1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đại Hội VI] Hợp tuyển văn học box Du lịch 2011.

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi xttran23, 03/09/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    MẤY CHUYỆN NHẶT TRÊN ĐƯỜNG TÂY BẮC


    Một tuần sau khi trở về từ chuyến hành hương Apachai, trong lúc trà dư, tửu hậu, tôi ngồi viết lại mấy dòng về mấy chuyện lăng nhăng trên cuộc hành trình thiên lý.

    Chuyện thứ nhất: Sáng ngày 9-12, trong lúc anh em trong đoàn say sưa chụp chẹt hoa Cúc Qùy ven suối trên quãng đường từ Leng Su Sìn ra ngã ba Đoàn Kết thì tôi và anh Lệ vào ủy ban xã Chung Chải. Đang dịp tết Hà Nhì, ủy ban vắng hoe, tôi gặp Lỳ Gió Cà, Phó chủ tịch xã đang trực. Sau khi tôi trình bày chương trình làm từ thiện ở Xà Quế-Pá Lùng, ông Cà bảo sẽ lên bản cùng chúng tôi. Ông Cà không có xe máy, ủy ban cũng không còn người chở đi nhưng ông nói sẽ đi bộ. Mặc cho tôi bảo ông đi cùng đoàn vì có xe còn đi một, ông vẫn quả quyết: “Thôi các đồng chí cứ đi xe máy đi, tôi đi bộ có khi còn nhanh hơn ấy chứ. Các chú đến giúp bà con là quý lắm rồi, tôi không thể làm phiền nữa đâu”. Vậy là ông Cà đi bộ ngược núi hơn chục km lên Xà Quế để đón chúng tôi thật…Thật không biết nói gì!

    Chuyện thứ 2: Tối ngày chủ nhật, 12-12, đoàn chúng tôi leo đèo Pha Đin mới trong đêm sương mù. Chiếc xe GL của bạn Thành Jimy do tôi cầm lái chở theo Thảo K leo tới đỉnh đèo thì gặp sự cố. Phanh trước mòn vẹt, phanh sau kẹt bó nên xe văng sang một bên, ngã đổ ra đường, tôi và Thảo K đều bị xe đè lên người giữa lưng đèo trong đêm tối. Ngay lúc đó, đằng sau là một chiếc Inova biển 30N…chạy qua. Mặc dù thấy 2 người đi xe máy gặp nạn nhưng chiếc xe ô tô vẫn nhẹ nhành lách sang một bên để chạy tiếp mà không hề dừng lại xem có ai bị làm sao hay không….! Ôi thật tệ

    Chuyện thứ 3: Cũng trong tối 12-12, chúng tôi về Sơn La, trời mưa, rét, đói…Sau khi Trang chic và Cường Tony tìm được quán ăn và gọi đồ, cả đoàn rong ruổi từ khách sạn đi đến sau. Đêm Sơn La ướt mưa, sương lạnh, khi chúng tôi hỏi một cậu thanh niên, đường đến quán ăn Bà Trong, anh bạn trẻ nhiệt tình chỉ dẫn và còn nói: để em đi xe dẫn anh chị qua đó…

    Chuyện thứ 4. Đêm 13-12, đoàn lữ hành rồng rắn dưới mưa mấy trăm km để về Hà Nội. 9 giờ tối tới địa phận Sơn Tây, mưa tầm tã khiến cho tôi không thể nhìn được đường và bị rớt đoàn lại phía sau. Đến ngã ba, tôi rẽ vào một quán bán hàng ven đường để hỏi hướng về Sơn Tây. Bà chủ quán tươi cười hớn hở chạy ra hỏi: 2 em mua gì đây? Sau khi biết tôi chẳng mua gì mà chỉ hỏi đường, bà chị cau mày, quay ngoắt vào trong không thèm trả lời một câu nào mặc cho 2 đứa ngơ ngác dưới mưa không hiểu chuyện gì xảy ra…

    Vĩ Thanh:

    Vậy đó, chỉ là 2 tình huống na ná nhau và 4 cách ứng xử khác nhau của 2 nhóm người ở 2 miền Đất nước. Một nơi xa xôi, nghèo khó nhất và một nơi phồn hoa, đô thị nhất của nước Việt thân yêu. Có lẽ đó cũng là một phần lý do vì sao tôi lại yêu Tây Bắc!
  2. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC

    Buổi sáng đầu tiên ở Hà Giang thật an lành, trời se lạnh, không khí nhẹ nhõm, phố xá neo người, dòng sông Lô vẫn cuộn chảy như vậy từ cả ngàn năm nay...

    Thế gian này có những con đường mang tên thật đặc biệt, ở miền cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang có một con đường mang tên Hạnh Phúc. Cái tên được chính Bác Hồ đặt cho quốc lộ 4C dài 185km từ thị xã Hà Giang lên 4 huyện vùng cao núi đá Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Hơn 50 năm sau ngày khởi công làm con đường hạnh phúc (10 – 1959), cuộc sống hàng vạn đồng bào nơi miền cực Bắc đã thay đổi nhờ có đường. Câu chuyện bi tráng của một thời oanh liệt xẻ núi đá, ngăn vực sâu làm đường của nhân dân 8 tỉnh Cao-Bắc-Lạng và Thái-Hà-Tuyên và Hải Hưng, Nam Định sẽ còn được kể mãi. Hàng vạn lượt người, trong 9 năm ròng từ năm 1959 đến năm 1966 đã tay búa tay choòng phá đá một cách thủ công nhất, trong thời gian hơn 2 triệu ngày công để mở đường lên cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc, nơi hoang sơ mà tự thuở hồng hoang đến năm 1965 chỉ có lối mòn cho ngựa thồ và người đi bộ. Khi đó huyện Đồng Văn rộng hơn cả tỉnh Bắc Kạn, bao gồm cả Quản Bạ, Yên Minh, và Mèo Vạc, nhiều người Mông nói rằng bao giờ đá mọc trên đầu người được, con trâu đực đẻ con được thì ********* mới làm được đường lên cao nguyên đá.

    Tháng 10-1959, Bác Hồ cho khởi công con đường và giao trọng trách cho ông Vừ Mý Kẻ (từng làm nô bộc trong nhà Vương Chí Sình) khi đó là Chủ tịch huyện Đồng Văn lãnh đạo, vận động đồng bào tham gia làm đường. Tháng 12-1959, nhiều toán phỉ đã chiếm các cổng trời Cán Tỷ, Mã Pì Lèng, Quản Bạ để ngăn không cho làm đường lên cao nguyên đá. Chúng cướp cửa hàng lương thực Lũng Phìn, cắt cổ cán bộ đem rán mỡ để răn đe cách mạng (chai mỡ người hiện vẫn còn lưu giữ trong bảo tàng lịch sử Hà Giang). Ngay sau đó Bác Hồ đã cử Tướng Chu Văn Tấn, Chủ tịch Khu ủy Khu tự trị Cao Bắc Lạng-Thái Hà Tuyên đưa quân đội cùng hơn 1.000 thanh niên sang hỗ trợ việc làm đường. Tới năm 1964, Đường Hạnh Phúc thông tới Đồng Văn, Tướng Phan Trọng Tuệ, Chính ủy Binh đoàn Trường Sơn, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông đã lên cắt băng khánh thành con đường trong niềm vui vỡ hòa của hàng vạn đồng bào. 2 năm sau, con đường được làm tiếp tới Mèo Vạc dưới sự chủ trì trực tiếp của ông Sùng Tài Dùng, Chủ tịch huyện Mèo Vạc (Nay con trai ông là Sùng Đại Hùng đang làm Bí thư huyện Đồng Văn)....

    Sáng ngày thứ 2 của hành trình thiên lý về miền cực bắc, chúng tôi tỉnh giấc trong dư âm nồng nàn của hơi rượu ngô và món cháo Âú Tẩu đắng ngét. Lại bắt đầu công cuộc tổng vệ sinh cá nhân với quy trình đầu tiên là "oánh răng" (mà suy cho cùng răng mình có tội gì đâu mà phải oánh nó nhỉ). Bữa sáng vội vàng ở một quán phở ngay cạnh quảng trường 26-3 với các loại phở gà, bò lộn xộn. Xong xuôi màn nạp năng lượng cho người , cho ngựa, đám tiểu yêu lại chất buộc hàng lý để lao tiếp đi Đồng Văn trong niềm háo hức của một số kẻ chưa từng biết địa đầu Tổ Quốc.

    Chặng đầu khá bon do khí thế ngi ngút như hỏa diệm sơn của mỗi thành viên, nhất là sau khi nhìn thấy dòng chữ Công viện địa chât cao nguyên đá Đồng Văn. Đoàn ngựa phi nước đại ngược đỉnh dốc với những đoạn cua uốn vẹo cả xương sống. Lên tới đỉnh đèo nhìn xuống con đường như sợi chỉ xuyên qua xống váy mèo là tầng tầng, lớp lớp núi đá. Qua Quản Bạ, đến địa phận Yên Minh, món đặc sản đá bắt đầu ngày càng nhiều hơn. Đá tai mèo lởm chởm dãy nọ xếp lên dãy kia, xen lẫn trong đá là những thân ngô đã héo vàng sau thu hoạch. Lâu lâu chúng lại bắt gặp một người đàn ông Mông vừa lặng lẽ dắt ngựa thồ đi vừa nhìn về hướng nhà mình tận miết phía xa, sau trùng điệp sắc đá. Vài đoạn có xuất hiện khe nước rỉ rả chảy rừ mỏm núi, men theo con đường, tưới đẫm lên vài cành hoa dại đang nở bung sắc dưới ánh nắng hanh hao của mùa thu cao nguyên. Thấp thoáng xong xám ngắt màu đá có bản làng người Mông lúp xúp những ngôi nhà trình tường đất dầy như lô cốt, mái lợp ngói xi măng rêu cũ ngả màu thời gian. Trước hiên nhà, bên cạnh bờ rào đá bắt ngang 1-2 sợi dây phơi, vắt lên đó chiếc váy xòe hoa truyền thống lâu ngày chưa giặt và vài bộ quần áo trẻ con rách sờn. Ánh mắt trong veo cùng nụ cười hồn nhiên và cái vẫy tay thơ dại của đám trẻ thơ thẩn bên vệ đường vầy đất vầy cát khiến cho tâm trạng đám lữ khách trùng xuống. Ai đó lại thấy một khoảnh khắc day dứt về cuộc sống của con người cứ tự nhiên, hoang dại như cây rừng, như đá núi, như cánh hoa xuyến chi trắng muốt mọc lan man khắp dải biên giới này...

    Trên đường tới trấn Yên Minh, đoàn gặp mấy kẻ đồng hành không may phải bữa sa cơ, ngựa ốm đang dừng chân chờ cứu viện. Anh hùng giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha, thấy người gặp nan không cứu không được. Hiệp sĩ Quang già bất chấp tuổi tác của của mình và ngựa, đã ở lại hỗ trợ nhóm khách lạ trên đường. Đúng là Tứ hải giai huynh đệ - Bốn phương là nhà, bạn bè là anh em. Giang Mèo cùng Quang GPMST đã để đoàn tiếp tục hành trình, còn mình ở lại phẫu thuật con ngựa già xã hội chủ nghĩa của ông bạn cùng cảnh chơi xe Minks đang lâm nạn. Sau một hồi loay hoay giở đủ ngón nghề học lỏm được cùng với toàn bộ số hàng cứu trợ mang theo, bác GPMST cũng đành ngậm ngùi nói không với em CCCP của đồng đội do nó đã nội thương quá nặng. Đành chia tay nhóm mắc kẹt ở lưng đèo để chạy theo đoàn đang đợi bữa trưa ở Yên Minh, bác Quang già ko quên dặn lại: chữa trị cho ngựa xong nhớ trả lại hàng cho anh nhé...

    Đám thợ xây hùng hục đánh chén ở Yên Minh để kịp giờ chạy tiếp tới Đồng Văn. Bao món ăn chưa kịp tiêu hóa đã xóc nôn cả ra bởi hành trình vượt dốc đi tới nhà Vương. Chúng tôi đến Sà Phìn để chiêm ngưỡng dinh thự của cổ của nhà họ Vương, người trước đây nhận lãnh sứ mạng cai quản cõi đá trời này (Trong lúc đó vợ chồng nhà Hải dt "sầu riêng" vào Phố Bảng để chụp ảnh). Sà Phìn là một thung lũng nhỏ, tròn cạnh góc. Địa thế được xem là có một không hai giữa cõi đá mênh mông bạt ngàn. Chừng vài chục căn nhà với một cái chợ lúp xúp bên dưới, phía trên quả đồi hình mai rùa là hàng cây sa mộc ngót trăm tuổi được họ Vương mang về từ xứ tận Tàu. Dưới tán cây sa mộc là những ngôi mộ của gia tộc trong đó có mộ Vương Chí Sình (hay còn gọi là Vương Chí Thành-Tên do Bác Hồ đặt cho). Một dinh thự cổ với nhiều khu phòng hiện ra được xây dựng bởi thủ lĩnh Vương Chính Đức.

    Sinh năm 1865, Vương Chính Đức sớm trở thành thủ lĩnh của người Mèo nhờ tài năng hơn người và sức mạnh của… thuốc phiện. Cõi trời Đồng Văn nằm trên “ con đường thuốc phiện ” nối vùng Tây- Nam Trung Quốc tới Miến Điện vào Việt Nam và các quốc gia Đông Nam. Khi cai quản Đồng Văn, Vương Chính Đức sớm trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán nha phiến, bỗng chốc trở nên giàu có, đầy quyền uy và thành Vua Mèo của cõi đá trời này. Năm 1923 được Khải Định sắc phong làm Bang Tá với bức hoành phi “Biên chính khả phong” và nhận lãnh cai quản suốt một vùng đá bạt ngàn kéo dài từ Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn đến Mèo Vạc, thao túng cả một vùng trời đá gồm toàn bộ khu vực cực Bắc cũng như toàn bộ vùng Đông và Tây Bắc với 7 vạn dân đa phần sống nhờ trồng cây anh túc.

    Năm 1939, Vua Mèo Vương Chính Đức đã cho dựng tại đây một cánh cửa gỗ nghiến khổng lồ, uy phong tại Quản Bạ để khẳng định sau cánh cửa gỗ khổng lồ này là một vùng tự trị của người Mông, một vương quốc đá,một thế giới khác. Vương Chính Đức có tất cả 3 bà vợ, Vương Chí Sình là con thứ trong số 4 người con trai, nhưng nổi tiếng nhờ thông minh và tài thao lược giống bố, nên sau này được chọn nối ngôi vương. Vương Chí Sình sau này đã có công rất lớn khi cùng lực lượng ********* đánh đuổi quân Pháp khỏi vùng cao nguyên đá cùng nhiều vùng lân cận trong khu vực Bắc và Đông Bắc tổ quốc. Cuối năm 1945, Vương Chí Sình được mời về Hà Nội yết kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, và được ***** nhận kết nghĩa anh em, đổi tên là Vương Chí Thành. Sau đó ông “Vua Mèo” đã trở thành Đại biểu quốc hội khóa I và II. Bác Hồ đã từng gửi tặng Vương Chí Sình 8 chữ "tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ" khắc trên thanh đại đao để tỏ lòng quý trọng.

    Chúng tôi rời nhà Vương trong ngổn ngang suy nghĩ về huyền sử miền cõi đá lưng trời, về gia tộc họ Vương và ông Vua của người Mông khắp dải biên giới phía bắc. Những câu chuyện về cây anh túc và bàn thuốc phiện, về đồng bạc trắng hoa xòe, về chàng trai người Mông cưỡi ngựa leo núi đá đi bắt người mình thương yêu, thổi khèn bên khe núi, uống rượu ngô, ăn thằng cố, xòe váy hoa chọi họa mi...Cô gái Mèo vắt chồng say ngang lưng ngưạ về nhà, rảo bước trên triền đá tai mèo sắc nhọn mà bàn tay vấn thoăn thoắt xe lanh để dệt váy...
  3. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    GỬI LAI CHÂU

    Vậy là anh em tôi chia tay Lai Châu, chia tay miền núi cao mây mù tận cùng miền bắc Đất nước, nơi chúng tôi đã sinh ra và lớn lên ở đó. Chúng tôi xuôi sông Đà về định cư ở miền phố xá HÀ NỘI để mưu cầu hạnh phúc và mong muốn một cuộc sống tốt hơn...Chưa biết đèn điện lung linh, nhà cao tầng nhìn mỏi mắt, phố xá đông người, xe cộ tấp nập...có mang lại một cuộc sống tốt hơn không? Nhưng đôi lúc chúng tôi lại giật mình ngước mắt nhìn về phương bắc xa xôi, nơi cách đó nửa ngàn cây số là quê hương mình. Ở đó, cuộc sống phía sau cheo leo đèo dốc, cằn cỗi ruộng nương, xanh thẳm rừng già, cuồn cuộn Đà giang...vẫn nhọc nhằn muôn nẻo!

    Nơi đó có người con gái Thái sinh ra từ bông hoa Ban trong trắng, căng tràn đầy sức sống tắm mình bên dòng suối Nậm Na... Có chàng trai người Mông say sưa bên chén rượu ngô nóng hổi, cạnh chảo thắng cố sôi nghi ngút khói, anh đeo súng kíp, dao quắm đi săn khắp dãy Hoàng Liên Sơn rồi lại dừng chân múa điệu khèn tình yêu khi gặp người trong mộng...Có cô gái Hà Nhì ở ngã ba biên giới tần tảo sớm hôm ruộng nương, bếp núc, gương mặt bừng sáng bên bếp lửa ngày Tết với món thịt trâu hun khói và bánh dầy nếp cẩm...Có anh bộ đội biên phòng lấy đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt, chân anh đi bộ khắp nẻo Mường Tè, Phong Thổ...để canh giữ bình yên cho Đất nước...Có cô giáo người Kinh từ miền xuôi xung phong lên vùng cao dạy chữ cho trẻ em, cô giáo dạy các em từ cách cầm bút để vẽ nên giấc mơ cho cuộc đời mình...Họ sống bình dị, lặng lẽ nhưng cao quý, chân thành và mộc mạc như cây rừng, như đá núi, như sông Đà cuộn chảy ngàn năm...

    Chúng tôi ra đi khỏi mảnh đất Lai Châu mang theo nhiều hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ, của những đứa con sinh ra và lớn lên từ miền đất nơi thượng nguồn con sông Đà kỹ vĩ để mong muốn sẽ trưởng thành, vươn cao và xa hơn nữa...Nhưng dù có đi đâu thì chúng tôi cũng vẫn nặng lòng với Lai Châu nơi ta đã cất tiếng khóc chào đời, ăn gạo nương, uống nước suối để lớn lên...
  4. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    LAN MAN MẤY CHUYỆN Ở MƯỜNG TÈ




    Những ngày cuối mùa đông giá rét năm Kỷ Sửu, mấy anh em chúng tôi lại họp nhau lại, xách ba lô lên đường rong ruổi ngàn dặm đến nơi thượng nguồn dòng sông Đà kỳ vĩ để thỏa giấc mơ từ bấy lâu. Nhọc nhằn với chuyến đi xa ngót nửa tháng trời bằng đủ thứ phương tiện ô tô, xe máy, xuồng và đi bộ, chúng tôi tận mắt với miền cổ tích sông Đà (Mường Tè-Lai Châu) bởi cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú nhưng cũng day dứt, bận lòng bởi những câu chuyện chứng kiến và ghi lại trong hành trình thiên lý khi mùa xuân mới đang đến gần.

    Mường Tè 2010…

    Đất nước đã bước sang mùa xuân thứ 10 của thiên niên kỷ thứ 3, chúng tôi rời thị xã Lai Châu đến thị trấn huyện Mường Tè bằng xe máy với chặng đường 200km bụi mờ mịt. Ngót trăm km từ thị xã đến cầu Lai Hà, đường xóc và hỏng khắp nơi bởi các phương tiện cơ giới đang gấp rút thi công vén đường tránh vùng ngập lòng hồ Thủy điện Sơn La. 100 km còn lại đường vào trung tâm huyện bụi ngạt thở, bụi phủ trắng cây cỏ ven đường, bụi rắc mờ mặt sông Đà chảy phía dưới, bụi che khuất cả những bản làng thấp thoáng gần đường, bụi trát dày trên gương mặt, quần áo và hành lý của những kẻ lữ hàng lang thang bằng xe máy như chúng tôi…Có lẽ đến tận bây giờ, cái tên huyện Mường Tè vẫn như một biểu tượng cho miền biên viễn xa xôi, cách trở và nghèo khó nơi tận cùng đất nước. Bởi bao nhiêu năm qua con đường tỉnh lộ 127 này vẫn là độc đạo đến với Mường Tè nhưng lại cô lập về mùa mưa và khốn khổ khi mùa nắng. Phó Chủ tịch huyện Mường Tè Lò Phù Mé cứ trăn trở với chúng tôi mãi rằng, giao thông chính là cản trở lớn nhất để Mường Tè đi lên. Mà không chỉ đường vào huyện ngăn sông cách núi, ở đây hành trình của đồng bào ở những xã vùng bắc Ka Lăng, Thu Lũm xa nhất của Mường Tè (trên dưới 150 km, phải đi bộ vài ngày trời) về đến trung tâm huyện có khi cũng là điều …xa xỉ.

    3 ngày lang thang ở thị trấn huyện rồi đi Ka Lăng thật ngắn ngủi, mà đất Mường Tè rộng lớn thênh thang, chúng tôi chỉ kịp ghi lại mấy điều ấn tượng nhưng cũng day dứt nhất của nơi này. Thoáng chốc mà đã hơn ¼ thế kỷ trôi qua từ sau ngày khánh thánh Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La đang đấp rút thi công, Thủy điện Lai Châu đã được Quốc hội phê duyệt, các kế hoạch di dân đang được tiến hành. Đây là 3 công trình thủy điện lớn nhất nước được xây dựng trên sông Đà, nếu hoàn thành tổng công suất sẽ là hơn 5.000 MW điện phục vụ cho Tổ quốc. Nhưng đến tận mùa xuân năm Canh Dần 2010, huyện Mường Tè, nơi con sông Đà nhập quốc tịch Việt Nam (theo cách nói của nhà văn Nguyễn Tuân), nơi bảo vệ, gìn giữ thượng nguồn dòng sông vẫn chưa có điện lưới quốc gia mà chỉ trông vào 3 máy phát điện chạy dầu (250W/máy) và hàng trăm máy điện nước nhỏ của người dân.

    Không hẹn mà gặp, chúng tôi lại tình cờ ngồi cùng thầy giáo Trần Duy Nội, hiệu trưởng Trường THPT huyện Mường Tè tại một quán ăn của thị trấn. Trong câu chuyện giữa buổi tối lạnh căm vùng biên giới, thầy Nội quê ở Thái Bình tâm sự rằng: “ở trường bây giờ tôi đã trở thành người có thâm niên lâu nhất rồi bởi tôi về đây khi trường vừa thành lập năm 1996. Đến bây giờ tổng biên chế cán bộ giáo viên nhà trường là 47 người nhưng hơn 10 năm qua, tôi đã chứng kiến hơn 70 người xin chuyển đi vì…thật nhiều lý do. Hôm sau, buổi sáng loanh quanh ở thị trấn huyện lại đưa chúng tôi đến trường THPT Mường T gặp lại thầy hiệu trưởng. Dẫn phóng viên đi tham quan trường rồi lên khu tầng 2 có phòng máy tính, thầy Nội chỉ vào dàn máy vi tính hiện đại hơn 20 cái mà than thở: “trường chúng tôi là một trong số ít trường đặc biệt được Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ hệ thống máy tính tối tân trị giá cả mấy chục ngàn USD mà có lẽ cũng đắp chiếu thôi do hệ thống điện nước ở đây không bảo đảm thì khó mà hoạt động được.

    Mò mẫm tiếp hành trình hơn 100km nữa tới xã Ka Lăng rồi xuống trạm biên phòng Kẻng Mỏ, chúng tôi được diện kiến chân dung một người lái đò sông Đà đích thực chứ không chỉ nghe qua tùy bút Nguyễn Tuân. Ông là thiếu tá, quân nhân chuyên nghiệp Lò Văn Tình, người được giao nhiệm vụ lái xuồng trên sông Đà từ năm 1982 đến nay. Ông Tình bảo, nhà ông ở cả 3 Tè là bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, ông là người dân tộc Thái sinh ra và lớn lên bên dòng sông hùng vỹ này, ông đã sống chết cuộc đời với nó. Người Thái có câu : “Xá kin tòi pay, Thái kin tòi nậm”, tức là người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước cho nên theo ông Tình, mấy chục năm chìm nổi với dòng sông, ông thuộc từng tên thác, tên ghềnh, tên bãi đá, dòng suối, khe nước như Nậm Ma, Nậm Là, Nậm Láp, Kẻng Cớn, Kẻng Mỏ…vì chúng đều được đặt theo tiếng Thái. Mùa Xuân Canh Dần này cũng là gần 30 năm ông lái xuồng trên sông Đà, mới đó mà đã tới hồi ông phải nghỉ hưu. Ông Tình buồn lắm nhưng dù sao tâm nguyện của ông đã được toại nghuyện khi Bộ Chỉ huy Biên phòng Lai Châu đã đưa con trai ông là Lò Văn Đông năm nay 19 tuổi đi huấn luyện tân binh rồi cử xuống trạm Kẻng Mỏ rèn luyện làm người lái đò thay ông…

    Bài học trên đường

    Trở về tới Hà Nội sau chuyến đi, ngó qua đồng hồ công-tơ-mét xe máy, tôi nhẩm vội hành trình của đoàn cũng ngót nghét gần 2.000 km. Trong lúc trà dư, tửu hậu thảnh thơi ở một quán nhỏ ấm cúng giữa thủ đô, chúng tôi ngồi ngẫm lại hành trình cũng thật nhiều bài học phải rút kinh nghiệm để kể ra cho những người đi sau tránh khỏi.

    Mặc dù tôi đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng về giấy tờ công tác và các thủ tục liên hệ, anh Du Gìa, một cao thủ đi bụi bên blog ttvn.com cũng đã tìm hiểu kỹ về các cung đường và, đặc điểm những nơi đến nhưng có lẽ do hành trình quá dài và nhiều nơi còn quá hẻo lánh nên chúng tôi vẫn bị động trong nhiều tình huống. Chuyện đầu tiên là khi qua Trạm Biên phòng Kẻng Mỏ, nơi sông Đà chảy vào nước Việt thuộc đồn biên phòng Ka Lăng và cách đồn ngót 40km đường rừng. Chủ quan vì có giấy giới thiệu của cơ quan do thủ trưởng là thiếu tướng ký, đồng thời mấy anh bạn có lá thư viết tay của một đồng chí từ ngoài Bộ Chỉ huy Biên phòng Lai Châu nên anh em chúng tôi cứ hăm hở phóng thẳng vào tới trạm. Nhưng dù có trình bày kiểu gì thì các đồng chí cũng yêu cầu quay trở lại đồn làm thủ tục, được sự đồng ý mới được đến khu vực mốc giới. Sau mấy tiếng, không thuyết phục nổi, mà trong trạm không có sóng điện thoại để gọi ra đồn nên mấy anh em đành lóc cóc chạy ra Đồn biên phòng 311 Ka Lăng khi trời đã tối xẩm để xin phép. Tại đồn, mặc dù trình giấy của cơ quan báo chí và cả cơ quan quân đội nhưng các đồng chí chỉ huy vẫn không đồng ý cho chúng tôi vào khu vực biên giới do không có giấy giới thiệu của BCHBP Lai Châu. Cũng may do có mối quan hệ từ trước nên tôi đã phải gọi điện cho một đồng chí chỉ huy ngoài biên phòng tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo vào đồn mới được đi.Tính ra chỉ vì chuyện thủ tục, giấy tờ mà anh em mất gần 1 ngày trời và hơn 80km đi đi về về vô ích.

    Chuyện tiếp theo ở trạm là được vào mốc giới rồi nhưng chúng tôi lại không hề có phương tiện đường sông để có thể đến được mốc 17.1, nơi sông Đà chảy vào nước Việt. Cũng may đêm hôm trước quay ra đồn, anh em đã gửi anh Du Gìa ở lại trạm nằm một đêm để nghiên cứu phương án và bắt liên lạc với tàu của dân khai thác vàng để thuê lên thượng nguồn. Dù thuê được tàu vàng nhưng tàu yếu chỉ lên được gần thác chứ không qua được mốc, tình cờ thế nào đúng lúc đó chúng tôi gặp tàu đánh cá của Trung Quốc chạy máy 40 mã lực đi qua thế là phải nhờ ngay đồng chí Lò Văn Tình thuê tàu của họ vượt thác. Khi từ mốc về, lúc qua thác, 9 người ngồi trên chiếc thuyền độc mộc chòng chành, không áo phao, nhiều pha thót tim vì nước đánh vào thuyền. Đồng nghiệp Ngọc Thành bên báo điện tử Tổ Quốc đeo 1 ba lô cả trăm triệu với mấy cái máy ảnh đời cao nhưng đều tháo bỏ hết thẻ nhớ, cầm trong tay đặt lên đầu khi vượt thác. Hỏi ra mới biết, anh bạn tiếc số ảnh đã chụp ở thượng nguồn nên xác định nếu lật xuồng sẽ ngậm thẻ nhớ vào mồm để bơi còn cả đống máy thì gửi lại…sông Đà. Ôi đồng nghiệp của tôi. Trở về an toàn sau chuyến vượt thác, người lái đò sông Đà mới kể lại, năm 2005 cũng tại thác đó một đồng chí trung tá, quay phim của quân đội đã hy sinh khi vượt thác…Hú hồn trở về được rồi!

    Rời Ka Lăng, chúng tôi quyết định đi tiếp quãng đường khoảng 170km qua Pác Ma-Mù Cả để sang huyện Mường Nhé của tỉnh Điện Biên. Mặc dù biết đây là con đường đầu tiên nối 2 huyện Mường Tè-Mường Nhé nhưng vẫn chưa thông xe nhưng chúng tôi vẫn đánh liều chạy qua. Qủa thật cũng may là vì đi đông, 6 anh em nên nhiều tình huống mới thoát hiểm. Đoạn từ Pác Ma đi Mù Cả có những con dốc mà 4 người mới đưa được 1 xe máy qua khi một anh buộc dây vào bụng kéo xe phía trước, 1 người giữ tay lái ga số 1, 2 người đẩy phía sau…Hay những đoạn chạy bên mép vực, đường chỉ khoảng 70-80 cm, bên kia taluy âm sâu cả chục mét, chúng tôi không dám đi xe mà phải buộc dây dắt từng cái qua. Có một tai nạn nữa là do đường quá xóc nên 2 xe máy đã bay mất chìa khóa điện để chúng tôi phải khổ sở cạy cục yên xe và mở khóa. Bài học là nếu đi xe máy đường dài phải mang 2 chìa khóa hoặc buộc dây chìa vào xe tránh rơi mất…

    Chúng tôi lại xuôi sông Đà về miền phố xá cách xa đó ngàn dặm, trở về với nhịp sống hối hả, với ánh đèn điện sáng lung linh, với nhà cao tầng, quán bar, rạp chiếu phim, siêu thị…Nhưng thi thoảng mấy anh em vẫn ngồi lại với nhau ôn lại những câu chuyện ở Mường Tè, cùng nhìn lên đó về phía thượng nguồn dòng sông, nơi đó có một cuộc sống khác, vất vả, nhọc nhằn hơn nhiều. Nhưng ở đó có những cánh rừng đầu nguồn xanh ngắt, có dòng sông Đà kỳ vĩ ngày đêm chảy điện về miền xuôi, có những con người yêu nước, kiên cường, can đảm và hy sinh vô cùng cho miền đất phên giậu của Tổ Quốc.
  5. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Những ngôi nhà cổ kính và giấc mơ con thời thơ ấu


    bởi Last Walkman vào ngày 06 tháng 6 2011 lúc 8:25 chiều



    “Mình không phải là một họa sỹ”, tôi biết điều đó hơi muộn sau khi đã trải qua một phần tuổi thơ ngọt ngào nhất. Những thứ tôi vẽ chỉ là linh tinh những binh, tướng với giáp trụ theo nguyên mẫu của các cuốn truyện tranh được đọc. Ba, mẹ, bạn bè trầm trồ về tôi lắm và đấy chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh hoang tưởng tuổi thơ.

    Ngày đó, cái ngày mà tưởng chừng như chỉ mới hôm qua thôi, thế mà ngoảnh lại đã đếm được hơn 20 năm có lẻ, tôi bắt đầu chuyến đi đầu tiên của mình. Gọi là chuyến đi đầu tiên cho oách, chứ thực ra chỉ là một suất attach nghỉ dưỡng của mẹ, và tôi, thằng con chẳng đầu, chảng út lại được cái vinh dự bám đít đi cùng. Hội an là một trong những điểm đến trong chuyến đi mà cảm xúc về nó sẽ không bao giờ nhạt đi trong ký ức. Không phải kiến trúc, lịch sử hay những thứ đại loại thế vì hồi đó với tôi, một đứa trẻ lên mười quê kệch thì những cái đấy chỉ mới hình thành về mặt khái niệm, cái nguyên nhân làm tôi ấn tượng thì lại đơn giản hơn nhiều, và chính đấy cũng là lý do làm tôi vỡ “mộng họa sỹ” của mình. Số là ở trường tôi có môn vẽ, một môn học mà tôi yêu thích nhất hồi đó. Buổi đầu tiên của môn học sau khi quay về từ chuyến đi, cô giáo phụ trách môn học, tên Vân, có cho chúng tôi một đề tài của tuần “Em hãy vẽ về ngôi nhà mà em ở hoặc ngôi nhà mà em mơ ước”. Sở dĩ có chữ “hoặc” trong đề là vì hồi đó đang là giai đoạn giao thời, thằng nhà bé, thằng nhà to, số ít là nhà… rất to nên để xóa bỏ mặc cảm của những thằng không nhà hoặc cho chúng tôi, những thằng học sinh nghèo với những ngôi nhà nho nhỏ thêm tư tưởng để phấn đấu, để tiến bộ. Ấy là tôi nghĩ thế. Chính cái chữ “hoặc” tréo ngoe đấy có thể đã giết hại một tài năng từ trong trứng nước không chừng. Bức tranh mà tôi vẽ là về một ngôi nhà cổ ở Hội an trong bối cảnh vào một buổi chiều tà, có một đàn bò lững thững đổ bóng dài trên phố, dọc theo dòng sông Hoài trong xanh thơ mộng. Bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu tâm huyết tôi hứng khởi dành trọn để tạo ra tuyệt tác của mình. Thú thật, tôi đã có cái cảm giác của một Picasso đích thực khi hoàn thành bức vẽ, rất viên mãn khi nộp tác phẩm của mình. Có lẽ tôi đã trở thành họa sỹ hoặc chí ít tôi đã có cảm giác mình là một thiên tài nếu không nhận được kết quả đánh giá bức vẽ là một dấu chữ thập màu máu của bút đỏ, vài dòng chữ nguệch ngoạc ghi chéo rạch nát đứa con tinh thần của mình: “Lạc đề, thiếu nghiêm túc!!! Vẽ ngôi nhà của mình chứ không phải chuồng dê”. Đấy, vậy là ngôi nhà mơ ước của tôi đã trở thành cái chuồng và những con bò thì lại biến thành dê sau một ngày hăng say lao động nghệ thuật.

    Sau cái tai nạn nghề nghiệp thuở thiếu thời đấy mà sau này tôi đã bỏ hẳn cái mơ ước viển vông về một chàng họa sỹ tóc dài với cây cọ đi khắp thế gian để cho ra đời những tuyệt tác của mình, thay vào đó, tôi tốt nghiệp một trường kỹ thuật hạng ruồi và sống cuộc sống như những cuộc đời bình thường khác. Và chính vì “bức tranh định mệnh” đó mà mỗi lần đến một nơi nào với những căn nhà, dẫy phố cổ kính cũng luôn làm tôi nhớ về kỷ niệm thời ấu thơ, kỷ niệm về giấc mơ họa sỹ và những căn nhà cổ kính.

    Penang trong tôi giờ đây cũng có những ngôi nhà, những dẫy phố cổ rêu phong. Tôi sẽ kể cho bạn nghe về nó nhưng không phải bằng cái cách tôi đã kể về Hội an qua những bức vẽ, bạn biết đấy, tôi đã từ bỏ giấc mơ đấy rồi, tôi sẽ kể bằng những bức ảnh lưu lại trên bước đường lang thang của mình.




    (Gửi phát, biết đâu thành phần BTC được chiếu cố :D)
  6. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Lời sóng biển


    Em ru gì, lời ru cho biển khơi
    Biển khơi có bao giờ ngừng lặng

    Tôi nằm dài trên bãi cát phẳng phiu của bãi biển Diễn Thành, lắng nghe tiếng những dân chài lao xao mua bán cá tôm ngay trên bãi biển sau chuyến đánh lưới, vẳng xa xa tiếng hò của những chiếc thuyền câu cỡ lớn trên cửa Vạn, trong đầu day dứt câu hát biển khơi của nhạc sĩ Phú Quang. Tiếng cồn cào của sóng biển như một bàn tay nâng kí ức tôi đến những vùng biển xa xôi khác.

    Dường như tôi đang ở bên thành phố biển Brighton ngập nắng, cái nắng của Brighton khiến ảnh chụp lên trong vắt như pha lê. Tôi như đang bước đi dọc theo những quảng trường nho nhỏ và những con phố cổ xinh xắn, nơi đã từng là những làng chài thuần chất. Những ngôi nhà cũ vẫn còn đó, được trang điểm bằng các vật dụng rất dân chài như vài con ốc biển to đặt hững hờ hay một con thuyền gỗ cũ đổ đất trồng mấy khóm hoa tươi tắn, nay là những của hàng bán đồ thủ công lưu niệm địa phương. Dù Brighton hôm nay là một thành phố hiện đại, khu làng chài cũ với dấu tích hàng vài trăm tuổi vẫn còn nguyên cấu trúc. Bên cạnh tôi là rất nhiều du khách, họ cùng đi lại, chụp ảnh những con phố cổ, lắng nghe điệu nhạc rộn rã của mấy chàng nghệ sĩ đường phố, thưởng thức món ăn truyền thống fish and chip có khắp nơi trên đảo Anh này. Bên cạnh những người bạn thân thiết, tôi cũng đang chia sẻ gói đồ ăn thơm nức, vừa gườm gườm cảnh giác lũ chim hải âu mòng biển to khỏe và tham ăn cứ rít lên những tiếng quác khi chúng lượn vụt qua đầu du khách đòi ăn.

    Tiếng quác quác của lũ chim biển hung hăng kéo tôi ra bãi biển ngồn ngộn của thành phố Barcelona. Là thành phố sầm uất bậc nhất trên bờ Địa Trung Hải, biển Barca trong kí ức tôi hiện lên rực rỡ choáng ngợp. Đây là con đường La Rambla như một dòng sông người với cơ man nào rượu ngon quán đẹp cuồn cuộn chảy cả ngày cả đêm, kia là bức tượng ngài Christopher Columbus sừng sững chỉ tay ra biển với ý chí thám hiểm vẫn hừng hực truyền vào những kẻ hậu sinh, ngay hướng chỉ tay của ngài là trung tâm thương mại thế giới đồ sộ, lấp lánh, sáng choang, bên kia là bãi đỗ du thuyền cano với hàng nghìn chiếc lớn nhỏ đủ hình đủ dạng. Bãi biển cát mịn, thứ cát được đem về từ Ma rốc đổ đầy bãi biển Barca chỉ để thỏa mãn nhu cầu du khách. Và tôi vẫn nhớ ánh mắt hóm hỉnh tươi cười của một cặp du khách người Đức trong một quán ăn địa phương, khi nhìn hai chúng tôi lúng túng ngạc nhiên trước đĩa hải sản khổng lồ mà ắt phải đủ cho một mâm sáu xuất. Người khách Đức thật thân thiện kể rằng họ cũng gặp tình huống y như vậy hôm trước, và rằng họ cùng một vài người khác đi chung trên một chiếc du thuyền tư, vòng quanh biển Địa Trung Hải đến nay đã sang tuần thứ 6. Hai ba mươi năm nữa, liệu chúng tôi có lúc nào có du thuyền du ngoạn biển Âu, và nheo mắt mỉm cười với những người trẻ tuổi?

    Chiếc du thuyền trong tâm tưởng chở tôi lang thang đến những thành phố biển khác, từ bãi Lăn.g Cô mơ màng đến đảo Sentosa tráng lệ, từ bãi Móng Cái hoang sơ đến biển Cornwall đầy dấu tích hồng hoang, đến cả những nơi mới chỉ nằm trong mơ ước. Tất cả lướt đi, bồng bềnh trong tiếng sóng. Đúng rồi, chính sóng biển đang tấn công tôi. Đằng trước đằng sau bên phải bên trái những con sóng ì oạp đang trồi sụt khao khát, đang cất lên những tiếng ru vừa êm ái vừa hoang dại, như thôi thúc kêu gọi một bản năng, gợi lên một sự cồn cào và những ham muốn kì lạ không thể dập tắt. Ham muốn khó giải thích đó lúc âm ỉ cháy ngấm ngầm, lúc lại sục sôi dữ dội dập vùi như bão táp, lúc khe khẽ cựa như em bé ngủ, khi gầm gào tựa mãnh ngư giữa thiên nhiên. Tôi chợt nhận ra cái ham muốn được đi, được tự do lang thang như chim trời cá bể, cái bản năng muốn bay lượn lặn ngụp khắp thế giới đang trỗi dậy trong tôi theo từng đợt sóng thủy triều. Tôi muốn được khám phá, được ngắm nhìn, được thấm đẫm, được trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau, những môi trường mới lạ, những thắng cảnh kì thú. Khát khao không bao giờ ngừng lặng đó trước sự bao la vĩ đại của đại dương dường như đã được thổi bùng, thiêu đốt trái tim tôi còn hơn cả cái nắng gay gắt của mặt trời.





    - Muộn rồi về ăn cơm thôi anh.

    Tiếng QA gọi từ phía bờ giật tôi ra khỏi dòng suy tưởng chảy xiết, kéo tôi về với mặt đất. Bãi đã vắng tanh, chỉ còn chúng tôi đang ướt sũng bước về Sen Vàng resort. Loáng loáng trong ánh mặt trời, tôi lắc lắc đầu cho bớt nước, cũng là để vẩy bớt đi những cảm xúc chảy tràn. Những giọt nước khô dần dưới nắng, liệu ham muốn và ước mơ có cạn kiệt với thời gian?

    Câu hát ngân lên bỗng tắt nữa chừng ...
    Thôi đừng hát ru, thôi đừng day dứt lá trút rơi nhiều ...đâu phải bởi mùa thu!
  7. xttran23

    xttran23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    NỬA VÒNG BÁT XÁT

    Ngày những con mưa tạm thời đi vắng, ngày những con nắng giòn tan, ngày con trăng bạc bỏ chồng không vắt mình qua khe núi, ngày nó thềnh thàng đi giữa những chiếc thảm vàng xếp bậc những nấc thang lúa vươn lên tận trời xanh núi rừng Tây Bắc…

    Lắc lắc, rung rung, rên rỉ, hổn hển chín tiếng đồng hồ con tàu kẽo kẹt xuyên qua màn đêm, đưa nó lên tới thành phố Lào Cai. Hành trình khám phá “NỬA VÒNG BÁT XÁT” bắt đầu bằng bát phở gà bò lẫn lộn…

    Đường đi Lũng Pô mướt những ruộng bậc thang xanh đọn lúa con gái lưng ong đang đổ đòng đòng. Những con gió mỡ màng, mơn man tràn trên mặt. Rượi mát. Những chiếc khăn mây trắng muốt như bông cuốn cổ những dặm núi cao chót vót nghiêng bóng đổ bầu trời thẳm xanh. Sau những con dốc soi đá nhấp nhô, hiện lộ cái ngã ba sông dòng trong dòng đục cuồn cuộn ôm quện lấy nhau chảy vào vòng tay đất mẹ Việt Nam. Lại vẫn cái thói quen không bao giờ bỏ được, nó oánh một nhát dấu vào cái con sông Hồng ngầu đỏ phù sa. Một cảm giác phê pha hỷ hả và đầy mãn nguyện nổi khối trên mặt, nó cứ nghêu ngao mấy câu hát chẳng ra ngô ra thóc…

    Cái nắng giữa trưa bắt đầu đâm thẳng vào đầu. Nóng và zát, nó thả phịch cái ba lô xuống trước một cái cửa hàng nhỏ của một gia đình người Dao. Ăn bát mỳ trứng mang phong cách Dao, xem mấy đứa trẻ con dân tộc chơi bi-a, rồi nó thiếp đi trong giấc mơ trưa thơm mùi gió trên chiếc ghế băng gỗ bé tí tẹo tèo teo…

    Con đường từ A Mù Sung bắt đầu xoắn quẩy. Những vạt lúa vàng bắt đầu lấp ló hiện ra bên con suối quanh co đâm thẳng vào giữa khe hở của hai chân núi. Thở, nó thở phì phò như con bò đực bị vắt kiệt sữa lúc leo bộ từ dưới dòng suối mát trong đang zên zỉ để trở lên con đường đầy soi với đá hướng về A Lù…

    Nó cứ miên nan đi trên xứ trời với mây và gió, với những sợi nắng vàng khâu chiếc thảm khổng lồ những con lúa chín vàng ươm.Thiên đường đóng cửa. Lừng lững trước mắt nó là con đường cụt, phủ đầy bởi bùn đất đá, bằng chứng cho một vụ sạt lở nào đó mới diễn ra cách đây vài ngày. Nghe nói một tiếng nữa sẽ thông được đường. Đợi. Nghe nói hôm sau mới thông được đường. Không đợi. Công cuộc hành xác bắt đầu. Em “ước mơ” được đẩy xuống dưới dốc, rồi lại được đẩy lên cái dốc đang ngược cành cây, đầy đá và đấy bùn. Mồ hôi nhễ nhại. Mắt mờ tịt chân mây. Nhưng chẳng hiểu sao và thật kỳ cục lúc đó trong đầu nó cứ văng vẳng mấy câu hát “Ta muốn đến mà đá chắn đường lên, mây mỏng quá làm sao ta vịn được. Ta muốn đến mà núi chắn đường lên, vượt lối nào để đến với em” trong bài “Tìm Em” của Trần Hoàn. Rồi cuối cùng, ơn giời, ơn đời, ơn sự nhiệt thành của một anh chàng người H’mông và mấy người bạn gặp ở trên đường, nó vượt qua được cái đoạn đường tắc thở đó để lại đến với mênh mang lúa chín..

    Mặt trời bé như hòn bi đỏ lừ gác mình trên đỉnh núi. Những đám mấy hồng rực phía cuối trời. Nó dừng lại căng mắt ngắm cho cạn những hào quang ánh sáng đang đuổi nhau chạy trên những bậc thang thang lúa trốn vào khe núi. Khói đốt đồng, khói chiều phủ một chiếc màn màu lam lên hàng hàng những dảy ngọn núi cao vời vợi…

    Rồi nắng tắt, rồi gió lộng, rồi sương lạnh phủ kín trời, rồi nó cũng xuyên màn đêm hướng về Y Tý sau khi được liếc mắt nhìn hai cô gái H’Mông tắm tiên bên đường và cho em Hương ăn món bỏng bô lúc vượt qua một con suối nhỏ chảy ngang đường…

    Tắm là thuốc. SƯỚNG. Thưởng một bữa tối với gà và cơm gạo nương. NGON. Đi thăm em “Lỳ A Nhỉ” trong màn nhung đêm. MÁT. Chém gió với u Si và mấy người bạn gặp trên đường tới tận nửa đêm. VUI. Nó mệt nhoài chìm trong giấc ngủ ngon lành trong một đêm thu biên giới. Không mộng mị…

    xttran23 [T.Trần]

    09.2010
  8. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0mm 5.4pt 0mm 5.4pt; mso-para-margin:0mm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Đi ăn Phở đi.

    Người London không chết mê chết phở như chúng ta tưởng. Không phải vì phở không ngon, rất ngon là khác, mà vì nhiều lí do khác. Ở cái siêu đô thị đứng số một số hai thế giới về sự đa dạng này, không ngoa chứ ắt có đến hàng triệu món ăn của đủ mọi ngóc ngách trên thế giới để mọi người lựa chọn. Ta yêu London bởi chính sự đa dạng hóa đang hòa quyện chung sống nhuần nhuyễn thế này.

    Đi ngang qua phố Tầu, ta cố gắng giữ mình đoan trang nhìn thẳng khi đi ngang hiệu vịt quay Bắc Kinh, nơi vẫn giữ hình thức Trung Hoa phố huyện bằng cách treo lủng lẳng những con vịt quay lớp da vàng xuộm căng mọng béo mầm, kề bên những miếng sườn lợn ướp ngũ vị hương mà chỉ lé mắt đã có thể cảm nhận sự giòn tan nơi thớ thịt. Ta láo liên nhìn nồi hấp bánh bao bằng gỗ kiểu cổ đang tỏa hơi nghi ngút, trong đó xếp hàng những chiếc bánh trắng mịn màng nhân xá xíu nhưng vẫn không át được vóc dáng phây phây của cô bán hàng mắt một mí má bầu áo hai dây ngồn ngộn. Ní hảo ma, hay là mình vào đây làm một bát mì vằn thắn sủi cảo, góc này thoáng đãng đủ để ta vừa xuýt xoa ớt cay nước dùng nóng, vừa có thể ngắm nhìn hai em gái tóc vàng mắt xanh váy ngắn chân dài ở quán Pizza góc phố bên kia.

    Pizza, đồ ăn Âu dễ phù hợp hơn với đa số cư dân trong thành phố. Chỉ vài đồng ta đã có một lát bánh pizza rất cheesy phủ đầy xúc xích pepperoni đậm đà đủ để xóa đi cơn đói giữa đường. Đàng hoàng hơn, rẽ vào một nhà hàng pasta, có lẽ đến 50 loại mì Ý sẵn sàng chờ đợi, nào là spaghetti, vermicelli, bucatini, lasagna với đủ thứ sốt phủ, cho dù bạn thích ăn thịt hay hay tôm, thích phó mát tươi hay ăn chay thuần cũng đều vô tư. Mặc dù trong lúc đợi đĩa mì thơm phức được đưa đến, đôi khi ta vẫn liếc mắt sang cửa kính của hàng tapas đối diện mà thèm những bữa tiệc Tây Ban Nha la liệt chén đĩa, và nhớ về một chiều Girona năm nào đang chìm dần trong chảo hải sản paella.

    Nếu đã chán đồ biển và muốn chén một bữa thịt ra trò, các bạn Thổ nhĩ Kì sẵn sàng phục vụ. Hãy tượng tưởng một quầy kebap nhưng mọi thứ to gấp 10 lần: một lò lửa lớn rực đỏ, những chàng trai Thổ râu quai nón tỉa tót điệu đà cười vang như những hảo hán Lương sơn, thoăn thoắt lật giở những súc thịt bò, cừu nần nẫn cháy xèo xèo trong làn khói thơm ngào ngạt. Con dao dài sáng quoắc lưỡi cong đang xẻ thịt kia có phải hậu duệ những thanh kilij lừng danh của đế chế Ôttoman thủa trước? Đĩa thịt lớn sẽ nhanh chóng tỏa hương trên bàn của ta cùng bánh mì pide đặc sệt mùi Thổ, chấm cùng sốt hummus, cacik hay moutabel mướt ngậy thì chẳng còn gì thỏa mãn vị giác được hơn. Có điều cũng nên cẩn thận đừng gọi thịt lợn trong những quán Hồi giáo thế này.

    Trong quán Ấn Độ chớ gọi thịt bò, hãy gọi một trong hàng trăm món cà ri quốc mùi của các bạn ấy. Vào nhà hàng Hy lạp, hay nhất là ăn salat ô liu với phó mát feta mềm mượt như da thiếu nữ đương thì. Ở một góc phố nhiều đồ Nam Mỹ, hãy thử vài món ngô: bánh ngô, ngô hầm, ngô cuốn, để lần sau chớ thử cái thứ ngô hạt to như đốt ngón tay!

    Ấy thế mà chạy hết một vòng thế giới món ăn, cái bụng vốn quen gạo tẻ hơn lúa mì lúa mạch của ta lại tự dưng lại thèm một bát phở đúng nghĩa Hà Thành. Bởi một ngày đông lạnh lẽo tuyết rơi làm lòng người xao xuyến, ta bắt chước Lâm Xung lặn lội trong gió tuyết lên xe bus đi tìm chút hương xưa. Ta chẳng thèm đọc menu, nơi hủ tiếu Nam Vang, bánh cuốn Hà nội xếp cùng kim chi hay càri Thái. Ta bỗng thấy ghét những bát phở dùng bánh đa khô, thực đơn có cả phở lợn phở tôm. Ta chẳng muốn nhìn đĩa rau sống húng chó chen lẫn với ngó sen. Ta tự dưng căm thù những quán Hàn quán Nhật, cũng đề phở Việt mà nước dùng toàn hương liệu cay xè, còn sợi phở tròn như sợi udong.

    Bát phở to như cái chậu sành loáng thoáng giá sống, hành xanh và lá bạc hà được bưng lên đặt cạnh những đũa dao thìa dĩa, kèm theo là một lát chanh vàng và lọ xì dầu Trung quốc Hoisin. Tự dưng ta giận phở, như giận một người yêu ít tuổi lanh chanh phiền phức sớm nắng chiều mưa. Phở ra khỏi Hà Nội đã khác, đi thêm 6000 dặm sang đây ắt bị Âu hóa Á hóa nhiều lần. Ta tiếc cái công ta lặn lội gió mưa lạnh giá. Lỗi tại ta thôi, cứ tưởng rằng ngồi trong quán phở Việt là ta có thể "dùng thìa vớt vát chút quê hương".*








    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0mm 5.4pt 0mm 5.4pt; mso-para-margin:0mm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    * Ngữ cuối của bạn Phuoc Doan.
  9. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    MELAKA

    Melaka là một thành phố yên tĩnh nhưng để lại trong tôi nhiều ấn tượng về âm thanh khó phai.

    Ở Malaka có khu Jonker Street, giống như phố cổ của Hà Nội vậy, nhưng thẳng tuột chứ không lắt léo như 36 phố phường. Những dãy nhà trong khu này đối diện nhau qua một đường phố nhỏ hẹp. Nếu đi vào các phố chính như trong bản đồ bạn sẽ thấy đó là những khu phố rất đẹp, nhưng chỉ cần đi lệch một chút cũng sẽ thấy những ngôi nhà cũ kỹ, tồi tàn. Đặc biệt hơn là sự vắng vẻ khiến bạn cảm giác bị lạc vào một nơi nào đó huyền bí. Bởi cứ đến 9 giờ tối là các cửa hàng đã đóng cửa. Đi qua cả khu phố chỉ thấy sự vắng lặng của hai khu nhà hai bên đường đã tắt đèn. Thỉnh thoảng có tiếng mèo kêu “meo meo”, tiếng chuông đồng hồ “bing bong” phát ra từ trong ngôi nhà tối ngay sát mặt đường nơi bạn đi qua. Có tiếng nhạc đồng quê phát ra từ căn gác tồi tàn nghe chậm rãi và da diết. Khu phố tôi tình cờ đi vào (không có giăng đèn ***g đỏ lộng lẫy như Jonker Street. Nên trong khung cảnh đó với âm thanh đó làm cho bạn cảm thấy như mình đang trong một câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm hoặc thấy mình như đang đi xuyên qua khung cảnh trong một bộ phim.

    Vì tầm 9 giờ tối là các cửa hàng đã lục đục đóng cửa, nên thật khó cho các du khách đặt chân đến thành phố này muộn có thể dễ dàng tìm được một quán ăn ưng ý. Dạo bước trên phố vào buổi tối tầm đó, bạn chỉ có thể thấy vài cửa hàng bán quần áo. Tất cả mọi thứ đều tĩnh lặng. Bỗng đột nhiên bạn có thẻ nghe thấy tiếng động rất lớn từ những chiếc xe máy lao vèo vèo trên đường phố, khác hẳn với những chiếc ô tô luôn luôn lịch sự dừng lại nhường đường cho người đi bộ khi băng qua đường. Những chiếc xích lô ở Melaka được trang trí rất nhiều hoa và sặc sỡ. Buổi tối trong không gian vốn đã vắng vẻ và tĩnh lặng ở Melaka, chúng phát ra những tiếng nhạc rất lớn trên đường phố.

    Có thể đây là một thành phố tĩnh lặng, nên mọi âm thanh ở đây đều trở nên đặc biệt, gây chú ý, và tạo nên những dấu ấn khó phai. Khi tất cả những cửa hàng khác rục rịch đóng cửa, những cửa hàng bán CD, DVD vẫn mở. Và bạn không thể tưởng tượng rằng trên những con phố nhỏ giống như phố cổ ở Hà Nội tất cả những cửa hàng băng đĩa tại đây đều có 2 cái loa rất to trước cửa. Và tất nhiên, những tiếng nhạc xập xình làm bá chủ âm thanh ở khu phố đang dần đi vào giấc ngủ này.

    Nếu quá đói, bạn nên đi vào Jonker Street, nơi có một vài nhà hàng Âu thường mở rất muộn. Ở đầu Jonker Street có một cây cầu mà bạn nghĩ rằng khi đi qua cầu, âm thanh bạn nghe thấy sẽ là tiếng nước chảy róc rách nơi chân cầu? Không, cạnh nhà thờ gần cây cầu có một cái cây rất to mà trên cây có rất nhiều chim. Tiếng chim rào rào bay ra từ tán cây cổ thụ trong một buổi tối mưa lâm thâm và tiếng kêu của chúng không hề líu lo như buổi sớm ban mai đủ để bạn thấy lạnh sống lưng. Tôi chắc rằng đó là một cảm giác khó quên trong cuộc hành trinh khám phá Melaka về đêm của mình.

    Bởi thế nên quán café bạn tìm thấy ngay đầu Jonker Street khi đi qua cây cầu thực sự trở thành thiên đường sau một quãng đường dài đi bộ để tìm nơi nào đó nghỉ chân và kiếm chút đồ ăn. Khác hẳn với âm thanh huyền bí cạnh nhà thờ của lũ chim xao xác bên ngoài, trong một không gian ấm cúng và xinh xắn của quán café này bạn có thể thưởng thức tiếng nhạc Jazz thật ấm áp. Nhưng tôi quá đói nên chỉ chúi mũi vào cái menu với đầy đủ thông tin về các món ăn hấp dẫn. Khi bước vào quán tôi chỉ kịp nhìn thấy ở đây có một anh bồi bàn da đen và một phụ nữ ngồi ở quầy thanh toán. Nhưng sau khi rời cuốn menu nhìn xung quanh đột nhiên tôi nhìn thấy một người đàn ông đang chơi đàn và hát ngay trước mặt tôi một cách chậm rãi nhưng đầy say mê biểu hiện trên nét mặt và những cái lắc lư theo nhịp điệu chơi đàn. Nhạc sống, không phải là tiếng nhạc phát ra từ CD như tôi đã từng nghĩ. Tiếng nhạc chậm rãi, chậm rãi, chậm rãi như nhân viên phục vụ ở đây vậy. Người nghệ sĩ đang ngồi đối diện với tôi đây, đang hát bằng cả niềm đam mê của mình và tất nhiên chẳng thèm quan tâm đến cái sự rất đói của tôi rồi. Tôi đoán ông ta thực sự đến từ phương Tây vì tôi có thể nuốt được từng chữ ông ấy hát, rất rõ ràng. Từ đó, mỗi khi nghe nhạc Jazz tôi lại nhớ đến cơn đói của mình ở Melaka.

    Đoàn Minh Hằng
    Tháng 3/2009
  10. caoboionline

    caoboionline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Pù Luông: Vì những linh cảm... tôi mới viết!


    Ngày 1: Những linh cảm của tôi...!

    Đúng như kế hoạch từ đầu năm cùa gia đình Trekkingfan và đến hẹn lại đi… đến ngày lại tập trung và đến giờ lại xuất phát. Nắng vàng không còn rát nữa, gió bắt đầu se lạnh và nhất là cánh đồng lúa của Pù luông giục chúng tôi lên đường ngay.


    Và ngày ấy 27/5 bọn tớ hẹn nhau tại BigC. 18h, 35 con người với 19 xe từ từ chuyển bánh và thằng tiến theo hướng theo Đại Lộ Thăng Long, Xuân Mai đi Hoà Bình, theo hướng Sơn La, qua Thung Khe, Toòng Đậu, Mai Châu. (Đường Hà Đông có gần hơn… nhưng theo kinh nghiệm của chúng tối, xuất phát vào ngày thứ 6: đường đông và hay tắc đường do vậy chưa chắc đã nhanh hơn so với đi ĐL Thăng Long).

    Sau hơn 1h xuất phát chúng tôi đến Xuân Mai nghỉ ăn Tối và cũng để chia tay 3 xe, 3 người bạn tiễn đoàn từ Hà Nội đến Xuân Mai…!Quân béo, Mr Thắng và Hà Sim Cảm ơn những người bạn luôn luôn nhiệt tình hết mình với nhóm, những đoạn đường các bạn đi cùng... đã làm chúng tối nhiều lúc phải cảm động… ! Chia tay xong, còn lại 32 tình yêu bé nhỏ… 16 nam, 16 nữ và 16 em chiến mã, đã phục vụ chúng tôi trên những nẻo đường đi.

    Sau khi ăn uống xong và nạp nhiên liệu cho các chiến mã… khoảng 21h chúng tối lại tiếp tục xuất phát và điểm dừng chân chúng tối là Mai Châu, một điểm du lịch sinh thái công đồng nổi tiếng của tỉnh Hòa bình. Tuy nhiên, nó chỉ xứng đáng để các bạn trẻ làm điểm nghỉ đêm trên hành trình chinh phục miền Tây Thanh Hóa.

    Trong đoạn đường đi đêm đó… có một chuyện cũng làm tôi suy nghĩ trong vài ngay qua. Nhưng tôi vẫn nghĩ linh cảm của mình là đúng, em luôn đồng hành bên cạnh chúng tôi…! Một người bạn, một người chị, một người em gái của nhóm đã không còn, để trải nghiệm với chúng tôi những cung đường ấy… Nhưng tôi tin hình bóng của em luôn luôn ở bên chúng tôi và vẫn đồng hành với chúng tôi trên những nẻo đường.

    Theo lịch trình củaa những cung đường, khi lần nào qua đoàn đường Cao Phong đó, tôi cũng cho cả đoàn ở lại 1 lúc và thắp cho em 1 nén hương. Nhưng lần nay vì nhóm qua đông và cũng nhiều thành viên mới, tôi cũng không muốn cho các bạn biết…! để các bạn suy nghĩ nhiều trong cả chuyến đi…
    Tôi cũng chỉ bảo Lee Anh! Em dừng lại, và đại diện nhóm thắp cho Nhung nén hương. Nhưng có một chuyện cũng rất lạ… cách chỗ Nhung mật khoảng 2km. Có 1 trạm các anh công an giao thông trực đêm… cả đoàn đi qua an toàn không ai bị kiểm tra giấy tờ… riêng bạn Lee Anh được các anh ấy vẫy lại (xe bạn ấy là người cầm Hương và sẽ đỗ lại chỗ Nhung).
    Theo Lee Anh nói: anh ấy chỉ hỏi vài câu… và cũng cho đi, khi Lee nhắc đến một người bạn đã mất!, anh ấy cũng nhận ngay được là ai…! Và theo lời kể lại của Lee như vậy, Tôi cũng đã nghĩ Nhung luôn đồng hành bên chúng tôi.

    Và vẫn theo lịch trình đúng 11h có mặt tại bản Lác chúng tôi nhận nhà Số 7 và nghỉ đêm ở lại đó… Một ngày đã qua, khởi đầu cho bao nhiêu chuyện cũ và chuyện mới... và đêm đã về khua mọi người dần dần vào trong giấc ngủ.
    [​IMG]
    Ảnh: bản Lác nơi chúng tối nghỉ đêm đầu tiên


    Phần 2: Chiều trên bản Nủa và Những lời nguyền hang Nủa...!

    Ngày 2: Chúng tôi xuất phát từ Mai Châu tỉnh Hòa Bình vượt qua quốc lộ 15C đến huyện Bá Thước thuộc tỉnh Thanh Hóa, đây là chặng đường chính trong suốt hành trình lần này. Quãng đường dài chừng 60km nhưng chúng tôi đã không ngặp nhiều khó khăn của con đường và cái nắng gay gắt miền Trung này.
    Từ bản Lác 7h30 chúng tối xuất phát đi Co Lương và đoạn đường từ Co Lương đến Bác Thước gió cũng khá đẹp so với năm trước. Cảnh vật như theo chân chúng tôi, cả đèo dốc, cả cỏ cây, cả chim muông và cả ánh mặt trời. Và đến Co Lương chúng tôi nghỉ lại 1 lúc để tiếp tục nạp nhiên liệu cho những chú chiến mã và tiếp tục hành trình từ Co Lương đến Kho Mường trong buổi sáng.. sau những con đường quen thuộc cách đây 1 năm. Đường có đẹp hơn… nhưng cũng khá bụi và nhiều đoạn vần đang thi công…

    Và đúng đến 11h chúng tôi đã có mặt tại Kho Mường 1 năm về trước ở tại Kho Mường buổi trưa chúng ngôi nghỉ lại nhà anh Nam nhưng vì lý do chúng tôi không liên hệ được và đã đặt cơm sẵn nhà Bác Nếch… (70k/người). Và sau khoảng 1h để các bạn dạo chơi ơ những con suối và hang dơi đẹp nhất nhì Việt Nam.

    Con suối Kho Mường chảy vắt ngang qua thung lũng, nước mát lạnh là một nơi tuyệt vời để quên đi những mệt nhọc trên đường. Sau khi tắm suối chán chê, chúng tôi đi thăm hang Dơi, một hang động khá lớn cách bản không xa. Kho Mường vào mùa lúa chín là điều hấp dẫn nhất với đám chạy xe như chúng tôi. Đứng từ trên cao nhìn toàn con suối vắt qua những ruộng lúa bậc thang đang vàng ươm. Những bát cơm gạo mới thơm nức khiến người đến không thể nào quên. Sau khi đã khám phá kho Mương, 12h chúng tôi về lại nhà bác Nếch để ăn trưa và nghỉ trưa tại nhà bác ấy.


    Sau hơn 3h chúng tôi nghỉ trưa tại Kho Mường vì thời tiết khá nắng… đến 14h30 nhóm chúng tôi lại xuất phát lên đường và địa điểm tiếp theo là bản Nủa, và từ Kho Mường qua Phố Đoàn có 2 con đường đường để chúng tôi đến… với ấn tượng con đường này hơn 1 năm trước vì gặp mưa rừng. Chúng tôi đã khiếp sợ... cũng không muốn đi lại con đường đó cảm nhận lại với một ngày không mưa. Nhưng qua thông tin, Tôi hỏi bác Nếch thì từ Kho Mường đến Phố Đoàn có 1 đường khác đi theo Rừng và ngắn hơn khoảng 2km và xe máy vẫn đi được…

    Theo lời bác Nếch bảo là bọn cháu chắc không đi được đâu, đường khó lắm! chỉ dân ở đây mới dám đi. Khi nghe lời bác ấy nói càng làm chúng tôi phải tò mò và muốn khám phá thứ thách đó… và chúng tôi lên đường.

    Đoạn đường từ Kho Mường đi Phố Đoàn có lẽ là đoạn đẹp nhất trong cung đường này. Những ngôi nhà sàn ẩn sau hàng cau, cọ…,những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, những con suối trắng xóa ngang đường, vách núi đá vôi sừng sững với thảm thực vật dày ken kín hiện lên dưới ánh nắng sớm trông vô cùng quyến rũ. Men theo con đường rừng ngay bắt đầu vào rừng đã thấy gian nan bởi những con dốc thế này… càng đi tôi càng nhớ về những con đường mình đã qua. Như Tây Côn Lĩnh hoặc Háng Tề Chơ ngày nào…


    Từ Phố Đoàn, chúng tôi mất 20 phút để đến với bản Nủa và lúc đó cũng hơn 3h chiều, sau khi vào nhà anh Hoàng ở bản Nủa: nơi chúng tôi ăn, nghỉ cho ngày hôm nay. Đến với bản Nủa một ngày trời đẹp… tôi thấy Cảnh vật thanh bình và nhẹ nhàng quá! Nắng chiều xiên xiên qua chái nhà lợp rạ ẩm mốc, cũ kỹ. Ở phía xa, lúa đang óng lên một màu vàng ruộm, một bức tranh mang đầy sắc màu trù phú và đủ đầy và Những mái nhà sàn đơn sơ nằm san sát bên nhau trên lưng chừng núi, dưới đám lá cọ đang vươn mình như che chở, con đường đất đỏ dẫn vào bản khi chạy giữa cánh đồng bát ngát, lúc chênh vênh vắt vẻo lưng đèo. Khung cảnh êm ả và quá đỗi dịu dàng khiến lòng lữ khách như chùng xuống.


    Vì thời gian vẫn còn sớm chúng tôi dự định trekking các bạn Cao Hoong và bản Kịt. Nhưng theo lời anh Hoàng thì ở đấy có một hang động còn rất nguyên sơ và đẹp nhất nhì Việt Nam theo các anh ở đầy… thì chưa có ai đã khám khá được tận cùng hang đông thiên này (Chi tiết ở phía dưới...)

    Sau khi khoảng hơn 1h khám phá thử sức mình, chúng tôi đã quay lại với đập Nủa để bắt đầu màn tắm bikini của các thành viên trong nhóm. Ngoài đồng, lũ trẻ đang nô nghịch. Đứa chạy tíu tít trên đồng, đứa quẩn bên chân mẹ đang cố gom rạ vào gùi, những cô gái Thái đang tắm chiều. Những hình ảnh như thể trong sách vở đang bước ra trước mắt, thật tới mức tôi biết mình hoàn toàn có thể chạm vào.


    Những lời nguyền hang Nủa...!

    Buổi chiều ở bản Nủa, anh Hoàng đưa chúng tôi đến với hang Nủa qua câu chuyện anh Hoàng kể (anh Hoàng là chủ nhà nơi chúng tôi nghỉ tối): những câu chuyện về cái hang huyền bí là có thật. Anh chỉ về một ngọn núi nhỏ phía cuối bản, không cao lắm, đứng từ xa nhìn lại như nấm đất mọc sau làng. Theo lời Hoàng, hang động nằm trong lòng quả núi này. Từ khi phát hiện ra chưa một ai đi hết được chiều dài của nó. Đời ông, đời cha truyền lại rằng ở trong đấy đã từng có nhiều người sinh sống, họ lập mộ, giấu vàng, rồi yểm bùa, nên hễ ai xâm phạm vào cái hang đó, đào bới lấy đi những đồ vật ở trong như chén, bát, tiền xu lập tức gặp thảm họa.

    Hỏi về sự tích hang Nủa, Anh Hoàng nói: ông cố nội tôi là người lưu giữ rất nhiều câu chuyện xa xưa của người Thái ở đây, để tôi tìm lại những cuốn sách mà cụ đã dày công ghi chép. Theo như các ghi chép của cuốn sách này thì hang Nủa rất thiêng, vì nó gắn với truyền thuyết "xanh kiếm" (Theo cách nói của người Thái) về một thanh kiếm xanh bí ẩn.

    Chuyện kể rằng, cái thời điểm người Thái chuyển về Pù Luông sinh sống, lập bản đã lâu lắm rồi, cũng không ai nhớ nổi nữa. Lúc ấy, rừng thiêng nước độc, cuộc sống của họ còn cực kỳ khó khăn, nhiều người còn phải trốn vào trong hang núi tránh thú dữ. Có hai anh em mồ côi nọ, gia cảnh cực kỳ khó khăn, người anh quanh năm đi làm thuê vẫn không đủ nuôi em. Trong một lần buồn chán người anh bỏ vào trong hang, ngồi khóc cho thân phận mình. Bỗng anh nhặt được một khối sắt xanh biếc, dài, không rõ hình thù gì. Anh lẩm bẩm: Nếu là linh vật thì hãy giúp tôi xây dựng cuộc sống cho gia đình, cho bản làng, tôi nguyện sẽ không làm bất cứ một điều gì xấu xa. Lạ thay, khối sắt bỗng vụt sáng và hóa thành một thanh kiếm xanh biếc, chém sắt như chém bùn, bay xuống rơi vào lòng bàn tay. Từ đó, người anh dùng thanh kiếm đó trừ gian diệt ác, trừ thú giữ, làm cho cuộc sống của người Thái ở bản Nủa ổn định, người dân yên tâm lao động sản xuất. Người em cũng muốn được như thế, nằng nặc đòi mượn anh thanh kiếm. Nhưng người em có tâm địa đen tối, lại có kẻ xấu xúi giục nên đã giết nhiều người vô tội.
    Chuyện đến tai anh, người anh đau khổ tìm đến hang Nủa cầu nguyện: Xin linh vật hãy trở về, và hãy diệt trừ những kẻ tàn ác gây họa cho bản làng. Lời cầu xin chưa dứt, thanh kiếm bỗng vọt lên không trung, bay lượn chém chết người em bất nghĩa, rồi như một cơn gió cuốn trở về hang Nủa. Cùng lúc ấy là một trận động đất xảy ra, trời đất rung chuyển và bao nhiêu đất đá đổ xuống chôn vùi cửa hang cùng người anh tội nghiệp bên trong. Phải rất lâu sau nữa, người ta mới tìm được lối đi khác xuống hang, và cây kiếm chỉ còn dấu tích là một cột đá xanh biếc trong hang.

    Cho đến bây giờ, hàng năm, dân bản vẫn tổ chức cúng tế, ngay cạnh chiếc cột đá kia, cầu cho mùa mang tươi tốt, cuộc sống ổn định.


    Khám phá động thiêng….!

    Chiều hôm ấy, Anh Hoàng dẫn chúng tôi xuống vào trong hang Nủa. Anh Hoàng không quên dặn trước chúng tôi đừng gây ồn ào khi vào trong hang…Tôi cũng không hiểu và chỉ nói với các bạn trong đoàn, nói To đá dơi vào đầu đấy….! Và trước khi vào cửa hang tôi thánh anh Hoàng lấy ra từ túi một cái khăn mầu đỏ... rồi anh tự cuốn vào tay trái của mình. Tôi cũng tò mò và hỏi... anh ấy cũng trả lơi bảo mình cũng mê tín 1 chút. Tôi cũng lấy chiếc khăn răn trên tay và hỏi cái này em cuốn vào tay được không...! anh Hoàng cười và bảo chắc chắn là không.

    Sau một hồi len lỏi qua nhà dân, lên lưng chừng núi, anh Hoàng dừng chân trước một bụi cây rậm rạp, và chỉ cho chúng tôi cửa hang. Đó là một lối đi rất nhỏ đã bị bụi cây che khuất, phải nhẹ nhàng lắm mới lọt vào được mà không bị xây xát. Vì nhóm đi khá đông nhưng vì địa hình khó khăn chỉ còn lại 7 bạn vào trong hang nủa gồm: Tôi, anh Lý A Sáng, Hải TỊT, Ngọc, Linh và Hương cùng với anh Hoàng là người dẫn đoàn, còn lại các bạn ở bên đập Nủa.

    Chúng tôi tụt từng người xuống một. Bên trong tối om, nhưng càng vào sâu thì cái hang càng rộng ra, kéo dài. Với 2 cái đèn pin mang theo, chúng tôi mò mẫm đặt chân lên từng phiến đá để chui xuống bên dưới. Không thể diễn tả nổi cảm giác lúc đó đối với một người ưa khám phá, một chút rờn rợn, một chút phấn khích, nhất là khi Anh Hoàng nói nhỏ với Tôi rằng từng có rất nhiều người thấy một con rắn cực to xuất hiện trong hang.
    Lòng hang khá rộng rãi nhưng ghồ ghề

    Sau một lúc vất vả, mò mẫm đi ước chừng cũng được vài trăm mét, một hồ nước ngầm xuất hiện loang loáng dưới ánh đèn pin. Trên đỉnh hang, nước róc rách chảy, giọt từng giọt xuống các phiến đá và hồ nước. Anh Hoàng bảo trước cũng đã từng có người mang theo cơm nắm, lội nước quyết tâm đi đến tận cùng của hang, nhưng đi mãi mấy ngày không hết đành quay trở ra. Đợt ấy dân bản tưởng anh ta đã bỏ xác trong hang thiêng, đã chuẩn bị hậu sự và cho thanh niên đi tìm. Sau nghe kể lại cái hang ngầm dài lắm, dễ mà kéo đến tận trong bản Kịt, bản Bá, cách Nủa 10km, kéo sát tới Mường Khến, Hòa Bình.

    Anh Hoàng rọi đèn pin vào một cái hốc lớn bên phải hang, hiện lên một cột đá sừng sững, cạnh đó có một khối đá phẳng lỳ, trông giống như một chiếc bàn thiên nhiên tạo ra. Anh Hoàng bảo rằng đó là thanh kiếm báu trong truyền thuyết mà chúng tôi đã được nghe, và bên cạnh là chiếc bệ rồng. Mỗi dịp năm mới, các bô lão trong bản bao giờ cũng tổ chức cúng bái thần linh ngay trên cái bệ rồng ấy.
    Khi ra đến ngần cửa Hang, anh Hoàng nhặt mảnh gốm vỡ không còn nguyên vẹn cho tôi xem. Nhìn kỹ, vẫn thấy hoa văn được chạm khắc một cách tinh xảo, giống như là trên những chiếc bình gốm cách đây mấy trăm năm mà tôi đã được xem trong một buổi trưng bày cổ vật.

    Mấy chúng tôi ngồi còn chém gió với nhau, người thì bảo mang từ Hà Nội lên, người thì bảo thời lý, thời Trần… ai cũng đóng góp 1 câu! Vì chúng tối cùng chẳng biết gì.

    Và anh Hoàng nói trước đây dân bản đã tìm thấy nhiều dấu tích chứng tỏ rằng trước đó đã từng có người sinh sống trong hang đá. Những hiện vật được tìm thấy thường là chén, bát, đồ sành sứ cổ, cả những đồng tiền xu đã rỉ nát mà chưa xác định được niên đại, một số kẻ hám tiền lén lút mang ra ngoài bán lập tức mang họa (?!). Nhìn xem đồng hồ thấy khá muộn không thể đi tiếp được nữa, chúng tôi quyết định quay trở ra, để các bạn ở bên ngoài không phải đợi, Và tôi nói với anh Hoàng phải một lần nữa tôi sẽ đến Pù Luông và chuẩn bị vật dụng đầy đủ, sẽ làm một chuyến thám hiểm tìm điểm cuối của cái hang thần bí này.


    Ngày 3: Chúng ta đã xa rồi Pù Luông ơi

    Tiếng gà gáy sáng rộn lên khắp bản. Chúng tôi lờ đờ mở mắt chào một ngày mới. Không mưa. Một tin tốt lành với cả hội khi ngắm nhìn bầu trời trong xanh. Sau khi dùng xong bữa sáng nhà anh Hoàng với món quen thuộc khi lần nào tôi ở lại là Mỳ Tôm với trứng hoặc thịt lợn. ăn xong hơn 8h lên đường đi trekking vào bản Cao Hoong và bản Kịt, hai bản nằm khá sâu trong lòng khu bảo tồn, với những ngôi nhà sàn cheo leo xen giữa rừng núi điệp trùng.
    Đường vào Kịt chỗ đoạn Cao Hoong gặp đàn "**** rừng Pù Luông" mà hiếm ở đâu bắt gặp được cảnh này. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ đến bản Kịt, Kịt ngoài có khoảng 16 – 18 hộ Kịt trong khoảng 10 hộ, Bản còn rất hoang sơ, khi chúng tôi đến nơi chỉ thấy lũ chó chạy ra đón bằng những tràng sủa dài. Mãi một lúc sau mới thấy vài em nhỏ lấp ló sau cánh cửa nhà sàn. Vào giờ này, người ta đang tập trung làm đồng trên những thửa ruộng bậc thang. Chúng tôi lang thang khám phá bản Kịt một lúc và nghỉ ngời để quay lại bản Nủa lấy tư trang để quay về.


    Rời khỏi Kịt ra được Phố Đoàn là rất may mắn… tôi nhìn thấy trời âm u! sợ một cơn mưa rừng như 1 năm về trước…! Nếu có trần mưa ngày hôm đấy… chắc chúng tôi ko về được và lại có thể ở thêm 1 – 2 ngày tại Kịt. Nhưng mọi việc đều thuận lợi, chúng tôi đã rời khỏi được Kịt. Sau khi vượt qua rất nhiều đoạn đường đèo, bọn tớ xẹt qua đường vào hang cá Cẩm Lương. Lúc này đã là khoảng 1h trưa chúng tôi nghỉ ngay trước đường vào hang cá… nghỉ ngơi ăn uống lúc này đã hơn 2h chiều và cả lũ tranh thủ các bạn đi mua vé qua cầu. Chúng tôi lại nhảy rầm rầm chụp ảnh trên cầu. Mấy chú thu phí qua cầu cứ mắt tròn mắt dẹt không biết bọn này thuộc loại đú level mấy. Vé qua cầu là 10k/xe nhưng đoàn 16xe hết 160k nhưng mặc cả được mất 100k… các xe lại lên đường. Đi thêm 4 cây số nữa, bọn tớ tới hang cá thần. Tớ không rõ lắm về loài cá này, chỉ biết là nhiều và đông kinh. Cá to có, cá nhỏ có, con nào cũng có vây đỏ, trông gần giống cá chép. Bọn cá này cực kỳ dạn người vì chúng biết chẳng ai dám doạ hay bắt chúng cả. Cả hội cứ tung tăng ve vẩy bơi như không có chuyện gì. Nghe nói cứ ai bắt cá ở đây về ăn đều bị chết, các nhà khoa học điếc không tìm được nguyên nhân, dân cũng điếc không biết vì sao. Thế là họ tôn thờ giống cá này như những vị thánh.
    Tạm biệt Cẩm Lương, xe bọn tớ bon bon trên đường đi Cẩm Thủy, rồi rẽ vào đường Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh cảnh đẹp mê hồn, nhiều lúc tớ tưởng lạc vào chốn thâm sơn cùng cốc. Hai bên đường khi là cảnh núi non trùng điệp với những đàn chim chiều bay về tổ ấm, khi là bãi ngô, nương dâu xanh bíêc với đàn bò ngúc ngoắc đang chầm chậm về chuồng. Cái cảnh này hình như tớ đã gặp đâu đấy trong thơ Đường, chịu bây giờ không nhớ được. Nhưng sự thật là không thể quên được cảnh sắc dọc con đường lịch sử này.


    Có điều đường quá đẹp tốc độ của các bạn thường thường là 80 - 90km/h sự lựa chọn hoàn hảo…. sau chỉ một lúc chúng tôi đã có Vân Đình. Khi về tới Vân Đình, bọn tớ tót ngay vào nhà hàng Hương Mai ăn thịt vịt Bụp hết 5 con nướng, 2,5 con luộc, một cơ số bát tiết canh vịt cùng với và một số cháo vịt… cùng rượu với beer để cũng chia tay mọi người…. sau khi ăn xong, bọn tớ lại ì ạch lên xe về Hà Đông.

    Tới Hà Nội khoảng 21h rồi cũng phải chia tay nhóm sau hơn 2 ngày phượt cùng nhau. Được thả hồn vào những cảnh đẹp của thiên nhiên, cùng ở, cùng ăn với người dân địa phương, tìm hiểu được nhiều tập quán nơi vùng đất xa xôi này khiến nhiều người trong đoàn chúng tôi có những cảm xúc thật khó tả.

    Chinh phục những ngọn núi cao, những chặng đường dài đã cho dạy chúng tôi một bản lĩnh vững vàng, không ngại khó khăn và nhiều trải nghiệm mà cuộc sống hàng ngày nơi thành thị không thể có được. Qua những chuyến đi như thế này, mọi toan tính đời thường, sự căng thẳng và mệt mỏi của cuộc sống thường nhật đã dần tan biến. Chỉ còn lại cảm giác được sống hết mình, vượt lên bản thân, tính đoàn kết và sẻ chia thương yêu giữa con người với con người.

    Chúng tôi sẽ nhớ mãi chén rượu cay nồng của người Mường, và biết bao người dân đôn hậu nơi đây sẽ còn lưu lại mãi trong ký ức của mỗi người chúng tôi. Chắc chắn, chúng tôi sẽ còn tiếp tục quay lại đây và rong ruổi trên những cung đường mới, bởi phuợt đã dạy cho chúng tôi một điều quý báu đó là: cuộc sống này đáng yêu biết nhường nào, hãy đi, hãy đến và cùng trân trọng cuộc sống này.

    Hết khó khăn này đến khó khăn khác nhưng tất cả đã bị chúng tôi chinh phục. Có lẽ, những cảm giác mới mẻ và hồi hộp ấy càng làm tăng thêm sự đam mê của chúng tôi trong ước vọng khám phá những cung đường mới.


    Chúng ta đã xa rồi Pù Luông ơi
    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
    Bản Kịt đèo cao bàn chân mỏi
    Bản Nủa sương về trong đêm hơi


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh: Trekkingfan trên những nẻo đường Pù Luông

Chia sẻ trang này