1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

...Đại học Cần Thơ... - Thông tin và các hỏi đáp khác

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi sun_forever, 07/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
     [​IMG]  Các viện nghiên cứu và trung tâm :
    1.VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
    Phát triển từ Bộ môn Vi-sinh năm 1975 đến năm 1985 Bộ ra quyết định chính thức thành lập Trung tâm Nghiên cứu Đạm sinh học. Năm 1991 tên đổi laị là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học và trở thành Viện từ năm 1995.
    Trong quá trình phát triển, Viện tham gia chương trình đào tạo đại học: giảng dạy môn Vi sinh vật, Vi sinh Công nghiệp, hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu (LVTN), tổ chức đào tạo Tiến sĩ ngành Vi sinh vật và Thạc sĩ ngành Công nghệ Sinh học. Là cơ sở nghiên cứu, Viện đã phân lập, tuyển chọn và lưu trữ trên 100 dòng vi khuẩn cố định đạm ở đậu nành và đậu phọng, nấm men, nấm mốc..., nghiên cứu và sản xuất phân vi sinh bằng phương pháp đơn giản, rẽ tiền sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương và áp dụng ở qui mô nhỏ (huyện, tỉnh), Thyromin thức ăn bổ sung cho gia súc gia cầm, chế phẩm protein và enzim bổ sung thức ăn cho gia súc, thức ăn nuôi tôm cá, làm nuớc mắm nhanh... Các sản phẩm là kết quả của những nghiên cứu tại Viện nhằm phục vụ phát triển chăn nuôi, nông nghiệp vùng ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Viện có khả năng chuyển giao công nghệ, tư vấn.
    Viện có quan hệ hợp tác với Trường Đại học Wageningen (Hà Lan), Viện INRA (Pháp), Khối EC, Tổ chức CSI (Mỹ), Tổ chức Bánh mì cho thế giới, Bỉ....
    Viện hiện có 27 cán bộ trong đó có 1 Giáo sư, 4 Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ, 5 Cử nhân / Kỹ sư. Cơ cấu tổ chức gồm 4 tổ: Vi sinh vật đất, Vi sinh Công nghiệp, Sinh hóa, Sản xuất. Ngoài các phòng thực tập vi sinh và công nghệ sinh học, các phòng nghiên cứu trực thuộc tổ, 1 thư viện, 1 xưởng sản xuất Thyromin .
    2. VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CANH TÁC ĐBSCL

    Phát triển từ Bộ môn Cây Lúa của Khoa Trồng trọt, năm 1981 Bộ môn được đổi tên thành "Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Lúa ĐBSCL", năm 1998 tên được đổi "Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác" và quyết định thành lập chính thức của Bộ GD-ĐT cuối năm 1991. Từ tháng 10.1995 trở thành Viện Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác ĐBSCL.
    Là một đơn vị nghiên cứu chuyên về cây lúa, Viện đã sưu tập và bảo quản trên 1500 giống lúa địa phương tại ĐBSCL và trên 3000 giống lúa nhập nội, tuyển chọn các giống lúa năng suất cao thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSCL Những giống lúa: MTL 86, 87, 88, 98, 99, 103, 105, 114, 119, 136, 141... đạt chất lượng xuất khẩu và kháng rầy nâu tương đối khá. Một số giống ngắn ngày và trung mùa năng suất cao cũng đuợc nhân rộng từ năm 1993.
    Viện là tổ chức đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về hệ thống canh tác. Viện cùng với các Viện Nghiên cứu Nông nghiệp và các Trường Đại học Nông nghiệp trên toàn quốc thành lập "Mạng lưới Hệ thống Canh tác Việt Nam" có các đơn vị thành viên ở các vùng sinh thái chính. Hiện nay, những mô hình canh tác Lúa - Tôm, Lúa - Màu, Lúa - Cá đuợc phổ biến rộng rãi, làm tăng lợi tức của nông dân và tạo thêm sản phẩm cho xã hội và xuất khẩu
    Bên cạnh, Viện còn tham gia giảng dạy các môn Cây Lúa, Hệ thống Canh tác, Thống kê Sinh học và hướng dẫn nghiên cứu sinh. Viện cũng hợp đồng nghiên cứu lúa, chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa, hệ thống canh tác và mở lớp đào tạo ngắn hạn về "Hệ thống Canh tác" và "Khuyến nông".
    Viện có quan hệ hợp tác quốc tế với Hệ thống Canh tác Lúa của IRRI, Hiệp hội Hệ thống Canh tác Á Châu, Hiệp hội Nghiên cứu và Khuyến nông Hệ thống Canh tác Quốc tế, với các tổ chức: SAREC (Thụy Điển), RBF (Mỹ), (Mỹ), CSI SEARICE/CBDC, IDRC (Canada), CIDA (Canada), RHIER (Anh), VVOB, Ieder Voor Allen (Bỉ), JIRCAS (Nhật), IFAD, FAO, SEARCA, IPGRI, ACIAR, CIRAD, OXFAM, DANIDA và các đại học Uppsala (Thụy Điển), Kyushu (Nhật), Tokyo (Nhật), Leuven (Bỉ).
    Viện có 20 cán bộ, trong đó có 1 Giáo sư, 1Tiến sĩ, 8 Thạc sĩ, 5 Kỹ sư / Cử nhân. Viện đuợc tổ chức thành 5 tổ: Nghiên cứu Lúa, sử dụng hợp lý tài nguyên, Bảo tồn đa dạng sinh học, Nông trại, Văn phòng. Viện có các phòng thí nghiệm Lúa-Cá, Phẩm chất hạt, tồn trữ hạt, 1 thư viện, 1 ký túc xá, và các trại nghiên cứu thực nghiệm tại khu 2 ĐHCT, Hoà An, Cờ Đỏ.
    3. TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ
    Được thành lập theo quyết định của Bộ GD - ĐT ngày 26/12/1991, mục tiêu hoạt động của Trung tâm là bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên chuyên ngữ, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, các tầng lớp nhân dân mọi lứa tuổi có nhu cầu học ngoại ngữ.
    Từ khi thành lập, Trung tâm liên tục mở các khóa đào tạo tiếng Anh với các trình độ: sơ cấp, A, B, C và các lớp Đàm thoại chất luợng cao. Từ năm 1993, Bộ GD-ĐT giao thêm nhiệm vụ giảng dạy tiếng Pháp cho các trình độ A, B, C. Thời gian học của mỗi khóa từ 5,5 - 6 tháng. Từ năm 1997, thông qua sứ quán Canada, tổ chức WUSC gởi các giáo viên Anh văn bản xứ sang dạy cho Trung tâm. Gần đây Trung tâm mở các lớp Anh văn thương mại, du lich, luyện thi TOEFL
    Số cán bộ hiện có là 13 gồm 1 Thạc sĩ, 8 Cử nhân, bên cạnh đó Trung tâm có sự hợp tác giảng dạy của đội ngủ giáo viên của Bộ môn Anh văn và Pháp văn của Khoa Sư phạm. Ngoài các phòng học trang bị máy cassettes, 1 phòng thính thị (26 chỗ) trang bị thêm 1 tivi & đầu máy, 1 Phòng Máy vi tính-CD ROM nối mạng gồm 1 máy cái và 14 trạm để giảng dạy.
    Bắt đầu lớp Sơ cấp học viên ghi danh vào học; từ các trình độ A B, C học viên phải dự kỳ thi xếp lớp để đuợc bố trí đúng lớp học, đúng trình độ. Mỗi lớp có 30 -35 học viên. Chương trình giảng dạy do Bộ GD-ĐT ban hành. Các bộ giáo trình cơ bản đuợc sử dụng gồm: Cambridge (Lớp Sơ cấp), Interactions I (trình độ A), Interactions II( trình độ B), Mosaic I ( trình độ C) xen kẻ với Life Line bổ sung phần nghe và nói
  2. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
     
    4. TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ
    Đuợc Bộ GD-ĐT chính thức ra quyết định thành lập từ tháng 5/1993, nhiệm vụ của Trung Tâm hiện nay là xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống mạng của ĐHCT, hệ thống email, công nghệ Internet và Intranet, thiết kế các website của ĐHCT, xây dựng hệ thống thông tin khoa học công nghệ(STICNET) cho ĐBSCL, xây dựng cơ sở hạ tầng đào tạo từ xa qua mạng máy tính.
    Trung Tâm có 9 cán bộ, trong đó có một Thạc sĩ, 8 kỷ sư/cử nhân. Trung Tâm được tổ chức thành 3 tổ: tư liệu thông tin KH&CN, tổ tin học & mạng máy tính, và tổ văn phòng. Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: phòng server trung tâm và hệ thống backbone, phòng máy tính, phòng multimedia.
    Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế MHO, VLIR , cán bộ trẻ đuợc gởi đi đào tạo, bồi dưỡng; mặt khác chuyên gia của chương trình sang giúp qui hoạch, thiết kế, và đào tạo kỹ thuật tại chổ cho cán bộ.
    Trung Tâm có khả năng thiết kế và xây dựng hệ thống mạng cục bộ, cung cấp dich vụ Internet, thiết kế website, cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin khoa học công nghệ, đào tạo và tư vấn công tác thông tin và tin học, sản xuất tư liệu giảng dạy đa phương tiện.
    5. TRUNG TÂM DỊCH VỤ
    6. THƯ VIỆN TRUNG TÂM
    Là một bộ phận của Trung Tâm Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ từ 1993. Khi cơ cấu lạị tổ chức của Trường, năm 1996, Hiệu Trưởng ĐHCT đã ra quyết định tách khỏi Trung Tâm để trở thành Thư Viện Trung Tâm. Cơ sở hiện nay đuợc xây dựng mới và đưa vào sử dụng từ 1996 với tên Thư viện trung tâm nhằm phục vụ mọi độc giả là sinh viên, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Trường.
    Được tài trợ từ các tổ chức quốc tế như MCC, SAREC, ALA (Mỹ) từ 1985 và nhất là từ chương trình MHO giúp đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ đồng thời gởi các chuyên gia sang đào tạo kỹ năng và các kỹ thuật mới trong các thư viện tiên tiến; và vi tính hóa các hoạt dộng và các dịch vụ chuyên môn của Thư viện. Ngoài ra, Thư viện Trung tâm còn kết nối với các Thư viện nhánh của các Khoa và các Viên nghiên cứu của Trường
    Thư viện hiện có 17 cán bộ gồm 2 Thạc sĩ, 8 Cử nhân. Tổ chức của Thư viện gồm:
    - Phòng đọc tổng quát ( 500 chổ) với 30.000 đầu sách và nhiều tạp chí luu hành, có thêm các phương tiện radio-cassette, 1TV và đầu máy và băng hình nhiều loại ( chỉ sử dụng tại chổ).
    - Phòng đọc sau đại học (dành cho cán bộ và các nhà nghiên cứu ) gồm sách và nhiều loại tạp chí chuyên ngành, phương tiện truy cập Internet và đầu đọc CD-ROMs
    - Phòng cho mượn sách
    - Phòng Nghiệp vụ (Thu nhận và Phân loại sách). Thư viện Trung tâm hiện có 40.000 nhan đề sách (titles), và CD-ROMs như Medline, Econlit, ERIC, Derwent, CAB.....
    Để có thể dử dụng thư viện, độc gỉa phải lập thẻ thư viện / giấy giới thiệu của cơ quan. Có 2 cách tìm sách ở Thư viện Trung tâm hoặc:
    - Dùng hệ thống thẻ (card catalog, theo hệ thống Dewey) gồm:
    + Mục lục chữ cái (Alphabet catalog ) của tên tác giả, tài liệu, và series.
    + Mục lục phân loại (System catalog) theo số.
    + Mục lục đề mục (Sưbject heading) của thuật ngữ khoa học và xếp theo thứ tự chữ cái của thuật ngữ.
    - Dùng hệ thống tự động (automated catalog, phần mềm UNESCO''s CDS ISIS) để vào thư mục trực tuyến (OPAC) hiện có 36.000 biểu ghi thư mục (bibliographic records).
    Thời gian mở cửa của Thư viện Trung tâm: Thứ Hai- Sáng Thứ Bảy. Sáng từ 7.30-10.45 và Chiều-tối từ 13.30-21.00. Dịch vụ sao chụp tài liệu có trả tiền.

  3. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Triển khai đề tài thực nghiệm chống xì mủ trên trái măng cụt vụ nghịch
    Những trái măng cụt trong giai đoạn thực nghiệm
    (CT)- Trường Đại học Cần Thơ đang triển khai đề tài nghiên cứu khoa học "Chống xì mủ trên trái măng cụt vụ nghịch" tại xã Quới Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Các kỹ sư nông học thực hiện đề tài tiến hành 6 thực nghiệm xử lý ra hoa và đậu trái gồm: phủ nhựa lên gốc, bao trái và phun xịt 4 loại hóa chất. Kết quả ban đầu, một số thực nghiệm mang lại kết quả khả quan, trái to, tròn, sáng màu, không bị xì mủ do ảnh hưởng thời tiết. Cây măng cụt cho trái vụ thuận từ tháng 12 âm lịch năm trước đến tháng 4 năm sau, nhưng khi nhà vườn tạo vụ nghịch từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch thường không đạt hiệu quả do trái thường bị xì mủ vào mùa mưa. Hiện nay, đề tài này tiếp tục được theo dõi để có kết luận khoa học, nhằm khuyến cáo nông dân xử lý cây măng cụt cho trái vụ nghịch như một số cây trồng khác.
    Báo Điện tử Cần Thơ
  4. in_anotherlife

    in_anotherlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chà chà, phải nói ĐHCT là cả một niềm tự hào của nhân dân ĐBSCL ha....
    Tớ cũng rất tự hào mỗi khi giới thiệu với bạn bè ở xa, nhưng dạo này hết tự hào rùi nha, trường tớ giờ tách ra rùi, bên đó coi như con ghẻ vậy đó, ngày xưa là con cưng, bây giờ thành người dưng, có cần vậy hông dạ?
  5. pvnguyen

    pvnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2003
    Bài viết:
    1.123
    Đã được thích:
    0

    Khổ thân các ku post bài
    www.ctu.edu.vn
    bye bye
  6. pvnguyen

    pvnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2003
    Bài viết:
    1.123
    Đã được thích:
    0

    Khổ thân các ku post bài
    www.ctu.edu.vn
    bye bye
  7. always_be_01

    always_be_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Ngày thi tuyển sinh đầu tiên năm 2004 của hệ không chính qui, Trường Đại học Cần Thơ:

    Không có trường hợp vi phạm qui chế thi ​
    (CT)- Thạc sĩ Phan Huy Củng, Phó Trưởng Phòng Giáo vụ, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết, ngày 16-10-2004, ngày thi tuyển sinh đầu tiên năm 2004 của hệ không chính qui diễn ra tốt đẹp. 4.930 thí sinh đã có mặt dự thi, vắng 649 thí sinh so với số thí sinh đăng ký dự thi. Mặc dù lần đầu tiên Trường Đại học Cần Thơ áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan nhưng đa số thí sinh làm bài thi trôi chảy, nhờ trước đó, Trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn cặn kẽ cho học sinh cách làm bài thi. Trong ngày thi đầu tiên, không có trường hợp nào vi phạm qui chế thi.
    Sáng nay, thí sinh khối C, D sẽ thi môn Văn. Đề thi môn Văn sẽ gồm 2 phần: thi trắc nghiệm và thi tự luận; thời gian làm bài thi trắc nghiệm là 45 phút; thời gian làm bài thi tự luận là 60 phút. Thí sinh khối A thi môn Lý và thí sinh khối B thi môn Sinh. Chiều nay, thí sinh khối A, B thi môn Hóa, thí sinh khối C thi môn Địa và thí sinh khối D thi môn Anh văn. Tất cả các đề thi trắc nghiệm trong kỳ thi này do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cung cấp.

Chia sẻ trang này