có. Nếu pác nào từ nơi xa đến GA VINH , xin hãy cố gắng chịu khó nhịn đói, đi ra NGÃ TƯ GA (khoảng 1km), rẽ trái (về phía Bắc) khoảng 1km nữa sẽ đến quán CHÁO LƯƠN BÀ LIỄU. Các pác sẽ được thưởng thức như ý. (Mách các pác hãy thử món XÚP LƯƠN + BÁNH MỲ nhé). Hy vọng các pác sẽ có ấn tượng tốt đối với ĐẤT và NGƯỜI VINH. Lâu lắm không về thăm quê cũng thấy nhớ roài.