1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại học Delhi: hình ảnh, thông tin & các địa chỉ cần biết

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi lethutruc, 03/10/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lethutruc

    lethutruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Đại học Delhi: hình ảnh, thông tin & các địa chỉ cần biết

    ĐẠI HỌC DELHI - ĐÔI NÉT SƠ LƯỢC
    (Lược sử Đại học Delhi)
    LÊ-BÍCH-SƠN chuyển ngữ
    Source: http://www.lebichson.org/Phatphap/05BDaihocDelhi.htm
    Đại học Delhi là trường Đại học bậc nhất của đất nước Ấn Độ, được xem là nơi đạt tiêu chuẩn cao trong việc giảng dạy ?" nghiên cứu, với một đội ngũ giảng dạy tựu trung nhiều khoa học gia và học giả trứ danh. Năm 1922, tuân theo sắc luật của Hội Đồng Lập Pháp Trung Ương Ấn Độ ban hành, Đại học Delhi được ra đời dưới hình thức một đại học tổng hợp, kiêm cả chức năng giảng dạy và nội trú. Thời đó, tại Delhi chỉ có ba trường Đại học nội trú là: St. Stephens College (thành lập năm 1881), Hindu College (thành lập năm 1899) và Ramjas College (thành lập năm 1917); Đại học Delhi là kết quả của việc sáp nhập ba trường nói trên. Đại học Delhi bắt đầu với khởi điểm khiêm nhường như vậy: chỉ liên kết ba trường đại học nội trú (College), hai khoa (văn chương - nghệ thuật và khoa học tự nhiên / Arts & Science) với khoảng 750 sinh viên.
    Tháng Mười năm 1933, các phòng ban và thư viện của trường dời đến khu nhà nghỉ thuộc tài sản sở hữu của Phó quốc vương (Viceregal Lodge Estate), và trở thành vị trí then chốt cho đến ngày nay. Ngoài ra, các phòng ban thuộc bộ phận quản trị - hành chánh (central administrative offices), văn phòng hội đồng giám khảo (examination offices), khu thể thao đa năng (sports complex), khu hành chánh của Khoa khoa học tự nhiên (Faculty of Science) ngày nay cũng toạ lạc trên khu đất của Phó quốc vương (Viceregal Lodge Estate). Cùng thời gian này, ông Maurice Gwyer - Phó hiệu trưởng danh dự (Vice Chancellor) ?" nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc phân chia các ngành học (khoa), ông đã đi khắp đất nước Ấn Độ tìm kiếm và mời gọi khá nhiều nhân tài và các nhân vật nổi tiếng đến tham gia công tác giảng dạy tại trường, trong số các nhân vật được ông Maurice Gwyer thỉnh giảng thời đó có: Giáo sư D S Kothari (Vật lý học ?" Physics), Giáo sư T R Sheshadri (Hoá học ?" Chemistry), Giáo sư P Maheshwari (Thực vật học ?" Botany) và Giáo sư M L Bhatia (Động vật học ?" Zoology). Trải qua nhiều thập niên Đại học Delhi đã phát triển, trưởng thành và trở thành một trong những trường đại học lớn nhất tại Ấn Độ. Ngày nay, Đại học Delhi đã có đến 14 khoa (Faculty)*, 86 phân khoa (Department)**, 79 trường đại học nội trú (college) trải đều khắp Thủ đô Delhi, với số lượng 220000 sinh viên và nghiên cứu sinh theo học hàng năm.
    Với nỗ lực phát triển và mở rộng tầm hoạt động của trường trên nhiều phương diện, vào những năm đầu của thập niên 1970, Đại học Delhi đã khởi xướng việc thiết lập mô hình cơ cấu tổ chức kiểu mới dựa trên quan niệm Đa-sở (multi-campus). Năm 1973, một vài phân khoa thuộc Khoa văn chương nghệ thuật và khoa học xã hội (Faculty of Arts and Social Sciences) mở các lớp hậu đại học tại một toà nhà thuê; việc thành lập Khu Đại học phía Nam (South Campus) bắt đầu từ đó. Tiếp đó, trường tìm được khu đất gần Dhaula Kuan để làm khuôn viên đại học (campus), toà nhà của khoa văn chương - nghệ thuật (Arts Faculty) được xây ở đó; Nhưng mãi đến năm 1983, các phòng ban và hoạt động giảng dạy mới thực sự ?okhởi động? tại khu khuôn viên phía Nam này. Việc thành lập các khu đại học phía Đông và Tây lại bắt đầu. Khu đại học phía Đông (East Campus) được thành lập với sự mở rộng của trường Đại học Y khoa (College of Medical Science) và dĩ nhiên Đại học Y khoa trở thành trọng tâm cho khu khuôn viên phía Đông; trong khi đó khu đại học phía Tây (West Campus) lại chú trọng đến kỹ thuật và công nghệ.
    Vào những năm đầu thập niên 1960, Hội đồng đặc trách Đại học bắt đầu tiến hành thành lập các Trung tâm nghiên cứu cao cấp trên toàn đất nước Ấn Độ, Đại học Delhi vinh dự chiếm được sáu (6) trung tâm trong số mười tám (18) trung tâm nghiên cứu toàn quốc. Lĩnh vực nghiên cứu cao cấp do Đại học Delhi đảm nhiệm là: Vật lý học (Physics), Hoá học (Chemistry), Thực vật học (Botany), Động vật học (Zoology), Kinh tế học (Economics) và Xã hội học (Sociology). Và ngày nay, các trung tâm nghiên cứu cao cấp này vẫn giữ vị trí xuất sắc hàng đầu trong công tác giảng dạy và nghiên cứu trong từng lĩnh vực chuyên môn đã kể. Bên cạnh các trung tâm nghiên cứu cao cấp nói trên, còn rất nhiều chuyên ngành trực thuộc Đại học Delhi được Hội đồng đặc trách Đại học công nhận trong danh sách ?oCác chương trình hỗ trợ đặc biệt? (S.A.P) về nhiều lĩnh vực học thuật lưu tâm đặc biệt.
    Đại học Delhi có tổng cộng 15 thư viện trung tâm, ngoài ra còn khá nhiều thư viện chuyên ngành tại các trường Đại học thành viên.
    Delhi, tháng 10 năm 2000
    LÊ BÍCH SƠN chuyển ngữ
    Chú thích: [*] & [**] Một khoa (Faculty) bao gồm nhiều phân khoa (Department). Ví dụ: các phân khoa Triết học, Phật học, Ngôn ngữ học, v.v. trực thuộc khoa Văn chương nghệ thuật (Faculty of Arts).
    Website chính thức của Đại học Delhi là: www.du.ac.in
  2. lethutruc

    lethutruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    những hình ảnh rất dễ thương của Đại học Delhi => http://www.lebichson.org/Phatphap/05BDaihocDelhi.htm
    một ký túc xá dành cho nam sinh viên => http://www.lebichson.org/Lienlac/00Mansarowar.htm

  3. diivengo

    diivengo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi điều kiện nhâpk học của trường là gì ạ?
    có những khác biệt nào đối với học sinh nước ngoài không ạ?
    tiếng anh của em yếu quá nên ko thể đọc dc mấy cái wedsibe đó
  4. lethutruc

    lethutruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Hai yếu tố cần phải có khi quyết định du học:
    1. Tiền
    2. Ngoại ngữ
    3. sức khoẻ.
    4. và...nhiều thứ nữa
    Nếu sinh viên không hội đủ hai yếu tố trên....xin đừng nghĩ đến chuyện du học.. (ngoại trừ đi học Ngoại ngữ)
  5. lethutruc

    lethutruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Gởi các bạn tham khảo bài viết này, dù nó không phản ánh sự thật 100% , có đôi chỗ bị nhìn nhận lệch lạc bởi những hiểu biết của 1 vài du học sinh về kinh tế & văn hóa Ấn Độ...hơi bị NGHÈO
    http://www.freewebs.com/lethutruc/
    Lời khuyên của những người đã du học Ấn Độ
    Một số người từng học tập ở Ấn Độ để được biết ý kiến và kinh nghiệm của họ.
    Theo ông Hà Duy, nguyên tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, người từng học 10 năm ở đây, hằng năm, chính phủ Ấn Độ vẫn có khoảng 100-150 suất học bổng các loại cho Việt Nam (nhiều hơn số lượng dành cho các nước khác), song vì khả năng tài chính cũng có hạn nên họ khuyến khích du học tự túc. Các ngành nên đăng ký học là công nghệ thông tin, hạt nhân và điện hạt nhân, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Ông Duy cho rằng Anh ngữ cũng là một ngành người Việt Nam nên theo học, bởi ở đây, tiếng Anh có thể được coi như ngôn ngữ chính thức, tuy không có quy định bằng văn bản của nhà nước. Giảng dạy ở các trường Ấn Độ (trừ một số ít lĩnh vực như nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ Ấn Độ...) từ bậc đại học trở lên, đều bằng tiếng Anh, thậm chí có một số trường còn cấm sinh viên nói tiếng Hindi trong trường. Giáo sư - Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hùng cũng từng theo học Anh ngữ ở Ấn Độ.
    Ưu điểm nổi bật của du học tại Ấn Độ là chi phí rẻ. Học phí cao nhất như của các ngành y, dược, nha khoa cũng chỉ trên 10.000 USD. Ấn Độ cũng là nước đang phát triển như Việt Nam, nên giá sinh hoạt không cao. Thậm chí, một số người Ấn ở Hà Nội còn cho rằng giá cả ở nước họ tính trung bình thấp hơn Việt Nam. Nếu bạn ở ký túc xá, tự thổi nấu thì càng ít tốn kém (bên Ấn Độ cũng có các chợ cóc, rất sẵn rau cỏ, lương thực? các thứ tương tự như ở Việt Nam). Tổng chi phí cho sinh hoạt, theo một người từng lấy bằng thạc sĩ ở Ấn Độ (giấu tên), chỉ khoảng 100-150 USD/tháng. Về phương tiện đi lại, bạn có thể mua xe máy với giá trên dưới 300 USD. Giao thông ở nước này cũng là sự ?okết hợp? hổ lốn giữa phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân như Việt Nam. Tuy nhiên, khi trả lời phóng viên VnExpress, những người từng học ở Ấn Độ đều khuyên: ?oĐừng bao giờ đi xe buýt hay một phương tiện chuyên chở công cộng nào, vì xe rất đông, ăn mày, ăn cắp rất nhiều. Đang khi trời nóng hơn 40 độ C mà chen chúc trên đó thì thật kinh khủng?.
    Giáo dục Ấn Độ có một ưu điểm lớn mà đến nay còn ít người được biết. Đó là: Họ chủ động tiếp nhận những điểm tốt của nền giáo dục Anh quốc. Chính vì thế, phương pháp dạy và học rất hiện đại theo phong cách Tây phương. Bà Lê Bích Ngọc, cán bộ Viện Khoa học Giáo dục, cho biết, các giáo sư của Ấn Độ đa số từng học ở Anh về, nói tiếng Anh rất tốt và đặc biệt, họ luôn quan tâm đến người học. Cách dạy ở nơi bà theo học, Viện Đào tạo Giáo học pháp, cũng là ?ođọc và ghi? như Việt Nam, nhưng cách đọc, cách giảng ?orất tuyệt?, và ngay sau khi nghe giảng xong, người học sẽ thực hành bằng cách thảo luận trực tiếp. Nội dung giảng dạy luôn hiện đại, giúp học viên cập nhật kiến thức mới kịp với trình độ của thế giới. Ngoài ra, bà Ngọc nhấn mạnh ưu điểm ?obao quát nhưng thực tế? của các bài giảng, giúp người học có thể áp dụng những gì đã học được trong nhiều lĩnh vực. Bạn Phạm Liên Bình, sinh viên Học viện Quan hệ quốc tế, từng học lấy bằng khoa học chính trị và tiếng Pháp ở Đại học Tổng hợp Delhi, năm học 1998-1999 khẳng định cách dạy và học ở đây giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo. Chế độ thi cử nghiêm khắc, đảm bảo tính trung thực. Phương tiện học tập hiện đại. Trường nào cũng có phân viện Internet, cho phép dùng mạng miễn phí với tốc độ truy cập nhanh. Thư viện đầy đủ sách các loại, đều bằng tiếng Anh (nhập từ Anh, Mỹ), nội dung cập nhật với phương Tây.
    Ấn Độ là một nước đang phát triển và mức sống của người dân thấp, nhất là khi ra khỏi các thành phố lớn. Khi mới sang đây, bà Ngọc đã so sánh Ấn Độ với Việt Nam những năm 70. Tuy nhiên, bà khẳng định: "Đất nước này thật kỳ lạ. Càng ở lâu, càng thấy yêu, yêu con người, yêu nền văn hóa đậm đà chất phương Đông". Người dân ở đây rất thân thiện và hiếu khách. Sự khác biệt về tôn giáo hoàn toàn không ảnh hưởng đến người nước ngoài và an ninh được đảm bảo.
    Tuy nhiên, học tại Ấn Độ cũng có những hạn chế đòi hỏi nghị lực lớn mới vượt qua được. Thứ nhất, khí hậu nói chung rất nóng và ẩm. Ở thủ đô New Delhi, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 43 độ C. Trời mùa đông thì lại lạnh như miền Bắc Việt Nam, khoảng 14-15 độ C. Nếu bạn trú tại phòng giá rẻ, không có máy điều hòa, thì sẽ phải rất vất vả mới thích nghi được. Thứ hai, 100% người học ở Ấn Độ than phiền về thức ăn, quá nhiều gia vị, rất cay, đẫm cari? tóm lại là không thể nuốt nổi, vì vậy họ đều phải ?otự phục vụ?. Tại các chợ, tuy bán đủ thứ rau quả như Việt Nam nhưng lại không cung cấp thịt bò, thịt lợn (vì lý do tôn giáo), nên người sang đây đều phải? nhịn thèm. Thứ ba, hoạt động của bưu điện chưa được tốt, thư từ đi lại chậm nên việc liên lạc với người thân trong nước rất khó khăn. Và nếu như bạn không ở thủ đô New Delhi thì ngay việc liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ cũng rất khó.
    Một người từng làm nghiên cứu sinh sau đại học ở Ấn Độ khuyên nên tránh nhắc đến thịt bò với người theo đạo Hindu, thịt lợn đối với tín đồ Hồi giáo. Không chào, bắt tay bằng tay trái, đây là chuyện cấm kỵ. Bạn Phạm Liên Bình nói thêm, tốt nhất bạn nên nói với người dân nước này rằng mình theo một tôn giáo nào đó, chẳng hạn đạo Phật, vì người Ấn Độ quan niệm không có tín ngưỡng là không tốt. Một hạn chế nữa của du học tại Ấn là không có cơ hội việc làm cho người nước ngoài. Khác với học tại Mỹ, ở đây bạn không thể có nguồn thu nhập nào trong quá trình học.
    Vấn đề nhiều người quan tâm nhất là giá trị của bằng cấp tại Ấn Độ. Về điểm này, những ai đã học ở đây đều cho rằng kiến thức thu được rất bổ ích, có thể áp dụng trong công việc ở mọi nơi, nhưng bằng cấp thì không được trân trọng như của Mỹ, Anh, Australia, thậm chí của Thái Lan và Singapore. Điều đó có thể là do Ấn Độ chưa trở thành một địa điểm du học danh tiếng, tuy rằng chất lượng thực tế khá tốt. Một người (yêu cầu giấu tên) khẳng định với phóng viên VnExpress: ?oNếu xin được học bổng và theo học chương trình sau đại học thì bạn nên chọn Ấn Độ. Còn nếu đi theo diện tự túc và học lấy bằng đại học thì bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định, vì cho dù có giá trị thực tế nhưng tấm bằng do Ấn Độ cấp khó dọa thiên hạ lắm?. Anh cho rằng phải chịu đựng môi trường sống khắc nghiệt (nóng nực, thiếu thốn) như vậy mà bằng cấp không được ưu ái thì việc bỏ ra nhiều công sức là không cần thiết.
    Tuấn Anh (Theo Thanh Niên)
    Nguồn: http://www.mangduhoc.com/apm/modules.php?name=News&file=article&sid=362
  6. lethutruc

    lethutruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    ... và đây là một bài báo XÁO NẤU hay còn gọi là LUỘC LẠI THÔNG TIN.... của cánh nhà báo (người viết chắc chưa bao giờ đến Delhi???)
    Đại học Delhi vinh danh ngành giáo dục Ấn Độ
    Trịnh Nga (Theo Báo Cần Thơ / du.ac.in, Wikipedia)
    Ra đời năm 1922, Đại học Delhi là một trong những trường đại học hàng đầu của Ấn Độ được biết đến từ lâu về đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao. Trường có nhiều khóa học đại học và sau đại học với nhiều môn học khác nhau. Với số lượng 300.000 sinh viên theo học ở 14 khoa, 86 chuyên ngành và 79 trường thành viên, đây được coi là một trong những trường đại học lớn nhất thế giới.
    Năm 1933, nhận rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ giảng dạy đối với sự phát triển của trường, Phó Hiệu trưởng của trường khi đó là ông Gwyer đã đi khắp Ấn Độ tìm kiếm tài năng và mời gọi những nhân vật lỗi lạc tham gia giảng dạy tại trường. Đáng kể nhất trong đó có Giáo sư Vật lý D. S. Kothari, Giáo sư Hóa học T. R. Sheshadri, Giáo sư Sinh học P.Maheshwari và M. L. Bhatia. Đầu thập niên 1960, Đại học Delhi đã vinh dự nhận được quyền thành lập 6/18 trung tâm nghiên cứu cao cấp trên toàn quốc theo kế hoạch của Hội đồng đặc trách Đại học Ấn Độ. Các lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến do Đại học Delhi đảm trách bao gồm: Vật lý, Hóa học, Thực vật học, Động vật học, Kinh tế học và Xã hội học. Hiện tại, các trung tâm nghiên cứu cao cấp này vẫn giữ vị trí hàng đầu trong công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Ấn Độ. Bên cạnh các trung tâm nghiên cứu cao cấp, nhiều chuyên nganh trực thuộc Đại học Delhi cũng được Hội đồng đặc trách Đại học công nhận trong danh sách ?oCác chương trình hỗ trợ đặc biệt? do khả năng đào tạo xuất sắc của họ.
    Là một đại học trực thuộc chính phủ nên hiệu trưởng trường luôn là Phó Tổng thống Ấn Độ. Tuy vậy, điều hành trực tiếp tại trường là một vị hiệu phó do chính phủ chỉ định. Mọi quyết định mang tính hành chánh trong trường như bổ nhiệm các chức vụ, điều hành và thuyên chuyển nhân viên các văn phòng được quyết định bởi Hội đồng điều hành gồm 19 vị giáo sư, được bầu chọn từ những vị chủ nhiệm các ngành, trưởng khoa, giám đốc các trung tâm, hiệu trưởng các trường thành viên. Về các vấn đề chuyên môn như cải cách giáo trình, thi cử... do Hội đồng học thuật khoa học phụ trách. Số thành viên của hội đồng này là 158 vị, được bầu chọn trong các vị đang trực tiếp giảng dạy. Nhiệm kỳ của hai hội đồng trên là 2 năm và vị hiệu phó đứng đầu hai hội đồng này.
    Một điểm nổi bật có thể thấy tại Trường Đại học Delhi là các hội, đoàn hoạt động độc lập không trực thuộc biên chế của trường như: Hội những người giảng dạy, Hội các nghiên cứu sinh, Hội những người không trực tiếp giảng dạy, Hội sinh viên, Hội những người lao công... Mục đích các hội này là bảo vệ quyền lợi các thành viên của mình. Những người lãnh đạo có chương trình hành động, có vận động bầu cử và được bầu chọn bởi các thành viên của mình.
    Nguồn: http://www.mangduhoc.com/apm/modules.php?name=News&file=article&sid=1867
  7. lethutruc

    lethutruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Bạn tham khảo bài viết này nhé! http://www.freewebs.com/lethutruc/
    Du học cùng Đại Học Delhi (Ấn Độ)
    Tuấn Anh
    Ra đời năm 1922, Đại học Delhi là một trong những trường Đại học hàng đầu của Ấn Độ được biết đến từ lâu về đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao. Trường có nhiều khoá học Đại học và Sau Đại học trên nhiều môn học khác nhau. Với số lượng đông đảo 300 000 sinh viên, Delhi là một trong những trường Đại học lớn nhất thế giới.
    Trường Đại học Delhi có những khoa sau:
    1. Nghệ thuật
    2. Y khoa
    3. Nghiên cứu Thương mại và Kinh doanh
    4. Giáo dục Khoa học Ứng dụng
    5. Luật
    6. Quản trị
    7. Khoa học Toán học
    8. Khoa học Y học
    9. M ỹ thuật v à Âm nhạc
    10. Khoa học
    11. Khoa học Xã hội
    12. Kỹ thuật
    Điều kiện nhập học
    - Đỗ kỳ thi đầu vào( tùy vào từng khoa)
    - Điền đầy đủ thông tin vào đơn nhập h ọc.
    -Bản sao bằng tốt nghiệp.
    -Nếu đơn xin học của sinh viên được chấp nhận, trường sẽ gửi giấy báo. Sinh viên cần mang theo giấy báo để nhập học tại trường.
    Lịch năm học
    Một năm học ở trường chia ra làm 3 kỳ:
    1. Kỳ một: 16 tháng 7 đến 30 tháng 9
    2. Kỳ hai: từ 16 tháng 10 đến 23 tháng 12
    3. Kỳ ba: từ mồng 8 tháng 1 đến 24 tháng 3.
    Hầu hết các kỳ thi sẽ diễn ra vào cuối học kỳ ba.
    Phí đăng ký :
    - Chương trình cử nhân: 300 USD
    -Chương trình thạc sỹ : 400 USD
    -Chương trình nghiên cứu sinh : 500 USD
    Điều kiện ăn ở:
    Trường có một số trường ký túc xá. Thêm vào đó còn có các khu nhà trọ khác của các trường cao đẳng và các khoa trực thuộc. Trường chỉ có khoảng 60 phòng cho sinh viên quốc tế , do đó hơn một nửa lưu học sinh chọn giải pháp thuê nhà trọ ở ngoài. Vì vậy trước khi nhập học sinh viên nên tính đến khả năng thuê nhà bên ngoài.
    Dưới đây là một số khu nhà dành cho sinh viên trong trường để sinh viên có thể tham khảo thêm:
    1. *Dr. V.K.R.V. Rao Hostel, International Students House, Jubilee Hall, Gwyer Hall, Post-Graduate Men''s Hostel, Mansarover Hostel, University Hostel for Women, Meghdoot Hostel, D.S. Kathari Hostel, Department of Education Hostel, Department of Social Work Hostel, Geetanjali Hostel (South Campus).
    2. ** St. Stephen''s, Hindu, Ramjas, Kirorimal, Hans Raj, Shri Ram College of Commerce, Miranda House, Indraprastha College and Daulat Ram College.
    3. *** Zakir Husain College, Lady Shri Ram College for Women, Lady Hardinge Medical College, Maulana Azad Medical College, Lady Irwin College, Tibbia College, Delhi College of Engg., R.A.K. College of Nursing, University aCollege of Medical Sciences and V.P. Chest Institute.
    Chi phí ăn ở:
    Học phí và các chi phí học tập khác rất đa dạng, thường vào khoảng 1000 đến 1500 USD/ năm. Nếu sinh viên ở trong khu ký túc xá của trường thì tiền ăn ở và các chi phí phụ khác vào khoảng 500 USD/ tháng. Nếu sinh viên thuê nhà ở ngoài thì chi phí có thể cao gấp ba.
    Tuấn Anh
    Nguồn: http://www.mangduhoc.com/apm/modules.php?name=News&file=article&sid=168
    Hình tham khảo => http://www.lebichson.org/Lienlac/00Mansarowar.htm
  8. diivengo

    diivengo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Đề thi đầu vào của trường nó như thế nào hả anh chị?
    có giống vớiđề thi ở vn ko ạ?
    sao em nhìn vào danh sách các khoa không thấy khoa cntt?
    hay là khoa kĩ thuật
  9. diivengo

    diivengo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Sao ko ai trả lời vậy?
  10. nguoi_ve_cuoi_pho

    nguoi_ve_cuoi_pho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Đại học Delhi xôm tụ thiệt hén!
    Chúc các bác Việt nam tại Delhi chiến đấu vui vẻ!
    Mùa Đông sắp về rồi, tha hồ mà hưởng thụ DELHI BETTER THAN LONDON, PARIS nhé!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này