1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đaghetxtan của tôi

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi etoilledeciel, 23/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Raat rani ơi! Đáng khen là phải khen ngay. Không phân biệt thành nam phụ lão ấu. Ơ mà bạn tài nhỉ. Làm sao biết được trình của tớ mà đã bảo tớ không đủ tầm nhể? Giỏi thật. Lại phải trao tặng bằng khen mất thôi.
    Được 200tuoi sửa chữa / chuyển vào 18:02 ngày 05/03/2007
    Được 200tuoi sửa chữa / chuyển vào 18:03 ngày 05/03/2007
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Mọi người không nên tranh luận nhiều kẻo khản cổ, hôm nay gió mùa đông bắc đấy ạ. Box TPVH chỉ là nơi đăng tác phẩm thôi, còn nhận xét thì mời các bác sang box Văn học. Kiểu như vào thư viện để đọc sách còn bình sách thì ra ngoài hành lang.
    Cảm ơn bác Sao trên giời (Etoilledeciel hình như thừa 1 chữ L) đã post. Bác cứ lười lười cũng không sao, em nghĩ tác phẩm này đọc nhẩn nha được.
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 19:27 ngày 05/03/2007
  3. Nhimcon1982

    Nhimcon1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    1.620
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi lòng yêu nước thì dù ở đâu và khi nào cũng đáng trân trọng cả!
    ...Dĩ nhiên Gamzmatov quá đề cao dân tộc của mình,ông nhìn với con mắt lạc quan yêu đời nên nhìn thấy mọi điều đều đẹp và hơn nữa văn của ông giống như thơ,cứ ngân nga du dương...đó cũng là điều hiếm hoi trong số các tác phẩm văn học bởi vì những tác phẩm hay,gần với cuộc sống đều chứa đựng những cái trần tục,ti tiện...thỉnh thoảng cũng phải có gì đó trong sáng tươi mát chứ!
    ...Còn bạn không thích thì đó là quyền của bạn nhưng đó vẫn là một tác phẩm đẹp.
  4. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Cây tùng
    Từ đỉnh núi thác không còn nghiêng đổ,
    Đầu thác trời mây lạnh đỏ thịt da
    Nhưng ngay cả giữa mùa đông lạnh giá
    Kiêu hãnh tùng vẫn xanh áo xuân to

    Vai trắng tuyết, còn thân đồng nâu thẫm?
    Tôi yêu tùng: tùng gợi nhớ mùa xuân,
    Lúc mặt trời lửa không còn toả ấm
    Tùng gợi ta nhớ tới nắng phương nam.

    Nhớ tới nguồn suối nước reo chân núi,
    Nhớ dạ oanh kỳ diệu của rừng,
    Nhớ tới hoa đôi khi còn lộng lẫy
    Hơn cả người được sánh với hoa xuân

    Tùng đứng đó, còn cây sồi trăm tuổi
    Buồn ở bên, ghen tị mãi với tùng,
    Với màu xanh không có gì át nổi
    Tùng gợi hoài nhớ tuổi trẻ xa xăm.
    *
    Nếu một ngàn đàn ông trên thế gian
    Gửi mối manh tìm đến cổng nhà em,
    Thì trong số một ngàn đàn ông đó
    Có cả anh, Gamzatov Raxul

    Nếu một trăm đàn ông, suốt tháng năm
    Say đắm em, máu rừng rực con tim,
    Chẳng ngạc nhiên - nếu thấy trong số đó
    Có anh chàng miền núi Raxul.

    Nếu mười anh đàn ông đáng đàn ông
    Say đắm em, không giấu nổi lửa tình,
    Trong số đó, khi vui khi đau khổ
    Có cả anh, Gamzatov Raxul.

    Nếu chỉ có một chàng mất trí khôn
    Chỉ vì em, mà chẳng được ngó ngàng.
    Em hiểu đó, dời đỉnh non mây phủ.
    Chính là anh, dân miền núi Raxul.

    Nếu chẳng còn ai nữa phải lòng em,
    Và em sầu hơn cả bóng hoàng hôn,
    Thì có nghĩa trên cao nguyên miền núi,
    Yên dưới mồ Gamzatov Raxul.
    *
    Khi em chào đời anh đã lớn,
    Đã thuộc từng vườn cây trong bản
    Và bắt đầu cắp sách tới trường.
    Nhà anh ở kề cạnh nhà em
    Nên đôi lúc mẹ em bận việc
    Lại gọi anh nhờ anh trông em giúp
    Thưởng công anh mẹ em tặng anh quà.
    Nhưng mà anh còn nhớ đến tận giờ
    Ngồi bên nôi trông em, thú thực,
    Anh chán ngán tưởng là chết được?

    Rồi tháng năm vùn vụt trôi qua
    Anh lại về thân thiết bản xưa!
    Ôi mái tóc ai dài tết bím!
    Hai đứa mình giờ đều khôn lớn.
    Như ngày xưa anh lại đợi chờ
    Có thể mẹ em lại sẽ ghé qua:
    Để nhờ anh sang trông em giúp!
    Giờ thì tự anh mong sao mình được
    Đem quà sang biếu lại mẹ em?
    Anh đợi chờ, cửa sẵn mở toang?
    Ô, anh hẳn sẽ làm tròn phận sự
    Khác ngày xưa trông em bên đó?
    *
    Anh với em trong cái vòng luẩn quẩn
    Ta cùng quay tròn kẻ chậm người nhanh.
    Em là cái kim chỉ giờ nhỏ nhắn,
    Chiếc kim dài chỉ phút là anh.

    Ta bươn trải con đường dài thường nhật
    Suốt bao ngày, bao tháng, bao năm
    Anh hối hả lúc vượt em lên trước,
    Rồi lại long tong cố đuổi theo em!

    Con đường dài mà cũng không dài lắm,
    Hết một vòng lại tiếp đến một vòng.
    Những cuộc gặp nhau chỉ trong giây thoáng,
    Rồi lại chia tay đằng đẵng khôn cùng.

    Ta đã sống ngay từ đầu như vậy,
    Biết rõ ràng cái chức phận của mình;
    Vốn thư thái - tính em đó mãi,
    Cứ hối hả vội vàng - bản tính anh.

    Thời gian đè xuống vai ta trĩu nặng,
    Nhưng đường dài ta đều đặn đưa chân,
    Hồi tưởng lại chuyện đã vào dĩ vãng
    Và đợi chờ gặp nhau lại trên đường.

  5. etoilledeciel

    etoilledeciel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Rất vui vì có người cùng chia sẻ những cảm xúc như mình khi đọc tác phẩm này. Mình đã đọc được 1/2 của quyển thứ hai rồi và cảm xúc thì vẫn y nguyên như lúc ban đầu. Cảm ơn bạn raat_rani, nhờ bạn mà mình thấy Daghestan của tôi thực sự gần gũi. Cảm ơn bạn thieu_iot, đúng là thừa một chữ l thật
    Mình sẽ cố gắng post tiếp, khi nào rảnh rỗi hơn...
  6. etoilledeciel

    etoilledeciel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Cuốn sách của ta, trước khi ta bắt đầu viết, ta muốn kể rằng ngươi đã chín dần trong ta thế nào. Ta tìm được tên đặt cho ngươi thế nào. Vì lẽ gì mà ta viết. Và đâu là những đích tới trong cuộc đời ta.
    Tôi để khách xuống bếp, nơi đang pha những tảng thịt cừu và ở đấy không phải đang có mùi thịt nướng bốc lên, mà là mùi máu, mùi thịt, mùi da cừu còn đang ấm nóng.
    Tôi dẫn bạn bè vào căn phòng làm việc thân thiết, nơi những bản thảo của tôi đang để ở đấy, và tôi cho phép họ lục lọi.
    M ặ c d ầ u b ố t ô i n ó i: Người lục lọi bản thảo của kẻ khác cũng giống như người lục lọi túi áo kẻ khác.
    B ố t ô i c ò n n ó i: Lời bạt gợi cho ta hình ảnh một người lưng rộng bè bè, trên đầu lại đội thêm cái mũ to sù sù ngồi chắn trước ta trong rạp hát. Nếu anh ta ngồi yên, không ngả sang phải, sang trái thì còn đỡ. Người ngồi trước như thế sẽ đem lại cho tôi, một khán giả, nhiều điều rất bất tiện và cuối cùng sẽ làm tôi bực tức.
    R ú t t r o n g s ổ t a y: Nhiều lần tôi có dịp phát biểu trong các buổi dạ hội thơ ca ở Matxcơva hoặc ở các thành phố của nước Nga. Những người đến dự không biết tiếng Avar*. Thoạt tiên tôi tự kể đôi nét về mình bằng một thứ tiếng Nga chưa được sõi lắm. Sau đó các bạn nhà thơ Nga đọc bản dịch những bài thơ của tôi. Nhưng thường là trước khi bắt đầu, người ta yêu cầu tôi đọc một bài thơ bằng tiếng mẹ đẻ: "Chúng tôi muốn được nghe nhạc điệu của ngôn ngữ Avar, nhạc điệu của bài thơ". Tôi cất giọng đọc, tôi đọc chẳng khác gì tiếng "bật bông" trên cây đàn panđur trước khi ca sĩ hát.
    ======================================
    * Avar: một dân tộc ở nước cộng hoà tự trị Đaghextan (miền núi Kapkazơ) - ND.
    ======================================
    Lời bạt một cuốn sách cũng như thế chăng?
    R ú t t r o n g s ổ t a y. Khi tôi theo học đại học ở Matxcơva bố tôi gửi tiền cho tôi để mua bành tô mùa đông. Nhưng kết quả là tiền tôi tiêu hết mà bành tô thì không mua. Đến kỳ nghỉ đông, tôi về Đaghextan với bộ đồ đã mặc khi rời đó đi Matxcơva dạo hè.
    Về đến nhà tôi bắt đầu phân bua với bố, bịa ra đủ thứ chuyện, chuyện sau ngô nghê hơn chuyện trước. hi thấy tôi đã hết phương biện bạch, bố tôi mới ngắt lời:
    - Thôi không nói nữa, Raxun. Bố muốn hỏi con hai câu.
    - Bố hỏi đi.
    - Mua bành tô chưa?
    - Con chưa mua.
    - Tiền tiêu hết chưa?
    - Con tiêu hết rồi.
    - Thế đấy, bây giờ thì rõ tất cả rồi. Việc gì con phải tuôn ra lắm lời vô ích như thế, việc gì mà phải sáng tác ra cả một đoạn mào đầu dài dòng như vậy, nếu thực chất của sự việc chỉ thể hiện trong đôi ba chữ?
    Bố tôi đã dạy tôi như thế.
    T u y n h i ê n, đứa bé mới ra đời không thể biết nói ngay. Trước khi biết nói, nó phải bập bẹ những tiếng gì không rõ. Và có khi nó khóc vì bị đau mà đến mẹ đẻ cũng khó lòng biết được nó đau chỗ nào.
    Nhưng lẽ nào tâm hồn thi sĩ lại không giống tâm hồn trẻ thơ?
    B ố t ô i n ó i: Khi người ta chờ đàn cừu đi ăn trên núi về thì thoạt tiên họ thấy sừng con dê bao giờ cũng đi đàng trước, tiếp đó thấy cả con dê, sau nữa mới thấy đàn cừu.
    Khi người ta chờ đợi nghi lễ đám cưới hay đám tang bắt đầu thì thoạt tiên họ nhìn thấy người cấp báo.
    Khi người ta chờ người cấp báo vào làng thì thoạt tiên họ nhìn thấy đám bụi mù, sau đó là ngựa và cuối cùng là người kỵ sĩ ấy.
    Khi người ta chờ người thợ săn trở về thì thoạt tiên họ nhìn thấy con chó của người thợ săn.
  7. etoilledeciel

    etoilledeciel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    CUỐN SÁCH NÀY ĐÃ RA ĐỜI THẾ NÀO
    VÀ NÓ ĐÃ ĐƯỢC VIẾT Ở ĐÂU

    Cả những đứa trẻ cũng từng
    gặp những giấc mơ lớn
    Lời ghi trên nôi
    Vũ khí chỉ dùng đến một lần,
    cần phải mang theo suốt đời.
    Bài thơ mà anh sẽ ngâm nga suốt đời
    chỉ viết trong một lần.
    Có một con chim mùa xuân bay lượn trên làng bản khi xuân sang. Nó đang nghĩ xem nên nghỉ ngơi ở đâu. Nó chợt nhìn thấy một mái nhà bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ. Trên mái nhà là một cái sân nhỏ bằng đá. Từ khoảng không, con chim hạ tháp xuống và đậu trên sân nhỏ nghỉ ngơi. Người đàn bà miền núi đã nhanh tay tóm được chú chim và mang nó vào trong nhà. Nó nhận thấy mọi người trong nhà đều đối xử tốt với nó, và nó ở lại luôn tại đấy. Nó tự kết tổ trên cái móng sắt đóng vào thanh dầm ngang cũ kỹ bán đầy bồ hóng.
    Có phải cuốn sách của tôi cũng thế chăng?
    Đã bao lần, từ khoảng trời thơ ca của mình, tôi đã liếc nhìn xuống cánh đồng văn xuôi, cố tìm một chỗ để ngồi lại, nghỉ ngơi...
    Không, ở đây tốt hơn hết có lẽ nên so sánh với một chiếc máy bay đang cần hạ cánh xuống sân bay. Tôi đã lượn một vòng để từ từ hạ cánh. Nhưng vì thời tiết xấu, sân bay không nhận đón máy bay tôi. Đang bay một vòng rộng, tôi chuyển sang bay thẳng và lại bay tiếp xa hơn, mặt đất mong đợi vẫn nằm nguyên phía dưới... Đã nhiều lần diễn ra như vậy.
    Và tôi nghĩ, thế có nghĩa là tôi không được số pạnn dành cho một điểm tựa vững như bàn thạch. Thế có nghĩa là đôi chân tôi sẽ phải đi hoài không nghỉ trên trái đất này, đôi mắt tôi sẽ phải ngắm nhìn không chán những miền đất mới trên hành tinh này, và trái tim tôi - phải luôn luôn sinh ra những bài ca mới.
    Giống như người thợ cày đang say sưa ngắm nhìn đám mây bay qua hay đàn sếu dăng hàng mềm mại, rồi, dứt bỏ niềm say mê ấy, lại cầm lấy tay cày mà đẩy đi với vẻ cần mẫn hơn nữa, tôi cũng lại ngồi vào bàn, viết tiếp bản trường ca bỏ dở giữa chừng.
    Phải rồi, thơ ca của tôi, dù tôi có so sánh nó với khoảng trời nào đi nữa, riêng đối với tôi nó vẫn là miếng đất cày đi xới lại, là công việc nhọc nhằn của tôi. Tôi chưa từng viết văn xuôi.
    Rồi có lần tôi nhận được một phong bì dày. Trong phong bì là bức thư của tổng biên tập một tờ tạp chí mà tôi rất kính trọng. Bản thân người tổng biên tập đó tôi cũng kính trọng. Và vị tổng biên tập ấy cũng mở đầu bức thư bằng câu: "Raxun kính mến". Nói chung là hai bên đều tôn trọng nhau sâu sắc.
    Khi tôi mở bức thư ra đọc, nó đã làm tôi nhớ đến hình ảnh một tấm da trâu mà người dân miền núi trải ra phơi khô trên mái nhà. Và khi tôi lật những trang thư, chúng cũng kêu sột soạt không kém gì tấm da trâu đã khô, người ta gấp tư lại để mang vào nhà. Chỉ có điều là không có mùi hăng hăng, ngai ngái của tấm da thôi. Bức thư không có mùi vị gì.
    Nhân tiện cũng xin dẫn ra một đoạn trong bức thư của vị tổng biên tập đó: "Toà soạn chúng tôi quyết định sẽ đăng trong các số tới của tạp chí những bài vở về những thành tựu, những việc làm tốt đẹp và quang cảnh lao động hàng ngày ở Đaghextan. Đây sẽ là câu chuyện về những người lao động bình thường, về các chiến công và nguyện vọng của họ. Đây sẽ là câu chuyện về ngày mai tươi sáng của miền núi quê anh, về những truyền thống lâu đời ở đó, nhưng chủ yếu - là về ngày hôm nay rất đáng ghi nhiớ của miền quê ấy. Chúng tôi cho rằng một bài như thế thì tốt hơn hết là anh viết. Thể loại tuỳ anh chọn: có thể là truyện ngắn, bài bào, bút ký hay một loạt những phác thảo. Bài dài chừng 9 - 10 trang đánh máy. Thời hạn chừng 20 - 25 ngày. Chúng tôi rất hy vọng và xin cám ơn anh trước..."
    Thời xưa, khi gả chồng cho con, người ta không cần hỏi ý kiến cô gái mà chỉ làm một cách đơn giản - nói theo ngôn ngữ bây giờ - là đặt cô trước việc đã rồi. Họ nói rằng mọi chuyện đã xong xuôi. Nhưng thậm chí ngay từ thời ấy, ở miền núi chúng tôi không một ai dám tổ chức đám cưới cho con trai mình khi cậu ta không đồng ý. Người ta nói rằng chỉ có một người nào đó ở làng Ghiđátli đã từng hành động như vậy. Nhưng lẽ nào vị tổng biên tập đáng kính của tôi lại là người làng Ghiđátli? Ông ấy đã quyết định tất cả thay tôi... Nhưng liệu tôi có quyết định kể về đất nước Đaghextan của tôi qua chín trang giấy nhỏ trong vòng 20 ngày không?
  8. etoilledeciel

    etoilledeciel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tôi cố quên bức thư xúc phạm tới tôi ấy. Song ít lâu sau, điện thoại của tôi bỗng réo lên gắt gao liên hồi, hệt như đó không phải là điện thoại, mà là một con gà mái vừa đẻ trứng xong. Tất nhiên, đó là điện thoại gọi từ toà soạn tờ tạp chí nọ.
    - Chào anh Raxun! Anh nhận được thư chúng tôi rồi chứ?
    - Nhận được rồi.
    - Thế bài đâu?
    - Tôi... tôi... Nhiều việc quá... Chẳng có lúc nào rỗi.
    - Sao lại thế, anh Raxun? Không thể nói thế được. Tạp chí chúng tôi in tới gần một triệu bản. Nó được phát hành cả ở ngoài nước. Nếu quả thật là anh bận, chúng tôi sẽ phái đến anh một người. Anh sẽ phác ra vài ý, vài chi tiết, còn lại anh ta sẽ làm tất. Anh sẽ đọc lại, sửa qua rồi ký tên mình vào... Điều chúng tôi cần nhất là có tên của anh.
    - Ai không biết quý trọng khách thì hãy để cho xương của nó gãy hết đi! Nếu ai gặp khách với vẻ mặt khó chịu hay với vầng trán nhăn nhó thì hãy để cho trong nhà nó không có người già, - những người có thể khuyê nbảo lời hay việc tốt, hãy để cho trong nhà nó không có người trẻ - những người sẽ nghe những lời khuyên bảo ấy! Chúng tôi đối xử với khách như vậy đấy. Nhưng cầu trời, các anh đừng phái đến chỗ tôi người nào khéo tay mau miệng. Tôi sẽ tự làm được tất. Cả tay quai nơi cái bình của tôi, tôi cũng tự gắn vào. Nếu tôi bị ngứa lưng thì không ai có thể gãi chỗ ngứa ấy tốt hơn tôi.
    Cuộc thương lượng giữa chúng tôi đến đây là chấm dứt. Thế là xong!
    Tôi xin nghỉ phép một tháng và trở về làng quên Xađa.
    Ôi Xađa!... Bảy mươi nếp nhà ấm cúng. Bảy mươi làn khói xanh toả lên trên bầu trời trong sáng của miền núi cao. Những ngôi nhà màu trắng trên nền mặt đất đen. Phía trước làng, phía trước những ngôinhà màu trắng là những cánh đồng xanh bằng phẳng. Đằng sau làng, những vách đá dựng đứng. Những tảng đá màu xám nhấp nhô dựng trên làng chúng tôi hệt như những đứa trẻ tụ tập trên mái nhà bằng để nhìn xuống đám cưới đang diễn ra dưới sân. Đi tới làng Xađa, tôi nhớ lại bức thư mà bố tôi đã gửi về nhà khi lần đầu tiên nhìn thấy Matxcơva. Khó mà đoán được, chỗ nào bố nói đùa, chỗ nào bố nói thật. Ông ngạc nhiên về Matxcơva:
    "Hình như ở đây, ở Matxcơva, người ta không đốt lửa trong bếp lò để nấu ăn, vì bố không nhìn thấy người phụ nữ nào đóng bánh phân khô* trên tường nhà mình, không nhìn thấy từ các mái nhà khói đùn lên trông giống như chiếc mũ lông to tướng của Abutalíp. Bố cũng không nhìn thấy những bánh xe lăn để ép phẳng những mái nhà kết bằng rạ. Bố không nhìn thấy người dân Matxcơva phơi cỏ khô trên mái nhà. Nhưng nếu họ không phơi khô cỏ thì sẽ lấy gì để cho bò ăn? Bố không nhìn thấy một phụ nữ nào lê bước đi với bó củi khô, hay bó cỏ trên vai. Không một lần nào bố nghe thấy tiếng kèn zurna hay tiếng trống. Có thể nghĩ rằng thanh niên ở đây không lấy vợ và không tổ chức đám cưới. Dù bố có đi khắp các ngả đường của thành phố lạ lùn này thì bố cũng không hề thấy một con cừu nào. Thử hỏi người dân Matxcơva sẽ ngả thịt con gì nếu khách bước qua ngưỡng cửa nhà mình? Khi có bạn bè thân đến chơi nếu không mổ thịt cừu thì lấy gì mà thết đãi? Không, bố chẳng thèm muốn một cuộc sống như thế. Bố muốn sống trong làng Xađa của mình, nơi mà bố có thể ăn món khinkal* tuỳ thích, sau khi nói với mẹ cho thêm tỏi vào đó..."
    ===========================================
    * Ở một số vùng phía Nam, phía Đông Liên Xô, nhân dân thường dùng phân khô súc vật làm chất đốt. (ND).
    * Khinkal: bột luộc vo viên nhân thịt, tựa mằn thắn của ta. (ND).
    ===========================================
    Bố tôi còn nhìn thấy nhiều "nhược điểm" khác ở Matxcơva khi so sánh nó với làng quê hương. Tất nhiên là ông đã đùa khi ngạc nhiên rằng ở Matxcơva người ta không đắp phân khô lên tường nhà, nhưng ông đã không đùa khi ông dành tình yêu lớn hơn cho cái làng nhỏ của ông chứ không phải cho thành phố vĩ đại kia. Ông yêu làng Xađa của mình và không bao giờ đổi nó để lấy bất cứ một thủ đô nào trên trái đất này.
  9. dong_paris

    dong_paris Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Văn học đã đành. Nó còn là một mớ lý thuyết LÝ LUẠN VĂN HỌC đấy Giống như Bông hồng vàng và Bình minh mưa
  10. linhsasi

    linhsasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    tớ nhớ đọc quyển này khi tớ học lớp 5, công nhận hay, nhất là khi đọc quyển 2, khí thế ầm ầm,tớ nhớ khi đó đã xin mẹ cho thôi học để đi bộ đội, ghê thật, chưa chi đã muốn đi giết người.Công nhận là chuyện hay, nhất là mấy bài thơ,rất nhẹ nhàng đi vào lòng người
    cám ơn bạn etoilledeciel đã đưa quyển này đến với mọi người

Chia sẻ trang này