1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặc trưng của KTVN là gì?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Cuoigia, 20/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ninja-Tecmo

    Ninja-Tecmo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    đồng chí cũng kô nên khó tính như vậy...
    Khi biết là VN chịu nhiều ảnh hưởng của KT TQ, điều đó là rõ ràng...nhưng tôi nghĩ là cũng đừng câu nệ chuyện ta có nên biết về TQ nhiều hay ít thì mới rõ về ta...Bị nhiều năm đô hộ VN đã vay mượn rồi biến thành của ta, những khác biệt đó chưa thực sự tạo ra đặc trưng...để tạo ra một bản sắc rõ nét, nhưng rõ ràng là VN đã thích nghi và hòa nhập->chẳng phải đó là bản sắc hay sao?!?!...
    Lấy vợ hiền hòa - Làm nhà hướng nam...v.v...
    Tôi cho đó là đặc trưng, traucau và chư vị thấy sao?

    Ninja_Tecmo

  2. traucau

    traucau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Nói tới đặc trưng của kiến trúc Việt Nam chỉ để an ủi nhau thôi các bạn ạ !
    Nhớ lại lịch sử, trước khi người Pháp tới xâm chiếm Việt Nam thì xã hội chúng ta đang là xã hội phong kiến. Ở cái xã hội này thì kiến trúc chỉ thể hiện qua kiến trúc cung đình, lăng tẩm, tôn giáo và kiến trúc làng xã. Kiến trúc cung đình và lăng tẩm thì vẫn còn dấu tích để lại còn kiến trúc làng xã (quy hoạch làng xã nông nghiệp) thì tới giờ đã thay đổi nhiều, tuy nhiên dấu tích của phong thuỷ trong kiến trúc vẫn còn có thể nhận ra được ở những làng cổ. Hoành tráng nhất có lẽ là kiến trúc cung đình tuy nhiên mục đích xây dựng nên những công trình đó chỉ để phục vụ cho triều đình, bộ máy cai trị và áp bức nhân dân... Cho tới bây giờ thì những công trình kiến trúc đó chỉ có ý nghĩa lịch sử và giá trị về du lịch... Kiến trúc tôn giáo chủ yếu là chùa chiền phục vụ nhu cấu tín ngưỡng của phật tử, đền đài, miếu mạo được xây dựng để thờ thần, thờ người...
    Toàn bộ kiến trúc từ thời kỳ này trở về trước có rất nhiều ảnh hưởng qua lại với kiến trúc của Trung Quốc do thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc và thật khó để xác định nét riêng giữa 2 phong cách kiến trúc của VN và TQ, tuy nhiên việc tìm hiểu hình thức kiến trúc nào trong quá khứ thuộc về chúng ta, hình thức nào thuộc về TQ chẳng có ý nghĩa mấy khi mà cơ cấu xã hội của chúng ta và của TQ thời phong kiến đó không khác nhau là bao... cho nên việc học hỏi, hay là bắt chước nhau thì là điều hiển nhiên thôi (giống như kiến trúc của châu Âu, giữa các quốc gia, từ cổ chí kim có khác nhau mấy đâu)
    Thời kỳ đô hộ của người Pháp, ở các thành phố lớn và quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn... được người Pháp quy hoạch thành những thành phố thuộc địa. Không gian rất nhỏ và hẹp (có quy mô như những thị trấn) vì khi thiết kế quy hoạch, họ không tính xây dựng thành những đô thị lớn và hoàn toàn không tính cho sự phát triển của đô thị. Lí do đơn giản vì người Pháp tới xâm chiếm Việt Nam chỉ có mục đích vơ vét tài nguyên và những gì họ xây dựng ở đây chỉ nhằm phục vụ nhu cầu cho những người Pháp làm việc tại đây... Chính những gì người Pháp xây dựng ở Việt Nam mới là những cơ sở ban đầu của việc quy hoạch đô thị ở Việt Nam, và chính là lí do tớ cho rằng đây là cách mạng trong kiến trúc ở Việt Nam.
    Một điều đau lòng là người Pháp đã tàn phá rất nhiều những công trình kiến trúc cung đình, chùa chiền, đền đài ở những nơi họ quy hoạch. Thay vào đó họ đã xây nên nhiều nhà thờ để tăng cường truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam...
    Đất nước của chúng ta triền miên trải qua chiến tranh và chiến tranh đã tàn phá tất cả...
    Sau năm 75 thống nhất 2 miền Nam Bắc, kiến trúc còn lại ở Việt Nam cũng chỉ là một đống đổ nát mà thôi. Từ năm 75 tới nay, kiến trúc mà chúng ta xây dựng là dựa trên những vết dấu cũ của quy hoạch đô thị của người Pháp, cộng thêm công nghệ kiến trúc, xây dựng của người Nga, tớ gọi là "kiến trúc xã hội chủ nghĩa". Người Nga không giúp chúng ta quy hoạch lại đô thị và người Việt Nam chúng ta thì quá nhỏ bé trước công việc to tát đó. Tới giờ chúng ta vẫn chưa thể thực hiện được một công trình kiến trúc quan trọng nhất mà bất cứ quốc gia nào cũng phải thực hiện, đó là QUY HOẠCH ! (không hiểu cái cơ quan gọi là : Văn phòng kiến trúc sư trưởng có vai trò gì trong xã hội chúng ta hiện giờ ?).
    Nếu có ai đó trong các bạn vẫn còn miên man suy nghĩ về đặc trưng của kiến trúc Việt Nam thì hi vọng rằng bài viết (rất nghèo tư liệu) này của tớ sẽ đem tới cho các bạn một ý kiến nhỏ để tham khảo. Ngày tớ còn học ở trường thì giáo trình lịch sử kiến trúc chẳng hơn gì một cuốn tạp chí (kiểu "mực tím" hay "hoa học trò" gì đó), và nếu ở đó họ bảo các bạn là đặc trưng của kiến trúc cổ VN là cái này cái nọ thì đừng có mà tin ngay nhé, phải kiểm chứng lại ! Còn chuyện cái mái đao cong cong thì tớ thừa nhận là tuyệt đẹp, tuy nhiên tớ chẳng bao giờ bận tâm về chuyện đó là của ông cha ta để lại hay của người Trung Quốc, chỉ là một chi tiết trang trí nhỏ thôi...
    Điều cuối cùng, đặc trưng quan trọng và có ý nghĩa nhất của KT VN là kiến trúc theo lối Phong thuỷ. Tuy nhiên, vâng rất tiếc, Phong thuỷ đã thất truyền... Nhưng rất mừng vì xã hội chúng ta hiện giờ đã xuất hiện một loại người gọi là "Thầy Phong thuỷ" sẵn sàng phục vụ những khổ chủ có thừa lòng tin cho những chuyện dị thường về kiến trúc và nhiều vấn đề xã hội khác (kiểu như "liêu trai chí dị"). Các "Thầy" có thể tư vấn cho dân chúng những bản thiết kế hoàn hảo nhất, việc lẽ ra là của những kiến trúc sư... Vậy là cho dù đã thất truyền nhưng không có nghĩa là không còn phong thuỷ nhé, chúng ta có thể yên tâm mà vui sống !
    Một vài người trong chúng ta có cái đầu nhỏ hơn cái dạ dày của chính mình !
    TrauCau
  3. ancaca

    ancaca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    anh chàng Trầucau đã đề cập đến 1 vấn đề rất hay.
    Tôi cũng luôn ấp ủ là mình sẽ nghiên cứu 1 tí ít về đề tài này để bổ sung cho kiến thức hạn hẹp của mình.Phong Thủy có ảnh hưởng rất nhiều đến nền kiến trúc Việt Nam. Công trình thể hiiện rõ nét nhất về yếu tố này là kiến trúc cung đình Huế.Nó được vận dụng và tuân thủ rất chặt chẽ.Và chính nó đã nâng cao vai trò của yếu tố Phong thuỷ trong kiến Trúc . Như Kiến Trúc Sư Lý thái Sơn(1 người thầy chuyên tâm trong công tác nghiên cứu về Phong thuỷ đã đưa ra 1 nhận định rất ư khách quan: Phong Thuỷ là một khái niệm được đúc kết qua quá trình phát triển không ngừng của nền kiến trúc Á Đông.Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của người dân trong việc tạo dựng nhà cửa.Nó ......
    xin lủi hết í.....r ùi
    thứ lủi thứ lủi.....
    Cháo cá không xương...
  4. acmetal001

    acmetal001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0

    Tôi thì cho rằng kiến trúc việt nam đã có bản sắc riêng.Cái riêng ở đây là no đã phù hợp với nếp sống, cách sinh hoạt của chung ta.Chúng ta khong nên nhất thiết phải đòi hỏi một cái gì đó quá xa vời nếu như không đap ứng được ngay cuộc sống của chính chúng ta.Còn nếu muốn mang bản sắc dân tộc ra,đã có ai nhìn thấy cái chùa một cột nào khác ở ngoài HN chưa,Có ai gặp đươc khuê văn các ở TQ chưa.
    Chúng ta có kế thừa kiến trúc cổ TQ nhưng khong phải la sao chép,điều ấy cũng đáng làm chứ.
    Vẫn biết là KTVN chưa phải là một ngành tên tuổi trên thế giới nhưng tiềm năng từ chính mỗi SVĐHKT là rất lớn.Tại sao mọi người không tự tìm ra bản săc cho riêng mình thay vì chỉ trích KTVN.
    Còn bản sắc KTVN là ở chỗ chúng ta luôn cố gắng tìm ra những nét mới của TG đẻ áp dụng vào việt nam.
    Về KT trúc cổ thì mọi người có để ý các thanh xà gồ và mái đao,chắc sẽ tìm ra đặc trưng.

    giang
  5. ancaca

    ancaca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    đúng. Hãy đừng đi hướng chỉ trích nữa. hãy tạm wên nó đi.
    Nhìn về những gì chúng ta phải làm ngay bây giờ.
    KHông thể ai nói được rằng kiến trúc Việt Nam là của Trung Quốc .Điều này đã được chứng minh rất hùng hồn bằng các công trình của ta. nó rất ta không thể nhầm lẫn được.Nhưng hầu hết nó được xây dựng vào thời điểm mà chỉ những người có địa vị và tiền bạc mớii chiếm hữu được nó,nên nó có sự lai căng là 1 điều tất yếu,điều này chúng ta đã không phải lo lắng nữa vì hiện nay,vớii nền độc lập tự chủ và kinh tế phát triển thì chúng ta có quyền vận dụng cụ thể vào từng công trình mà không phải phụ thuộc ai,về bất cứ lý do gì.
    Một câu nói của thầy Khởi(ĐH TP HCM) mà tôi tâm đắc nhất là:
    "Những gì cách đây hàng trăm năm,ông cha ta đã từng làm được,vậy thì cớ sao bây giờ,với phương tiện hiện đại và kỹ thuật phát triển chúng ta lại nhái y như những gì ông cha ta đã làm cách đây hàng mấy trăm năm"
    Tôi mong là có người đồng cảm với câu nói đó.
    Cái mà chúng ta nên dùng của cha ông là cách đưa cái hồn vào trong công trình mà thôii.
    mạo muội
    Cháo cá không xương...
  6. toi_120213

    toi_120213 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Người ta thường rất hay nhầm lẫn nghệ thuật Việt Nam Với nghệ thuật Trung Quốc ( trong phạm trù này thì rõ ràng Kiến trúc truyền thống là một phần của nghệ thuật truyền thống )
    Có người còn nói Nghệ thuật Việt là sự sao chép vụng về của nghệ thuaạt Trung QUốc, như một kiểu nghệ thuật thuộc địa .Sai lầm nghiêm trọng này sẽ không biến mất chừng nào chúng ta không nghiên cứu một cách cẩn thận một chút các di tích lịch sử Bắc Kỳ .Cũng không thể nói là Kiến trúc cũng như nghệ thuật Việt không hề chịu ảnh hưởng của Trung QUốc, và thực tế thì các ảnh hưởng ấy khá rõ nét không thể phủ nhận . Song cũng không nên gắn cho chúng một tầm quan trọng quá sức như người ta thường có khuynh hướng làm như vậy. Việc nghiên cứu chưa được tiến hành khả dĩ đến mức ta xác định được rõ ràng và chính xác Kiến trúc Việt cúng như nghệ thuật Việt phần nào là bản sắc , phần nào là vay mượn (của Trung QUốc hay là của một dân tộc nào khác ) và cần phải nhắc tới nguồn gốc Đa Đảo của tộc Việt . Từ trước cho đến nay, không có công trình nghiên cứu nào khẳng định việc các tay thợ Việt Nam đã được gửi đi tu nghiệp ở Trung QUốc về xây dựng quê hương , cũng như là việc các công trình sư Trung Hoa được cử sang khai hoá xứ thuộc địa ( nên nhắc đến với tầm vóc toàn diện của vấn đề mà không nên co cụm vào ý tưởng của những người Trung Hoa di cư vì sự nhỏ lẻ của tầm ảnh hưởng ) , cho nên dù là có những biến cải mang tính đột phá đi chăng nữa thì Kiến trúc cũng như là Nghệ Thuật Việt vẫn mang những nét văn hoá riêng và rất đậm nét !
    Sống trong đời sống cần có một cái .............QUần ! Để làm gì ?? em biết không ?? để gió cuốn đi !!!
    Phung Gia
  7. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    một cái link!
    http://www.vnequation.de/forum/index.php?board=2;action=display;threadid=546

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng
  8. nguyenthanhtung81vn

    nguyenthanhtung81vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    1.483
    Đã được thích:
    0
    theo tôi thì việt man không hề có một phong cách kiến trúc riêng mà chỉ có sự pha trôn và ảnh hưởng. vấn đề này thiết nghĩ bác nào cũng biết chứ cần gì hỏi
  9. tazzan1980vn

    tazzan1980vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    tôi không đồng ý với ý kiến của "nguyenthanhtung81vn"
    theo tôi kiến trúc việt nam có phong cách riêng. nhưng chung ta chưa tìm đươc cai riêng của nó thôi. nước nào chẳng có phong cách riêng. như nước mình bảo là kiến trúc fa trộn nhưng theo nhiều người thì chính cái fa trộn do lại là cái riêng thi sao? do đó fải hỏi và bàn nhau để tìm ra cái riêng của nó. rất tiếc trong diễn đán của minh lại không có một vị kiến trúc sư lão thành nào. giá như họ bớt chút thời gian ra để vào trong diễn đàn của mình thi hay biết mấy. họ sẽ thấy được giới trẻ thời nay quan tâm nhiều tới kiến trúc như thế nào.co fải vậy không các bạn?
    co chu t cong dang truoc chu bich
  10. tazzan1980vn

    tazzan1980vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    tôi không đồng ý với ý kiến của "nguyenthanhtung81vn"
    theo tôi kiến trúc việt nam có phong cách riêng. nhưng chung ta chưa tìm đươc cai riêng của nó thôi. nước nào chẳng có phong cách riêng. như nước mình bảo là kiến trúc fa trộn nhưng theo nhiều người thì chính cái fa trộn do lại là cái riêng thi sao? do đó fải hỏi và bàn nhau để tìm ra cái riêng của nó. rất tiếc trong diễn đán của minh lại không có một vị kiến trúc sư lão thành nào. giá như họ bớt chút thời gian ra để vào trong diễn đàn của mình thi hay biết mấy. họ sẽ thấy được giới trẻ thời nay quan tâm nhiều tới kiến trúc như thế nào.co fải vậy không các bạn?

Chia sẻ trang này