1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẠI HỌC KINH TẾ : Những điều cần biết

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi On4U, 15/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    ĐẠI HỌC KINH TẾ : Những điều cần biết


    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    KHÁI LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


    Trường Đại học Kinh tế TP.HCM hiện nay là một trong 10 trường đại học trọng điểm quốc gia, là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế có uy tín trong cả nước kể cả trong những giai đoạn trước đây và hiện nay. Hiện tại, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là một trường đại học đa ngành trong lĩnh vực kinh tế, có truyền thống và uy tín trong công tác đào tạo các chuyên gia thuộc lĩnh vực kinh tế ở khu vực các tỉnh, thành phía Nam. Từ năm 1996, khi có mô hình Đại học quốc gia TP. HCM, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM được hình thành trên cơ sở hội nhập Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ), Trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM (cũ) và Khoa Kinh tế trường Đại học Tổng hợp TP.HCM (cũ), đều là những đơn vị đă có lịch sử trên hai mươi năm xây dựng và phát triển.
    Ban Giám hiệu nhà trường xin sơ lược trình bày đôi nét về quá trình xây dựng, phát triển và những thành tựu của các đơn vị thành viên trước ngày hội nhập thành Trường Đại học Kinh tế TP.HCM hiện nay.
    Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ) thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27.10.1976 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập trường Đại học Luật khoa Sài Gòn và các trường Đại học Kinh tế khác của miền Nam trước ngày giải phóng, thành Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM (cũ) được thành lập từ tháng 10.1976, là cơ sở II của Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh. Ngày 15.10.1988 Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định số 155/HĐBT công nhận chính thức việc thành lập Trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 23.10.1994 Chính phủ lại ban hành Nghị định 178/CP qui định quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính, trong đó công nhận Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. HCM là một cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính.
    Khoa Kinh tế trường Đại học Tổng hợp TP.HCM (cũ) được thành lập từ năm 1986 trên cơ sở tách Khoa Triết - Kinh tế thành hai đơn vị : Khoa Triết và Khoa Kinh tế độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Chức năng và nhiệm vụ của khoa là đào tạo đại học, sau đại học và tổ chức nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Từ năm 1986 đến năm 1990 Khoa Kinh tế đă đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị và Kinh tế học. Từ năm 1990 đến năm 1996 khoa được giao đào tạo bậc cử nhân theo các chuyên ngành : Kinh tế học, Kinh tế đối ngoại và Quản trị kinh doanh; đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Kinh tế học. Kể từ năm 1986 đến năm 1996 Khoa Kinh tế trường Đại học Tổng hợp TP.HCM (cũ) đă đào tạo được 4.433 cử nhân, 48 thạc sĩ và 20 tiến sĩ. Khoa đă tham gia nghiên cứu và thực hiện 2 đề tài cấp Nhà nước, 6 đề tài cấp Bộ, 8 đề tài cấp Trường và biên soạn 12 giáo trình cho các chuyên ngành đào tạo.
    Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ) và Trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM (cũ) nói chung, ngay từ lúc thành lập vào nửa cuối năm 1976, đều có chức năng và nhiệm vụ đào tạo cán bộ kinh tế ở trình độ đại học và nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống và phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là ở khu vực các tỉnh thành phía Nam. Trường được nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học với trình độ phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) từ năm 1985 và thạc sĩ từ năm 1991. Trong giai đoạn đất nước đi vào đổi mới, mở cửa để phát triển, trường được giao thêm nhiệm vụ tham gia nghiên cứu việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách trên bình diện vĩ mô của cấp quốc gia.
    Đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM những ngày đầu thành lập được quy tụ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên của trường phần lớn được chi viện và bổ sung từ đội ngũ cán bộ, công chức Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch Hà Nội (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.
    Để thực hiện những nhiệm vụ to lớn do nhà nước giao phó, trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đă nỗ lực phấn đấu không ngừng trong những điều kiện khó khăn và nhiều thử thách lớn như: thiếu cán bộ, thiếu chương trình, giáo trình, tài liệu; nguồn tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn; những thách đố gay gắt từ phương cách đào tạo cũ vốn được hình thành từ mô hình kinh tế và cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã ăn sâu nhiều năm, gần như trở thành tiềm thức, tạo nên những trở ngại không nhỏ cho nhiều hoạt động đổi mới và phát triển của nhà trường.
    Tuy nhiên, với ý thức trách nhiệm cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ đổi mới để phát triển, đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên nhà trường đã năng động sáng tạo, tìm mọi phương pháp khả dĩ để khắc phục những khó khăn trong buổi đầu thành lập. Trong quá trình vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nhà trường đã luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, cũng như của các đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, thành, của các trường bạn, các tổ chức kinh tế xă hội và bè bạn trong và ngoài nước, nên đã từng bước đưa nhà trường phát triển và đạt được hiệu quả cao trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
    Từ năm 1986, sau đại hội VI, đứng trước yêu cầu đổi mới kinh tế theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhà trường cũng đã kịp thời chuyển hướng tập trung nhiều nỗ lực cho việc nghiên cứu, để đổi mới nội dung và phương thức đà o tạo, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế và quản lý từ cuộc sống đặt ra.
    Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ) và Trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM (cũ) nói chung, đă tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn đội ngũ trong nhiều năm liên tục, vì thế nhà trường đã đổi mới được một cách cơ bản về mục tiêu, danh mục ngành, chương trình, quy trình đào tạo, nội dung, phương pháp dạy và học, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã hội mới của đất nước. Hệ thống chương trình, giáo trình, cách dạy và học đă tiếp cận với môi trường hoạt động kinh tế mới của đất nước, bước đầu h^a nhập được với chương trình đào tạo của nhiều trường đại học ở khu vực và thế giới.
    Sau 20 năm, tính đến năm 1996 nhà trường đă đào tạo ra trường được hơn 45.000 cử nhân kinh tế thuộc các hệ đào tạo của trường, số chuyên gia kinh tế này trong hoạt động thực tiễn xã hội đã có nhiều đóng góp trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Đồng thời, nhà trường cũng đă đào tạo được 120 thạc sĩ và 64 tiến sĩ góp phần đáp ứng y êu cầu giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và quản lý kinh tế ở trình độ cao cho xã hội.
    Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, nhà trường đã tập trung đội ngũ nghiên cứu hoạt động khoa học và từ đó, hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đă được phát triển mạnh mẽ. Và đến năm 1996, hoạt động khoa học công nghệ của trường đă gắn bó chặt chẽ hơn với các chương trình quốc tế, quốc gia và địa phương, doanh nghiệp thuộc cấp Nhà nước, Bộ và Trường quản lý được thực hiện khá đa dạng, đă có những công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển và những vấn đề kinh tế-xã hội góp phần xây dựng văn kiện các kỳ đại hội Đảng. Nhà trường đă là một trong những đầu mối quy tụ đội ngũ cán bộ, chuyên gia khoa học nghiên cứu tư vấn cho Chính phủ về đổi mới kinh tế-xă hội và đổi mới trong lĩnh vực quản lý hành chính.
    Ngày 27.01.1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập Đại học Quốc Gia TP. HCM, sau đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 09.7.1996 thành lập Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia TP.HCM trên cơ sở hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM và Khoa Kinh tế của Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Đây là một bước ngoặt khá lớn, có tác động mạnh mẽ đến lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường. Trong gần 5 năm tổ chức hoạt động trong khuôn khổ Đại học Quốc Gia TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế đă vượt mọi khó khăn ban đầu, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ đ ược giao, tương xứng với tầm vóc một trường đại học lớn của cả nước.
    Đến ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trong đó tách Trường Đại học Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM, trở thành Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Nhìn xuyên suốt toàn bộ quá trình, chức năng nhiệm vụ của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế, có trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học (gồm Thạc sĩ và Tiến sĩ Kinh tế), nhằm đáp ứng cho sự nghiệp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế, nhằm giải quyết những vấn đề về thực tế sự phát triển kinh tế của đất nước, bổ sung, phát triển lý luận về kinh tế trong điều kiện Việt Nam. Nhà trường thực hiện mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và các tổ chức trong và ngoài nước, để từng bước hòa nhập công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường với thế giới, quốc tế hóa kiến thức cho người dạy và người học, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước trong thời kỳ mới.
    Ngay từ bước đầu mới được thành lập, Đảng ủy-Ban Giám hiệu nhà trường nhận thức được rằng con người là nhân tố quyết định các hoạt động thực tiễn xă hội, chính vì vậy mà việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ công chức được Đảng ủy-Ban Giám hiệu nhà trường xác định là một nhiệm vụ có tính chiến lược, luôn được quan tâm và đầu tư thích đáng.
    Vì vậy, cùng với quá trình xây dựng và phát triển nhà trường, trong 25 năm qua đội ngũ cán bộ, công chức của trường đă không ngừng được đào tạo và phát triển kể cả về mặt số lượng và chất lượng, đội ngũ kế cận lần lượt thay thế cho thế hệ đi trước. Đội ngũ này luôn luôn được nâng cao trình độ chuy ê n môn và phẩm chất chính trị, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị theo yêu cầu phát triển của đất nước trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.
    Nhìn chung, đội ngũ giảng viên, cán bộ nhân viên của trường cho đến nay đă gia tăng về mặt số lượng, đồng thời trưởng thành về mặt chuyên môn, đủ sức đảm nhiệm khối lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ giảng dạy tốt. Đội ngũ giảng viên - cán bộ nhân viên của trường tính đến năm 2001 đă tăng hơn gấp 2 lần so với năm 1976. Tốc độ phát triển bình quân là 103, 8% và tốc độ tăng bình quân là 3,8% trong đó đội ngũ giảng viên có xu hướng tăng nhanh hơn. Cụ thể sự phát triển về số lượng giảng viên, cán bộ công chức thể hiện như sau :

    Năm Tổng số Giảng viên Cán bộ, công chức
    1976 272 88 184
    1996 684 395 289
    2001 690 451 239

    Nhìn lại, chúng ta thấy rằng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, đa ngành và có trình độ cao. Các nguồn đào tạo cụ thể như : các cơ sở đào tạo tại các trường, viện trong nước; các tổ chức đào tạo liên kết với nước ngoài; các tổ chức, các trường đại học của nước trên thế giới (Mỹ, Úc, Canada, Hà Lan, Nhật, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Srilanka, Thái Lan, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Bỉ, Singapore, Thụy Điển, Ý, Malaysia, Brunei...). Tính đến năm học 2001-2002, trường có 690 cán bộ, công chức trong biên chế, hợp đồng trong biên chế và hợp đồng ngoài biên chế, 244 cán bộ, công chức hợp đồng theo thời vụ tại các trung tâm của trường. Trong đó có 539 cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý kiêm nhiệm giảng dạy, tính theo học hàm có 02 giáo sư, 24 phó giáo sư, 149 giảng viên chính, 256 giảng viên; tính theo học vị có 99 tiến sĩ, 254 thạc sĩ, 219 cử nhân. Trường đă có 1 cán bộ giảng dạy được Hội đồng Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 23 cán bộ giảng dạy được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 86 cán bộ, công chức được tặng thưởng Huy chương "Vì sự nghiệp Giáo dục", 10 cán bộ, công chức được tặng thưởng Huy chương "Vì sự nghiệp Tài chính", 11 cán bộ, công chức được tặng thưởng Huy chương "Vì sự nghiệp Thống kê", ngoài ra nhiều cán bộ, giảng viên của trường được tặng thưởng Huy chương "Vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ", Huy chương "Vì sự nghiệp Công đoàn", Huy chương "Vì thế hệ trẻ"... và rất nhiều nhà quản lý, nhà khoa học của trường đã được tặng thưởng các hình thức khen thưởng cao quí : Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ... do những thành tích xuất sắc trong giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức quản lý trường.
    Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là một đơn vị có đội ngũ cán bộ, công chức tương đối mạnh so với các trường đại học khác phía Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng. Đội ngũ giảng viên của trường có học hàm, học vị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là từ năm 1990 đến nay. Hiện tại năm học 2001-2002 số lượng giảng viên và cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm được phân bố ở các khoa đào tạo chuyên ngành và các ban chuyên môn như sau :

    Khoa, Ban Tổng số GS PGS GVC TS Th.S CN
    Khoa KTCT 20 8 5 9 6
    Khoa KTPT 65 3 18 15 37 13
    Khoa TCNN 21 1 1 2 6 8 7
    Khoa QTKD 46 1 3 13 8 32 6
    Khoa TM-DL 52 1 8 10 20 32
    Khoa TCDN & KDTT 35 1 1 8 16 11
    Khoa KT-KT 52 13 13 29 10
    Khoa TK-T-TH 72 2 23 11 32 29
    Khoa Luật kinh tế 09 1 2 7
    Ban Triết-Xã hội học 18 5 7 6 5
    Ban Ngoại ngữ 49 3 12 3712
    Ban GDQP-TC 11 11

    Việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của trường được thực hiện một cách logic và khoa học luôn là một khâu then chốt để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao được chất lượng đà o tạo và khẳng định uy tín, vị thế của trường trước xã hội.
    Vì vậy, nhà trường luôn chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của trường theo hướng gọn nhẹ, thể hiện tính khoa học, hiệu quả và phát triển. Nhà trường đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và đào tạo của trường, đáp ứng yêu cầu trong điều hành, quản lý và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Sự hoạt động của bộ máy nhà trường trong 25 năm qua đă thể hiện được tính phối hợp và liên thông trong quản lý, do đó công việc đă được tiến hành tương đối đồng bộ, đă đáp ứng mục tiêu đào tạo và nghiên cứu, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh của trường.

    All for you
  2. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0

    All for you
  3. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    HỆ THỐNG TỔ CHỨC
    Hệ thống tổ chức và bộ máy của trường hiện nay gồm có: Ban Giám hiệu, các Hội đồng tư vấn và các Đoàn thể, 9 khoa đào tạo chuyên ngành (44 Bộ môn khoa học trực thuộc), 3 ban chuyên môn, 2 khoa quản lý, 6 phòng chức năng, 2 đơn vị thư viện, Ban quản lý ký túc xá, Ban thanh tra học chính, Trạm y tế, Xưởng in sự nghiệp, 4 đơn vị nghi ên cứu khoa học, thông tin và 9 đơn vị dịch vụ sản xuất. Cụ thể là :
    Các phòng chức năng :
    · Phòng Tổ chức Hành chính
    · Phòng Quản lý Đào tạo - Công tác sinh viên
    · Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế
    · Phòng Kế hoạch Tài chính
    · Phòng Quản trị - Vật tư
    · Phòng Công tác chính trị
    Các khoa quản lý đào tạo :
    · Khoa Đào tạo Sau Đại học
    · Khoa Đào tạo Tại chức
    Các khoa đào tạo chuyên ngành :
    · Khoa Kinh tế Chính trị
    · Khoa Kinh tế Phát triển
    · Khoa Tài chính Nhà nước
    · Khoa Quản trị Kinh doanh
    · Khoa Thương mại - Du lịch
    · Khoa Tài chính doanh nghiệp & Kinh doanh tiền tệ
    · Khoa Kế toán - Kiểm toán
    · Khoa Thống kê - Toán - Tin học
    · Khoa Luật kinh tế
    Các Ban chuyên môn :
    · Ban Triết - Xã hội học
    · Ban Ngoại ngữ Ban Giáo dục quốc phòng và thể chất
    Các đơn vị phục vụ đào tạo :
    · Thư viện trường
    · Ban quản lý Ký túc xá
    · Ban Thanh tra học chính
    · Trạm Y tế nhà trường
    · Xưởng in
    · Thư viện Sau đại học
    Các đơn vị nghiên cứu khoa học - thông tin :
    · Tạp chí Phát triển kinh tế Trung tâm Dân số - Lao động
    · Viện Nghiên cứu Kinh tế - Phát triển
    · Trung tâm Điện toán Kế toán
    Các đơn vị sản xuất - dịch vụ :
    · Trung tâm Tin học
    · Trung tâm Ngoại ngữ
    · Trung tâm dịch vụ Tài chính - Kế toán
    · Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa - Luyện thi
    · Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Kinh tế (Cesais)
    · Trung tâm Dịch vụ Việc làm Sinh viên ??" Học sinh
    · Văn phò ng tư vấn Tài chính - Kế toán - Kiểm toán
    · Công ty TNHH In Kinh tế
    · Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên & Giảng viên trẻ.
    Hai mươi lăm năm qua, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đă từng bước xây dựng, củng cố và phát triển vững chắc. Trường đă đạt được nhiều thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng như trong việc xây dựng để phát triển nhà trường. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của trường ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, ổn định về tổ chức, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. 25 năm xây dựng và phát triển vừa qua của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, có thể khẳng định đó là quá trình phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn để trưởng thành. Vai trò vị trí của trường cũng từ đó đă ngày càng rõ nét hơn trong xã hội, cũng như trong hệ thống đại học trong nước, các nước trong khu vực và thế giới. Có thể khẳng định rằng, hiện nay Trường Đại học Kinh tế TP.HCM từng bước vươn lên vị thế một trường đại học trọng điểm ở lĩnh vực kinh tế của các tỉnh thành phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Thành quả to lớn đó là do sự đoàn kết nhất trí, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm tận lực và tích cực sáng tạo của tập thể cán bộ, đảng viên, giảng viên, công chức và sinh viên các khóa, các hệ của nhà trường, trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
    All for you
  4. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    ĐỜI SỐNG GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

    Chặng đường xây dựng và phát triển của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM qua 25 năm, đă khẳng định được vị thế và uy tín trong xă hội về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế??? Tuy nhiên để đạt được những kết quả to lớn đó, không thể không đề cập đến nhân tố đảm bảo cho mọi hoạt động phát triển, đó là nguồn lực tài chính của trường.
    Những năm đầu mới thành lập trường, và rồi tiếp sau đó là hơn chục năm, trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế của cả nước, mà đặc biệt là ngành giáo dục & đào tạo lại càng khó khăn hơn. Kinh phí Nhà nước cấp cho trường chủ yếu chỉ đủ trả lương, học bổng, sinh hoạt phí. Còn nguồn vốn để mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản??? hầu như không đáng kể, vì vậy điều kiện dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu của một trường đào tạo, nghiên cứu khoa học bậc đại học.
    Năm 1976 hai trường cũ (Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM) tiếp nhận các cơ sở đào tạo, hành chính do Bộ Giáo dục - Thanh niên, các cơ quan thuộc Bộ Tài chính bàn giao cho nhà trường tiếp nhận các cơ sở công và tư nhân của chế độ cũ. Các cơ sở nhỏ hẹp, nằm rải rác ở nhiều quận nội thành rất khó khăn cho việc bố trí học tập tập trung theo kế hoạch đào tạo của Bộ giao cho nhà trường.
    Vì vậy trong giai đoạn từ năm 1976- 1989, nhà trường gặp vô cůng khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ công tác giảng dạy.
    · Về máy móc thiết bị, các phương tiện cho học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc hầu như không có gì, các giảng viên hàng ngày thường phải giảng chay (không có hệ thống âm thanh, micro) kể cả những lớp đông sinh viên hơn 1000 người, bộ phận hành chính làm việc chủ yếu theo qui trình thủ công là căn bản.
    · Về phòng ốc : Hàng năm nhà trường đào tạo theo chỉ tiêu của Bộ giao chưa phải thuê ngoài nhưng chất lượng phòng học, làm việc còn yếu và thiếu thốn.
    · Về nhà ở cán bộ, giảng viên, nhân viên : Số đông được bố trí nhà ở tập thể (do một số khu nhà cơ sở học tập cũ cải tạo lại) cụ thể : 54 Nguyễn Văn Thủ, Q.1; 01Bis Hoàng Diệu, Q. Phú Nhuận; 294/13 Nguyễn Chí Thanh, Q.5; 191 Lý Chính Thắng, Q.3 . Do số lượng nhà ít nên việc bố trí ở cho GV-CBCNV rất chật chội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém. Nhà trường đã rất tích cực (kể cả GV-CBCNV tự lo) liên hệ với Sở Nhà đất, Công đoàn thành phố xin nhà ở cho cá nhân và cũng được giải quyết phần nào bớt khó khăn cho nhà trường.
    · Về ký túc xá sinh viên : Thời gian đầu tiếp nhận Ký túc xá 135A Trần Hưng Đạo, Q.1 bố trí cho sinh viên và GV-CBCNV độc thân tình trạng khó khăn cũng như nhà ở tập thể trên.
    Thời điểm này nhà trường cũng đă nhiều lần báo cáo xin Bộ cấp kinh phí để chỉnh trang, xây dựng mở rộng cơ sở, mua sắm phương tiện phục vụ đào tạo nhưng do khó khăn chung của đất nước nên việc giải quyết của Bộ, Nhà nước chưa nhiều. Tuy nhiên cho đến nay, nhà trường đă quản lý 2 ký túc xá sinh viên thuộc loại lớn ở TP.HCM, vấn đề nhà ở của cán bộ, công chức cũng tạm thời được ổn định và nâng cấp hợp lý, đó là sự cố gắng rất to lớn của Đảng ủy-Ban Giám hiệu và Công đoàn nhà trường.
    · Tình hình cơ sở vật chất từ năm 1990 đến nay : Do cơ chế đổi mới của Nhà nước, hàng năm nhà trường tuyển sinh các khóa, các hệ với số lượng nhiều hơn những năm trước nhiều lần, kinh phí do Nhà nước cấp và từ phần kinh phí trích ra thu học phí bổ sung cơ sở vật chất nên việc tu bổ chỉnh trang, xây dựng mở rộng cơ sở, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho đào tạo tương đối lớn, đáp ứng ngày càng cao theo hướng hiện đại, không thua kém các trường đại học khác trong nước. Ký túc xá sinh viên được trang bị đầy đủ giường, điện, nước sinh hoạt trong phòng và khu vực tự học công cộng, căn-tin. Các tầng lầu, khu sinh hoạt công công trang bị tivi, cụ thể :
    · Số lượng phòng học bố trí hệ thống âm thanh : 89/ 89 phòng chiếm 100%.
    · Số lượng phòng học gắn máy lạnh : 13/89 chiếm 14,6%.
    · Tổng số máy vi tính toàn trường : 895.
    · Tổng số máy in các loại : 166 cái.
    · Số lượng phòng Lab : 4 phòng 158 cabin.
    · Số lượng phòng đọc thư viện : 4 phòng, 500 chỗ ngồi.
    · Số lượng phòng làm việc gắn máy lạnh : 94/94 chiếm 100%.
    · Máy đèn chiếu : 127 bộ.
    · Máy chiếu đa phương tiện (MULTIMEDIA) : 15 bộ.
    · Máy chấm điểm trắc nghiệm : 02 cái.
    · Tivi : 55 cái.
    · Camera : 4 cái.
    · Đầu máy Video : 31 cái.
    · Ô tô : 13 cái (1 xe tải, 6 xe 4 chỗ, 6 xe 12-15 chỗ).
    · Trạm điện trung thế : (TC : 1475 KVA) : 8
    · Máy phát điện :(TC : 325 KVA) : 3 cái.
    · Số lượng nhà ở do nhà trường sắp xếp, bố trí giải quyết : 133 hộ.
    Kể từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, ngành giáo dục và đào tạo cũng được Nhà nước, xă hội quan tâm, theo đó là một số cơ chế quản lý mới đă được ban hành như : Thông tư 20/TT.LB liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Tài chính ngày 28/10/1993, Quyết định 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/03/1998 về việc thu và sử dụng học phí. Dưới sự lănh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu cůng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức của trường, trên cơ sở cơ chế cho phép, quy mô đào tạo còn nhà trường ngày một tăng, kèm theo đó là nguồn kinh phí được tăng tương ứng, đó chính là yếu tố để nhà trường phát triển về đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất??? có điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có thể nói đến ngày hôm nay, mức sống của đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên trong trường ngày càng được cải thiện tốt hơn. Việc đầu tư cho cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập được trang bị theo hướng hiện đại hóa.
    · Nguồn kinh phí trong 3 năm (1998, 1999, 2000): Nhà nước cấp bình quân 20 tỷ/năm, nguồn thu từ học phí, LĐSX, trung tâm, dịch vụ bình quân 49 tỷ/năm.
    · Đến nay nhà trường đang quản lý vốn các loại : Nhà cửa vật kiến trúc 94 tỷ (06 cơ sở học tập, làm việc; 03 cơ sở ký túc xá sinh viên), máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, quản lý 43 tỷ đồng.
    · Việc đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, làm việc ngày càng được nhà trường quan tâm thích đáng, tiếp cận với công nghệ hiện đại như: mạng Internet, hệ thống nối mạng cục bộ các cơ sở của trường, 07 phòng máy tính (504 máy) phục vụ giảng dạy học tập. Có 391 máy tính phục vụ công tác quản lý đều được nối mạng. Việc trang bị hệ thống máy tính và sách tại Thư viện Đại học và Sau đại học theo hướng hiện đại và cập nhật kịp thời thông tin trong và ngoài nước, micro giảng bài không dây, máy chấm bài, hệ thống đčn chiếu??? phục vụ giảng dạy ngày càng được hiện đại hóa. Đến nay các cơ sở làm việc, học tập của trường đều được cải tạo, sửa chữa khang trang, sạch đẹp, đă có sức thu hút đối với sinh viên.
    · Mức sống của cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao và cải thiện hơn. Tổng thu nhập (lương + thu nhập khác) của cán bộ, giảng viên, nhân viên ngày càng được nâng cao, bình quân 03 triệu/người/tháng (trích từ nguồn số liệu năm 2000).
    · Hàng năm nhà trường đều chủ trương trích từ nguồn quỹ tự tạo để chi : hỗ trợ giảng viên nghiên cứu khoa học, viết tài liệu, giáo trình, giảng dạy; hỗ cán bộ, giảng viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn; hỗ trợ cho Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Giảng viên trẻ; hỗ trợ kinh phí cho các đoàn thể (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh???) hoạt động; khám sức khoẻ định kỳ, mua thuốc, mua bảo hiểm tai nạn, trang phục, nón bảo hiểm, thăm hỏi khi vui, buồn, bệnh tật???; trợ cấp cán bộ, giảng viên, nhân viên khi nghỉ hưu; làm công tác nhân đạo (xây nhà tình nghĩa, tình thương, ủng hộ đồng bào lũ lụt) v.v... Tất cả các chính sách này của trường được toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường hoan nghênh, và dư luận xã hội ủng hộ.
    Trong công tác quản lý tài chính 25 năm qua, nguồn kinh phí ngày càng được tăng trưởng và đạt mức khá cao. Thế nhưng, nhà trường đă thực hiện tốt việc quản lý tài chính theo đúng Luật Ngân sách và các văn bản pháp quy hiện hành quy định, không để xảy ra hiện tượng mất mát, tiêu cực trong lĩnh vực này. Nhà trường luôn luôn thực hiện chế độ công khai, dân chủ hóa trong việc quản lý tài chính, mà biểu hiện điều đó là trước khi tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức hàng năm, đều tiến hành kiểm toán tài chính nội bộ và phương án phân phối nguồn quỹ tự tạo được bàn bạc dân chủ.
    Tóm lại, hoạt động tài chính của trường qua chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển là nhân tố không kém phần quan trọng, tạo một động lực thúc đẩy nhà trường từng bước lớn mạnh. Để đạt được thành tích như ngày hôm nay, chính là do sự cố gắng nổ lực của toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên đã chịu đựng vượt qua những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ. Hôm nay, tuy chưa thỏa măn về thu nhập trang trải cho cuộc sống và những điều kiện phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, làm việc??? nhưng nếu nhìn lại quá khứ cũng như bối cảnh chung hiện tại, thì chúng ta nhận thấy, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là một trường có quy mô lớn nhất nước, kčm theo đó là nguồn tài chính tương ứng và đây chính là một nguồn lực để thúc đẩy nhà trường phát triển mạnh mẽ trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
    All for you
  5. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG
    Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ủy và Ban Giám hiệu rất chú trọng đến công tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên. Đặc biệt trong thời kỳ hợp nhất từ nhiều đơn vị hợp thành Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, Đảng ủy và Ban Giám hiệu đă hết sức quan tâm đến công tác này nhằm đảm bảo sự ổn định để nhanh chóng phát triển Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Ban Giám hiệu-Đảng ủy định hướng công tác chính trị tư tưởng mang tính nguyên tắc là, mọi hoạt động trong quá trình xây dựng, hội nhập và phát triển, phải xuất phát từ lợi ích chung của trường, vì lợi ích tập thể, chống tư tưởng cá nhân, cục bộ.
    Từ những mục tiêu chung đó, đă tạo được sự nhất trí cao về mặt nhận thức và tư tưởng trong đội ngũ giảng viên- cán bộ nhân viên và sinh viên trong trường, và đây cũng là cơ sở đã làm cho tình hình chính trị tư tưởng trong trường tương đối ổn định, góp phần cho việc triển khai các mặt hoạt động của nhà trường được thuận lợi, tạo được động lực cho sự phát triển. Từ đó đă góp phần tạo sự yên tâm trong sinh hoạt và công tác trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên, cùng nhau đồng tâm hợp lực xây dựng phát triển nhà trường.
    Trong 25 năm liên tục xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đă rất quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, công chức, giảng viên và sinh viên các khóa. Nhà trường thường xuyên quán triệt nghị quyết Đảng các cấp, chính sách, chủ trương của nhà nước cho Đảng viên, cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trong nhà trường. Thường xuyên giáo dục sinh viên về ý thức trách nhiệm, kỷ cương, qui chế trong học tập, thi cử và sinh hoạt dưới nhiều hình thức nhằm tạo ra môi trường có tính giáo dục cao, nhất là giáo dục về nhân cách trong sinh viên.
    Hằng năm trường đă tổ chức tốt các ngày lễ lớn trong năm. Nhà trường luôn hỗ trợ tối đa cho các hoạt động có ý nghĩa giáo dục, các phong trào văn thể mỹ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên của trường, góp phần tạo môi trường làm việc, giảng dạy và học tập sinh động trong trong nhà trường. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... đều được đầu tư thích đáng, vì vậy trong 25 năm qua, nhà trường giành nhiều giải cao trong các cuộc thi cấp thành phố, cấp khu vực và trong phạm vi ngành giáo dục - đào tạo.
    Nhà trường đã tổ chức hoạt động tốt công tác xã hội. Tính đến nay trường đă đóng góp xây dựng được 40 căn nhà tình nghĩa, 8 căn nhà tình thương, phụng dưỡng 13 bà mẹ Việt Nam anh hùng, góp phần cùng cả nước nước ủng hộ nhiệt tình bằng vật chất cho đồng bào bị lũ lụt, thiên tai. Nhà trường đă được Chính phủ tặng bằng khen về phong trào đền ơn đáp nghĩa và công tác xă hội từ thiện. Vừa qua, nhà trường đă vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do ************* trao tặng cho trường về thành tích đền ơn đáp nghĩa và công tác xă hội từ thiện này.
    All for you
  6. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    THÀNH TÍCH VÀ KHEN THƯỞNG
    Do những nỗ lực to lớn của nhà trường trong suốt 25 năm qua, tập thể giảng viên, cán bộ, công chức và sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM đă phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, do đó nhà trường đă được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ... đánh giá cao những thành tựu đạt được và đă trao nhiều hình thức khen thưởng quí báu.
    · ************* trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1986 cho tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ) và Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh (cũ) nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường (1976-1986).
    · ************* trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1991 cho tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ) và Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh (cũ) nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập trường (1976-1991).
    · ************* trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1996 cho tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ) và Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh (cũ) nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập trường (1976-1996).
    · ************* trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2001 cho tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập trường (1976-2001).
    · ************* trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1996 cho Công đoàn nhà trường.
    · ************* trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1997 cho Đoàn TNCS HCM của trường.
    · ************* trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2000 cho nhà trường về thành tích đền ơn đáp nghĩa và công tác xă hội từ thiện.
    · Nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cờ ?oĐơn vị tiên tiến xuất sắc" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, của Ủy ban nhân dân TP.HCM và của Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành cho nhà trường trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong các kỳ thi quốc gia từ năm 1976 đến năm 2001.
    · Về thành tích cá nhân, nhà trường có 02 cá nhân được ************* trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; 09 cá nhân được ************* trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 38 cá nhân và tập thể trực thuộc được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 23 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Cụ thể :
    · Danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú :
    Stt Họ tên Học hàm, học vị Năm được phong
    01 Du Lô Giang PGS,TS 1988
    02 Trần Trung Hậu PGS,TS 1988
    03 Đào Công Tiến PGS 1990
    04 Đào Văn Tài PGS,TS 1990
    05 Trần Văn Chánh GS,TS 1990
    06 Trương Văn Khảng GS,TS 1990
    07 Nguyễn Tấn Lập GS,TS 1992
    08 Võ Thành Hiệu PGS 1992
    09 Nguyễn Thành Xương PGS,TS 1992
    10 Nguyễn Ngọc Nga PGS,TS 1992
    11 Lê Minh Thơi GVC 1992
    12 Lê Lương PGS,TS 1992
    13 Nguyễn Thanh Tuyền GS,TS 1994
    14 Nguyễn Thị Diễm Châu PGS,TS 1994
    15 Nguyễn Kim Thúy PGS,TS 1994
    16 Ung Bửu PGS,TS 1994
    17 Lê Văn Phi TS 1996
    18 Nguyễn Đức Khương PGS,TS 1996
    19 Phan Trọng Kỳ GVC 1996
    20 Nguyễn Văn Tề GVC 1996
    21 Lều Kim Ngọc GVC 1998
    22 Vũ Văn Nghinh GVC 1998
    23 Nguyễn Thị Liên Diệp PGS,TS 2000
    24 Đồng Thị Thanh Phương PGS,TS 2000
    · Huân chương Lao động hạng Nhì :
    1. PGS. Đào Công Tiến Nguyên PGĐ ĐHQG 2000
    2. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền Hiệu trưởng 2001
    · Huân chương Lao động hạng Ba :
    1. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền Hiệu trưởng 1996
    2. PGS. Đào Công Tiến Nguyên PGĐ ĐHQG 1996
    3. PGS.TS Du Lô Giang Nguyên Bí thư Đảng ủy 1996
    4. PGS.TS Nguyễn Thành Xương Nguyên Phó hiệu trưởng 1996
    5. GS.TS Trương Văn Khảng Khoa TK-T-TH 1996
    6. GS.TS Trần Văn Chánh Khoa QTKD 2000
    7. TS. Phạm Văn Năng Phó hiệu trưởng 2000
    8. PGS.TS Nguyễn Thị Diễm Châu Nguyên Phó hiệu trưởng 2001
    9. PGS.TS Đào Văn Tài Nguyên TBT TC.PTKT 2001
    · Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể đơn vị :
    01. Phòng Quản lý khoa học & HTQT Năm 2000
    02. Khoa Quản trị kinh doanh Năm 2000
    03. Khoa Kinh tế phát triển Năm 2001
    04. Phòng Quản lý Đào tạo-CTSV Năm 2001
    05. Khoa Kế toán-Kiểm toán Năm 2001
    06. Phòng Kế hoạch Tài chính Năm 2001
    07. Phòng Tổ chức Hành chính Năm 2001
    08. Khoa Tài chính nhà nước Năm 2001
    09. Khoa Thống kê-Toán-Tin học Năm 2001
    10. Phòng Quản trị-Vật tư Năm 2001
    11. Khoa Đào tạo Tại chức Năm 2001
    · Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cá nhân :
    01. PGS.TS Nguyễn Thị Diễm Châu Nguyên Phó hiệu trưởng 1991
    02. TS. Lương Minh Cừ Trưởng phòng TCHC 1996
    03. Lều Kim Ngọc Cán bộ hưu trí 1996
    04. Nguyễn Văn Tề Khoa TCNN 1996
    05. Nguyễn Phương Thanh Khoa KT-KT 1996
    06. Phan Trọng Kỳ Trưởng khoa KTCT 1996
    07. TS. Trương Thị Liên Cán bộ hưu trí 1996
    08. TS. Hoàng Đức Trưởng khoa ĐTTC 1996
    09. PGS.TS Nguyễn Đức Khương Cán bộ hưu trí 1996
    10. TS. Lê Bảo Lâm Phó hiệu trưởng 2000
    11. PGS.TS Nguyễn Quốc Tế Trưởng phòng QLKH 2000
    12. TS. Nguyễn Việt Trưởng khoa KT-KT 2000
    13. TS. Hoàng Đức Trưởng khoa ĐTTC 2001
    14. PGS.TS Dương Thị Bình Minh Trưởng khoa TCNN 2001
    15. TS. Trần Hoàng Ngân Phó trưởng khoa TCDN 2001
    16. Đoàn Hồng Nhung Chủ tịch Công đoàn 2001
    17. TS. Lê Thanh Hà Trưởng khoa QTKD 2001
    18. Nguyễn Văn Tề Khoa TCNN 2001
    19. Thái Văn Lý Trưởng phòng KHTC 2001
    20. TS. Lê Văn Phi Trưởng khoa TK-T-TH 2001
    21. Trần Hữu Hạnh Trưởng phòng QLĐT-CTSV 2001
    22. Bùi Thanh Đạm Trưởng phòng QT-VT 2001
    23. PGS.TS Hoàng Thị Chỉnh Khoa Kinh tế phát triển 2001
    24. PGS.TS Đồng Thị Thanh Phương Khoa QTKD 2001
    25. Nguyễn Phương Thanh Khoa Kế toán-Kiểm toán 2001
    26. TS. Trương Giang Long Nguyên trưởng ban T-XHH 2001
    27. TS. Bùi Lê Hà Trưởng khoa TM-DL 2001
    Ngoài ra rất nhiều cá nhân, tập thể đơn vị thuộc trường được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính; nhiều cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố, Bộ; được trao tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Giáo dục", Huy chương "Vì sự nghiệp Tài chính", Huy chương "Vì sự nghiệp Khoa học công nghệ", Huy chương "Vì Thế hệ trẻ", Huy chương "Vì sự nghiệp Công đoàn", Huy chương "Vì sự nghiệp Thống kê"...
    All for you
  7. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
    Trên cơ sở tổng kết những thành tựu đã đạt được trong 25 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, cůng với chủ trương đổi mới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam của Đảng và Nhà nước, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đă được qui hoạch là một trường đại học trọng điểm quốc gia, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các hoạt động của nhà trường trong thời kỳ mới, của những năm đầu thế kỷ 21, đồng thời cũng là những thách thức cho sự phát triển để vươn lên tầm cao mới. Báo cáo này trình bày một cách tổng quan về mục tiêu và phương hướng phát triển nhà trường đến năm 2020.
    I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHUNG :
    Quan điểm và định hướng phát triển nhà trường từ nay đến năm 2020 là: "Tích cực đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động, nâng cao và huy động mọi nguồn lực nhằm xây dựng nhà trường ngày càng phát triển toàn diện, đủ tầm vóc và chuẩn mực của một trường đại học kinh tế lớn, đáp ứng nhu cầu của xă hội cả về số lượng và chất lượng. Phấn đấu đưa trường trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có vị trí và uy tín lớn ở các tỉnh, thành phía Nam và cả nước; phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước; hướng tới nền kinh tế tri thức; nhanh chóng hội nhập vào hệ thống đào tạo trong khu vực và thế giới". Trong thời kỳ đầu thế kỷ 21 này, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM hướng vào các mục tiêu chủ yếu sau đây :
    1. Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nhà trường đến năm 2020, trước mắt là giai đoạn từ nay đến năm 2010. Trên cơ sở đó hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường cho phù hợp với mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường trong giai đoạn phát triển mới.
    2. Đào tạo các chuyên gia kinh tế có chất lượng cao, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Trước mắt ổn định qui mô đào tạo hệ đại học chính qui, đa dạng hóa loại hình đào tạo để mở rộng qui mô, nhất là đào tạo sau đại học. Bên cạnh đó cần tiếp tục tổ chức triển khai chương trình liên kết đào tạo sau đại học với các trường trong khu v ực và trên thế giới.
    3. Điều chỉnh và đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình phů hợp với nhu cầu đào tạo để tiến tới xây dựng hệ thống giáo trình chuẩn và chương trình đào tạo có tiêu chuẩn chung nhằm hội nhập với hệ thống đại học trong khu vực và thế giới. Tăng cường quản lý công tác dạy và học, chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, nhằm chuẩn hóa chất lượng của các hệ đà o tạo ngang tầm với các nước trên thế giới.
    4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tạo mọi điều kiện với các khả năng tối đa của trường để huy động đội ngũ cán bộ - giảng viên có thể tham gia nghiên cứu các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước và nhất là các dự án liên kết với nước ngoài. Đặc biệt chú ý khuyến khích việc viết giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo cho sinh viên, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.
    5. Để hội nhập với khu vực và thế giới, cần chủ động từng bước thiết lập và mở rộng quan hệ với các trường đại học và các tổ chức quốc tế, hình thành nhiều trung tâm đào tạo và nghiên cứu quốc tế do trường quản lý. Hoạt động này sẽ góp phần nâng cao trình độ cho các giảng viê n, tạo uy thế của trường trong nước và trên thế giới.
    6. Chuẩn bị các bước cần thiết để hướng nội dung, chương trình đào tạo các chuyê n gia thuộc lĩnh vực kinh tế theo hướng hội nhập nền kinh tế tri thức trong phạm vi toàn cầu.
    7. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy để điều hành công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Mở rộng phân cấp giữa trường và các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh hoạt động của nhà trường.
    8. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nhà trường theo qui hoạch hoàn chỉnh của một trường đại học kinh tế trọng điểm theo hướng hiện đại. Tập trung giải quyết triệt để vấn đề thiếu giảng đường. Hiện đại hóa trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc, học tập của giảng viê n, cán bộ nhân viên và sinh viên.
    9. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ đội ngũ. Nâng cao đời sống giảng viên, cán bộ nhân viên, xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, dân chủ trong nhà trường.
    10. Từng bước nâng cao chất lượng toàn bộ các hoạt động, để xây dựng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM thành trường đại học trọng điểm tương xứng với các trường đại học trong khu vực và thế giới trong thời kỳ mới.
    II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020 :
    1. Về đào tạo :
    Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn theo hướng chuẩn hóa chất lượng đào tạo ở tất cả các bậc, hệ đào tạo của trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi đối tượng và hoàn cảnh của người học. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tất cả giảng viên, cán bộ, công chức trong trường.
    Tiếp tục nâng cao nội dung và hiệu quả của hoạt động thanh tra học chính trong nhà trường, đảm bảo thực hiện nghiêm minh kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động đào tạo.
    a. Đào tạo hệ Đại học, Cao đẳng Chính qui :
    Thực hiện qui mô đào tạo hàng năm ổn định ở mức 25.000 sinh viên, trong đó đại học chính quy là 16.000 sinh viên, cao đẳng chính quy là 3.500 sinh viên, hoàn chỉnh đại học chính quy là 3.000 sinh viên, văn bằng 2-chính quy là 2.500, đưa chất lượng đào tạo các hệ này nâng lên. Để thực hiện được mục tiêu này trong những năm tới cần tập trung thực hiện :
    · Lập chiến lược đào tạo hệ Đại học, Cao đẳng Chính qui dài hạn từ nay cho đến năm 2010, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm.
    · Tăng cường quản lý chất lượng giảng dạy, thông qua việc tiếp tục điều chỉnh và hoà n thiện hệ thống giáo trình - tài liệu học tập, chương trình đào tạo thích hợp, linh hoạt, áp dụng và nhân rộng phương pháp giảng dạy tích cực.
    · Thực hiện nghiêm túc các kỳ thi trong năm học, chủ trương sử dụng đề thi ??ođóng???, loại bỏ dần việc sử dụng đề thi ??omở??? cho sinh viên. Nhân rộng việc giảng dạy bằng tiếng Anh cho những chuyên ngành có đủ điều kiện giảng dạy và học tập (kể cả vốn tiếng Anh chuyê n ngành của thầy và trò), cần tổ chức tổng kết, đánh giá việc giảng dạy bằng tiếng Anh hàng năm.
    · Tăng cường quản lý và triển khai sớm kế hoạch giảng dạy. Các bộ phận liên quan cần có sự phối hợp thực hiện chặt chẽ, để tránh bị động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên.
    · Tích cực tìm kiếm và đầu tư vào cơ sở giảng dạy để giải quyết cơ bản việc thiếu giảng đường (hoặc thuê phòng học không đủ tiêu chuẩn), nhằm đáp ứng qui mô đào tạo theo dự kiến và mở rộng qui mô trong những năm tới.
    · Đẩy mạnh công tác quản lý sinh viên và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với sinh viên.
    b. Đào tạo hệ Đại học Không chính qui :
    · Tiếp tục giữ vững quy mô đào tạo theo chỉ tiêu chung của Bộ, với quy mô tăng 5% hàng năm và có thể tăng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ cho các địa phương ở phía Nam. Nhà trường sẽ chuyển hướng chiêu sinh để đào tạo cán bộ cho các xă ở các địa phương, nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đạt kết quả.
    · Tiếp tục đào tạo hệ Đại học Tại chức - Văn bằng 2 dành cho những người đă tốt nghiệp các trường đại học, đây là nhu cầu đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và bổ túc kiến thức quản lý kinh tế, tài chính cho những cán bộ, công chức đang đương chức ở các đơn vị.
    · Tiếp tục đào tạo liên thông chương trình đại học cho số thí sinh đă tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp khối kinh tế, có nguyện vọng tiếp tục thi tuyển học hệ Đại học Tại chức với thời gian rút ngắn hơn so với đối tượng tốt nghiệp phổ thông trung học. Đây là một nhu cầu chuyển tiếp rất chính đáng của thí sinh đă tốt nghiệp các trường trung học khối kinh tế.
    · Nghiên cứu để mở hệ đại học đào tạo từ xa, trước mắt tập trung vào chuyên ngành Tài chính-Kế toán các doanh nghiệp, sẽ mở ở một số địa phương đă có kinh nghiệm về đào tạo loại hì nh này.
    · Nhà trường tiếp tục phấn đấu và mở rộng việc đào tạo bổ túc thêm kiến thức cho những người trước đây đă tốt nghiệp đại học hệ ngắn hạn và tốt nghiệp cao đẳng tại chức ở các địa phương, để có đủ trình độ phục vụ các lĩnh vực kinh tế-xă hội của đất nước.
    · Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục những tồn tại, thực hiện cải tiến một bước công tác tuyển sinh đầu vào, quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, nhằm đánh giá đúng đắn chất lượng đầu ra, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp hệ Đại học Tại chức của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM có đủ kiến thức chuyên môn tương ứng với hệ đại học chính quy, đủ sức đảm nhận tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý kinh tế-tài chính.
    c. Đào tạo hệ Sau đại học :
    Về đào tạo sau đại học, mục tiêu phát triển chung là cố gắng cao nhất đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ kinh tế ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng để bổ sung đội ngũ cán bộ kế cận cho các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan quản lý của các tỉnh phía Nam.
    Trong những năm tới chủ trương của trường tập trung đào tạo nghiên cứu sinh để tăng cường đội ngũ giảng viên cho các trường đại học và cao đẳng. Đào tạo thạc sĩ sẽ mở rộng đến tất cả các đối tượng có khả năng và nguyện vọng. Đặc biệt, do nhu cầu xă hội, nhà trường sẽ mở rộng hoạt động liên kết với các cơ quan, đơn vị, địa phương... mở các lớp bồi dưỡng chương trình sau đại học, nhằm tạo nguồn nhân lực , nâng cao trình độ quản lý cho các tổ chức doanh nghiệp.
    2. Về nghiên cứu khoa học - công nghệ :
    Nền kinh tế nước ta đă trải qua 15 năm đổi mới. Bên cạnh những thành tựu đă đạt được một cách đáng kể, thì vẫn còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn, về mô hình quản lý kinh tế phong phú cần được làm sáng tỏ, để làm cơ sở cho từng giai đoạn phát triển tiếp theo. Đây là thời kỳ đất nước tập trung mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đây cũng là thời kỳ mà nền kinh tế nước ta đang từng bước hòa nhập vào hoạt động chung của cộng đồng các nước ASEAN, hội nhập trong nền kinh tế thế giới có xu thế toàn cầu, trong điều kiện Hiệp định Thương mại Việt -Mỹ được phê chuẩn, nên cần tập trung nghiên cứu nhiều nội dung trong hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là xuất nhập khẩu.
    Nhằm phục vụ kịp thời và tốt hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hó a, hiện đại hóa đất nước, bước vào trong thời kỳ phát triển mới này, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM xác định những mục tiêu cơ bản hoạt động NCKH-CN của trường theo hướng như sau :
    · Kịp thời rút ra được những bài học kinh nghiệm đạt được của 15 năm đổi mới kinh tế và những vấn đề cần giải quyết, để tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình phát triển.
    · Xác định những biện pháp quản lý và những chính sách quan trọng cho việc thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trưởng và phát triển cao hơn những năm qua.
    · Nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản và khái quát về đặc điểm của kinh tế Việt Nam gắn với việc tổng kết thực tiễn.
    Từ những mục tiêu nói trên, phương hướng cơ bản của NCKH-CN trong Trường Đại học Kinh tế TP.HCM giai đoạn những năm đầu thế kỷ 21 được xác lập như sau :
    · Nghiên cứu những vấn đề kinh tế cơ bản : Để tạo nền tảng cho sự phát triển của khoa học kinh tế ở nước ta trong những năm tới, bên cạnh việc nghiên cứu ứng dụng, trường cần đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong khoa học kinh tế. Đặc biệt là các khái niệm trong cơ chế thị trường ở Việt Nam như: thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, thị trường chứng khoán??? Cần phải có những nội dung nghiên cứu thích hợp để hình thành các giáo trình về Kinh tế học Việt Nam, Kinh tế Chính trị Việt Nam, Triết học Việt Nam... là những nội dung nghiên cứu đòi hỏi các trường đại học, trong đó có Trường Đại học Kinh tế TP.HCM phải đáp ứng.
    · Các chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước : Nhà trường sẽ chủ động tiếp cận với các cơ quan, ban ngành trung ương để nắm bắt được những nhu cầu NCKH thời kỳ 2001-2005 từ đó xây dựng kế hoạch NCKH của trường, tích cực tham gia đấu thầu nghiên cứu các đề tài, chương trì nh cấp Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và quản lý kinh doanh, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của thực tiễn.
    · Các đề tài khoa học cấp Bộ: Đề xuất hướng nghiên cứu trong hệ thống đề tài cấp Bộ, đặc biệt chú trọng nghiên cứu những vấn đề kinh tế cơ bản, phục vụ đổi mới giáo trình và nghiên cứu ứng dụng thực tiễn để nâng cao chất lượng hệ thống chương trình, giáo trình, bài giảng và tài liệu chuyên sâu cho giảng viên và học viên. Nghiên cứu các đề tài ứng dụng khoa học kinh tế vào thực tiễn phát triển kinh tế ở các vùng, các địa phương, các ngành và các doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân. Cả hai mặt nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học kinh tế là hàng loạt đề tài phong phú, đa dạng mà nhà trường cần lựa c họn để giải quyết một cách tích cực.
    · Các đề tài khoa học cấp Trường: Tập trung nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập, đặc biệt chú ý là xây dựng hệ thống chương trình môn học cho các giai đoạn, các ngành và chuyên ngành làm cơ sở cho việc biên soạn giáo trình và tài liệu học tập trong điều kiện đổi mới, từng bước hội nhập nền kinh tế tri thức.
    · Phương hướng NCKH-CN thực tiễn : Tiếp tục củng cố và mở rộng hoạt động của các trung tâm NCKH-CN, đặc biệt là các trung tâm đang hoạt động có hiệu quả. Phải coi đây là thế mạnh của trường đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thông qua các hợp đồng nghiên cứu, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực gắn lý luận chuyên môn với thực tế của cán bộ, giảng viên, đồng thời gắn nhà tr ường với xã hội.
    · Các đề tài hợp tác quốc tế: Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng hoạt động HTQT với các trường và các tổ chức quốc tế để trao đổi và tiếp nhận công nghệ đào tạo, quản lý, trao đổi những vấn đề lý luận cơ bản của kinh tế thị trường. Hợp tác rộng răi nhằm tăng cường tiềm lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiê n cứu.
    3. Về hợp tác quốc tế :
    Trong bối cảnh của thế giới mới, khi mà viện trợ của các nước không phải vì lý do nhân đạo mà chủ yếu là viện trợ phát triển, do vậy mục tiêu của hoạt động HTQT trong thời gian tới của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là tiếp tục duy trì, phát triển và mở rộng các mối quan hệ hợp tác đă có. Đồng thời cần thiết và tích cực chủ động mở rộng hợp tác với các trường, các tổ chức trong và ngoài nước, đa dạng hóa loại hình và đa phương hóa đối tác, để phát huy hơn nữa HTQT với tinh thần hỗ trợ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, đến lượt nghiên cứu khoa học và đào tạo, lại tạo điều kiện cho HTQT phát triển.
    Để thực hiện mục tiêu trên, những nhiệm vụ đặt ra và những giải pháp đối với công tác HTQT của chúng ta là :
    · Trên cơ sở những định hướng của chiến lược dài hạn về HTQT ở cấp Bộ, nhà trường sẽ vận dụng để xây dựng kế hoạch HTQT trong phạm vi nhà trường nhằm chủ động và linh hoạt trong các nội dung và chương trình hợp tác, đảm bảo thực hiện có hiệu quả trong việc củng cố và phát triển hoạt động HTQT.
    · Nâng cao chất lượng HTQT ở tất cả các khâu, các mặt nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức, cơ quan nước ngoài để phát triển sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.
    · Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao cho hoạt động HTQT để thực hiện HTQT trong điều kiện hợp tác đôi bên cůng có lợi vì phát triển và trong trong điều kiện đa phương hóa hợp tác quốc tế hiện nay.
    · Tích cực tạo nguồn tài chính để có khả năng mở rộng công tác cho HTQT, một mặt sẽ trích một phần kinh phí tương xứng cho HTQT từ quỹ tự tạo, mặt khác cần chủ động tìm và tạo nguồn hỗ trợ cho HTQT từ các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức xă hội và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
    · Đa dạng các loại hình trong HTQT, cůng với các hình thức truyền thống, tăng cường cử giảng viên và các nhà khoa học ra nước ngoài dưới dạng xuất khẩu "chất xám", đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đến trường để giảng dạy và nghiên cứu với thời gian dài hơn, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ chúng ta có cơ hội tiếp cận và hò a nhập trình độ khoa học kỹ thuật của khu vực và thế giới.
    · Khai thác triệt để các quan hệ HTQT nhằm mở rộng hình thức "du học tại chỗ". Đây là phương cách tốt nhất trong điều kiện chúng ta vừa thiếu ngân sách đào tạo, vừa thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn cao.
    4. Về tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ :
    Tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà trường theo hướng gọn nhẹ, thể hiện tính khoa học, tính hiệu quả và ổn định. Tiếp tục sắp xếp điều chỉnh lại một số đơn vị, ngành đào tạo mới.
    Từng bước hoàn chỉnh qui chế về chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các đơn vị thuộc trường; qui chế quản lý hoạt động của các đơn vị, trung tâm dịch vụ-sản xuất, để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ và kỷ cương trong nhà trường.
    Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, đội ngũ kế cận và qui hoạch cán bộ chủ chốt đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu dài của nhà t rường. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức sư phạm trong đội ngũ giảng viên, để nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy.
    Tăng cường nâng cao trình độ giảng viên và công chức phů hợp với mục tiêu xây dựng, phát triển nhà trường. Mở rộng diện nghiên cứu sinh trong đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên có bằng Thạc sĩ phấn đấu thi nghiên cứu sinh để lấy bằng Tiến sĩ (người có bằng Thạc sĩ trong thời hạn 5 năm phải thi làm nghiên cứu sinh). Phấn đấu đến năm 2010, 95% đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ từ Thạc sĩ trở lên.
    Công tác tuyển chọn giảng viên trẻ để bổ sung cho đội ngũ giảng dạy, cần chú trọng các tiêu chuẩn như: vừa có tư cách tốt, vừa có trình độ chuyên môn giỏi và khả năng sử dụng được ngoại ngữ. Mỗi năm dự kiến tuyển 15 giảng viên trẻ, bổ sung cho đội ngũ cán bộ giảng dạy các khoa (chiếm khoảng 3% trên tổng số cán bộ giảng dạy).
    Tiếp tục khuyến khích cán bộ, giảng viên, viên chức học ngoại ngữ, tin học v.v... để nâng cao trình độ nghiên cứu và giao tiếp, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên, viên chức nâng cao khả năng giảng dạy và làm việc với các phương tiện hiện đại.
    5. Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng :
    Mục tiêu của công tác chính trị tư tưởng là đẩy mạnh và nâng cao nhận thức chính trị cho tất cả cán bộ, giảng viên, công chức và sinh viên các hệ trong nhà trường về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường XHCN và các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó tăng cường thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động trong nhà trường, phấ n đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong những năm tới, cụ thể :
    · Công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải đi vào chiều sâu, sát hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn. Chú trọng vai trò của các cơ sở (Phòng, Ban, Khoa, Công đoàn, Đoàn TNCS, Hội SV...). Những vấn đề nảy sinh về tâm tư, tâm trạng, tư tưởng của từng cá nhân trước hết phải được giải quyết ở đơn vị. Đơn vị cơ sở là nơi có ưu thế nhất để giải quyết các diễn biến tư tưởng nảy sinh của các cá nhân.
    · Coi trọng giáo dục đạo đức, phong cách và ýthức trách nhiệm là điều cần thiết hiện nay trong nhà trường. Thông qua phê bình, góp ý và bằng công luận để nhắc nhở mọi người giữ gìn lối sống lành mạnh. Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương, học đường. Chống những xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, cục bộ xem nhẹ lợi ích tập thể, cộng đồng; những xu hướng chạy theo đồng tiền mà bỏ quên đạo lý và phẩm giá.
    · Tổ chức tốt việc phổ biến và cung cấp thông tin về tình hình mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và thế giới bên ngoài b ằng cách tạo điều kiện cho mọi người nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin nội bộ và các buổi nói chuyện chuyên đề mang tính thời sự về những vấn đề mà mọi người quan tâm.
    6. Về quản lý và xây dựng cơ sở vật chất :
    · Quan điểm của lănh đạo nhà trường trong công tác xây dựng và quản lý cơ sở vật chất trong những năm tiếp theo là nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất và tăng cường trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa phương tiện dạy và học, để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Trước mắt tìm các biện pháp để giải quyết đủ giảng đường học tập, bên cạnh đó xúc tiến nhanh xây dựng phòng học, cơ sở vật chất, hạn chế tối đa việc thuê giảng đường.
    · Tích cực tìmđịa điểm mới để xây dựng trường theo qui hoạch hoàn chỉnh của một trường đại học kinh tế trọng điểm, theo hướng hiện đại hóa để hội nhập đào tạo với các nước trong khu vực và thế giới .
    · Tìm biện pháp tạo cơ sở vật chất cho việc kết hợp giữa đào tạo kiến thức trong nhà trường với thâm nhập thực tiễn như việc xây dựng mô hình Trường-Nông trại, mô hình doanh nghiệp trong nhà trường???
    · Tổ chức khai thác sử dụng tốt mạng Internet trong quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
    · Tổ chức triển khai việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm trong nhà trường, kiên quyết chống lãng phí, nhất là trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, xăng dầu ???
    7. Về quản lý tài chính :
    Công tác quản lý tài chính của nhà trường, trước hết cần tuân thủ chặt chẽ các qui định nhà nước, tiếp tục thực hiện theo nguyên tắc chung là "Trường quản lý thống nhất các nguồn thu, linh hoạt trong sử dụng trên cơ sở giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính".
    · Duy trì và phát huy những mặt tích cực đă đạt được trong 25 năm qua về quản lý, điều hành tài chính, sử dụng tốt quỹ tự tạo đảm bảo ổn định thu nhập của cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường. Mặt khác, sử dụng tài chính như là một động lực thúc đẩy quá trình phát triển của nhà trường.
    · Để sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả, cần phải tăng cường tiết kiệm, chống lăng phí.
    · Qui định thống nhất phân phối kết quả hoạt động có thu đối với từng loại hình: lao động sản xuất, trung tâm, dịch vụ...
    8. Về tổ chức phục vụ đào tạo :
    Nhà trường chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động: Thanh tra học chính, Thư viện, Ký túc xá Sinh viên, Y tế cũng như các trung tâm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học: Tạp chí Phát triển kinh tế, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế phát triển, Trung tâm Tin học, Trung tâm Dân số-Lao động, Xưởng in??? nhằm tăng cường chất lượng công tác phục vụ đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đối với các hệ đào tạo của trường. Đặc biệt quan tâm củng cố, tăng cường khả năng của Thư viện để đáp ứng tốt các nhu cầu nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên. Mở rộng để tăng diện tích phòng đọc cho sinh viên khi xây dựng hoàn chỉnh khu nhà 7 tầng. Tiếp tục hoàn thiện xây dựng thư viện hiện đại và nghiên cứu xây dựng đề án ??oThư viện điện tử??? trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập và nghiên cứu tài liệu cho cán bộ, giảng viên và sinh viên.
    Các trung tâm, dịch vụ-sản xuất như: Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Điện toán Kế toán, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Sinh viên-Học sinh, Văn phòng Tư vấn Tài chính-Kế toán-Kiểm toán, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng kinh tế (CESAIS), Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và Luyện thi, Công ty TNHH In Kinh tế, Dịch vụ giữ xe... ngoài việc phục vụ tốt nhất, có hiệu quả cao nhất các chức năng nhiệm vụ của nhà trường còn phải phấn đấu để nâng cao hiệu quả kinh tế - xă hội, và có trách nhiệm đóng góp cho trường ngà y càng nhiều thêm.
    9. Đảng bộ và các hoạt động đoàn thể :
    a. Đảng bộ trường Đại học Kinh tế TP.HCM:
    Lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển nhà trường đến 2010 theo mô hình tổ chức các trường đại học trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, là công tác qui hoạch cán bộ, bồi dưỡng đội ngũ đảm bảo cho tiến trình phát triển nhà trường trong giai đoạn mới.
    Đảng ủy lănh đạo toàn diện các hoạt động trong nhà trường. Chủ trương, phát huy và khai thác nguồn lực về đội ngũ và cơ sở vật chất cả trong và ngoài trường, ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đào tạo của xă hội với chất lượng ngày càng cao.
    Tăng cường sự lănh đạo của đảng ủy trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng,trong chuyên môn để đảm bảo cho nhà trường phát triển một cách đồng bộ. Đẩy mạnh công tác xây dựng đảng để giữ vững đảng bộ trong sạch vững mạnh.
    b. Các hoạt động đoàn thể :
    Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có và những thành quả của 25 năm vừa qua để vươn lên trong hoàn cảnh mới. Nhà trường tiếp tục hỗ trợ trong phạm vi và khả năng, cho mọi hoạt động có ý nghĩa giáo dục của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên??? Thông qua các hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, tạo môi trường làm việc, giảng dạy và học tập sinh động, đồng thời tham gia rộng răi và tích cực và o các công tác xã hội từ thiện.
    * - Công đoàn trường : Thực hiện đúng chức năng, duy trì các hoạt động có có sức thu hút, có nề nếp như thời gian qua, củng cố về mặt tổ chức và nhân sự, nhất là ở các công đoàn bộ phận, tổ công đoàn. Tập hợp ý kiến của cán bộ, giảng viên, nhân viên liên quan đến các chủ trương của Đảng ủy và Ban Giám hiệu để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
    - Nâng cao nhận thức của đoàn viên công đoàn đối với tổ chức của mình, nâng cao ý thức của từng cán bộ, giảng viên, nhân viên trong rèn luyện phẩm chất đạo đức và nghĩa vụ đối với công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác của trường.
    - Đổi mới phương thức thi đua, động viên lực lượng nữ cán bộ, giảng viên, nhân viê n trong trường vươn lên đạt những thành quả lớn hơn trong chuyên môn, nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.
    * - Đoàn TNCS, Hội SV : Tiếp tục xây dựng, củng cố về tổ chức đối với Đoàn khoa và Chi đoàn, đặc biệt chú trọng khâu phát triển đội ngũ cán bộ đoàn.
    · Sáng tạo nhiều hình thức mới đa dạng, phù hợp, nhằm thu hút sinh viên vào các chương trình hành động, để từ đó phát huy tác dụng và uy tín của Đoàn. Tập hợp những nguyện vọng chính đáng của sinh viên về các mặt vật chất, tinh thần, đề đạt với Ban Giám hiệu cůng các phòng, ban chức năng, các khoa giải quyết kịp thời cho sinh viên. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xă hội trong sinh viên.
    · Thực hiện vai trò nòng cốt, nghiêm túc thể hiện đạo đức, nhân cách, gương mẫu trong học tập đối với sinh viên, trong giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên là đoàn viên trẻ.
    · Hội Cựu chiến binh : Vận động phát triển hội về số lượng để nâng cao chất lượng hoạt động. Cần có chương trình bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn cho hội viên, giúp đỡ các hội viên gặp khó khăn trong cuộc sống. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, về nguồn??? nhằm giữ gìn truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của người lính *****.
    · Hai mươi lăm năm là một chặng đường đầy tự hào của tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM về những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển toàn diện của nhà trường, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bước vào thập niên đầu của thiên niên kỷ mới, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nỗ lực phấn đấu vươn lên để xứng đáng là một trường đại học trọng điểm của cả nước. Chắc chắn nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường sẽ nặng nề hơn, song với quyết tâm của thầy và trò trong toàn trường, chúng ta tin tưởng rằng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM sẽ tiếp tục phát triển, xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhà nước, xứng đáng với vị thế của nhà trường trong hệ thống các trường đại học cả nước, khu vực và thế giới.
    All for you
    Được sửa chữa bởi - On4U vào 15/04/2002 12:50
    Được sửa chữa bởi - On4U vào 15/04/2002 12:52
  8. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Địa chỉ liên hệ
    Cơ sở 1: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp.HCM.
    Cơ sở 2: 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Tp.HCM.
    Cơ sở 3: 179 - 181 đường 3/2 Quận 10, Tp.HCM.
    Cơ sở 4: 196 Trần Quang Khải, Quận 1, Tp.HCM.
    Cơ sở 5: 1Bis Hoàng Diệu, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM.
    Cơ sở 6: 54 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Tp.HCM.
    Cơ sở 7: 232 Bis/1C Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trụ sở chính: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
    Tel: 8.295.299 - 8.229.253, Fax: 84.8.8241186
    Email: tchc@hcmueco.edu.vn, Website: www.hcmueco.edu.vn
    All for you
  9. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
    Hoạt động đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, nhằm đào tạo và cung cấp cho xã hội các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế, có trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học (gồm Thạc sĩ và Tiến sĩ Kinh tế), đáp ứng cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau ngày giải phóng miền Nam, công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế - xă hội đông đảo, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
    Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ), Trường Đại học Tài chính Kế toán TP.HCM (cũ) và Khoa Kinh tế trường Đại học Tổng hợp TP.HCM (cũ) nói chung, đă thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, đáp ứng được nhu cầu về cán bộ quản lý kinh tế cho các tỉnh, thành phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
    Trong quá trình xây dựng và phát triển, để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ đào tạo do nhà nước giao, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đă tập trung xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo thích ứng với từng giai đoạn phát triển và yêu cầu đổi mới đất nước. Chương trình đào tạo của nhà trường được xây dựng theo mục tiêu trang bị kiến thức nền tảng và nâng cao khả năng thích ứng của người học, đồng thời từng bước đáp ứng được nhu cầu đổi mới của xă hội cũng như hòa nhập với các trường đại học khác trong khu vực. Do đó, việc xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo được nhà trường xem là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo, chính vì thế mà chất lượng đào tạo của trường ngày càng được nâng lên. Phương pháp giảng dạy trong từng môn học trong những năm qua đă được cải tiến đáng kể, do đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường luôn tiếp cận công nghệ và phương pháp đào tạo mới. Hệ thống giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo ngày càng đ ầy đủ và được hoàn thiện, giúp cho sinh viên có thể thực hiện tốt quá trình đào tạo và tự đào tạo trong thời gian học tập ở trường.
    Các ngành và chuyên ngành đào tạo hiện nay của trường bao gồm :
    · Ngành Quản trị kinh doanh :
    · Quản trị kinh doanh
    · Ngoại thương
    · Thương mạI
    · Marketing
    · Du lịch
    · Ngành Kinh tế :
    · Kinh tế học
    · Kinh tế phát triển
    · Kế hoạch đầu tư
    · Kinh tế lao động & Quản lý nhân lực
    · Kinh tế nông nghiệp
    · Ngành Tài chính tín dụng :
    · Tài chính nhà nước
    · Bảo hiểm
    · Tài chính doanh nghiệp
    · Kinh doanh tiền tệ
    · Ngành Thống kê - Toán - Tin học :
    · Thống kê
    · Toán kinh tế
    · Tin học quản lý
    · Ngành Kế toán - Kiểm toán :
    · Kế toán
    · Ngành Kinh tế chính trị :
    · Kinh tế chính trị
    Phương châm trong công tác đào tạo của nhà trường được thực hiện trong những năm qua là "kết hợp hài hòa giữa quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo, phù hợp với khả năng hiện có và yêu cầu của xã hội", do đó Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo những nhà hoạch định chính sách và quản lý kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đ ại hóa đất nước.
    All for you
  10. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    CÁC ĐƠN VỊ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
    · Thanh tra học chính và kỷ cương học đường : Mặc dů mới được thành lập vào thời kỳ sau này, nhưng thanh tra học chính đã thực sự trở thành một hoạt động cần thiết trong nhà trường, nhằm bảo đảm và thiết lập được kỷ cương trong hoạt động đào tạo.
    Có thể nói rằng, hoạt động thanh tra học chính và kỷ cương của trường trong nhiều năm qua đă thực hiện có hiệu quả, chuyển biến theo chiều hướng tích cực, góp phần gìn giữ kỷ cương học đường trong nhà trường, tạo môi trường thực hiện tốt kỷ cương trong các hoạt động của trường, thúc đẩy cho quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường phát triển nhanh hơn.
    Từ khi thành lập, mặc dù đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp về lĩnh vực này còn yếu và thiếu, thế nhưng các hoạt động thanh tra học chính đă có nhiều tiến bộ, giám sát được các hoạt động đào tạo của nhà trường, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các qui chế về kỷ cương học đường trong cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên.
    · Thư viện và hoạt động phục vụ bạn đọc : Trong quá trình xây dựng và phát triển Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, thư viện của trường ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa. Từ năm 1993 thư viện đă bắt đầu đưa tin học vào công tác thư viện bằng phần mềm CDS-ISIS do UNICEF tài trợ. Hiện nay, thư viện của trường đă xây dựng được 4 phòng đọc có sức chứa 500 chổ ngồi, được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, có hệ thống máy vi tính giúp cho bạn đọc trong việc tra cứu các loại sách nhanh chóng. Đặc biệt, nhà trường còn xây dựng Thư viện Sau đại học dành cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh, giảng viên và cán bộ nghiên cứu để tra cứu tài liệu trên mạng nội bộ trường, trên Internet cũng như tham khảo các tài liệu nước ngoài khác.
    Trong quá trình phục vụ, thư viện của nhà trường đă xây dựng được một kho tài liệu có giá trị thông tin lớn, mang tính chất của một thư viện đa ngành trong lĩnh vực kinh tế, đáp ứng được nhu cầu tham khảo tài liệu của đông đảo bạn đọc trong và ngoà i trường kể cả giảng viên lẫn sinh viên. Thư viện trường hiện có nhiều tài liệu quí như: bộ bách khoa toàn thư, các loại từ điển, sách tra cứu chuyên ngành... Ngoài ra thư viện trường còn phục vụ bạn đọc tại phòng tra cứu qua mạng máy tính nội bộ và đọc thông tin trên các đĩa CD-ROM với tổng số hiện có hơn 200 đĩa. Hiện nay, thư viện hiện giữ khoảng 60.000 bản sách, trên 12.000 tựa sách, trên 130 loại báo, tạp chí (tiếng Việt và nước ngoài).
    Với khối lượng đầu sách tương đối lớn và phong phú về chủng loại, thư viện đă phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trường. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các hệ, bậc đào tạo trong quá trình đào tạo của trường.
    Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu học tập, tra cứu và nghiên cứu ngày càng tăng của giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên, nhà trường đă tiếp tục đầu tư xây dựng các thư viện nhỏ ở các khoa gồm nhiều loại sách chuyên ngành. Nhà trường cũng thực hiện đề án xây dựng ?oThư viện hiện đại?, đến nay căn bản đă tạo được một cơ sở dữ liệu mới, trang bị máy móc hiện đại phục vụ bạn đọc và quản lý thư viện bằng hệ thống máy vi tính trên mạng. Với phần mềm hệ thống thông tin quản trị thư viện The Library System ver 3.5, cùng với hệ thống mã vạch đã tạo nên sự thuận lợi và tiện ích cho cán bộ quản lý cũng như cho độc giả trong quá trình tra cứu.
    · Tạp chí Phát triển kinh tế : Cùng với sự trưởng thành trong các mặt hoạt động của trường, công tác thông tin và trao đổi những vấn đề khoa học, những công trình nghiên cứu của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường cũng được chú ý đúng mức. Từ năm 1990, nhà trường đă tổ chức xuất bản Tạp chí Phát triển kinh tế, là một trung tâm khoa học có vị thế ở phạm vi cả nước. Tạp chí Phát triển kinh tế là tạp chí loại 1 trong danh mục xuất bản của ngành, được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép, có số ra đều đặn hàng tháng với qui mô 62 trang và số lượng 4.000 cuốn, xuất bản 2 bộ cả bản tiếng Việt và bản tiếng Anh. Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển đến nay, tạp chí đă xuất bản được... số. Trong mỗi số, có tỷ lệ chiếm gần 50% số bài của cán bộ, giảng viên trong trường. Tạp chí đă trở thành nơi diễn đàn trao đổi những vấn đề khoa học, những công trình nghiên cứu của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong trường với xă hội. Chất lượng và uy tín của tạp chí ngày càng cao, số lượng bạn đọc ngày càng nhiều hơn. Tạp chí được dư luận xă hội đánh giá rất cao về chất lượng nội dung và hình thức, đây là một cố gắng rất lớn của tập thể tòa soạn nói riêng và của tập thể Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nói chung.
    · Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển : Từ năm 1999, Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển được thành lập trên cơ sở trung tâm nghiên cứu trước đó, với chức năng nhiệm vụ của mình, viện đă triển khai ký hợp đồng nghiên cứu đề tài với các địa phương và đơn vị sản xuất kinh doanh với quy mô nghiên cứu và giá trị hợp đồng cao. Với sự ra đời của Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, với loại hình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ khoa học của trường phải thâm nhập nhiều hơn với thực tiễn, nhờ đó mà đội ngũ giảng viên của trường, đặc biệt là giảng viên trẻ đă không ngừng trưởng thành về chuyên môn. Tuy mới thành lập, còn rất non trẻ, nhưng Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển đă tỏ ra là một tổ chức hoạt động tích cực, năng động, linh hoạt, bước đầu đă tạo được uy tín không chỉ trong nội bộ trường mà còn đối với các đơn vị, cơ quan, địa phương đối tác ở các tỉnh thành phía Nam.
    · Công tác quản lý ký túc xá : Trong những năm qua công tác tổ chức quản lý ký túc xá, quản lý việc ăn ở của sinh viên, công tác bảo vệ an ninh trật tự đă thực hiện tốt các yêu cầu đề ra. Ýů thức tự giác của sinh viên trong việc tạo môi trường sinh hoạt và học tập của mình ở ký túc xá ngày càng tốt hơn. Nhà trường còn quan tâm đến đời sống tinh thần của sinh viên bằng việc cung cấp thêm các phương tiện giải trí, sách báo... nhằm thu hút sinh viên vào các sinh hoạt tập thể có ý nghĩa giáo dục tích cực.
    · Trạm y tế và công tác chăm sóc sức khỏe : Công tác y-tế đă thực hiện tốt việc quản lý, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên. Trạm Y tế đã có cố gắng cao để tổ chức tốt đợt khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên khóa mới nhập học. Ngoài ra, trường còn thực hiện tốt chế độ bảo hiểm y tế, cũng như thường xuyên tổ chức việc phòng chống dịch bệnh ở các ký túc xá và các cơ sở của trường.
    · Các trung tâm dịch vụ sản xuất : Trường còn tổ chức xây dựng để thành lập các Trung tâm-Dịch vụ sản xuất : Dân số - Lao động, Điện toán Kế toán, Tin học, Ngoại ngữ, Dịch vụ Tài chính - Kế toán, Bồi dưỡng văn hóa - Luyện thi, Dịch vụ Việc làm Sinh viên ?" Học sinh, Văn phòng tư vấn Tài chính - Kế toán - Kiểm toán, Hỗ trợ Sinh viên & Giảng viên trẻ, Công ty TNHH In Kinh tế, Xưởng in nội bộ v.v... Mỗi trung tâm, dịch vụ, công ty có loại hình hoạt động riêng, ngoài nhiệm vụ phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học là chính, các trung tâm, viện, công ty đã chủ động tích cực mở rộng các hợp đồng nghiên cứu và giảng dạy, nhìn chung đă thực hiện được đầy đủ yêu cầu của Nghị định 35, Quyết định 901 và đă thực sự là chiếc cầu nối giữa trường với các hoạt động xă hội.
    · Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kinh tế (CESAIS) : được thành lập giữa năm 1989 với chức năng tổ chức nghiên cứu theo hợp đồng đối với các đơn vị trong và ngoài nước, đồng thời làm tư vấn cho các dự án kêu gọi đầu tư. Với chức năng trên, trung tâm đă thu hút được sự cộng tác của đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài trường, đặc biệt là có sự tham gia tích cực của đội ngũ cộng tác viên là giảng viên và sinh viên. Với sự năng động và sáng tạo trong cơ chế mới, trung tâm đă hoạt động theo hướng lấy thu bů chi, đồng thời cố gắng thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà trường.
    Sau 25 năm nhìn lại, tuy vẫn còn những tồn tại đặt ra, song Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao những thành tựu trong hoạt động của các trung tâm sản xuất - dịch vụ của trường, bởi vì các trung tâm đă nỗ lực cao, phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ của nhà trường.
    All for you

Chia sẻ trang này