1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại Lầu Tửu Quán (Nơi tụ họp các đệ tử của sự phụ Lưu Linh ) *_*

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi motthoang_hn02, 11/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1

    Ngược lại mới thời gian, những năm chín mươi của thế kỷ trước, ông cụ thân sinh của Nông mới nghỉ hưu về với vợ con. Làm sếp bao năm ở đâu không biết chớ về nhà mâm cơm của ông cụ lúc nào cũng đủ ba chén. Bữa nào cũng thế vợ con ăn xong đứng cả lên rồi cụ mới uống xong ba chén rượu. Hồi nớ chân đi mua rượu cho bố chẳng ai khác ngoài Nông. Được cái nhà bà cô ngay đầu ngõ nấu rượu nên đôi lần cũng biết rượu nặng nhạt thế nào (mút phễu ). Rượu quê hăm nhăm độ, ông cụ uống ba chén cực kỳ khề khà (chắc tại tính từ cơ quan quen thế), kinh tế những năm đó khó khăn, ăn còn bữa đói bữa no nên đâu có đồ nhắm, lắm lúc thương ông cụ, rượu gì mà chỉ vài hạt lạc hạt đỗ,ấy có hôm giết con gà, gắp cho ông cụ vài miếng ngon ngon có thịt thì ông không ăn, lại gắp lại cho con chỉ nhắm mấy miếng xương xẩu cổ cánh và chân. Lúc nớ cứ bụm miệng nghĩ, thương con thì thương con nhắm rượu thì phải ăn miếng thịt cho ra rượu....sau này biết uống rượu mới biết, nhắm mới xương xẩu ngon hơn nhắm mới xịt
  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Hờ. Mình chẳng phải là đệ tử của Lưu Linh nhưng đôi khi, cũng hứng chút. Như thể đôi lúc uống vào thì nhìn anh say đắm hơn, nồng nàn hơn, thể hiện rõ mình hơn thường ngày một chút, những điều bình thường không bao giờ dám nói, lúc ấy có thể nói ra chẳng hạn.
    Nhớ, lần đầu tiên biết đến men là cuối năm học lớp 6. Nhưng lúc ấy là uống bia chứ không phải uống rượu. Ba cô bạn Lan Lùn ngay cạnh nhà hứa với bốn đứa chơi thân với nhau gồm tớ, Thắm Béo, Lan Lùn và cô bạn tên Hoa (có anh trai là bạn thân của anh trai Lan Lùn, lúc ấy cũng chơi khá thân thiết với ba đứa tớ). Bác ấy bảo, cuối năm bốn đứa đều đạt tiên tiến thì bác sẽ khao. Cuối năm tớ, Hoa đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc. Còn Lan Lùn và Thắm Béo đạt tiên tiến. Bọn tớ mang phần thưởng về nhà rồi kéo nhau đến nhà Lan Lùn bắt đầu tiệc tùng (Ba Lan Lùn là hội trưởng hội phụ huynh lớp tớ).
    Hôm ấy uống bia. Mẹ Lan Lùn chuẩn bị rất nhiều đồ ăn, bún, lạc rang và bia chai. Hình như bia Nam Định là bia Halida thì phải.
    Tớ uống ngụm đầu tiên, cảm giác cay cay, nồng và khó uống. Tớ chẳng uống được nên cứ ngồi chén vì không thể nuốt được. Còn ba cô bạn tớ, chắc uống cũng hơn hai ly gì đó, có thể nhiều hơn. Ba cô ấy lại không ăn. Ba Lan Lùn thì cứ ngồi cổ vũ bọn tớ vì bảo, mấy khi chị em mới có ngày vui thế này. Xong, bốn đứa đều phê phê (tớ thì tỉnh táo lắm) ra nhà tớ ngủ trưa. Khờ khờ. Cô bạn Thắm Béo, Hoa của tớ ra tới cửa nhà tớ là cho chó ăn chè ngay lập tức. Đến chiều rồi 3 cô vẫn còn say, lảo đảo, choáng váng.
    Tối mẹ tớ lại có nhiệm vụ nấu ăn, tiệc tùng đãi bốn đứa bọn tớ. Trời ơi. Tớ nhớ mâm cơm đó nhiều đồ kinh khủng. Hình như nấu riêu cua ăn bún thì phải (mùa hè trời rất nóng nên ai cũng mệt nhọc, chẩng ai ăn cơm. Mẹ tớ làm món bún ốc hoặc bún riêu ngon lắm kìa). Ngoài món ăn cực kỳ ngon lành đó ra còn có chả cuốn (nem), thịt chiên hay luộc gì đó, trứng tráng (trứng rán)...trong mâm vẫn còn món gì đó liên quan đến đậu mà tớ quên mất rồi. Ôi, nhưng có mỗi mình tớ ngồi ăn một tẹo, còn các cô bạn tớ chả ăn gì vì đầu đau do trưa say vẫn còn. Tớ không ăn được nhiều vì hồi trưa tớ ăn nhiều lạc rang quá, nó chẳng đói bụng.
    Đó là kỷ niệm lần đầu tiên biết đến bia rượu.
    Lần thứ hai là năm tớ học lớp 11. Hôm đó là tết, ngày đưa chân các cụ. Cả gia đình ông ngoại tớ, nhà tớ, một bà hàng xóm, mấy người bạn của ba tớ, một bác bên nội ăn uống tại nhà tớ. Lúc ngồi mâm, mợ tớ, mấy người cứ bảo tớ uống chút rượu cho vui. Lúc ấy thứ rượu tớ uống là rượu chanh, rất nhẹ. Uống vào nó chua mát chứ chả có vị gì. Xong. Bình thường tớ vẫn uống 1, 2 ly bia cùng mọi người trong gia đình nhưng chẳng bao giờ bị sao. Tớ thấy nó như uống nước ý.
    Lần đầu tiên uống rượu nhiều là năm 2004. Tớ đi mùa hè xanh ở Bến Tre. Phong tục ở đó nó khác ngoài bắc lắm kìa. Trong ngày vui, đã mời là sẽ phải uống. Họ không uống vòng quanh hay lần lượt. Cứ ai quý mến ai thì cứ chuốc cho đổ thì thôi. Ví dụ như tớ quý Fotress hay bác Nông chẳng hạn, tớ cứ chén tạc chén thù với hai bác ấy đến khi một người sẽ đổ thì thôi.
    Rượu ở đó họ nấu bằng sắn và ngô nên tương đối mạnh. Ai cũng nói rượu miền Tây, đã ngồi vào khi vui là sẽ mạnh. Phụ nữ ở miền Tây uống rượu rất khủng khiếp. Mấy tên bạn tớ ngồi mà uống với cô Tám (chủ nhà bọn tớ ở) thì bọn nó chỉ có trôi sông trước.
    Hôm đó, bọn tớ uống bằng cái ly uống nước (ly thủy tinh). Cô Tám chúc tớ (Út Nhỏ) 2 lần, chú Tám chúc tớ (Út Nhỏ) 2 lần, hai tên bạn trong đội chúc tớ, mỗi người một lần, mỗi lần nửa ly, cô Mười (em gái cô Tám) chúc tớ 1 lần. Rượu nồng, cay, chát, mùi khó chịu. Nuốt vào tới họng nóng trong họng, vào tới thực quản nóng trong thực quản, vào tới bao tử nóng trong bao tử. Thế, uống rượu xong phải uống nước đá (trong miền nam nhậu uống rượu bao giờ cũng có một ly nước đá rất to bên cạnh).
    Uống xong, ra đằng sau tớ thấy mình choáng váng. Mấy cô bạn kia ngồi rửa bát đĩa, tớ chả thèm rửa, tớ ngồi tớ khóc. Chỉ những lúc như thế tớ mới thấy mình mềm yếu, mềm yếu thật sự. Bởi khi bọn trẻ con nó chạy theo xe lúc bọn tớ đi, nó khóc ầm ầm, bọn con gái khóc sướt mướt, con trai mắt đỏ hoe hoe lên, tớ chẳng sao khóc được vì lòng tớ lạnh tanh.
    Một lần nhớ nữa là đợt 2/9 năm 2005. Tớ, cậu tớ và một cô bạn tớ. Ba người lần lượt uống hết gần 1 két bia Sài Gòn. (Còn hơn 3 chai nữa) Cậu tớ thì chả nói bởi hôm ấy là lễ, đi uống từ trưa đến tối rồi. Đêm hôm ấy cậu tớ say, cho chó ăn chè trong nhà tắm. Còn cô bạn tớ thì uống chưa bằng tớ, cô ấy say trước tớ trong khi tớ cũng choáng váng nhưng tớ vẫn còn bê được mâm đồ ra bếp vứt đó, lau nhà sạch sẽ rồi mới đi ngủ. (Khoảng 2h đêm). Một lần anh chị em họ tụ tập lại xem WC năm 2006, cũng uống bia SG. Tính ra tớ uống khoảng 6 chai. Tớ choáng váng nhưng đi ngủ là chẳng sao.
    Một lần tết vừa rồi về quê. Đi họp lớp với bạn bè. Hôm ấy bọn tớ uống rượu. Tớ vừa uống rượu, vừa uống nước ngọt. Về nhà tớ say xong nằm khóc ầm ầm. Lúc ấy tớ gọi điện cho một người bạn bảo tớ say rồi. Giọng tớ rất chi là lè nhè. Chỉ tiếc ở quê sóng yếu, tớ chả nghe thấy người đó nói gì ngoài câu: "Thế đã uống bao nhiêu rồi?". Sau đó tớ nói gì cũng chẳng nhớ được, chỉ biết về sau bị trêu chọc.
    Cảm giác bị say rượu hay choáng váng đôi khi tớ thấy thích nó. Nó làm người tớ mềm xèo ra như không trọng lượng. Chân tay yếu ớt, cơ thể yếu ớt, cả tâm hồn cũng yếu ớt. Tớ thấy mình lúc ấy mới có cảm giác, cần một người nào đó bên cạnh, ôm mình vào lòng.
    Nói chung, tớ ít uống nhưng tửu lượng khá tốt, chưa bao giờ cho chó ăn chè. Hờ, mà uống vào tớ còn hay khóc nữa. Chỉ những lúc ấy mới thấy khóc được. Vậy nên đôi khi tớ cũng thích một chút men. Chắc là thế.
  3. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này mượn trong một truyện của Kim Dung, nhân vật chính trong truyện gọi là Bợm. Bợm là người rất khoái uống rượu nhưng chỉ biết nốc lấy nốc để chứ không hề biết văn vở ra sao, tuy thế cũng biết phân biệt được rượu ngon hay không ngon, uống vào cũng cảm nhận được hương vị nhưng nói ra lời thành thơ thành văn thì chịu, các đạo lý về uống rượu liên quan thì càng không biết. Hôm ấy, Bợm nhà ta được biếu mấy bình rượu ngon mời một người là Tổ Thiên Thu uống cùng, khi Bợm rót rượu vào cái bát ăn cơm thường ngày để uống, Tổ Thiên Thu nói:
    - Ông tuy có rượu ngon mà không có đồ dùng tốt. Thật uổng. Đáng tiếc lắm thay.
    Bợm bảo:
    - Nhà em chỉ có mấy cái bát sành này mời bác dùng tạm. Tổ Thiên Thu lắc đầu quầy quậy:
    - Không được! Nhất định không được! Ông dùng đồ nghề thế này uống rượu không được. Chẳng khác gì đầu Ngô mình Sở, không hiểu gì về cách uống rượu. Ông phải biết là uống rượu gì phải dùng thứ chén ấy. Uống rượu đất Phần phải dùng chén ngọc, thế mới làm cho sắc rượu thêm phần rực rỡ. Người Đường có câu thơ: ?oNgọc uyển thình lai hổ phách quang? chính là để nói về điều này.
    Bợm nghe ra tắc lưỡi hít hà:
    - Chính thế!
    Tổ Thiên Thu lại nói:
    - Rượu trắng ngoài quan ải rất ngon nhưng đáng tiếc mùi vị không đủ thơm tho, hay hơn hết là lấy sừng tê giác làm chén rót rượu vào mà uống. Làm như thế mùi rượu sẽ trở nên thuần mỹ phi thường. Ông nên nhớ, chén ngọc làm cho rượu nổi màu sắc, sừng tê cho rượu thêm hương vị. Các cụ đã nói là không bao giờ lầm.
    Bợm nhà ta xưa nay chỉ biết phân biệt độ rượu nặng nhẹ ra sao, uống thì chỉ biết một là quần ẩm hai là loạn ẩm, say rồi thì ngay cả nhãn mác của rượu cũng không nhớ, chén vỡ thì rót ra bát mà uống chứ có bao giờ câu nệ sành sứ gì đâu. Thế nên nghe Tổ Thiên Thu thao thao bất tuyệt cứ như được rẽ đám mây mù nhìn thấy mặt trời chói chang trước mặt, Bợm nghển cổ nghe như uống lấy từng lời. Tổ Thiên Thu nói tiếp:
    - Đến như rượu bồ đào thì phải dùng đến chén hổ quang. Cổ nhân có câu: ?oBồ đào mỹ tửu dạ quang bôi. Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi??. Chén dạ quang là vật trân quý hiếm có trên đời. Rượu bồ đào có màu hồng mà bọn nam nhi chúng ta uống vào thì không đủ hào khí. Rượu bồ đào rót vào chén dạ quang lập tức màu rượu đỏ như máu. Uống rượu cũng như uống máu. Như Nhạc Vũ mục đã từng làm thơ viết rằng: ?oTráng chí cơ xan Hồ Lỗ nhục, Tiếu đàn khát ẩm Hung Nô huyết?. Ông xem như thế có hùng tráng không? Bợm là người ít đọc sách, càng không hiểu rõ nghĩa những câu thơ mà Tổ Thiên Thu dẫn chứng nhưng nghe lặp đi lặp lại câu: ?oTiếu đàn khát ẩm Hung Nô huyết? mà hào khí ngất trời nên cứ gật đầu lia lịa, trong lòng khoan khoái chỉ muốn bưng bát rượu lên uống ngay. Tổ Thiên Thu lại chỉ vào một bình rượu nói:
    - Còn thứ rượu ngon này là rượu tối cổ, ngẫu nhiên có người đem cho, ngẫu nhiên mà ông được uống. Nó là rượu cao lương. Thứ rượu này phải dùng chén tước đúc bằng đồng xanh mới nêu bật được cái ý cổ kính. Rượu nhẹ, vừa ngọt, vừa thơm nên phải dùng chén lớn uống mới hợp ý rượu.
    Bợm nói:
    - Em là thằng lỗ mãng, đã không rõ chất rượu lại không hiểu đồ dùng. Nghiên cứu như bác thật hiếm có. Tổ Thiên Thu lại chỉ vào bình đề 4 chữ: ?oBách thảo mỹ tửu?, nói:
    - Làm thứ ?oBách thảo mỹ tửu? này, người ta phải hái đủ trăm thứ hoa thơm cỏ lạ ngâm vào trong rượu nên mùi thơm phảng phất như đi chơi ngoài nội ngày xuân, khiến người ta chưa uống đã say. Uống rượu này phải dùng chén cổ đẳng (trúc, cây trúc phải đủ trăm năm thì mới khoét làm chén được). Uống rượu bách thảo bằng chén cổ đẳng thì mùi thơm càng tăng lên bội phần.
    Bợm nói:
    - Cây trúc sống trăm năm khó mà tìm được.
    Tổ Thiên Thu nghiêm sắc mặt nói:
    - Ông nói sai rồi. Rượu Bách thảo mỹ tửu so với bách niên cổ đẳng còn khó kiếm hơn nhiều.
    Bợm vội chữa:
    - Té ra là thế. Em không hiểu lắm. Bác nói tiếp đi.
    Tổ Thiên Thu chỉ vào các bình khác:
    - Uống thứ rượu Thiệu Hưng Trạng nguyên hồng này phải dùng chén sành cổ mà là chén đời Bắc Tống, nếu không có thì dùng tạm thứ chén đời Nam Tống vậy chứ dùng chén sành đời bây giờ thì nhỏ mọn quá. Uống rượu Lê Hoa phải dùng chén Phỉ Thuý màu xanh biếc. Ông thử nghĩ coi, trước cửa quán rượu Lê Hoa ở đường Nguyễn Văn Trỗi phải treo cờ xanh để ánh vào rượu cho thêm vẻ huyền ảo. Nên uống rượu Lê Hoa phải dùng chén phỉ thuý là vì lẽ đó. Còn thứ rượu Ngọc lộ tửu này phải dùng chén lưu ly (pha lê), rượu ngọc lộ sủi tăm như hạt châu rót vào chén lưu ly để trông rõ bên trong cho phân biệt rượu ngọc lộ với các loại rượu khác.
    Lúc ấy có người bơm vào một câu:
    - Bác bảo nào chén Dạ quang, nào chung Phỉ thuý nhưng trên đời làm gì có những thứ đó. Hoạ chăng có một vài chiếc, ai mà sắm đủ hết được.
    Tổ Thiên Thu nói:
    - Có rượu ngon là tốt rồi chứ quan trọng gì đâu, nhưng rượu ngon không có ly đẹp là hơi uổng. Đồ uống rượu của kẻ sĩ phong nhã thì dĩ nhiên người ta có đủ.
    - Thế bác có phải là kẻ sĩ phong nhã không?
    Tổ Thiên Thu đáp:
    - Bảo nhiều thì không phải nhiều, nói ít cũng không phải ít. Ba phần phong nhã thì nhất định là có.
    - Ở đây có tám thứ rượu ngon, thế bác mang được mấy loại cốc chén.
    Tổ Thiên Thu lại đáp ngay:
    - Bảo nhiều thì không phải nhiều, nói ít cũng không phải ít. Mỗi thứ một chiếc thì có đủ.
    Dứt lời, Tổ Thiên Thu rút ra một chén có ánh sáng mát dịu, mọi người chưa kịp há hốc mồm kinh ngạc thì Tổ Thiên Thu cứ thò tay vào bọc móc mãi không hết. Nào chén Phỉ thuý, chén thanh đồng, chung tê giác, chén cổ đẳng, cốc pha lê? chẳng thiếu thứ gì. Lấy đủ tám thứ cốc chén rồi tiếp tục lấy ra nữa, có thứ chén vàng kim quang rực rỡ, có thứ chén bạc chạm khắc tinh vi, lại có chén bằng ngà voi, bằng da trâu, bằng bạch dương, chén bằng đá? Mọi người cứ giương mắt lên mà nhìn, chẳng ai ngờ trong bọc anh đồ kiết lại đựng lắm thứ chén đến vậy.
    Tổ Thiên Thu còn nói thêm:
    - Khi nào các ông uống rượu cá ngựa, rượu ong đất, rượu rắn, bìm bịp, rượu ngô,
    rượu sán lùng, táo mèo, long nhãn, rượu thuốc bắc, rượu sâm.. cứ ới tôi một tiếng, tôi cho các ông mượn chén uống tẹt ga.
    Thế đấy, cái nghề uống rượu này cũng lắm công phu. Mà biết uống rượu kể cũng hay lắm.
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Đọc bài của Fortress mới nhớ đến bài viết nào đó trước kia đọc với tiêu đề "Hiểu rượu để thưởng rượu". Nay copy, past ra đây chho mọi người cùng "ngâm cứu"
    Một chai rượu Tây ngon có thể mang tới 600 mùi hương khác nhau. Trong suốt "quãng đời" của nó cũng có những giai đoạn khác nhau với những mùi hương hoàn toàn khác nhau. Bạn phải hiểu rượu mới có thể ?othưởng rượu? đúng cách. Và thưởng rượu cũng là cả một nghệ thuật?
    Tại sao lại có rất nhiều mùi hương khác nhau trong rượu?
    Một chai rượu ngon thường có tới hơn 600 mùi hương được chia thành 6 nhóm mùi rượu khác nhau: mùi trái cây và hương hoa, mùi hương từ hạt của các loại quả, hương nồng của các loại gia vị, các loại thực vật, động vật và ngay cả mùi khói.
    Các chuyên gia cho rằng có 3 giai đoạn trong suốt "cuộc đời" của rượu. Giai đoạn đầu tiên - Rượu "trẻ", rượu sẽ có nhiều chất cốt và hương hoa quả. Sau đó, ở giai đoạn "trung niên", rượu có thể có mùi vị của quả óc chó hay quả hạch (phổ biến ở phương Tây). Và cuối cùng, ở thời kỳ ?ocứng tuổi?, rượu sẽ có vị nồng giống các loại gia vị như quế và hạt lục đậu khấu.
    Xen giữa các thời kỳ khác nhau, các loại rượu có thể thay đổi vị tuỳ thuộc vào loại nho được sử dụng trong quá trình làm rượu. Ví dụ, loại nho trắng của Đức Riesling có thể mang lại rất nhiều mùi hương khác nhau cho rượu trong suốt "quãng đời" của nó như hương cam quít, hương đào, hương mơ, hương hoa đoan hay thậm chí là mùi của các loại hoa anh đào Nhật Bản.
    Thưởng thức rượu như thế nào?
    Hãy theo 3 bước sau:
    Bước 1, đưa rượu lên gần mũi và ngửi mùi của rượu.
    Bước 2, xoay nhẹ nhàng để rượu sóng sánh trong lòng cốc (việc làm này sẽ giúp rượu lấy thêm được oxy).
    Bước 3, ngửi lại rượu một lần nữa trước khi nhấp môi. Lưu ý, hãy để cho lưỡi được ngấm vị rượu trước khi nuốt.
    Khi mở một chai rượu, hãy chờ cho rượu đạt đến nhiệt độ uống thích hợp chứ không nên uống ngay. Làm theo cách này, bạn sẽ thưởng thức được hương vị hoàn hảo nhất của loại rượu mà bạn đã chọn. Rượu vang trắng uống ngon nhất khi đạt 10-14 độ C, còn rượu vang đỏ là 14-18 độ C.
  5. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Một bà vợ rất giận chồng vì nát rượu, mới lấy một con giun thả vào cốc rượu chồng đang uống. Ông chồng trố mắt ra nhìn, thấy con giun quằn quại, giãy giụa rồi chết đứ đừ. Vợ hỏi:
    - Anh rút ra được bài học gì ?
    - À.. Là?, hiểu rồi, nếu uống rượu thì sẽ không có giun sán.
    - !!!???
  6. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Bia Na-Da (Nam Định - Đan Mạch ) mới là bia của Nam Định ta. Bia này dùng công nghệ của Đan Mạch, còn Halida là do bia Carlsberg của Đan Mạch đầu tư góp vốn với bia Việt Hà (Hà Nội) mà có. Nhà máy của Halida đặt ở Minh Khai (Quận HBT Hà Nội). Anh Carlsberg còn góp vốn sản xuất bia Huda (Huế- Đan Mạch) ở Huế nữa. Chớ nhầm nhá. Mình bụng to, chúa ghét uống bia, RẢ RỤ có bia chai Hà Nội hay ba ba ba thì .... uống tạm chục lon
  7. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    A. Đúng rồi. Bia Na - Da của Nam Định ạ. Tệ thế đấy bác Nông ạ. Đi chưa lâu, nhưng cũng chả biết bia quê mình nó tên là gì. Bia 333 hả. Cũng ổn. Bữa tết về, trong đêm giao thừa cùng ông bà, các cậu em cũng nâng ly cùng mọi người, uống hai lon thì phải. Uống thế gọi là uống cho vui thôi.
  8. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    với em thì kỉ niệm lần đầu tiên là thế nài ạ
    Thú thật với mọi người là ngày xưa em cũng chẳng biết rịu nó là cái quái rì (ngửi mùi là chỉ muốn hắt vào mặt đứa nào đưa cho mình thoai. )
    Thế roài theo năm tháng em lớn từng ngày chính xác là cái ngày từ quê lên phố ( HN - HP ) iem đã bị cái thứ cay cay nồng nồng ấy hấp dẫn mình, cái thứ mà chồng uống vợ say, vợ uống thì ông hàng xóm say ngấm vào và nuôi dưỡng tâm hồn iem phong phú như ngày hôm nay.
    Lần đầu tiên uống rượu là lần biết cầm hẳn 1 bát con lên (làm 1 phát hết luôn ) cũng là do cái thằng ở phòng trọ bên cạnh nó cứ sang tán tỉnh vớ vẩn (nó tán bằng rượu ạ ).Đang giai đoạn ôn thi đã cuống quýt 1 cơ số thứ lên thì nó lại lèo nhèo , iem quyết định liều mình như chẳng có với 2 điều kiện :
    - Nếu tôi uống hết bát này thì anh ko bao giờ thách tôi uống lần nữa
    - Không bao giờ anh được uống rượu với con gái trước mặt tôi ! (còn uống trước mặt ai là tuỳ )
    Thằng bé đồng ý (thoả thuận 2 bên đã xong ) iem là người uống trước - ban đầu hơi khó vào nhưng về sau thì cứ ừng ực như kiểu nước lọc đến lượt thằng bé uống thì chưa được nửa bát đã cho A sê nôn & Li vơ phun gặp nhau
    Giao ước cũng chấm dứt & từ đó trở đi thằng bé phải nói là nể phục iem (buộc lòng phải thực hiện 2 lời hứa trên - quân tử nhất ngôn mà )
  9. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Ờ nhân chuyện nhầm lẫn tên bia rượu, chiến hữu nào kể tên các loại bia rượu mà mình biết hoặc đã dùng coi nào. Anh Thái Bình có loại bia gì ấy nhể???? Uống rồi nhưng quên mất!!
  10. meo_munhn

    meo_munhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    608
    Đã được thích:
    0
    Có bia Ba Lan bia này e chưa uống bao rờ

Chia sẻ trang này