1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...Đại học Cần Thơ... - Thông tin và các hỏi đáp khác

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi sun_forever, 07/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    ...Đại học Cần Thơ... - Thông tin và các hỏi đáp khác

    [​IMG]
    [​IMG] Giới thiệu :
    Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên và gần 17 triệu dân, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt Nam. Là vùng đất mới trù phú, khí hậu thuận lợi với 2 mùa mưa nắng, cảnh quan xinh đẹp, cây trái tốt tươi quanh năm. Ngoài nguồn lương thực quan trọng, ĐBSCL còn có nguồn lợi thủy hải sản với trữ lượng lớn và đa dạng về chủng loại.
    Được thành lập từ năm 1966, Viện Đại học Cần Thơ đuợc đổi thành Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) sau ngày giải phóng năm 1975. Trường ĐHCT là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nuớc ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Từ một số ít cơ sở vật chất và ngành đào tạo ban đầu, ngày nay Trường đã phát triển thành một Trường đa ngành với 9 khoa và hơn 40 ngành đào tạo.
    Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và dân trí trong vùng. Song song với công tác đào tạo, Trường ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội cho vùng ĐBSCL. Đặc biệt, Trường đã sớm tạo được mối quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật rộng r? với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước. Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, năng lực quản lý và chuyên môn của đôi ngũ cán bộ của Trường đã được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm được bổ sung và hiện đại hóa đã đáp ứng có hiệu quả yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng các ngành đào tạo. Thêm vào đó, từ những kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Trường đã làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao thiết thực phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
    Trường không ngừng phấn đấu để sánh vai cùng các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước, trong vùng, và theo kịp đà phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, xứng đáng với vai trò là trung tâm văn hóa - khoa học - kỹ thuật của ĐBSCL.
  2. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    [​IMG] Cơ cấu của Truờng Đại học Cần Thơ :
    1. BAN GIÁM HIỆU : 
    Hiệu trưởng : Do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( GD-ĐT) ký quyết định bổ nhiệm sau khi được giới thiệu và lấy ý kiến của đại biểu toàn trường. Nhiệm kỳ gồm 4 năm, tối đa 2 nhiệm kỳ.
    Hiệu phó:
    Hiệu Trưởng đề cử và phân công trách nhiệm. Bộ GD-ĐT ký quyết định bổ nhiệm. Hiệu Trưởng đề cử và phân công trách nhiệm. Bộ GD-ĐT ký quyết định bổ nhiệm.
    2. CÁC HỘI ĐỒNG : 

    a.Hội đồng Khoa học và Đào tạo: tư vấn cho Hiệu trưởng về phương hướng phát triển, nội dung chương trình đào tạo và kế hoạch nghiên cứu khoa học của Trường.... Thành phần của Hội đồng gồm các nhà khoa học và một số trưởng khoa, trưởng phòng chức năng trong trường.
    b. Các Hội đồng trực thuộc: được thành lập để giải quyết từng công việc cụ thể như: Hội đồng Tuyển sinh, Hội đồng Lương, Hội đồng phân phối nhà ở, Hội đồng Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp, Hội đồng Đánh giá Chất lượng học tập của Sinh viên, Hội đồng Kỹ luật...
    3. TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG :

    - Đảng bộ ********************** của Trường gồm các đảng bộ và chi bộ cơ sở.
    - Công đoàn.
    - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
    - Hội Cựu Chiến binh
    4. CÁC PHÒNG, BAN CHỨC NĂNG :

    1. Phòng Hành chánh Tổng hợp2. Phòng giáo vụ3. Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo Sau đại học4. Phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lí Dự  án5. Phòng Tổ chức Cán bộ6. Phòng Công tác Chính trị7. Phòng Tài vụ8. Phòng Quản trị - Thiết bị9. Ban Quản lý Ký túc xá10. Ban Quản lý Công trình11. Thư viện Trung tâm.
  3. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    [​IMG] Cơ sở của Truờng :
    Trường Đại học Cần Thơ gồm 3 khu tách biệt trong thành phố Cần Thơ
    - Khu I: (đường 30/4)
    Cơ bản là nơi ăn ở nghỉ ngơi dành cho cán bộ của Trường và cán bộ / các nhà khoa học trong và ngoài nước đến công tác với ĐHCT, gồm các biệt thự, các nhà ở tập thể, sân tennis, sân cầu lông. Bên cạnh, còn có Nhà trẻ-mẫu giáo, Tổ ôtô, và Khoa Kinh tế.
    - Khu II: (đường 3/2)
    Rộng lớn nhất, là khu chính của Trường, dành cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và điều hành tất cả các hoạt động của Trường và gồm: khu Hiệu bộ (Văn phòng Ban Giám hiệu, Đảng ủy, Công đoàn), các Phòng, Ban chức năng và các Bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu, các hội trường, giảng đường, và lớp học, các Khoa chuyên ngành với các phòng thí nghiệm, các Viện nghiên cứu, Phòng thí nghiệm trung tâm, Thư viện trung tâm, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ, Văn phòng Đoàn Thanh niên, Ký túc xá, Trạm Y tế sinh viên, Nhà ăn, Thư quán, nhà và sân b? thi đấu thể thao, xuởng Thiết bị trường học, nông trại thực nghiệm , vườn hoa kiểng,..
    - Khu III: (1 Lý Tự Trọng)
    Khoa Công nghệ Thông tin với các phòng thí nghiêm, các lớp học và Trung tâm điện tử-tin học.
  4. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34

    [​IMG]  Các mặt hoạt động của Truờng :
    1. Đào tạo bậc đại học
    Trường ĐHCT là một trường đa ngành gồm 43 chuyên ngành tại các Khoa Sư phạm, Khoa Nông nghiệp, Khoa Khoa học, Khoa Công nghệ, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Kinh tế-Quản trị Kinh doanh, Khoa Luật, Khoa Thủy sản, Khoa Mac-Lênin- Tư tưởng Hồ Chí Minh .
    Thời gian đào tạo cử nhân, kỹ sư từ 4 - 5 năm. Mỗi năm học có 2 học kỳ chính (20 tuần lễ/học kỳ) và 1 học kỳ hè (7 tuần lễ). Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.  Vào năm cuối của chương trình đào tạo, các sinh viên giỏi được phân công tâp làm nghiên cứu khoa học (LVTN) với các Bộ môn trong khoa mà kết quả được báo cáo và đánh gía trước hội đồng. Ngoài kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên môn sinh viên còn phải tham gia các hoạt động xã hội tương đương với 2 tín chỉ.
    Trường ĐHCT cấp các loại văn bằng đại học sau đây: Cử nhân, Kỹ sư của từng chuyên ngành đào tạo.
    (còn tiếp)
  5. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    [​IMG] Các mặt hoạt động của Truờng :  (Tiếp)

    Khoa Khoa học


    STT
    Mã ngành

    Tên ngành

    1
    66
    Công nghệ sinh học

    2
    69
    Cử nhân Hóa học
    Khoa Sư phạm

    STT
    Mã ngành

    Tên ngành

    1
    01
    Sư phạm toán

    2
    02
    Sư phạm vật lý

    3
    09
    Sư phạm hóa học

    4
    10
    Sư phạm sinh vật

    5
    16
    Sư phạm địa lý

    6
    17
    Sư phạm ngữ văn

    7
    18
    Sư phạm lịch sử

    8
    33
    Sư phạm toán tin

    9
    34
    Sư phạm lý tin

    10
    52
    Sư phạm anh văn

    11
    53
    Sư phạm pháp văn

    12
    27
    Cử nhân văn học

    13
    54
    Cử nhân anh văn
    Khoa Nông nghiệp

    STT
    Mã ngành

    Tên ngành

    1
    08
    Công nghệ thực phẩm

    2
    11
    Trồng trọt

    3
    12
    Chăn nuôi thú y

    4
    13
    Thủy sản

    5
    19
    Nông học

    6
    25
    Quản lý đất đai

    7
    35
    Nông học riêng

    8
    38
    Môi trường

    9
    39
    Môi trường riêng

    10
    67
    Thú y

    11
    07
    Khai thác Thủy Sản
    Khoa Công nghệ

    STT
    Mã ngành

    Tên ngành

    1
    03
    Cơ khí

    2
    04
    Thủy công đồng bằng

    3
    05
    Công thôn

    4
    57
    Kỹ thuật môi trường

    5
    61
    Kỹ thuật điện

    6
    62
    Xây dựng dân dụng & công nghệ

    7
    60
    Công nghệ hóa học
     
     
  6. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    [​IMG] Các mặt hoạt động của Truờng :  (Tiếp)
    Khoa Công nghệ Thông tin


    STT
    Mã ngành

    Tên ngành

    1
    56
    Tin học

    2
    58
    Điện tử

    3
    59
    Cao đăng tin học
    Khoa Kinh Tế - Quản trị Kinh doanh


    STT
    Mã ngành

    Tên ngành

    1
    20
    Kinh tế kế toán

    2
    21
    Kinh tế tài chính tín dụng

    3
    22
    Kinh tế quản trị kinh doanh

    4
    23
    Kinh tế NN & phát triển nông thôn

    5
    24
    Kinh tế ngoại thương
    Khoa Luật


    STT
    Mã ngành

    Tên ngành

    1
    63
    Luật hành chánh

    2
    64
    Luật thương mại

    3
    65
    Luật tư pháp
    Khoa Mác-Lênin


    STT
    Mã ngành

    Tên ngành

    1
    68

    Giáo dục công dân
     
    2. Đào tạo sau đại học
    Từ năm 1988 Trường  ĐHCT đã được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo phó tiến sĩ ngành Vi sinh vật và ngành Trồng trọt.
    Từ năm học 1993-1994 thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (số 790/QĐ-SĐH ngày 28/3/91), Trường mở chương trình đào tạo thạc sĩ cho các đối tượng là cán bộ của Trường đại học và cán bộ tốt nghiệp đại học của các tỉnh ĐBSCL sau 2 năm công tác. Các đối tượng được tâp trung để ôn tập và phải qua 1 kỳ thi tuyển. Phương thức đào tạo tại chức, theo hệ thống tín chỉ, thời gian đào tạo là 3,5 năm. Mỗi năm học viên chính thức tập trung hai lần, mỗi lần 1,5 tháng. Các ngành được tổ chức tuyển sinh đầu tiên là: Nông học, Chăn nuôi - Thú y, và Sinh vật học & Môi trường
    Từ năm học 1994-1995, Trường đã liên kết với các Trường đại học và các Viện nghiên cứu của thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà nội để mở thêm các ngành Hoá học, Kinh tế, Nuôi trồng Thuỷ sản, Văn học, Quang học và Toán học.
    Thông qua chương trình hợp tác MHO với chánh phủ Hòa Lan, năm 1997 ngành đào tạo mũi nhọn Công nghệ Sinh học đã bắt đầu tuyển sinh.
    Các văn bằng đào tạo sau đại học tại Trường gồm Thạc sĩ, Tiến sĩ Khoa học chuyên ngành do Bộ GD-ĐT cấp.
  7. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
     [​IMG] Các mặt hoạt động của Truờng :  (Tiếp)
    3. Nghiên cứu khoa học
    Trường ĐHCT chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nuớc, cấp Bộ, cấp Trường, đồng thời mở rộng các hợp đồng nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao kỹ thuật phục vụ vùng ĐBSCL.
    Các chương trình nghiên cứu đuợc thực hiện trên nhiều địa bàn ở ĐBSCL và một số địa phương ngoài ĐBSCL đã đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhu các chương trình: Điều tra cơ bản vùng ĐBSCL, Nghiên cứu đất phèn, Nghiên cứu và sản xuất Artemia - Tôm, Cố định đạm sinh học, Nghiên cứu các mô hình hệ thống canh tác bảo vệ thực vật  và tuyển chọn các giống Lúa, Đậu nành, Kinh tế vuờn, Cá tra, Cá basa, Tôm càng xanh, Phát triển và chuyển giao kỹ thuật Chăn nuôi - Thú y, mô hìnhVAC-Biogas, Qui hoạch tổng thể giáo dục ĐBSCL, Xoá đói giảm nghèo ở nông thôn ... Các chương trình này một mặt liên kết với các Trường đại học trong và ngoài nuớc, mặt khác đuợc sự hỗ trợ của chính quyền các tỉnh ĐBSCL và được sự tài trợ từ các tổ chức quốc tế .
    4. Hợp tác quốc tế

    Hợp tác quốc tế là một trong những mặt mạnh của Trường ĐHCT. Hiện nay, Trường có quan hệ hợp tác rộng rãi với các Trường đại học, các Viện nghiên cứu trên thế giới: ở Châu Âu với Hà Lan, Pháp, Anh, Thụy sĩ, Đức, Thụy Điển, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan; ở Châu Mỹ: Bắc Mỹ, Canada; Châu úc; ở Châu á : Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Mã lai, Philippine, Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Campuchia... Ngoài ra, Trường còn mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ như Khối Thị trường chung Châu Âu (EEC), Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), Christopher Reynold Foundation, Viện Lúa Quốc tế (IRRI), MCC, IDRC (Canada), Bánh mì Cho thế giới,....
    Được sự hỗ trợ của Bộ GD-ĐT, Trường đã tiếp nhận chương trình "Nâng cấp Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ" từ viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản xây dựng cơ sở vật chất và trang bị mới với tổng trị giá khoảng 22 triệu USD. Lần đầu tiên, một chương trình hợp tác có qui mô toàn Trường và dài hạn là chương trình hợp tác giáo dục đại học (chương trình MHO) giữa tổ chức NUFFIC Hà Lan và ĐHCT gồm giai đoạn I (1995-2000) với tổng trị giá 13 triệu USD và giai đoạn II (2000-2004) với tổng kinh phí 9 triệu USD. Tương tự, chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với Bỉ (1998-2001) tương đương 2 triệu USD.
    Thông qua các quan hệ hợp tác trên, Trường đã mở rộng và nâng tầm hoạt động một cách hiệu quả hơn về các mặt quản lý, qui hoạch, giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHKT, nâng cao trình độ cán bô, đồng thời từng bước nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị, cải thiện môi trường làm việc, học tập và cảnh quang ở tất cả các khu của Trường. Ngày càng có nhiều chuyên gia, sinh viên nước ngoài đến Trường làm việc, nghiên cứu, giàng dạy, thực tâp tại các Khoa không những về các vấn đề khoa học kỹ thuật mà cả về kinh tế, văn hóa xã hội, lịch sử, địa lý của ĐBSCL.
    5. Lao động sản xuất

    Ngoài công tác trọng tâm là đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường ĐHCT còn mạnh dạn đưa các kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học vào sản xuất thử, làm ra các sản phẩm hàng hóa, các dịch vụ kỹ thuật phục vụ nhu cầu xã hội đồng thời tạo thêm nguồn tài chánh cho đơn vị. Những sản phẩm chính do Trường sản xuất gồm có: thức ăn bổ sung cho gia súc gia cầm, thuốc diệt nấm cho cây trồng COPPER-ZINE COPPER-B, hợp chất dưỡng cây, ra hoa, đậu trái, sản xuất heo giống và heo thịt, cá giống các loại, tôm giống, trứng bào xác Artemia, sản phẩm sắt thép phục vụ công trình xây dựng nhỏ, dịch vụ sửa chữa cơ khí, dịch vụ điện tử - tin học,...
    Trường cũng đã kịp thời chuyển giao những ứng dụng thành tựu khoa học đến các Tỉnh của ĐBSCL: hướng dẫn tổ chức mạng lưới khuyến nông, các hội thảo/tọa đàm, các điểm trình diễn các kỹ thuật mới: IPM, trồng rau sạch, nuôi cá nước ngọt trong ao, bè., canh tác và xử dụng các kích thích tố tăng trưởng để tăng năng suất cây ăn quả, vật nuôi, xây hầm ủ biogas... phục vụ phát triển kinh tế trong vùng và phục vụ đời sống nhân dân mang lại hiệu quả cao.
  8. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    [​IMG]  Các khoa chuyên ngành đào tạo :
    1. Khoa Khoa học
    Được khánh thành vào tháng 9 năm 1996, dịp lễ kỷ niệm đầu tiên Trường ĐHCT tròn 30 tuổi, Khoa được xây dựng và trang bị từ kinh phí của chương trình hợp tác MHO. Truớc mắt, Khoa có nhiệm vụ giảng dạy các môn khoa học cơ bản gồm Toán học , Tin học, Lý học, Hóa học và Sinh học cho các ngành đào tạo tại Trường ĐHCT và các TTGDTX các Tỉnh. Thông qua chương trình MHO, một số cán bộ đuợc gởi đi đào tạo ngắn hạn tại Hà Lan để biên soạn giáo trình. Các giáo trình biên soạn đuợc tổ chức nghiệm thu và in ấn làm tài liệu học tập cho sinh viên. Nhiều cán bộ tham gia chương trình học bổng Jan Tinbergen tại Hòa lan, và đuợc gởi đi đào tạo lấy bằng cấp Thạc sĩ , Tiến sĩ trong và ngoài nước ( Hà Lan, Ú c).
    Khoa hiện có 75 cán bộ trong đó có 1 Tiến sĩ, 16 Thạc sĩ, 42 Cử nhân / Kỷ sư. Tổ chức Khoa có 5 bộ môn: Toán học , Tin học, Vật lý , Hoá học, Sinh vật học. Mỗi bộ môn có các phòng thí nghiệm ( PTN) được trang bị mới, khá đầy đủ để giảng dạy thực tập các môn học cơ bản.
    Ngoài đế án hợp tác với các đại học Hà Lan ( MHO 3 về khoa học cơ bản) trong chương trình MHO, Khoa tìm kiếm và đang xây dựng hợp tác nghiên cứu về môi trường rừng sát với Đại học Aarhus, Đan Mạch.
    2. Khoa Sư Phạm
    Được thành lập từ năm 1996 trên cơ sở hợp nhất các Khoa Sư phạm chuyên ngành riêng rẽ: Toán-Lý, Hóa-Sinh, Ngữ văn, Sử-Địa, Ngoại ngữ. Nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo giáo viên cấp 3. Bên cạnh đó, Khoa cùng với các Sở GD-ĐT tổ chức các lớp bồi dưỡng hè hằng năm đễ cập nhật kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các Trường Phổ thông của ĐBSCL.  Ngoài ra, Khoa còn tham gia chương trình chuẩn hóa giáo viên cấp 1 và 2 của ĐBSCL để lấy bằng cử nhân sư phạm. Khoa đang chuẩn bị chương trình đào tạo ngành Thạc sĩ Giáo dục.
    Ngoài việc hợp tác với các đại học Hà Lan từ 1995 đến nay (chuương trình MHO 4), Khoa còn có quan hệ hợp tác với các nước Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Ú c, Bỉ, Canada gởi cán bộ đi bồi dưỡng, đào tạo lấy bằng cấp và tăng cường giảng dạy cho bộ môn ngoại ngữ. Thông qua các hợp tác quốc tế, nhiều cán bộ được gởi đi tham quan, dự hội nghị ở trong và ngoài nước
    Khoa hiện có 245 cán bộ, trong đó có 8 Tiến sĩ, 89 Thạc sĩ, 133 Cử nhân. Cơ cấu của Khoa có 11 bộ môn: Toán học,Vật lý, Hoá học, Sinh vật học, Văn học, Lịch sử, Địa lý, Anh văn, Pháp văn, Giáo dục dân số, Tâm lý và Giáo dục . Ngoài các phòng thí nghiệm trực thuộc các bộ môn, phòng máy tính dành cho cán bộ, Khoa còn xây dựng các phòng tập giảng trang bị các thiết bị thính thị và ghi hình.
    Khoa có 11 ngành đào tạo: Toán học, Toán - Tin học, Vật lý, Vật lý-Tin học, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Anh văn, Pháp văn. Thời gian đào tạo là 4 năm
    Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân sư phạm và Cử nhân khoa học chuyên ngành
  9. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
     (tiếp)
    3. Khoa Nông Nghiệp
    Được sự tài trợ của chính phủ Nhật, đề án ODA, cùng với các chương trình hợp tác của chính phủ Hà Lan và quốc tế khác, Khoa, các bộ môn, giảng đường, các phòng thí nghiệm được xây dựng và trang bị hoàn tòan mới, hiện đại ngang tầm với các trường nông nghiệp vùng Đông Nam Á .. Thư viện Khoa hơn 100 chổ ngồi với hàng ngàn tạp chí, sách, tài liệu nghiên cứu, CD ROMs .... sẽ đuợc nối mạng để phục vụ việc nghiên cứu, học tập của các nhà khoa học, các thầy và sinh viên.
    Ngoài ra, Khoa còn có các trạm, trại, vườn tiêu bản cây ăn trái, phòng khám thú y.... để cán bô, sinh viên làm nghiên cứu, hoặc thực nghiệm và xưởng sản xuất thuốc phòng trị bịnh cho cây trồng.
    Khoa hiện có 213 cán bộ trong đó có 4 Phó Giáo sư, 22 Tiến sĩ, 87 Thạc sĩ, 62 Cử nhân / Kỹ sư. Cơ cấu của Khoa có 8 Bộ môn và 1 Viện nghiên cứu: Khoa học Đất & Quản lý đất đai, Khoa học Cây trồng, Bảo vệ Thực vật, Công nghệ Thực phẩm, Chăn nuôi & Thú Y, Kỹ thuật Nuôi cá Nuớc ngọt, Môi trường & Quản lý Tài nguyên thiên nhiên và Viện Hải sản.
    Khoa đào tạo 7 chuyên ngành đại học: Trồng trọt, Nông học, Chăn nuôi - Thú y, Nuôi trồng Thuỷ sản, Công nghệ Thực phẩm, Quản lý Đất đai, Môi trường. Thời gian đào tạo từ 4-5 năm. Các chuyên ngành sau đại học gồm Nông học, Chăn nuôi -Thú y, và Thủy sản.
    Văn bằng tốt nghiệp gồm: Kỷ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ Khoa học
    Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có hiệu quả của Khoa. Các thành tựu đã đưa vào sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trong vùng. Các lãnh vực nghiên cứu chính: đất phèn, cây lương thực, cây ăn quả để chế biến công nghiệp, IPM, cơ câu cây trồng, nuôi cấy mô, cải thiện lai tạo giống, phòng bịnh gia súc gia cầm, cho cá đẻ và nuôi thuỷ sản, quản lý môi trường và tài nguyên, sản xuất trứng bào xác artemia
    4. Khoa Công Nghệ

    Được thành lập từ 1995 trên cơ cở sát nhập hai Khoa Cơ khí Nông nghiệp và Thủy Nông Cải tạo đất. Khoa hiện có 94 cán bộ trong đó có 5 Tiến sĩ, 21Thạc sĩ , 46 Kỹ sư / Cử nhân. Cơ cấu của Khoa gồm 3 Bộ môn: Kỹ thuật Cơ Khí, Máy Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch, Kỹ thuật Xây dựng và Trung tâm Kỹ thuật Môi trường & Năng lượng mới.. Ngoài các phòng thí ngiệm trực thuộc các bô môn phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Khoa còn có Xưởng thiết bị trường học.
    Khoa đào tạo 7 chuyên ngành: Cơ khí, Công thôn, Thuỷ công Đồng bằng, Xây dựng dân dụng & Công nghiệp, Kỷ thuật điện, Kỷ thuật Môi truờng, Công nghệ Hóa học.
    Thời gian đào tạo là 4,5 năm - 5 năm.
    Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư
    Khoa chủ trì các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bô, cấp Trường trong các lãnh vực năng lượng mới, xử lý nước thải, nuớc ngầm. Khoa còn có các chương trình hợp tác quốc tế với Hà Lan (MHO 5&6, Van Rumpt Foundation) nhằm đào tạo cán bộ và nâng cao chât lượng đào tạo, với Bỉ về thiết kế các máy nông nghiệp, với Đức về phát triển các vật liệu mới, hầm Biogas và thiết kế hầm ủ (với Thái lan), VACB, công nghệ lên men kỵ khí để xử lý nước và chất thải, với Canada về sửa chửa động cơ nhỏ., với Oxfaxm về qui hoach và phát triển nông thôn. Ngoài ra, Khoa còn tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về kỷ thuật điện, cơ khí, và có thể tu vấn về nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy.
    5. Khoa Công Nghệ Thông tin

    Được chính thức thành lập từ năm 1994. Khoa hiện có 72 cán bộ, trong đó có 1 Tiến sĩ, 11Th.S., 49 Cử nhân/ Kỹ sư. Cơ cấu của Khoa gồm 3 Bộ môn: Hệ thống máy tính và Truyền thông, Hệ thống thông tin và Toán ứng dụng, Viễn thông và Tự động hóa và 1 Phòng giao dịch. Các Phòng thí nghiệm trực thuộc Bộ môn vừa phục vụ thực tập vừa nghiên cứu, 2 câu lạc bộ Tin học và Điện tử - Tin học.
    Chương trình đào tạo 2 chuyên ngành: Điện tử và Tin học bắt đầu từ năm 1990 với bậc cao đẳng (3 năm) và đại học (4,5-5 năm). Ngoài ra, Khoa còn mở các lớp ngắn hạn về Tin học, Internet đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp, kỹ năng và mở rộng kiến thức mới cho cộng đồng.
    Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân và Cử nhân Cao đẳng
    Khoa chủ trì các chương trình Nghiện cứu khoa học cấp Bộ, cấp Trường và hợp tác quốc tê lâu dài với Pháp, Canada, Mỹ, Anh, Bỉ tập trung đào tạo cán bộ ngắn hạn và đào tạo lấy bằng cấp đồng thời cập nhật chương trình đào tạo, tài liệu và biên soạn giáo trình.
  10. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
     
    6. Khoa Kinh tế-Quản Trị Kinh Doanh (QTKD)
    Được chính thức thành lập từ 30.7.1979 có tên là Khoa Kinh Tế Nông Nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ĐBSCL và của Trường, từ 1995 được đổi tên là Khoa Kinh tế- Quản Trị Kinh Doanh (QTKD) .
    Khoa hiện có 46 cán bộ, trong đó có 2 Tiến sĩ, 27 Thạc sĩ và 12 Cử nhân / Kỹ sư Khoa gồm có 3 Bộ môn: Kinh tế Tổng hợp, Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Quản trị và Tiếp thị. Cơ sở vật chất ngoài văn phòng khoa và văn phòng các bộ môn, có 1 Thư viện và 2 Phòng máy tính.
    Khoa đang đào tạo 5 chuyên ngành đại học: Tài chính - Tín dụng, Kế toán Tổng hợp, Kinh tế Ngoại thương, Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quản trị Kinh doanh. Thời gian đào tạo là 4 năm. Khoa đang chuẩn bị mở thêm 2 ngành đào tạo mới là Kinh tế Du lịch và Tiếp thị. Ngoài hệ đào tạo thường xuyên và tại chức ban ngày, Khoa còn mở hệ tại chức ban đêm tại Trường ĐHCT
    Khoa hợp tác với Trường Đại học Kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh mở đào tạo sau đại học 3 chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh, Tài chính-Lưu thông tiền tệ tín dụng và Kế toán & Kiểm toán.
    Văn bằng tốt nghiệp gồm: Cử nhân và Thạc sĩ
    Song song với công tác đào tạo, Khoa với tài trợ của các tổ chức quốc tế Ngân hàng thế giới, SAV (Thụy sĩ), Viện lúa IRRI, Đại học Georgetown (Mỹ), Antwerp (Bỉ), JICA (Nhật) thực hiện nhiều nghiên cứu về kinh tế xã hội cho 1 số tỉnh của ĐBSCL và mở nhiều khóa bồi dưởng ngắn hạn về nhiều chuyên đề cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cán bộ của ĐBSCL. Đặc biệt các chương trình hợp tác dài hạn của Hà Lan (MHO2) và Bỉ giúp đào tạo và bồi dưởng đội ngũ cán bộ của Khoa.
    7. Khoa Luật

    Được chính thức thành lập vào tháng 2 năm 2000 trên cơ sở của bộ môn Luật. Là nơi đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ đại học, mặt khác Khoa còn có mục tiêu nghiên cứu ứng dụng Khoa học pháp lý, phổ biến pháp luật nâng cao dân trí đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, phát triển khu vực và hội nhập quốc tế.
    Khoa có quan hệ hợp tác với các Trường đại học trong nước và nước ngoài như Pháp, Hà Lan, Mỹ, Canada
    Khoa hiện có 22 cán bộ trong đó có 1Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ, và 17 Cử nhân. Khoa có 3 Bộ môn: Luật Hành Chính Nhà Nuớc, Luật Dân sự và Thương mại, Luật Quốc tế. Có 3 chuyên ngành đào tạo: Pháp luật Kinh doanh thương mại, Pháp luật tư pháp, Pháp luật hành chính.
    Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
    8. Khoa Thủy sản

    Trực thuộc trường Đại học Cần Thơ chính thức được thành lập theo Quyết định số  1561/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (ký ngày 08/04/2002) trên cơ sở Viện Khoa Học Thuỷ Sản của Trường hiện nay. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Thủy sản do Hiệu trưởng Trường Đại Học Cần Thơ qui định cụ thể. Cơ cấu của Khoa bao gồm:



    Tổ Văn phòng


    Bộ môn Sinh học nghề cá


    Bộ môn Thuỷ sinh học ứng dụng


    Bộ môn Kỹ thuật nuôi thuỷ sản


    Bộ môn Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản


    Trung tâm Ứng dụng & Chuyển giao công nghệ thủy sản.
    Khoa Thủy Sản vốn được thành lập từ năm 1979. Năm 1990, nhóm nghiên cứu tôm và Artemia được tách khỏi Khoa Thủy Sản để thành lập một đơn vị độc lập là Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Tôm-Artemia; trung tâm này năm 1996 được đổi tên thành Viện Nghiên Cứu & Phát Triển Tôm-Artemia. Cũng trong năm 1996, do nhu cầu liên kết các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất nông nghiệp, Khoa Thủy Sản cùng với các Khoa Trồng Trọt, Khoa Chăn Nuôi Thú Y và Khoa Chế Biến Nông Sản được hợp nhất lại với nhau tạo thành Khoa Nông Nghiệp. Viện Khoa Học Thuỷ Sản được thành lập ngày 8/3/2001, trên cơ sở tái hợp nhất các đơn vị đang làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản bá kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ở Đại Học Cần Thơ, gồm:



    Viện Nghiên Cứu & Phát Triển Tôm-Artemia (SARDI)


    Bộ môn Hải Sản (CAFID)


    Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt  
    Kể từ nay, Khoa Thủy Sản đã được hợp nhất trở lại với qui mô & phạm vi hoạt động & phục vụ rộng hơn. Sự hợp nhất này sẽ tạo điều kiện phát huy tốt nhất năng lực cán bộ và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị nhằm nâng cao khả năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ quá trình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Nam Bộ và ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 
     9. Khoa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ trang này