1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẶC TRƯNG ĐẤT SÀIGÒN

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi vyhuynh, 09/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MAL_ZIPPO

    MAL_ZIPPO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong công nhận la hay và chi tiết, bác chắc am hiểu và yêu SG lắm nhỉ. Em đang định vào SG làm việc ko biết vào đấy bác có còn ở trong đấy ko nhỉ.
  2. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Nhà Bè nước chảy chia hai,
    Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

    SÀI GÒN CỦA NGÀY HÔM QUA-THÀNH PHỐ ANH HÙNG
    Đó là Sài Gòn của 300 năm hình thành và phát triển, của cái thời những lưu dân đầu tiên khai khẩn đất hoang, cái ngày mà Nguyễn Hữu Cảnh chính thức thành lập thành Gia Định năm 1698. Sài Gòn của đất giồng, cọp, sấu, của "Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước", của Gia Định thành, của Chợ Lớn.
    Đó là Sài Gòn thời Pháp thuộc, thời mà người VIệt bị gọi là An Nam và bị đày đọa cả tâm hồn lẫn thể xác, cái thời mà Sài Gòn là chốn ăn chơi bậc nhất ở Việt Nam:thuốc phiện, gái điếm, nhảy đầm, cái thời bắt đầu du nhập những thứ của "Tây": bắt đầu có ký giả, có tiểu thuyết, quần Âu, xe ôtô, đường sắt, cái thời nổi danh học vấn của hai trường Petrus Ký và Gia Long. Sài Gòn lúc này được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông"
    Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
    Đường Sài Gòn hột cát nhỏ dễ đi
    Đó là Sài Gòn của Cách mạng. Bến Nhà Rồng- nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. Xưởng Ba Son- nơi người công nhân Tôn Đức Thắng lần đầu tiên đưa phong trào CS vào giai cấp công nhân. Những cái tên sẽ sống mãi trong lịch sử: anh Lý Tự Trọng- ngườI Đoàn viên đâu tiên với câu nói: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường Cách mạng chứ không phải là con đường nào khác", anh Trần Văn Ơn hy sinh trong đoàn biểu tình đòi quyền lợi cho HSSV ngày 9/1/1950, anh Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lý với câu nói bất hủ "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!", cậu bé Lê Văn Tám lấy thân mình làm ngọn đuốc sống đốt kho xăng của giặc, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, anh Lê Anh Xuân ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất. Và còn nữa: những người mẹ Bàn Cờ, 18 thôn vườn trầu nơi hoạt động của chị Nguyễn Thị Minh Khai, địa đạo Củ Chi, rừng Sác Cần GIờ....Và lịch sử đã sang trang vào ngày 30/04/1975, chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
    Sau giải phóng, còn đến ctranhbiên giới Tây Nam, còn khôi phục thành phố sau ctranh. Lực lượng thanh niên xung phong thành phố tiếp bước cha anh đi đến nhiều nơi, góp sức xây dựng thành phố. Ngày 2/7/1976, Sài Gòn chính thức được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
    Được 7miles sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 11/05/2007
  3. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN CỦA NGÀY HÔM NAY
    Ngày hôm nay, thành phố là trung tâm thứ hai về chính trị- xã hội và là trung tâm quan trọng nhất về kinh tế trong cả nước. GDP bình quân đầu người là khỏang 900 USD/người/năm.
    Sài Gòn ngày hôm nay là Sài Gòn trước mắt các bạn: ồn ào, sôi động và gió bụi. Sài Gòn của những con người năng động, nhanh nhẹn, cởi mở, thân thiện, sáng tạo, và không ngừng vươn lên. Sài Gòn của những hang cùng ngõ hẻm, của xe máy.
    Sài Gòn- một Liên Hiệp Quốc- nó du nhập vào trong mình lối sống của mọi miền đất nước, của tận những xứ sở xa xôi bên trời Âu, Mỹ ( chắc chỉ còn thiếu châu Phi và các đảo quốc nhỏ).
    Sài Gòn- đôi khi cũng đầy lãng mạn- những cơn mưa nắng bất chợt, những " Vòm me xanh ngắt- Cho em làm thơ", của tà áo dài trắng lúc tan trường và những cành phượng vĩ "bỏ quên" của một gã khờ nào đó, của những quán chè kem. Sài Gòn- đôi khi cũng thật trầm lắng bên ly cà phê với miên man nhạc Trịnh.
    Sài Gòn- hai mảng màu sáng-tối: nơi của những học sinh vào loại thông minh và hiền lành nhất cả nước và cũng là nơi của những tay anh chị khét tiếng, nơi của những tòa cao ốc và những khu ổ chuột, nơi của những con người thật thà tốt bụng và của những lọc lừa, những cuộc tình chóng tàn, có thể làm e sợ cho những "Hai lúa" nào lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này.
    Sài Gòn- thành phố của cái mới- luôn tiên phóng đi đầu- từ những điều thuộc tầm vĩ mô của chính sách Đổi Mới cho đến phong trào tình nguyện "Mùa hè xanh" của thanh niên.
    Sài Gòn- thành phố hiện đại-thành phố kiểu Mỹ- của nhạc Pop, Rock, của phim hành động Hollywood,của game, sàn nhảy và overnight.
    Sài Gòn- thành phố mới phát triển ở giai đọan đầu tiên- khi mà người dân mới bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của công nghiệp, khi mà những dòng vốn FDI đầu tiên đổ vào thành phố, những khu công nghiệp mọc lên, mặc dù chủ yếu ở những ngành thâm dụng lao động giá rẻ. Sài Gòn cũng chỉ tạo dựng cho nó một vài thương hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" ở vài ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám thấp.
  4. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN CỦA NGÀY HÔM NAY (tt)
    Sài Gòn của những kẻ sành điệu với thời trang, điện thoại di động, đi chơi, đi shopping, picnic cắm trại.
    Sài Gòn của những ước mơ như cô bé bán khoai đậu ba trường Đại học ngày nào: của các đội tuyển đi thi Robocon, thi học sinh giỏi và đoạt giải cao làm rạng danh Tổ quốc, của những tối tranh thủ ghé lớp học thêm Anh văn, vi tính, của những học sinh đi du học quyết mang mang bằng được kiến thức, kỹ năng của xứ người về phục vụ cho Tổ quốc, của những nhân viên làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia để học hỏi kinh nghiệm của họ.
    Sài Gòn của thực dụng và toan tính: của những người đẹp bán mình cho các đại gia lắm tiền nhiều của, của những người con chỉ muốn chia phần của cải của cha mẹ, của những tay nhạc sĩ ắp cắp bài hát của người khác, tất cả đều được quy ra thành tiền.
    Sài Gòn của những tấm lòng vàng, chung tay xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, bớt chút tiền ăn sáng hay tiền lương của mình để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai bão lụt.
    Sài Gòn của truyền thống và hiện đại- nơi những đòi hỏi về tự do luôn được đặt ra, người ta đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa gia đình và cá nhân, những đứa trẻ muốn tách mình khỏi cha mẹ và những cuộc ly dị để lại vết hằn không thể nào xóa được trong ký ức tuổi thơ. Sài Gòn- nơi nghệ thuật truyền thống trở thành một cái gì của u buồn và tẻ nhạt. Sài Gòn- nơi con người cảm thấy trống rỗng và cô đơn vì đôi khi tất cả đều là giả tạo và ta không thể tin một ai trên đời này được nữa.
    Sài Gòn của toàn cầu hóa, của WTO, cũng có thị trường chứng khoán, những dòng khách du lịch đổ vào ngày một đông, những kênh truyền hình cáp, những tập đoàn đa quốc gia.
    Sài Gòn của những ngày xuân- đường hoa Nguyễn Huệ và bắn pháo bông, lòng chợt ấm lại trong giây phút giao thừa thiêng liêng, ngày xum họp gia đình. Sài Gòn của đêm Noel với ánh đèn lung linh trên cây thông Noel. Sài Gòn của những đêm World Cup, Seagame, người ta đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam.
    Sài Gòn của những cuộc họp mặt bạn bè, vạch kế hoạch cho một ý tưởng kinh doanh hay làm từ thiện.Sài Gòn của những đôi tình nhân xuống phố, những bông hồng ngày Valentine.Sài Gòn của thế giới ảo, những dòng tin nhắn, chat chit hàng giờ đồng hồ.
  5. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN CỦA NGÀY MAI- CHÀO ĐÓN THIÊN NIÊN KỶ MỚI
    Cùng tưởng tượng nhé các bạn-đây là viễn cảnh Sài Gòn chúng ta năm 2020.
    Sẽ chỉ toàn những khu đô thị được quy hoạch, có cây xanh và tiện nghi hiện đại như Phú Mỹ Hưng và Thủ Thiêm. Hàng loạt cao ốc sẽ mọc lên, thậm chí có cao ốc còn cao hơn cả tháp đôi Petronas của Malaysia. 50% xe máy sẽ được giảm đi, thay vào đó là ô tô và phương tiện vận tải công cộng, sẽ có metro, xe điện trên không, xe buýt sẽ nhiều hơn cả bây giờ. ĐHQG TPHCM sẽ xây xong và rộng lớn bằng các Đại học trên thế giới, sẽ có thêm nhiều khu công nghệ cao Tiêu chuẩn xanh sẽ được đặt ra nghiêm ngặt. Tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ phổ biến . Văn hóa truyền thống sẽ được giữ gìn và phát huy tốt hơn bây giờ:sẽ có những trường dạy toàn văn hóa truyền thống cho học sinh, học sinh sẽ phải học văn hóa truyền thống bắt buộc ở trường. GDP thành phố lúc này sẽ đạt khoảng 1200-1500 USD. Thảo Cầm Viên lúc đó sẽ là một khu bảo tồn quy mô như bên Sing bây giờ. Trong nhà người dân sẽ có đầy đủ máy tính nối mạng Internet, truyền hình cáp. Việc đi ra nước ngoài trở thành chuyện như cơm bữa vì thành phố đã hội nhập sâu với thế giới. Những con robot đầu tiên do TP chế tạo sẽ ra đời, TP sẽ trở thành trung tâm gia công phần mềm lớn thứ hai sau Ấn Độ. Thị trường chứng khoán sẽ sôi động thật sự. Chúng ta sẽ đóng góp gì cho TP năm 2020?
    Năm 2040: phải chăng chúng ta sẽ bắt đầu nổi danh trên thế giới? Phải chăng TP sẽ thật sự bước vào kỷ nguyên của kinh tế tri thức? TP sẽ là "TP thông minh"? Và phải chăng, TP sẽ phóng những phi thuyền đầu tiên lên Mặt Trăng?
    NĂm 2060, năm 2080, năm 2100: Ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Có lẽ lúc đó một thiên thạch rơi xuống và loài người phải tị nạn trên sao Hỏa cũng nên. Hay TP sẽ không còn nữa mà đã chuyển toàn bộ lên Mặt Trăng sinh sống? Lúc đó, có lẽ TP đã sánh vai cùng bạn bè năm châu rồi chăng? Liệu CNXH đã xây dựng xong chưa?Liệu thế hệ thanh niên TP khi đó sẽ thế nào? Lúc đó, người ta sẽ nhắc lại gì về ngày hôm nay?
    VÀ SÀI GÒN CỦA MÃI MÃI
    Mỗi người có một Sài Gòn của riêng mình. Mãi mãi Sài Gòn vẫn chỉ đơn giản là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên, là QUÊ HƯƠNG tôi.
  6. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Sai Gon hẻm
    Chằng chịt như ma trận là hẻm, hẻm, hẻm. Trong những con đường nhỏ nhất chỉ vừa vặn cho một chiếc xe đạp cũng có nhà, nhà, nhà. Cửa này chiếu tướng cửa kia cách nhau chỉ năm sáu tấc, nhìn thấy mọi sinh hoạt của nhau tuốt tuồn tuột. Nhưng không sao, sông có khúc người có lúc; hoà bình thì xía vô đủ thứ chuyện của nhau để giúp đỡ, chiến tranh thì mắng chửi nhau không chừa lại chút cặn.
    Thế nhưng Saigon quyến rũ ở những con hẻm với những ngôi nhà không số hoặc thật nhiều cái gạch xổ giữa những con số. Như lạch nhỏ chảy ra sông, như sông chảy ra biển, hẻm của Saigon chi chít chảy ra đường cái rồi chìm vào các đại lộ mang tên những anh hùng, liệt sĩ, văn nhân. Từ trong cái bàn cờ hỗn loạn quan quân đó, mỗi con người sẽ vươn vai mỗi sáng bắt đầu một ngày mới ở bến tàu, xưởng thợ, nhà máy, chợ nhóm, lề đường. Họ túa ra kiếm sống rồi tụ về buổi xế chiều; mùi xào nấu bay luồn qua cửa sổà, tiếng con nít khóc, tiếng tivi vặn hết cỡ trộn lộn trong tiếng cãi vả chửi chó mắng mèo. Tất cả làm nên một hoà tấu khúc bi tráng và tuyệt vời. Nó toát lên khát vọng sống của con người.
  7. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Đi xa sẽ nhớ hẻm
    Những ngỏ hẻm này, dù cụt hay thông, có lẽ trước đây đã từng rộng rãi thoáng đãng, bây giờ teo hẹp lại nhỏ xíu do mỗi nhà đều có nhu cầu thở đến mức, dù muốn dù không, phải xông vào trận chiến lấn chiếm, được li nào hay li nấy. Họ là ai? Những người đã sống lâu năm từ thuở Saigon còn là cái hòn ngọc Viễn Đông lấp lánh văn hoá bản địa lẫn Tàu Pháp Nhật Mỹ, cho đến lúc cái hòn ngọc đó bị bôi vẽ theo thời gian, cắt dọc xẻ ngang những rãnh sâu, chưa kể đến sự xâm thực của thời tiết và sự di căn của dân tứ xứ.
    Chen chúc đến vậy nhưng họ có cả một thiên đường riêng. Mọi thứ đều nằm trong tầm tay. Nguyên một cái chợ được khuân vô quang gánh, xe đạp đẩy trong đó đủ thứ thịt cá rau trứng hành tiêu tỏi ớt nước mắm nước tương đậu hủ. Mỗi sáng cái chợ di động sẽ ghé tạt qua từng nhà, râm ran chuyện giá cả giữa hai bên bán mua, thậm chí bình luận phim tình cảm xã hội Hàn quốc hoặc những vụ bê bối của các diễn viên ca sĩ nổi tiếng. Để ăn sáng đã có mì, phở, cháo, hủ tíu, sữa đậu nành, cà phê, bánh mì, trà đá, cứ hai ba chục thước lại có một ?otiệm? nho nhỏ. Làm đẹp ư? Chỉ cần một cái hộp đựng thuốc móng tay, dũa, kéo, vài lọ kem dưỡng da, chuyên viên tư vấn sắc đẹp có thể biến một cô bé lọ lem xóm nhỏ thành công chúa với làn da được nặn mụn tươm tất, mặt được se lông, chân mày tỉa tót cong vun vút. Một thau nước ấm để ngâm chân, ba mươi phút sau đã có ngay bộ móng vừa ý. Lên lai, chít eo, xổ ngực, nâng đáy chỉ cần một cái máy may để nửa kín nửa hở ngay hàng hiên. Khách có thể ngồi chờ, loáng một cái đã có quần áo vừa ý để mặc kịp cái hẹn.
    Dòng sông ồn ào vui nhộn đầm ấm cứ thế đều đặn chảy len qua những con hẻm nhỏ, thỉnh thoảng bỗng dềnh lên bởi cuộc rượt đuổi nghiêng ngửa giữa dân phòng và một tay trộm vặt, giữa công an và một kẻ giật dọc, hay giữa bà hoả và những xô nước chuyền nhau từ dưới đất lên mái nhà, từ mái nhà qua mái nhà. Hẻm sẽ trở thành lòng chảo ngùn ngụt lửa khói nuốt trộng những căn nhà san sát chết chùm với nhau, bởi xe cứu lửa vô phương can thiệp.(ko vào được). Hẻm cũng nức nở tang chế với nhà đòn bó tay trong lễ động quan bởi quan tài chỉ có thể đẩy lòn ra khỏi hẻm trên bốn bánh xe gỗ tạm chế.
    Ôi thôi cơ man là bi hài kịch, nhưng tất cả những dòng sông đều chảy tưng bừng sau mỗi biến cố. Đi xa sẽ nhớ hẻm. Lang bạt xứ người một buổi sáng mắt nhắm mắt mở sẽ nhớ hủ tíu nam vang, phở bắc, phở HN. Lơ ngơ trong những siêu thị mênh mông sẽ nhớ chợ gánh với những con tép trong veo còn nhảy đòi nước, những con cá roi rói còn phùng mang thở hụt. Nằm chèo queo ở nhà mọt mình sẽ nhớ cánh cửa toang hoác của nhà đối diện. Ngồi một mình trong xe hơi chạy trên xa lộ sẽ nhớ mùi mồ hôi nách của người hàng xóm vừa chạm mặt trong cái hẻm chỉ lọt đủ một người.
    ---------------------------------------------
    Nhân chi sơ , tính bản thiện !!!
    Được CO sửa chữa / chuyển vào 03:58 ngày 20/07/2006
  8. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản Sài Gòn
    (muon bai nay cua bacogia)
    Khách xa đến hỏi thăm đặc sản Sài Gòn mà không biết giới thiệu món gì hết trơn. Ờ thì có mấy chai đế nếp cay nồng mùi gạo mới. Đặc sản Gò Đen Long An. Có bánh pía, lớp vỏ bùi bùi bọc nhân đậu xanh và sầu riêng nhuyễn nhừ dẻo quẹo, thơm nứt mũi. Người ta gọi là bánh pía Sóc Trăng không à. Có lẩu mắm ăn với rau đắng và bông điên điển, vị mắm đậm đà kèm theo vị cay của ớt, vị đắng nhân nhẫn của rau, ngon mê tơi. Mấy quán lẩu Sài Gòn vẫn ưa chưng biển "Lẩu mắm Cần Thơ" để câu khách. Có bánh tráng phơi sương dai dai dẻo dẻo, dù đã nướng qua vẫn giữ nguyên màu trắng sữa, cuốn kèm với miếng thịt luộc vừa chín tới thơm mềm, dưa leo xắt miếng, đồ chua, giá và mâm rau xanh mướt hơn 40 loại, chấm chén nước mắm ngòn ngọt mặn mặn vừa miệng mà thấy đã gì đâu. Thêm một tô bánh canh, nước lèo trong vắt đằm vị thịt luộc nữa là ăn quên no luôn. Hai món bánh tráng phơi sương và bánh canh này xuất xứ từ Trảng Bàng, Tây Ninh. Ở Sài Gòn cũng có dưa bồn bồn Bạc Liêu, chua chua dòn dòn, từng cọng trắng nõn múp múp, đi kèm với cá kho tộ nóng hổi hoặc thịt kho tàu thì ăn sạch bách nồi cơm cũng được nữa. Buổi sáng điểm tâm một tô hủ tíu Mỹ Tho đầy tú hụ cá, thịt, tôm, mực là no luôn tới trưa. Chiều đi học về, lục cơm nguội ra, thêm một chén nước mắm ớt - phải là nước mắm Phú Quốc Kiên Giang sóng sánh màu hổ phách, dằm thêm trái ớt hiểm nhỏ xíu mà cay xè - vậy là ấm bụng để đi học tiếp tới 9h đêm. Bữa nào buồn buồn miệng, bóc mấy cái nem Lai Vung Sa Đéc ra nhai nhí nhoáy, không cẩn thận nhá nhằm miếng ớt bự tổ chảng, cắn phải hột tiêu sọ với lát tỏi nồng trong miếng nem là kể như nuốt luôn cái lưỡi vô bụng cho dễ chịu. Nhưng rồi vẫn phải ăn tiếp cho bằng hết mới dừng được. Không thôi ghé ăn bánh tằm bì nước cốt dừa béo ngậy, mà ăn xong còn phải bưng dĩa lên húp rột rột hết cả nước cốt mới đã thèm. Bữa nào rảnh rỗi đi Cà Mau nhứt định phải ghé ăn bánh tằm bì chánh gốc. Mấy người kể chuyện là cô hàng xinh tươi mơn mởn se sợi tằm bì trên đùi non của cổ nên bánh tằm mới vừa thơm vừa ngậy vừa béo như vậy. Biết là dóc tổ mà nghe thấy cũng có lý ghê. Chừng ăn xong có dĩa trái cây của miệt Tiền Giang mà tráng miệng thì đúng là hảo hạng. Ờ, còn có phở Nam Định, bún chả Hà Nội, bún bò Huế, cao lầu Hội An, bún sứa Nha Trang, cháo lươn Nghệ An, don Quảng Ngãi, rượu bàu đá Bình Định, có cả cá kho xơ mít Hà Tĩnh nữa - nếu đến thăm nhà đúng bữa. Đi giáp vòng Sài Gòn là có thể thưởng thức đủ thứ đặc sản, kể không hết, chỉ sợ khách phương xa không có bụng mà ăn.
    Vậy đó, nói tới nói lui một hồi thấy đất Sài Gòn có quá trời đặc sản nhưng lại không thấy đặc sản Sài Gòn đâu hết trơn hết trọi, toàn là đặc sản ở đâu đẩu đầu đâu về không à. Kỳ cục thiệt! Đặc sản Sài Gòn chắc chỉ có bò pía với bột chiên thôi. Mấy cái món này ăn từ thời còn là con nít tới chừng lớn già đầu rồi mà vẫn không ngán, không chán bao giờ.
  9. o0oblack_angelo0o

    o0oblack_angelo0o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    hay thật đó bạn mình đã ở sg này gần 4 năm rùi, 4 năm mài đít ở ghế nhà trườn, mài đế giày ở những con đường đầy bụi, lang thang dưới những cơn mưa bất chợt. Một mình trên những con đường không người lúc 2h sáng. Nhưng mình cũng chưa thể đi hết những con hẻm, những tiệm ăn ngonmare ở sg này. có bạn nào có những hỉu bít về nó thi share cho pà con với
  10. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Sorry các bạn, cho mình đính chính một chút.
    Ở trên mình có viết " Anh Lê Anh Xuân ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất" là sai. Thật ra, Lê Anh Xuân là tác giả bài thơ " Dáng đứng Việt Nam" miêu tả về một anh giải phóng quân ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất.
    Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
    Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
    Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
    ...................................................................
    Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường
    Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:
    Anh là chiến sỹ giải phóng quân.
    Tên Anh đã thành tên đất nước
    Ôi anh Giải phóng quân!
    Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
    Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
    Mình đã search trên mạng nhưng không biết Lê Anh Xuân sáng tác bài thơ này từ hình tượng một người có thật hay là tưởng tượng ra.
    Với lại, mình cũng đã viết sai khi nói Nguyễn Hữu Cảnh lập "thành Sài Gòn" năm 1698. Đơn vị hành chính thời đó từ trên xuống dưới là:Dinh, phủ, huyện, tổng, thuộc, xã. Và lúc đó thật ra Nguyễn Hữu Cảnh lập xứ Sài Gòn thành dinh Phiên Trấn, phủ Tân Bình. Còn thành Sài Gòn thì đến thời Nguyễn Ánh mới có, năm 1698, người ta mới chỉ xây dựng đồn dinh ở Sài Gòn làm nơi ở cho quan Điều Khiển (chức quan võ cao nhất của Sài Gòn) và là nơi luyện tập binh sĩ.
    One problem more. Đó là cái GDP năm 2020 của TP. Thực ra theo quy hoạch phát triển KT-XH TPHCM đến năm 2020 thì tổng GDP TP sẽ đạt 547.180 tỷ đồng vào năm 2020. Điều này có nghĩa là dân số thành phố hiện giờ là khoảng 6 triệu, tốc độ tăng dân số hiện giờ là khoảng 1,1%, tỷ giá VND/ USD hiện giờ là khoảng 15900đ, thì GDP đầu người năm 2020 (tính theo giá năm nay) là 4921USD/người. Hôm đó mình lazy nên không chịu search trên mạng trước khi post bài. Sorry, sorry

Chia sẻ trang này