1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại chiến Bắc Âu

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi chinook178, 27/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    dù vua Karl XII thuộc phe Thụy Điển nhưng em cũng xin post về lý lịch ông này lên .Dù gì cũng tham chiến mà
    Karl XII (1682-1718), còn được biết như Carl XII hay Charles XII, là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Thụy Điển do những chiến công hiển hách ban đầu, nhưng cũng bị oán ghét do chiến bại về sau và làm kiệt quệ Thụy Điển. Dưới triều đại của ông, Thụy Điển từ một nước hùng mạnh bị xuống dốc rõ rệt, mất nhiều đất đai, và tạo cơ hội cho Nga vươn lên.
    Thời tuổi nhỏ
    Karl XII sinh ngày 17 tháng 6 năm 1682. Cha của ông là Karl XI, lên làm vua lúc 5 tuổi. Tất cả có bảy anh em, nhưng chỉ có Karl, người chị Hedvig Sofia lớn hơn một tuổi, và em gái Ulrika Eleonora nhỏ hơn sáu tuổi, là còn sống. Mặc dù Karl có thể chất yếu đuối, tuổi thơ ấu của ông có đầy hoạt động quân sự. Sau cái chết của người vợ, vua Karl XI dành nhiều thời giờ cho con cái. Thái tử Karl đã tiếp nhận nhiều đức tin và cung cách của vua cha. Danh dự và thánh thiện là hai nguyên tắc chỉ đạo của ông: Quân vương phải đặt công lý và danh dự lên trên tất cả; một khi đã nói ra, phải làm theo lời nói.
    Các thầy giáo của Karl thấy học trò của mình có trí thông minh nhạy bén và tiếp thu nhanh. Ông quan tâm đến tiếng Thụy Điển, nhưng học tiếng Đức khá hơn và sử dụng ngôn ngữ này như tiếng mẹ đẻ. Ông khá tiếng Latinh, cũng học tiếng Pháp nhưng thích đọc hơn là nói. Karl thực sự quan tâm đến tôn giáo. Ông thấy hấp dẫn với việc áp dụng toán học vào đạn đạo và xây công sự phòng thủ. Trong khi các thầy giáo ngưỡng mộ óc nhạy bén của học trò, họ cũng lo âu về tính khí mạnh mẽ của ông, thường có vẻ như là tính bướng bỉnh.
    Đăng quang
    Sự giáo dục của Karl bị gián đoạn vĩnh viễn khi ông lên 14. Ngày 5 tháng 4 năm 1697, vua Karl XI qua đời ở tuổi 42. Theo truyền thống, Thái tử Thụy Điển chỉ có thể lên ngôi ở tuổi 18. Vì thế, vị vua khi hấp hối đã cử một hội đồng phụ chính trong đó có bà nội của Thái tử, Hoàng hậu Hedvig Eleonora. Sau khi vua cha qua đời, Karl dự các phiên họp của Hội đồng Phụ chính và lập tức gây ấn tượng tốt bằng cách đặt những câu hỏi thông minh và, hơn nữa, bằng cách im lặng lắng nghe người lớn tranh luận.
    Trong vòng 6 tháng, mọi người thấy hiển nhiên là Hội đồng Phụ chính không thể làm việc. Các thành viên thường bất đồng ý kiến nên không thể đi đến quyết định. Vì vẫn còn nhớ di chúc của vị vua quá cố rằng họ sẽ chịu trách nhiệm về hành động của họ cho đến khi Karl XII đến tuổi trưởng thành, các Phụ chính càng sốt sắng hỏi ý kiến của Karl về mọi chủ đề đang thảo luận. Thế nên, càng ngày những người quanh ông càng muốn chiều lòng ông, và quyền uy của các Phụ chính càng suy giảm. Chính phủ Thụy Điển bị tê liệt. Giải pháp duy nhất là tuyên cáo Thái tử đã đến tuổi trưởng thành, tuy lúc ấy mới được 15 tuổi, và tháng 11 năm 1697 họ đã tấn phong ông làm vua của Thụy Điển.
    Đối với đa số thần dân, lễ đăng quang của Karl XII gây cú sốc. Ông không muốn bị ai kiểm soát, và muốn tỏ rõ điều này. Ông từ chối nghi lễ đăng quang theo truyền thống như các vua trước: một người nào đó cầm vương miện đội lên đầu ông. Thay vào đó, ông tuyên cáo rằng vì ông được sinh ra để lên ngôi chứ không phải được bầu, nghi lễ đăng quang tự nó là vô nghĩa. Ông chỉ đồng ý cho phép giám mục tôn phong ông, để phù hợp với Thánh kinh ghi rằng quân vương là người của Thượng đế được xức dầu. Cậu thiếu niên 15 tuổi từ chối cất lời thề theo truyền thống, và tự đặt chiếc vương miện lên đầu mình.
    Nghi lễ lạ lùng như thế được tiếp nối bởi tính cách của vị vua mới. Giới quý tộc đã mong Karl sẽ nương nhẹ chính sách của vị vua quá cố mà cho họ thêm quyền tự chủ, giờ đau khổ mà thấy quân vương trẻ nhất quyết theo đuổi chính sách hiện hữu. Thành viên của hội đồng chỉ biết lắc đầu khi thấy nhà vua tự tin, bưởng bỉnh, nhất quyết không đổi ý một khi đã quyết định. Chính khách Thụy Điển hối hận vì tấn phong vị vua trẻ trước tuổi trưởng thành, nhưng đã muộn. Bây giờ, cả đất nước hùng mạnh nhất Bắc Âu đều phải thuần phục uy quyền tuyệt đối của một thiếu niên cứng đầu, ngang ngạnh. Cảm nhận họ có ý thù nghịch, Karl quyết định hạ thấp hội đồng, nếu không xóa bỏ.
    Dù phải dành thời giờ cho công vụ, Karl vẫn là một thiếu niên hiếu động, ham thích hoạt động thể chất mãnh liệt, muốn thử thách thể chất và tinh thần của mình trong khó khăn. Ông yêu thích trò chơi nguy hiểm là tập trận giả, sử dụng lựu đạn giả tuy không làm chết người nhưng có thể gây thương tích.
    Tố chất
    Đối với kẻ thù của ông và quan sát viên châu Âu, dường như Karl khát khao chiến đấu bất kỳ lúc nào và bất cứ may rủi ra sao. Ông toàn tâm toàn lực chú trọng vào việc di chuyển chớp nhoáng và chiến thuật gây sốc. Tính bốc đồng và hăng say tấn công đã khiến ông bị cáo buộc là cẩu thả ?" ngay cả cuồng tín! Nhưng đó không phải là sự tấn công điên cuồng; mà đúng hơn, là cách tấn công kiểu Thụy Điển dựa trên chương trình huấn luyện khắc khổ và chế độ kỷ luật thép, dựa trên tinh thần cống hiến hết mình và niềm tin vào chiến thắng, và dựa trên hệ thống liên lạc xuất sắc. XII sẵn sàng phá lệ hành quân theo mùa trong năm ?" khi băng đông cứng, xe goòng và pháo của ông di chuyển dễ dàng hơn, và binh sĩ của ông đã quen với thời tiết lạnh ?" vì thế ông sẵn sàng mở chiến dịch vào mùa đông.
    Lúc lên 18 tuổi, nhà vua đang đi sâu vào rừng để săn gấu, thì nhận được tin quân Ba Lan đã xâm lấn vùng Livonia của Thụy Điển mà không có lời tuyên chiến. Ông trầm tĩnh mỉm cười rồi quay qua Đại sứ Pháp và nhẹ nhàng nói: "Chúng tôi sẽ đẩy Augustus (vua August II của Ba Lan kiêm Saxony) lui về vị trí xuất phát." Chuyến săn gấu tiếp tục. Nhưng khi trở về Stockholm, Karl phát biểu với hội đồng: "Ta quyết không bao giờ khởi động một cuộc chiến phi nghĩa, nhưng cũng không bao giờ chấm dứt một cuộc chiến có chính nghĩa mà không khuất phục được kẻ thù." Đây là một lời hứa mà ông sẽ mãi theo đuổi suốt đời, vượt trên mọi chính sách bình thường, vượt trên mọi lý do. Vài tuần sau, khi ông nghe tin vua Frederik IV của Đan Mạch (một anh họ xa của ông) đã tấn công lãnh thổ của Công tước Fredrik IV của xứ Holstein-Gottorp (anh rể của ông), ông không ngạc nhiên lắm, và nói: "Ta dự định xử lý một kẻ thù trước rồi sẽ nói chuyện với kẻ kia." Vào lúc này, Karl vẫn chưa biết rằng kẻ thù thứ ba, Pyotr Đại đế của Nga, cũng đang chuẩn bị tấn công ông. Augustus II đã đề nghị với Sa hoàng Pyotr là hai bên cùng tấn công Thụy Điển, vì thấy vua Karl XI của Thụy Điển đã chết, để lại ngai vàng cho con trai còn trẻ. Thời điểm dường như chín muồi để đánh chiếm các tỉnh ven bờ Baltic của Thụy Điển, qua đó Ba Lan và Nga sẽ có lối thông ra Biển Baltic.
    Không may cho họ, kẻ thù của Karl không biết về tố chất đích thực của ông: không sợ bị thách thức; ông còn sẵn sàng đối đầu với thách thức. Ông đã được chuẩn bị không phải cho chiến tranh đơn thuần, mà cho chiến tranh trên diện rộng, dữ dội; không phải cho một trận chiến chóng vánh và một hòa ước cỏn con, mà cho những giải pháp cuối cùng, toàn diện. Vua cha trước khi chết đã trăn trối nên giữ cho Thụy Điển được hòa bình "trừ khi con bị nắm tóc lôi vào chiến tranh." Nhưng ý tưởng căm ghét "cuộc chiến phi nghĩa" đã khơi dậy trong lòng Karl quan niệm về đạo đức. Thế là cuộc Đại chiến Bắc Âu xảy ra, kéo dài trong 20 năm.
  2. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh với Đan Mạch
    Khi Karl XII nói: "Ta dự định xử lý một kẻ thù trước rồi sẽ nói chuyện với kẻ kia," ông diễn tả ngắn gọn sách lược quân sự của mình. Từ lúc này trở đi, không màng đến chuyện gì đang xảy ra ở đâu đó trong đế quốc của Thụy Điển, nhà vua luôn tập trung tư tưởng và lực lượng của ông vào một kẻ thù duy nhất. Sau khi đã chiến thắng và triệt hạ tận gốc kẻ thù này, ông mới quay sang kẻ thù khác. Cú đầu tiên của Karl giáng trên kẻ thù gần nhất: Đan Mạch. Ông phớt lờ quân Saxony đang tiến vào Livonia. Ông nghĩ có thể bỏ mặc tỉnh này tự cầm cự cho đến khi quân Thụy Điển đến giải vây. Nếu không, cứ để quân địch chiếm và ông sẽ rửa hận vào ngày khác. Nhưng không gì có thể ngăn cản ông dốc lực lượng vào kẻ thù ông đã chọn lựa. Ông dẫn quân đánh thần tốc đến Đan Mạch.
    Vua Frederick IV của Đan Mạch nhanh chóng nhận điều kiện đầu hàng. Ngày 18 tháng 8 năm 1700, hai bên ký Hòa ước Travendal, theo đó Đan Mạch trả lại cho Thụy Điển Holstein-Gottorp vừa chiếm và cam kết từ bỏ cuộc chiến chống Thụy Điển. Thế là chiến dịch đầu tiên của Karl đã thành công chớp nhoáng và gần như không bị đổ máu. Chỉ trong vòng hai tuần chinh chiến, Karl XII đã phục hồi lãnh thổ Thụy Điển bị chiếm và loại khỏi vòng chiến một kẻ địch.
    Bây giờ, Karl chuẩn bị lao vào kẻ địch thứ hai là vua Augustus II. Nhưng tình hình đã biến đổi. Thật ra, chiến dịch kế tiếp của Thụy Điển sẽ phủ lên Pyotr của Nga. Cuối tháng 8 ông đã nhận được thư tuyên chiến của Sa hoàng và tin báo nói rằng quân Nga đã vượt ranh giới và xuất hiện trước pháo đài Narva của Thụy Điển.
    Đánh quân Nga ở Trận Narva
    Thụy Điển quyết định mở chiến dịch ở Livonia. Ba Lan và Nga đang tấn công vùng này; hai pháo đài quan trọng của Thụy Điển ?" Riga và Narva ?" đang bị nguy khốn. Ngày 1 tháng 10, bất chấp mọi lời cảnh báo về những cơn bão mùa thu nguy hiểm trên Biển Baltic, Karl dẫn quân đi Livonia. Dù các tàu đã chật ních, chỉ có đủ chỗ cho 5.000 quân. Vào ngày thứ ba, một cơn bão thổi đến như dự đoán, vài tàu bị đắm, nhiều ngựa của kỵ binh bị què. Ngày 6 tháng 10, những gì còn lại của hạm đội tiến vào cảng Pernau ở đầu Vịnh Riga. Các tàu được sửa chữa rồi quay về Thụy Điển để chở thêm quân, ngựa và pháo binh. Karl được tin Augustus II đã ngưng chiến dịch và rút về trú đông. Ông nhanh chóng đi đến quyết định: chiến đấu với Nga để giải vây cho Narva.
    Đối với nhiều sĩ quan của Karl, việc này là rất nguy hiểm. Họ biện luận rằng Nga chiếm ưu thế về quân số với tỷ lệ 4 trên 1 ?" vài tin đồn là 8 trên 1; quân Nga sẽ bảo vệ phòng tuyến được gia cố trong khi Thụy Điển sẽ phải tấn công từ ngoài đồng trống; phải mất bảy ngày để hành quân đến Narva theo con đường lầy lội qua ba con đèo mà quân Nga chắc chắn sẽ án ngữ; bệnh tật bắt đầu lây lan trong hàng ngũ quân Thụy Điển; mùa đông đang đến và chưa chuẩn bị gì cho doanh trại trú đông.
    Đối với các lý luận này, Karl trả lời đơn giản rằng mọi người đến đây để chiến đấu và kẻ địch đang chờ đợi. Nếu Thụy Điển rút lui và Nga chiếm được Narva, họ sẽ tràn ngập Ingria, Estonia và Livonia, rồi tất cả các tỉnh miền đông Baltic sẽ bị mất. Sự tự tin và hăng hái của nhà vua đã thuyết phục được sĩ quan và khơi dậy tinh thần của binh sĩ. Mọi người hiểu rằng trách nhiệm về chiến dịch, sự thành công hoặc thất bại, sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào vị vua 18 tuổi.
    Đoàn quân lên đường với hơn 10.000 người. Bên Nga có 40.000 quân, được bố phòng chắc chắn trong công sự vây hãm phía tây Narva, băng qua một con đường duy nhất mà quân tiếp viện Thụy Điển có thể đi đến.
    Ngày 20 tháng 10 năm 1700, quân Thụy Điển đến Narva. Karl ra lệnh xông đến tấn công ngay mà chưa tổ chức phòng thủ hoặc thiết lập doanh trại trước. Quân Nga hoàn toàn bị bất ngờ.
    Trong cánh quân Nga phía Nam, từng đợt quân Nga thiếu kinh nghiệm chiến đấu bị tan rã. Kỵ binh Nga, phần lớn là giới quý tộc Nga và dân Cossack thiếu kỷ luật, trở nên hoảng hốt ngay cả trước khi bị tấn công. Nhìn thấy quân Thụy Điển hùng hổ xông đến, họ quay đầu tẩu thoát. Hàng ngàn người ngựa bị mất tích trong những dòng thác nhỏ.
    Ở cánh quân phía bắc của phòng tuyến Nga, tình hình cũng thế. Quân Nga tháo chạy hoảng loạn, phần lớn về hướng bờ sông Narva. Chẳng bao lâu, cả một rừng người tranh giành nhau để qua một cây cầu duy nhất bắc qua sông. Thình lình, cây cầu bị nứt và oằn xuống dưới sức nặng của quân Nga, khiến vô số người bị rơi xuống dòng nước.
    Quân Thụy Điển bị mất 31 sĩ quan và 646 binh sĩ, 1.205 bị thương. Bên Nga, ít nhất 8.000 tử trận hoặc bị thương, và người bị thương không có mấy hy vọng đi về đến quê nhà qua quãng đường dài đã đóng băng. Mười tướng lĩnh của Nga, 10 đại tá và 34 sĩ quan cấp thấp hơn bị bắt.
    Tin tức về trận chiến Narva gây ấn tượng mạnh toàn Tây Âu. Chi tiết về chiến thắng lẫy lừng và lời ca tụng sôi nổi về vị quân vương trẻ của Thụy Điển lan rộng. Mặc dù tài chỉ huy đầy kinh nghiệm của tướng lĩnh Thụy Điển đã góp phần quan trọng, sự thực là nếu không có tính quyết đoán không gì lay chuyển nổi của Karl XII, sẽ không có chiến thắng ở Narva.
    Từ lúc đó, chiến tranh trở thành mục tiêu lớn lao trong đời của Karl XII. Theo ý nghĩa đó, Narva vừa là chiến thắng vĩ đại đầu tiên của ông mà cũng là bước đầu tiên dẫn ông đến diệt vong. Một chiến thắng dễ dàng như thế khiến cho ông nghĩ mình là vô địch. Narva, cộng với chiến công kịch tính ở Đan Mạch, đã phát sinh huyền thoại về Karl XII ?" mà ông chấp nhận ?" rằng chỉ với một dúm quân ông có thể đánh tan tác cả đoàn quân địch đông đúc. Narva cũng mang đến cho Karl XII tư tưởng nguy hiểm là xem nhẹ Pyotr Đại đế và khinh thường nước Nga.
  3. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh với Ba Lan
    Theo sau trận Narva, vài cố vấn của Karl đã tham mưu rằng ông có thể đánh chiếm Moskva một cách dễ dàng, hạ bệ Pyotr, và ký một hòa ước để thêm lãnh thổ mới vào đế quốc của Thụy Điển ở vùng Baltic. Karl thấy viễn tượng này là hấp dẫn, nhưng quân Thụy Điển bị thiếu ăn và bệnh tật. Quân Nga đã tàn phá Livonia; số lương thực còn lại đã được binh sĩ của Pyotr Đại đế tiêu thụ hết. Không thể nhận hàng hậu cần từ Thụy Điển trong mùa đông, và ngựa của kỵ binh Thụy Điển chẳng bao lâu đã phải nhai vỏ cây. Bị yếu vì kém ăn, quân Thụy Điển còn bị bệnh tật hoành hành. Bệnh sốt và kiết lỵ lây lan, hàng trăm binh sĩ ngã ra chết. Đến mùa xuân, không đầy phân nửa binh lính là còn đủ sức chiến đấu. Karl đành phải cho quân vào trú đông.
    Khi mùa xuân 1701 đến, Karl vẫn xem xét ý tưởng xâm lăng nước Nga nhưng không còn hào hứng mấy. Ông nghĩ có đánh thắng Pyotr thêm một trận nữa chỉ làm cho châu Âu phá lên cười, trong khi đánh thắng đạo quân Saxony có kỷ luật của Augustus II sẽ làm cho cả lục địa phải thán phục. Lý do thực tế nữa là Karl nghĩ không nên tiến quân vào Nga trong khi quân đội Saxony còn nguyên vẹn đang hoạt động phía sau ông.
    Tháng 6 năm 1701, Karl dẫn 18.000 quân tiến về hướng nam, dự định vượt sông Dvina gần Riga để tiêu diệt 9.000 quân Saxony và 4.000 quân Nga dưới quyền chỉ huy của tướng Steinau của Saxony. Không may cho Karl, kỵ binh Thụy Điển không thể vượt sông, và quân Saxony rút lui được tuy chịu nhiều thiệt hại. Bốn trung đoàn Nga hoảng hốt tháo chạy mà không tham chiến. Karl càng thêm khinh thường quân đội của Pyotr.
    Không bao lâu sau chiến thắng nhỏ nhoi này, vào tháng 7 năm 1701, Karl, bấy giờ được 19 tuổi, đi đến một quyết định chiến lược khiến thay đổi một cách sâu xa cuộc đời của ông và của Pyotr: tập trung lực lượng để tận diệt Augustus II trước khi tiến công nước Nga. Không thể nào tấn công cả hai kẻ thù cùng một lúc, và trong số này, Saxony đang hoạt động trong khi Nga đang nằm lì. Hơn nữa, Saxony và ngay cả Ba Lan là những mục tiêu rõ ràng, trong khi đất Nga quá bao la đến nỗi Thụy Điển có thế đánh sâu vào mà vẫn không thể tìm thấy đầu não của một cơ thể khổng lồ.
    Năm này sang năm khác, Thụy Điển tiếp tục thắng trên vũng lầy Ba Lan, nhưng chiến thắng cuối cùng vẫn chưa đến. Trong khi ấy, Nga được dễ thở cũng đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác dọc bờ Biển Baltic: tàn phá vùng sản xuất nông nghiệp của Livonia, chiếm pháo đài Nöteborg rồi đổi tên thành Schlüsselburg (năm 1702), tiêu diệt hạm đội Thụy Điển trên Hồ Ladoga và Hồ Peipus (1702-1704), kiểm soát toàn chiều dài sông Neva, nhờ đó xây lên thành phố Sankt-Peterburg cùng cảng biển ở cửa sông, chiếm các thị trấn Dorpat và Narva (năm 1704). Chuỗi thành công của Nga đi kèm với chuỗi van nài khẩn thiết từ thần dân của Karl: tiếng kêu cứu khẩn cấp của dân các tỉnh ven bờ Biển Baltic, lời khuyên và van nài của Nghị viện Thụy Điển, lời yêu cầu nhất trí của các tướng lĩnh, ngay cả lời kêu gọi của người chị. Tất cả đều van xin nhà vua bãi bỏ chiến dịch ở Ba Lan và đi giải cứu các tỉnh ven bờ Biển Baltic. Phản ứng của Karlđối với mọi người đều như nhau: "Ngay cả nếu ta có phải lưu lại đây 50 năm, ta sẽ không rời khỏi nước này nếu chưa lật đổ được Augustus."
    Cuối cùng, Karl đạt thêm chiến thắng, tạo thêm sức ép cho Ba Lan. Nghị viện Ba Lan chấp nhận quyết tâm của Karl là ngày nào mà Augustus II còn ngự trên ngai vàng Ba Lan, ngày đó Karl vẫn còn lưu lại, nên vào tháng 2 năm 1704 họ quyết định truất phế vua của họ. Karl chọn ứng viên lên ngai vàng là Stanis,aw Leszczy"ski, nhà quý tộc 27 tuổi, có trí thông minh khiêm tốn và trung thành kiên định với Karl XII.
    Chuẩn bị chiến tranh với Nga
    Việc truất phế Augustus II của Ba Lan đã loại ra bên thứ hai trong số liên minh ba bên chống Thụy Điển. Bây giờ, bị đơn độc phải đối mặt với Karl, Pyotr tăng cường nỗ lực để dàn hòa với Karl, hoặc nếu việc này thất bại, tìm kiếm đồng minh khác hầu giúp tránh cho nước Nga một chiến bại thảm hại mà Tây Âu đều nghĩ sẽ không tránh khỏi.
    Trong việc kiếm tìm một trung gian hoặc một đồng minh, Pyotr tiếp xúc cả Hà Lan, Phổ, Đan Mạch, Pháp, Anh, để nhờ làm trung gian giúp thuyết phục Thụy Điển chấp nhận hòa hoãn với Nga, nhưng đều thất bại: không nước nào muốn can dự vào.
    Karl nhất quyết từ chối xem xét việc đàm phán với Nga. Khi có đề nghị rằng Pyotr có thể trả tiền bồi thường cho Thụy Điển nhằm giữ lại một phần lãnh thổ nhỏ ven bờ Baltic đã chiếm được, Karl trả lời rằng ông không muốn bán thần dân của ông ở Baltic để lấy tiền Nga. Khi Nga đề nghị trả lại tất cả Livonia, Estonia và Ingria ngoại trừ Sankt-Peterburg, Schlüsselburg/Nöteborg và sông Neva nối hai nơi này, Karl đã tuyên bố một cách phẫn nộ: "Ta thà hy sinh người lính Thụy Điển cuối cùng còn hơn là nhượng Nöteborg."
    Trong giai đoạn mà Pyotr đề xuất các điều kiện hòa bình và Karl bác bỏ các đề xuất này, có sự khác biệt giữa đôi bên không thể nào hòa giải được: Sankt-Peterburg. Pyotr có thể từ bỏ mọi thứ miễn là được giữ Sankt-Peterburg để có lối cho Nga thông ra biển. Karl không muốn từ bỏ thứ gì mà trước tiên chưa đánh gục được quân đội Nga. Vì thế, chiến tranh sẽ tiếp tục trên danh nghĩa Sankt-Peterburg ?" lúc này chỉ mới là một số ngôi nhà gỗ, một pháo đài xây bằng đất và một bến cảng thô sơ.
    Thật ra, việc hòa đàm đối với Karl là điều phi lý. Đang ở trên đỉnh vinh quang, với cả châu Âu đang cầu cạnh, với một quân đội được huấn luyện cực kỳ nhuần nhuyễn và luôn chiến thắng, với chiến lược thần kỳ đã được theo đuổi một cách thành công cho đến thời điểm này, tại sao lại nhường lãnh thổ Thụy Điển cho kẻ thù? Đối với Karl, để mất các tỉnh đang nằm ngay sau lưng đoàn quân mà tiên vương hai bên ?" Karl XI của Thụy Điển và Sa hoàng Alexis ?" đã ký kết chính thức thuộc về Thụy Điển là điều làm mất danh dự và nhục nhã. Cuối cùng, trong bản chất của Karl còn có một yếu tố là hành động theo mệnh trời: phải trừng trị Pyotr như đã trừng trị Augustus II; Sa hoàng phải thoái vị khỏi ngai vàng nước Nga. Karl còn nói đến việc phục hồi chế độ cũ của Nga, xóa bỏ những cải tổ và, trên tất cả, giải tán quân đội mới để đập tan sức mạnh của Nga.
  4. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Cuộc xâm lăng nước Nga
    Ngày 27 tháng 8 năm 1707, vua Karl XII của Thụy Điển kéo quân xâm nhập đất Nga để bắt đầu một cuộc phiêu lưu lớn lao nhất trong đời ông. Đầu năm 1708, quân Thụy Điển đặt chân lên bờ đông của sông Vistula.
    Pyotr ra lệnh tàn phá một vùng rộng lớn để Thụy Điển không thể thu hoạch được gì bất kể họ tiến quân theo hướng nào. Dọc mọi con đường dẫn từ doanh trại Thụy Điển hướng về bắc, đông hoặc tây, quân Nga tạo một vòng đai vườn không nhà trống dài gần 200 kílômét từ Pskov cho đến Smolensk. Trong vành đai này, mọi nhà cửa, mọi mẩu thức ăn cho người hoặc ngựa phải bị đốt trụi ngay khi Karl tiến quân.
    Đại quân Thụy Điển với Karl trú đông giữa vùng tam giác Grodno-Vilna-Minsk. Ở đây, Karl có 35.000 quân. Cánh quân 12.000 người của Adam Ludwig Lewenhaupt đã được lệnh đến điểm hẹn với đại quân, còn cánh quân 14.000 người của Lybecker từ Phần Lan đã nhận lệnh di chuyển xuống Sankt-Peterburg. Nếu thành công, lực lượng này có thể chiếm Sankt-Peterburg, nếu không cũng có thể làm nghi binh để cầm chân một số quân của Pyotr.
    Lực lượng của Pyotr đông hơn nhiều. Tổng cộng trên đường vòng cung chặn hướng tiến của Thụy Điển, Pyotr có khoảng 57.500 quân. Ngoài ra, Apraxin chỉ huy 24.500 quân trấn giữ Sankt-Peterburg, và tướng Bauer nắm 16.000 quân đóng ở Dorpat để ngăn chặn Lewenhaupt ở Riga. Các lực lượng này sẵn sàng đối phó với những động thái khác nhau của Thụy Điển. Một lực lượng khác gồm 12.000 quân dưới quyền Hoàng thân Michael Golitsyn trấn đóng gần Kiev để đón đầu địch quân tiến về Ukraina.
    Nga có tổng cộng 110.000 quân so với 62.000 quân của Thụy Điển. Sự khác biệt này không có ý nghĩa nhiều ngoại trừ yếu tố là trong cuộc chiến dằng dai, bên Nga có thể thay thế dễ dàng số thương vong.
    Trận Golovchin
    Ngày 3 tháng 7 năm 1708, Karl tụ họp được 20.000 quân, hơn phân nửa tổng số quân viễn chinh, để tấn công vị trí quân Nga ở Golovchin. Trận Golovchin là cuộc giao tranh thật sự đầu tiên giữa quân Nga và quân Thụy Điển kể từ khi Karl bắt đầu bước viễn chinh vào Nga. Theo định nghĩa kinh điển, quân Thụy Điển đã thắng. Một lần nữa, quân Nga lại rút lui. Con đường dẫn đến sông Dnepr rộng mở.
    Tuy thế, có những yếu tố khiến cho Pyotr được vui. Ông cảm thấy an ủi là chỉ có một phần ba quân số của Nga là thực sự giao chiến, và họ đã hứng chịu mũi tiến công của toàn lực lượng Thụy Điển nổi tiếng do chính nhà vua cầm đầu. Đội quân này không sụp đổ, nhưng đã rút lui có trật tự, tiếp tục chiến đấu theo mỗi bước đi, và khi cuối cùng rời khỏi trận chiến, họ tập hợp lại rồi chiến đấu tiếp sau này. Phía Nga bị mất 997 người và 675 người bị thương, phía Thụy Điển có 267 tử trận và trên 1.000 người bị thương. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng: Pyotr có thể thay thế số quân tổn thất, trong khi một người lính của Karl ngã xuống, đoàn quân của nhà vua vĩnh viễn giảm đi một người.
    Dù cho Karl được vui với thêm một chiến thắng, ông nhận ra có sự thay đổi về phía quân đội Nga: không còn giống như đám người ô hợp đã tháo chạy ở Narva. Nơi đây, với quân số mỗi bên tham chiến gần bằng nhau, quân Nga đã chiến đấu anh dũng.
    Trận Molyatychy
    Ngày 9 tháng 7 năm 1708, quân Thụy Điển đến thị trấn Mogilev bên bờ sông Dnepr, lúc này là biên giới của Nga và rồi không chịu đi qua sông. Trong suốt một tháng ?" từ 9 tháng 7 đến 5 tháng 8 ?" 35.000 quân của Thụy Điển dừng lại bên bờ tây của sông Dnepr để chờ lực lượng của Lewenhaupt từ Riga xuống hợp lực. Không phải là quân ông khẩn thiết cần đến hàng hậu cần ngay, nhưng chỉ vì Karl thấy ông không nên bỏ Lewenhaupt ở lại phía sau quá xa kẻo quân Nga chen vào khoảng trống giữa hai đoàn quân mà chặn đánh đoàn quân nhỏ hơn. Cuối cùng, Karl quyết định phải nối tiếp cuộc tiến công: không phải là mũi dùi táo bạo chọc thẳng đến Moskva, nhưng làm cái gì đó gần sông Dnepr để có thể khiêu khích quân Nga tham chiến nhưng vẫn có thể bảo vệ được Lewenhaupt.
    Trong các ngày 5-9 tháng 8, cuối cùng thì quân Thụy Điển cũng vượt qua sông Dnepr. Bình minh ngày 30 tháng 8, Hoàng thân Mikhail Mikhailovich Golitsyn dẫn 9.000 bộ binh và 4.000 kỵ binh đi xuyên qua đầm lầy giữa làn sương mù dày đặc mà tấn công doanh trại của Roos. Quân Thụy Điển hoàn toàn bị bất ngờ, vì họ chưa bao giờ bị bộ binh Nga tấn công. Mặc dù trận đánh này chỉ là cuộc chạm trán nhỏ và thương vong bên Nga cao trên gấp đôi (700 tử trận và 2.000 bị thương so với bên Thụy Điển có 300 người chết và 500 bị thương), Pyotr cảm thấy hài lòng. Đây là lần đầu tiên bộ binh Nga đã nắm quyền chủ động, một sư đoàn Thụy Điển bị cô lập và bị tấn công. Quân Nga đã chiến đấu dũng cảm, rồi dứt ra khỏi trận đánh theo ý muốn và rút lui có trật tự.
    Với mỗi ngày trôi qua, Karl càng trở nên bức xúc hơn. Đoàn quân đã sẵn sàng để đánh xuyên qua Nga hầu chấm dứt cuộc chiến, nhưng không thể tiến bước mà không có Lewenhaupt vì Sa hoàng đã thiêu rụi tất cả phía trước. Và vì không có đủ thực phẩm, đoàn quân cũng không thể dừng chân. Karl quyết định di chuyển về phía nam, rời xa khỏi Smolensk và Moskva, nhưng đi vào tỉnh Severia của Nga. Việc này vẫn duy trì thế tiến công của Thụy Điển và đồng thời giúp đoàn quân tìm được thực phẩm từ vụ mùa mới không bị quân Nga đốt phá.
    Sáng ngày 15 tháng 9 năm 1708, đoàn quân đi về nam trong cuộc tiến quân định mệnh đối với cuộc đời của Karl XII và của Pyotr Đại đế cũng như đối với lịch sử của nước Nga. Việc tiến quân vào Moskva phải hoãn lại ?" cuối cùng hóa ra là hoãn vĩnh viễn. Quyết định của Karl cũng là bước ngoặt trong việc vận hành chiến tranh của Thụy Điển.
  5. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Trận Lesnaya
    Adam Ludwig Lewenhaupt gánh chịu hậu quả đầu tiên do quyết định của Karl. Lúc Karl cho quân sĩ nhổ trại đi về nam, Lewenhaupt vẫn còn cách sông Dnepr gần 50 kílômét về hướng tây. Vị trí của Karl lúc ấy là cách sông này gần 100 kílômét về hướng đông. Pyotr lập tức nhận ra cơ hội: khoảng cách gần 150 kílômét khiến cho đoàn xe goòng ở vào vị trí không được bảo vệ. Sa hoàng chọn 10 tiểu đoàn bộ binh thiện chiến nhất, kể cả hai Lữ đoàn Cảnh vệ Preobrazhenskoe và Semyonovsky. Cung cấp ngựa cho các bộ binh này và có thêm 10 trung đoàn kỵ binh, Pyotr thành lập một "chiến đoàn không kỵ" do ông đích thân chỉ huy. Với Aleksandr Danilovich Menshikov đi theo bên cạnh, ông phi thẳng về hướng tây để chận đánh Lewenhaupt. Thế là, 14.625 quân Nga chận đánh 12.500 quân Thụy Điển gần ngôi làng Lesnaya (hiện nay là Thành phố Lisna của nước Belarus).
    Lúc 1 giờ chiều ngày 28 tháng 9 năm 1708, trận chiến bắt đầu rồi kéo dài cho đến khi trời tối, rồi một trận bão tuyết thổi đến ?" khá bất thường vào đầu thu ?" khiến đôi bên không còn nhìn thấy nhau, và ngưng chiến. Thụy Điển bị mất 6.307 quân, trong số đó có trên 3.000 bị bắt làm tù binh. Tất cả quân nhu, thực phẩm, thuốc men, đạn dược mà Karl đang bị thiếu thốn đều bị mất. Phía Nga có 1.111 tử trận và 2.856 bị thương. Mỗi bên có khoảng 12.000 quân giao chiến; Nga bị tổn thất khoảng một phần ba, nhưng Thụy Điển mất phân nửa.
    Lewenhaupt dẫn những người sống sót đi đến hội quân với Karl. Nhưng có cả một sự khác biệt giữa những gì đang được chờ đợi và những gì thật sự đi đến! Thay vì một đoàn xe goòng khổng lồ chở hàng hậu cần để nuôi sống cả đoàn quân và 12.500 binh sĩ tăng viện, Lewenhaupt mang đến 6.000 người đã kiệt sức, không có đại pháo và hàng hậu cần.
    Về phía Nga là nỗi sướng thỏa. Trận Lesnaya đã cho thấy thêm bằng chứng về kỹ thuật tác chiến của quân đội Nga. Sau này, Pyotr gọi là "Bà Mẹ của Trận Poltava."
    Ngày 27 tháng 10 năm 1708, với quân đội của Karl còn đóng sâu trong tỉnh Sevenia và đang tiến nhanh về hướng Ukraina, Pyotr nhận được tin khẩn: Ivan Stepanovych Mazepa, thủ lĩnh của bộ tộc Cossack ở Ukraina, người đã trung thành với Moskva trong 21 năm, đã phản bội Pyotr mà liên minh với Karl. Khi Pyotr nghe tin, ông sững sờ, nhưng không mất tinh thần. Pyotr quyết định phái Menshikov dẫn một lực lượng mạnh, kể cả đại pháo, trở lại chiếm lấy Baturin trước khi quân Thụy Điển và Mazeppa tiến đến.
    Menshikov đi đến Baturin ngày 2 tháng 11 năm 1708, mở cuộc tấn công, và sau hai giờ pháo đài đầu hàng. Sa hoàng đã cho phép Menshikov được tự quyền quyết định phải làm gì đối với thị trấn. Menshikov không có chọn lựa nào khác. Đại quân Thụy Điển và Mazeppa đang tiến đến; ông không có thời giờ và có quá ít quân nên không thể tổ chức phòng ngự thị trấn; ông cũng không thể để cho Baturin cùng kho thực phẩm và vũ khí lọt vào tay Karl. Vì thế, ông ra lệnh san bằng thị trấn. Quân của ông tàn sát tất cả 7.000 người kể cả binh sĩ và thường dân, trừ 1.000 người cố mở đường máu để thoát ra. Mọi thứ có thể mang theo được phân chia cho quân sĩ, tất cả hàng hóa mà quân Thụy Điển cần đến đều bị phá hủy, và cả thị trấn bị đốt trụi. Baturin, thành trì lâu đời của dân Cossack, biến mất.
    Pyotr tin rằng số phận của Baturin là bài học cho những ai mưu đồ phản quốc. Theo quan điểm của ông, sự phá hủy thị trấn một cách tàn độc đạt hiệu quả. Đấy là một cách trừng phạt ác liệt mà dân Cossack thấu hiểu, cho họ thấy uy quyền trừng trị lớn nhất nằm ở đâu
    Quân Thụy Điển đầu hàng
    Lewenhaupt nhận quyền chỉ huy đoàn quân ở lại. Sáng hôm sau, ngày 1 tháng 7, khi họ sắp lên đường, 8.000 kỵ binh Nga và 2.000 Cossack dưới quyền Menshikov xuất hiện. Lewenhaupt tham khảo với các đại tá. Càng thảo luận, ý định đầu hàng càng mạnh hơn. Lúc 11 giờ ngày 1 tháng 7, Lewenhaupt mang 14.288 người và 34 khẩu pháo ra đầu hàng mà không chống cự gì cả. Cộng với 2.871 bị bắt ở Poltava, Pyotr bây giờ cầm giữ 17.000 tù binh Thụy Điển. Ngay khi Lewenhaupt đầu hàng, quân Nga vượt sông Dnepr để đuổi bắt vua Thụy Điển và Mazeppa. Họ đuổi theo kịp 600 người vẫn còn đang chờ sang sông Bug. Quân Nga tấn công, và 300 quân Thụy Điển đầu hàng. Quân Cossack biết họ sẽ không được khoan hồng, nên chiến đấu đến người cuối cùng. Từ bên kia bờ sông, Karl bất lực nhìn trận chiến vô vọng.
    Sự tàn sát này là trận đánh cuối cùng trong cuộc xâm lăng của Thụy Điển vào nước Nga. Trong 23 tháng kể từ lúc Karl rời khỏi Saxony, một đoàn quân vĩ đại bị tiêu diệt. Bây giờ, vua Thụy Điển cùng với 600 tàn quân đi vào Ottoman.
  6. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Karl trở về nước
    Nga và Ottoman ký kết Hòa ước Adrianople, khiến cho Karl XII không thể lưu lại Đế chế Ottoman lâu hơn nữa. Karl quyết định giấu tung tích trong chuyến trở về. Ngày 20 tháng 9 năm 1714, ông cải trang lên đường, mang hộ chiếu với tên giả. Ông không dừng lại nơi nào quá một giờ, ít khi qua đêm trong quán trọ mà thích ngủ trên một xe đưa thư. Đến đêm 10 tháng 11, ông về đến Stralsund. Sau 15 năm đi vắng, vua Thụy Điển đã trở về lãnh thổ thuộc Thụy Điển. Chuyến đi tạo nên một chuyện thần kỳ. Trong vòng không đến 14 ngày, nhà vua đã di chuyển gần 2.100 kílômét, tức 160 kílômét mỗi ngày - mức độ thần tốc thời bấy giờ.
    Karl lưu lại Stralsund, ra lệnh gửi quân và pháo tăng viện. Hội đồng Nhiếp chính không thể cưỡng lệnh của nhà vua giờ đã đặt chân lên lãnh thổ thuộc Thụy Điển, nên gửi đến 14.000 quân. Đúng như Karl dự đoán, vào mùa hè 1715 liên quân Phổ?"Đan Mạch?"Saxony gồm 55.000 người tấn công Stralsund.
    Đường tiếp tế cho thị trấn là qua biển Baltic. Nếu hải quân Thụy Điển tải đến đủ quân nhu và đạn dược, Karl có thể cầm cự đến mùa thu. Nhưng hải quân Đan Mạch xuất hiện giao chiến với hải quân Thụy Điển, rồi có 8 chiến hạm lớn của Anh trợ lực, khiến hạm đội Thụy Điển phải rút về. Khi đường biển bị cắt đứt, việc thất thủ Stralsund là không tránh khỏi. Ngày 22 tháng 12 năm 1715, Stralsund đầu hàng.
    Trước đó, Karl đã rời đi trên một chiếc thuyền nhỏ, rồi được một chiến hạm Thụy Điển đưa về chính quốc. Bốn giờ sáng ngày 24 tháng 12 năm 1715, sau 15 năm và 3 tháng vắng bóng, nhà vua Thụy Điển đặt chân trở lại trên đất nước của ông.
    Vị vua Karl cứng đầu đã trở về Thụy Điển tạo dựng một đoàn quân mới, rồi sau đó dẫn quân đi đánh Đan Mạch. Vì một cơn giông làm mặt băng bị vỡ, ông chuyển hướng đi đánh miền nam Na Uy, lúc này còn là một tỉnh của Đan Mạch. Ông chiếm được thành phố Kristiania (hiện nay là thủ đô Oslo của Na Uy), nhưng phải rút quân về vì thiếu hàng hậu cần.
    Mùa thu 1716, trong khi liên minh Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Nga chuẩn bị đánh Thụy Điển bằng hải quân, Karl chia quân ra trấn giữ và củng cố các pháo đài. Nhưng ngày 17 tháng 9, thình lình Pyotr tuyên bố bãi bỏ cuộc tiến công vì cho rằng đã quá muộn, phải hoãn đến năm sau.
    Không biết liệu việc đổ bộ được bãi bỏ hẳn hay là chỉ được dời qua mùa xuân năm sau, suốt mùa đông 1716 Karl XII lưu lại Lund, ở mũi cực nam của Thụy Điển, đối diện với Đan Mạch ở bờ biển bên kia. Cuối cùng, nhà vua sống và làm việc ở đây trong gần hai năm.
    Nhiều người Thụy Điển xem việc ông trở về nước là điều bất hạnh. Từ ước vọng vinh quang cho đất nước và nền thương mại phồn thịnh, họ đã chuyển qua khát khao hòa bình. Karl XII biết thế, nhưng giải thích với em gái Ulrika: "Tôi không chống lại hòa bình. Tôi chỉ mong một nền hòa bình có thể duy trì được trong lâu dài. Đa số các nước đều muốn Thụy Điển suy yếu hơn lúc trước. Chúng ta phải dựa trên thực lực của chính mình trên hết."
    Trong mùa hè 1718, khi đại sứ của hai bên Thụy Điển và Nga đang đi đi về về mang theo các đề xuất và phản đề xuất cho các vòng đàm phán hòa bình, karl không hề có ý định hòa hoãn với Nga. Đối với Karl đàm phán chỉ là để kéo dài thời gian nhằm đảm bảo Nga sẽ không tấn công chính quốc Thụy Điển, để ông rảnh tay hành quân nơi khác.
    Khi hoạch định chiến lược của mình, Karl nhận ra rằng Nga quá mạnh, nên ông không thể trực diện đánh bật Nga ra khỏi các lãnh thổ đã bị Nga chiếm. Ông muốn đánh gục Đan Mạch trước qua ngả Na Uy, rồi sẽ tính đến Bắc Đức. Từ vị trí được củng cố này, ông định dẫn quân đi đánh Nga lần nữa.
    Cuộc tấn công cuối cùng của Karl XII
    Vào tháng 8 năm 1718, Karl dẫn 43.000 quân Thụy Điển tiến công mục tiêu đầu tiên là Na Uy. Đến tháng 11, đại quân tiến đến pháo đài vững chắc Frederiksten. Karl điều đại pháo đến, và cuộc vây hãm bắt đầu.
    Sau bữa tối ngày 30 tháng 11, Karl đi ra con hào ở tuyến đầu để thị sát công tác đào hào mà quân Thụy Điển thực hiện mỗi đêm để lợi dụng bóng tối tránh hỏa lực từ trong pháo đài. Khoảng 9:30 giờ tối, Karl đang ở trong một con hào sâu cùng với vài sĩ quan, rồi quyết định leo lên phía trên bờ hào để thị sát, để lộ đầu và ngực ông trong tầm đạn súng của Na Uy lúc đó đang bắn chung quanh. Các sĩ quan tùy tùng đang đứng trong con hào, đầu của họ ngang với chân của Karl, cảm thấy lo lắng, nhưng không ai dám lên tiếng ngăn cản, biết rằng làm như thế nhà vua sẽ càng trở nên khinh suất hơn. Karl đứng như thế một hồi lâu trong khi các sĩ quan tùy tùng bàn nhau làm thế nào khuyên ông bước xuống. Nhưng nhà vua vui vẻ nói "Đừng có sợ," rồi vẫn đứng như thế mà quan sát.
    Thình lình, những người đứng bên dưới trong con hào nghe một tiếng động, "như viên đá ném mạnh xuống bùn." Sau đó, họ không thấy Karl có cử động gì khác, cánh tay ông đã thõng xuống. Thế rồi, một sĩ quan nhận biết việc gì đã xảy ra, kêu lên: "Chúa ơi! Nhà vua trúng đạn rồi." Một viên đạn súng nòng dài đã chui vào bên trái mang tai, xuyên qua sọ rồi trổ ra bên phải của đầu, giết chết Karl ngay lập tức.
    Hai ngày sau, các tướng lĩnh Thụy Điển ra lệnh hủy bỏ cuộc tiến công. Các xe goòng tiếp vận ?" trong số đó có một chiếc mang thi thể của Karl XII ?" lăn bánh qua các ngọn đồi để quay về. Sau khi đã đi vắng khỏi chính quốc Thụy Điển trong 18 năm, cuối cùng Karl đã vĩnh viễn trở về nước.
    Nhà vua đã đi vắng quá lâu và gây ra quá nhiều gánh nặng chiến tranh đến nỗi thần dân Thụy Điển không thương tiếc ông.
    Riêng kỳ phùng địch thủ của Karl XII thì khác. Khi nghe tin báo cái chết của Karl, Pyotr Đại đế đẫm nước mắt thốt lên: ?oCharles thân yêu, ta thương xót cho ông xiết bao!? Rồi ông ra lệnh cho triều đình Nga để tang trong một tuần.
    ( nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Karl_XII_c%E1%BB%A7a_Th%E1%BB%A5y_%C4%90i%E1%BB%83n )
  7. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Nhà văn Alecxay Tolstoy có bộ tiểu thuyết Pie đệ nhất, tái hiện cực kỳ xuất sắc và sống động về giai đoạn này của nước Nga! Tiếc là ông chết trước khi kịp hoàn thành bộ tiểu thuyết lịch sử này, nên câu chuyện chấm dứt ở chỗ nước Nga vừa chiếm lại được thành Narva

Chia sẻ trang này