1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẶC TRƯNG ĐẤT SÀIGÒN

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi vyhuynh, 09/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Thêm một đặc sản của Sài Gòn đây
    Cháo lòng Chợ Đệm
    Chợ của một xã, nhưng cả trăm năm nay, Chợ Đệm (xã Tân Túc, Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) nổi tiếng, hầu như khắp nơi đều biết, phần nào nhờ cái món cháo lòng. Không sách vở nào ghi lại, cũng không lời truyền khẩu nào cho biết ai là người đầu tiên ở Chợ Đệm mở quán bán cháo lòng, nhưng lớp người tuổi ngoài tám chục ở Tân Túc hiện giờ như ông Năm Trâm, ông Sáu Điền còn nhớ, những năm ba mươi của thế kỷ này, cháo lòng của ông Ba Vàng nấu là ngon hơn hết.Không giống như các hàng quán ở chung quanh chợ, ông Ba Vàng bán cháo ở dưới xuồng. Theo con sông chảy qua Chợ Đệm, ghe thương hồ từ Long An, Mỹ Tho, từ miền Tây đi lên, mành nghệ vượt biển theo sông Rạch Cát đi vào, chen nhau đậu san sát. Mỗi buổi sáng, xuồng ông Ba Vàng thả trôi theo dòng nước, lúc ghé bên đây, lúc ghé bên kia, không mấy lúc nồi cháo hết veo. Khách ăn không chỉ là thương lái mà còn là dân các xóm ven sông. Dân các xóm bên Tân Túc cũng như bên Tân Bửu, Tân Kiên cứ phỏng chừng giờ giấc là mang thố ra bờ sông chờ sẵn. Ông Ba Vàng chẳng bao giờ cất lời rao cháo, nhưng các thương lái còn đang ngái ngủ hoặc đang mải mê tính toán bán buôn, mắt chưa thấy nhưng vẫn biết xuồng của ông Ba Vàng sắp sửa tới gần. Đó là vì trên cái bếp than đặt ở giữa xuồng, nồi cháo nóng sôi, tỏa khói thơm lừng thơm lựng. Chỉ riêng mùi thơm của cháo cũng hấp dẫn. Chưa nói gì tới cái ngon, cái ngọt, cái giòn, cái đậm đà thật khó phân tích của miếng dồi, miếng ruột non. Nhiều người bảo dường như ông Ba Vàng học được bí quyết riêng trong cách chế biến các món phổi phèo lòng ruột. Một số người khác thì bảo cháo của ông Ba Vàng nấu, so với cháo ở mấy quán trên trợ, có ngon có ngọt hơn cũng chỉ một chín, một mười. Cháo lòng Chợ Đệm nói chung là ngọt, cái ngọt chân chất tạo ra nhờ nước luộc thịt.Nói đến cháo lòng Chợ Đệm, còn phải nói tới món thịt luộc nữa. Các hàng quán chung quanh chợ vừa bán thịt luộc vừa bán cháo lòng. Con heo của các nhà trong vùng Chợ Đệm cách nuôi cũng khác. Người ta cho heo ăn bèo cám, tắm rửa hàng ngày. Heo phải nuôi theo quy cách ấy, khi mổ, các hàng quán bán cháo, thịt luộc mới chịu mua. Khách vào quán có khi chỉ ăn một món thịt luộc. Thịt rọi hay thịt đùi không thái phay mà thái vuông quân cờ. Cũng không cuốn bánh tráng, rau sống, chuối xanh, khế chua rồi chấm mắm nêm hay nước mắm, mà cứ một miếng thịt kèm lát dưa leo, ngọn húng cây, con bún Gò Đen chấm mắm thái hay mắm cá sặc Đức Hòa. Cũng cần nói thêm là bún Gò Đen không phải bún lá hay bún rối mà là bún con để vắt thành từng cọng bún, các lò bún ở Gò Đen bao giờ cũng đặt mua gạo đốc Phụng, loại gạo đặc sản của đồng ruộng vùng Tam Tân (Tân Túc, Tân Tạo, Tân Kiên). Gạo đốc Phụng không nấu cơm vì cứng lắm, nhưng xay bột làm bún thì bún giòn, dẻo tuyệt vời. Khách thưởng thức món thịt luộc Chợ Đệm chưa chắc đã mấy ai biết được nguồn gốc của bún Gò Đen nếu không phải là dân chợ Đệm, Tân Túc chính tông. Thấy ăn ngon không đâu bằng là được rồi.Ở Sài Gòn - Gia Định, dân biết ăn, biết xài khi lên Chợ Đồn, Biên Hòa ăn cháo cá, khi xuống Chợ Đệm ăn thịt luộc, cháo lòng nên mới có câu: ?TCháo cá Chợ Đồn, cháo lòng Chợ Đệm?T. Lên Chợ Đồn hay xuống Chợ Đệm nào phải ai cũng có xe hơi, xe máy dầu nên thường bạn hữu năm, sáu người rủ nhau thuê bao một chiếc xe thổ mộ. Mười mấy cây số đường trường, đổ xuống chợ, vào một quán, đầu tiên kêu món luộc, lai rai ít chung đế Gò Đen, hay đế Đức Hòa, tiếp sau đó mới kêu cháo lòng. Một bữa ăn ngon, xe thổ mộ hai lượt rong ruổi đi về. Tháng Chạp, tháng Giêng, từ Sài Gòn - Gia Định ngồi xe thổ mộ xuống Chợ Đệm uống chơi chơi vài chung rượu, ăn chơi mấy miếng thịt luộc với tô cháo lòng cũng có thể coi như một chuyến tất niên, một chuyến du xuân.
    http://www.amthuc.com/index.php?ft=cm_bhv&trang=30&bvh=133
  2. sobaby

    sobaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi chút? có phải thêm một đặc trưng nữa của Sài Gòn là mọi người rất hay nhậu nhét đúng không ạ?
  3. lamsao.wen

    lamsao.wen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    VÀ đi cùng dzí đặc trưng trên lè....một chữ...."free" áh bác.bác coá mún thữ 01 lần xem thía nèo hok
  4. nguoi_thachthanh

    nguoi_thachthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ thấy sài gòn có đặc trưng là con gái rất xinh và giọng rất nhẹ nhàng ,không như miền bắc nói như đấm vào tai.
  5. sonaki

    sonaki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    chắc ko, ngọt lắm á, nhưng khi cần cung ko kém giấm bạn ạ, cứ nhìn tận mắt, chứng kiến tận mát bạn hãy nói nhé
  6. hanah82

    hanah82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Ko chat chít nha
    Đặc trưng ẩm thực của SG còn có: Bánh mì
    Bánh mì du nhập vào nước ta từ phương Tây nhưng đến SG nó đã được "chuyển hoá" thành món ăn được ưa chuộng của người SG.
    Trong hàng loạt kiểu ăn sáng thì có thể nói gặm bánh mì là kiểu được nhiều người ưa chuộng nhất. Buổi sáng mắt nhắm mắt mở, lật đật đi đến công sở, không kịp ghé hàng quán tử tế thì ghé đại vào một xe bánh mì nào đó bên lề đường. Chỉ đủ thời gian để làm cữ cà phê vỉa hè thì phương án tốt nhất là bỏ cặp táp một ổ bánh mì để có thể vừa ăn sáng, vừa uống cà phê, vừa đọc báo. 3 trong 1, tiện đủ bề. Cũng có nhiều người ăn sáng kiểu ?obồi dưỡng? riết cũng ngán, buổi sáng chạy thể dục về tiện thể mua nửa khúc bánh mì lót dạ v.v?
    Mà, ai bảo bánh mì chỉ là thức ăn sáng? Nó còn dùng để ăn trưa, ăn chiều, ăn tối. Mọi lúc, mọi nơi. Không một con đường, hẻm phố nào của Sài Gòn lại không có bánh mì. Và có lẽ không nơi đâu, bánh mì phong phú thể loại như ở Sài Gòn. Bánh mì SG thường được ăn kèm với chả, chà bông, thịt nguội. Ngán thịt, sợ phì thì kêu bánh mì bì. Muốn bụng nhẹ, mau tiêu thì gọi bánh mì cá. Thích bồi dưỡng một chút thì ?ođủ thứ?. Còn chỉ cần đủ dinh dưỡng thì ?otrứng ốp-la?.
    Bánh mì SG thường được bày bán trong những chiếc "xe có kính". Hình ảnh chiếc tủ kính chất đầy thịt chả, dưa leo, hành lá đã trở thành biểu trưng của bánh mì Sài Gòn.
    Thử tưởng tượng xem, nếu một ngày ra đường mà không thấy một tiệm bán bánh mì nào. Không sợ nói quá, nếu có trường hợp ấy xảy ra thì Sài Gòn không còn là Sài Gòn nữa!
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngon không pà kon?
    (Hanah tổng hợp)
    Được hanah82 sửa chữa / chuyển vào 11:17 ngày 10/05/2007
  7. hoanguyen80

    hoanguyen80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Đang tính out để đi cơm trưa với mấy thằng bạn, nhìn khúc bánh mì mà nước mắt, nước mũi, nước miếng chảy tèm lem! [​IMG] Chắc hôm nay đổi món wá!!!! [​IMG] 
    Hix, bài post đầu tiên trong ĐSG [​IMG]
  8. sonaki

    sonaki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản ẩm thực SG (nối gót chị Bánh Hẹ nhé) : các quán lề đường, và hơi bị chảnh ạ á, ở đấy chủ là thượng đế chứ ko fai khách nhé
    Sài Gòn có nhiều nhà hàng, quán xá. Và Sài Gòn cũng có những quán rất"chảnh": thức ăn ngon, giá mềm, quán đông nhưng lại chẳng cần khách!
    Ăn coi giờ, ngồi tranh ghế!
    Tình cờ đi trên đường Nguyễn Văn Giai, nghe hai cô bạn gái kháo nhau:
    - Ê mày, chiều nay ra đi ăn bánh canh Cầu Sắt nha.
    - Chiều nay 4g tao mới học ra.
    - 4g mà tới thì chỉ có nước liếm nồi!
    Những ai ở khu vực chợ Đa Kao đều biết đến quán cóc bán bánh canh cua, giò heo ở 65 Nguyễn Văn Giai, quận 1 (đường ra Cầu Sắt cũ). Bánh canh của ông Ba bán rất ngon nhưng chỉ bán trong thời gian 45 phút từ 15giờ 15 đến 16g. Nếu bạn đến trước 5 phút thì hãy... chờ đi.
    15g10 quán mới bày bàn ghế ra và chỉ có chưa tới 20 ghế con. Lúc đó bạn phải tranh thủ lấy một cái. Nếu không, sẽ phải đứng mà ăn! Bánh canh ở đây có hai loại: bánh canh giò heo, móng 7.000 đồng/tô và bánh canh cua 17.000 đồng/tô. Nhưng bánh canh giò heo chỉ có trong 15 phút đầu là hết sạch. Hỏi ông sao bán ít thế, không làm nhiều bán thêm? Ông Ba nhướn mày hỏi lại: "Bán chi? Nhiêu đó đủ rồi. Làm nhiều thêm ai nhổ lông cho kịp?".
    Không phải chỉ quán bán thức ăn mặn mới "chảnh". Quán bán đồ chay cũng "chảnh" luôn! Quán 235/3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 chỉ bán từ 21-22g. Quán bán đồ ăn chay (bì cuốn, bún măng, mì xào, và bánh canh chay) khá ngon, giá chỉ có 4.000 đồng/tô. Có lần một khách hàng "lỡ dại" đến trước 15 phút, thấy người cháu gái phụ bán đã bày bàn ghế ra, khách? xin phép ngồi chờ đến đúng giờ sẽ ăn. Nói chưa dứt câu đã bị bà chủ quán xua tay đuổi như đuổi tà: "Cô cậu đi đi, đi đâu đó chơi rồi chút quay lại, giờ tôi chưa bán đâu, mới về còn mệt lắm". Ấy vậy mà có hôm đến 21g15 quán vẫn chưa mở cửa, mọi người bảo nhau chờ chút vì hôm nay ngày rằm, bà chủ quán đang bận tụng kinh chưa xong (?!).
    Chủ quán là... thượng đế!
    Quán cóc bán bánh đúc ở số 116/11 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận là một dạng quán "chảnh" kiểu khác. Quán bán từ 3-7 giờ chiều và gần như lúc nào cũng đông khách. Nhưng dù khách đến vào lúc đông hay vắng khách cũng không có ai đến tiếp hay hỏi xem khách ăn gì?! Khách phải thường xuyên giơ tay lên và hét toáng "cho tôi 2 hoặc 3,4 phần bánh đúc" cho đến khi nào bắt gặp gương mặt của một trong những người phục vụ lạnh lùng liếc xéo thì khách mới có thể yên tâm rằng trong khoảng 10 phút nữa mới có bánh ăn.
    Tương tự như thế, quán ốc Kỳ Đồng (ở góc đường Trương Định - Kỳ Đồng) nổi tiếng khá ngon nhưng bạn đừng mơ được phục vụ chu đáo. Khách vào không có ai tiếp, kêu rát cổ mới có người đến hỏi và phải ngồi chờ đến lúc không chịu nổi phải la vài lần "thức ăn của tôi đâu?" mới hy vọng có người nhớ mang ra. Khách nào không chờ nổi, giận quá bỏ về, quán cũng chẳng ai quan tâm!
    "Chảnh" nhưng vẫn đông khách!
    Nhờ đông khách nay quán bánh đúc và quán ốc nêu trên đã lên thành quán khang trang hơn, thuê thêm mặt bằng và?tăng giá. Quán bán bánh đúc từ lúc thuê mặt bằng rộng hơn thì tăng giá từ 3.000 đồng lên 6.000 đồng/phần. Chủ quán cho biết: quán bán đông, khách ưa kêu thêm nên làm luôn một lượt 2 phần gộp 1 cho nhanh! Quán ốc cũng vậy, cũng gộp 2 phần từ 10.000 đồng/đĩa lên thành 20.000 đồng/đĩa.
    Nghịch lý ở chỗ quán "chảnh" như thế, nhưng vẫn cứ đông khách! Đi ăn về nhiều lúc bực mình, khách thề rằng sẽ không đến nữa nhưng vài bữa sau có khách vẫn quay lại. Họ? ghiền cái ngon hay ghiền cái phong vị... chảnh chăng? Một khách hàng từng than phiền về cách phục vụ của quán nói: "Cái "chảnh" đó lúc đầu thì thấy bực mình nhưng lâu dần? thấy quen, không còn bực mình nữa!". Chị Linh, một người khách thường xuyên ăn ở quán bánh đúc bình phẩm: "Đó, chị nhìn đi. Tuy người phục vụ mặt lúc nào cũng lạnh như băng có vẻ như không đếm xỉa gì chị nhưng chị vô lúc nào, sau ai, trước ai, người phục vụ đều biết rõ. Ai đến trước có trước, ai đến sau có sau, rất chính xác và không hề "nhảy cóc" một ai cả".
    Ở quán bán thức ăn chay, có khách đã ăn quen chấp nhận luôn cái sự khó ưa, cái "chảnh" rất riêng của quán! Khách quen hỏi vị chủ quán: "Sao bác không bán sớm hơn một chút cho khỏe. 22g bán xong, dọn dẹp cũng đã đến 23g?" thì câu trả lời muôn thuở vẫn là "quen rồi".
    Thế tại sao quen giờ này mà không là giờ khác? Câu hỏi nay thì cả chủ quán cũng ngớ ra và quay sang hỏi bà khách quen đã ngoài 70 tuổi của mình: "Bà đã ăn ở đây từ thời còn trẻ, thế bà có biết vì sao không?". Bà khách trả lời: "Tôi cũng không nhớ, chỉ biết là đã quen ăn vào giờ này rồi". Cái sự "quen rồi" ấy đã diễn ra 40 năm nay và nó đã trở thành như một điều hiển nhiên, quen thuộc đến nỗi cả cô chủ quán được cha mẹ truyền nghề lại và bà khách ăn quen từ thời còn trẻ cũng quên mất lý do vì sao, chỉ biết đơn giản là "quen rồi". Đã là một thói quen thì?khó mà thay đổi! Một người khách triết lý: đừng hy vọng nhiều thì sẽ không thất vọng. Quen là vậy
    ==> Nghe một người bạn nhận xét về quán
    "hix, tuy là lần đầu vô ăn tức lắm, mình trả tiền mua chứ có đi xin đâu mà bị liếc xéo , nhưng lâu dần cũng quen, rùi tự nhiên lại thấy thích thích cách phục vụ kỳ quái này." Nhưng rùi cũng thấy hay ...
    AI chưa từng ghé 1 trong 3 quán đó thi ghé thử xem đúng không ah, bảo đảm sẽ không nói gì ngoài câu "KHông thèm quay lại nữa" khi lần đầu tới quán
  9. tatcachoem

    tatcachoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Sonaki, mình biết những quán này, bực mình lắm, nhưng nếu ai có nghệ thuật ẩm thực cực kì kiên nhẫn mới làm khách ở đây. Hình như 20 năm qua mình vẫn ăn bánh đúc ở đây, ăn mì xào giòn ở xóm lách, ở Nguyễn văn Giai thì cũng có mua về chứ không ngồi ăn, thế Sonaki có bao giờ ăn miến gà ở N.V.Giai vào buổi sáng không? Cũng đông kiếp lắm! Đó là đặt trưng mà. Nghe nói bánh canh cua ở Bà Hạt cũng ngon lắm! Chắc hỏi miss Vy thì biết.
  10. dongchi2212

    dongchi2212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Đặc trưng của đất SG: tối tối các cặp trai gái dẫn nhau ra công viên, bờ kênh hay bờ sông hóng mát. Không chỉ ngồi trong mà các cặp còn vây quanh vòng ngoài cả mấy lớp. Nhất là khu vực công viên 23/9 - vòng ngoài là các cặp, vòng trong là các bé thiếu nhi chạy đùa giỡn tung tăng - không biết các bé có thấy gì hông nữa

Chia sẻ trang này