1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại Lễ Vesak tại Việt Nam !!!

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 24/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Đại Lễ Vesak tại Việt Nam !!!

    THÔNG ĐIỆP CỦA ÔNG BAN KI MOON, TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC, NHÂN NGÀY VESAK NĂM 2007.


    New York, ngày 29 tháng 5, năm 2007

    "Tôi sung sướng biết bao khi được gửi đến tất cả các bạn lời chào mừng nhân ngày hạnh phúc này khi chúng ta cùng nhau kỷ niệm cả 3 sự kiện trọng đại của đức Phật là Đản sinh, Thành đạo, và Niết bàn.

    Hơn 2500 năm qua, những lời dạy thiêng liêng của Phật vẫn tiếp tục soi sáng, hướng dẫn và đem lại ý nghĩa cho biết bao triệu con người trên khắp hành tinh này. Lễ kỷ niệm hàng năm này càng xác quyết cho những đệ tử Phật rằng lý tưởng mà họ đã tôn thờ, con đường mà họ đã đi theo, bậc Thầy mà họ đã tôn kính là vô cùng chân chính, càng nêu bật tính cao cả của giáo lý về lòng Từ bi, về Trí tuệ, và lòng yêu chuộng hòa bình sự sống mà đức Phật đã tuyên giảng.

    Lễ kỷ niệm hàng năm này chính là để vinh danh các đạo lý vượt ngoài thời gian, vượt ngoài năm tháng đó. Những sự kiện xảy ra dồn dập trong những năm gần đây đã cho thấy nguy cơ từ những sự khác biệt lớn dần giữa những cộng đồng và những quốc gia. Chúng khiến chúng ta lo lắng rất nhiều về tình trạng bất khoan dung và căng thẳng giữa các nền văn hóa với nhau. Chúng cũng buộc chúng ta phải lật ngược tình trạng đó, phải chuyển hướng xu thế đó, để cùng nhau mưu tìm một giải pháp sống còn cho một nền hòa bình ổn định lâu dài trên hành tinh ta.

    Muốn như thế, chúng ta cũng buộc phải bỏ lại đằng sau những lợi ích nhỏ bé, ngắn ngủi của riêng mình. Như lời Phật dạy, chúng ta luôn luôn xem xét những lời nói và việc làm của mình một cách cẩn thận vì chúng luôn luôn gây ảnh hưởng đến những người chung quanh ta. Chúng ta nhận thức rất rõ về bản chất hỗ tương liên đới lệ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống này, và chúng ta nguyện đặt lợi ích hạnh phúc của cộng đồng, của nhân loại như là của chính chúng ta.
    Trong ngày Vesak thiêng liêng này, tất cả chúng ta, dù là Phật tử hay không Phật tử, hãy cùng nhau dành cho loài người lòng thương mến kính trọng bình đẳng, vượt khỏi những hận thù ganh ghét. Chúng ta sẽ cố gắng từng ngày để xây đắp lại thế giới này tươi đẹp hơn, cũng như hoàn thiện chính con người của mình tốt đẹp hơn. Với ý nghĩa đó, xin cho tôi được chúc tất cả các bạn một ngày Vesak rất hân hoan và an lạc."

    http://www.thichchanquang.com/?id=detail&cid=14&sid=1040&n=1
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    01. Sự hình thành và phát triển của đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc.
    (The United Nations Day of Vesak, viết tắt là UNDV)
    Đại lễ Vesak Tam Hợp Liên Hiệp Quốc là một sinh hoạt văn hóa do Liên Hiệp quốc khai sinh, chủ xướng. Duy trì và triển khai cách đây 9 năm:
    Ngày 15-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau khi thảo luận Đề mục 174 của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức thừa nhận và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp.
    Vào năm 2000, đại lễ Vesak LHQ đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York với sự tham gia của các Đoàn đại diện môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia.
    Từ năm 2004 đến nay, dưới sự bảo trợ của chính phủ Hoàng gia Thái Lan và của Giáo hội Phật giáo Thái Lan, trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn tổ chức 3 lần đại lễ Vesak LHQ và bốn lần hội thảo quốc tế tại Trụ sở LHQ Châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, Bangkok, Thái Lan.
    Vào ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc đại lễ Vesak LHQ, sau khi xem xét thư thỉnh nguyện của GHPGVN và công hàm của của Bộ Ngoại Giao nước CHXHCNVN, Hoà thượng GSTS. Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương đại lễ Vesak LHQ công bố trước hơn 500 đoàn đại biểu Phật giáo thuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam là nước đăng cai ĐLPĐLHQ 2008 và GSTS. Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM làm Chủ Tịch Uỷ ban Tổ chức Quốc tế (viết tắt là IOC).
    02 . Vesak và lễ Tam Hợp là gì ?.
    Vesak là tên gọi tháng Tư âm lịch, là tháng mà Nam tông Theravada từ xưa đã kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại của đức Phật: Đản sinh, Thành đạo, và Niết bàn. Việt Nam ta theo Bắc tông Đại thừa phần đông nên chỉ kỷ niệm tháng Vesak này cho dịp Phật đản sinh, còn 2 sự kiện kia thì tách rời tổ chức riêng ra. Nhưng Liên Hiệp Quốc làm theo Nam tông nên năm nay ta cũng làm theo như vậy. Vì vậy đại lễ Vesak là sự kiện hết sức thiêng liêng của toàn thể đệ tử Phật trên khắp thế giới. Qua việc đăng cai đại lễ Vesak lần này, ta cũng chứng tỏ cho thế giới biết về chính sách tôn giáo của ta là đúng đắn hợp lý.

    Từ xa xưa, Đại lễ Vesak, hay còn gọi là lễ Tam Hợp, đã được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam tông, bắt đầu từ Sri Lanka sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào và Cao Miên. Trong khi đó, một số quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành ba dịp lễ trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm. Tuy nhiên, ngày rằm tháng tư âm lịch được xem như là ngày lễ Phật giáo trọng đại nhất, và đã được các đoàn đại diện Phật giáo chấp nhận, trong kỳ Ðại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 1961.
    03. Ý nghĩa của việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày sinh của Phật (ngày trăng tròn tháng 5 DL) là ngày Văn hóa và Tôn giáo của thế giới.
    Liên Hiệp Quốc chọn ngày Phật đản sinh là ngày Văn Hóa và Tôn Giáo thế giới để tôn vinh Đức Phật, một vĩ nhân văn hóa và tâm linh của nhân loại, và để biểu dương tinh thần hòa bình và nhân bản trong giáo pháp của Ngài. Cho nên, đó cũng là niềm hãnh diện, đặc biệt cho Phật tử của quốc gia nào được chọn lựa đứng ra tổ chức ngày Hội lớn này của nhân loại. Nói chung, đại lễ Phật Đản Liên Hiêp Quốc trở thành một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc trong cộng đồng Phật giáo thế giới, xây dựng giá trị nhân văn, tâm linh, và tín ngưỡng khi có sự hợp tác giữa mọi người trên tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật.
    Ở Việt Nam, đây là cơ hội phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa Phật giáo và tạo hình ảnh một nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, vừa tốt đạo - đẹp đời trong mắt các nước anh em trên thế giới.
    04. Ý nghĩa của việc Việt Nam đăng cai Ðại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc (LHQ) 2008 :
    Việc Chính phủ Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2008 là sự thể hiện đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà Nước Việt Nam, làm cho bạn bè và nhân dân thế giới thấu hiểu về đất nước và con người Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, tự do, thân thiện, hòa hợp và đoàn kết. Đồng thời, khẳng định phật giáo VN luôn luôn đồng hành cùng với vận mệnh của đất nước, của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Phật tử VN luôn đứng về phía Tổ Quốc và nhân dân trong cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước. ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI VN KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TÔN GIÁO MÀ CÒN LÀ MỘT BỘ PHẬN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC GIÀU TRUYỀN THỐNG "- xứng đáng với tinh thần Đạo Pháp và Dân Tộc.
    Về phương diện giáo hội: Đây chính là dịp để thiết lập nhịp cầu tâm linh và học hỏi kinh nghiệm Phật sự của các giáo hội, tổ chức, phái đoàn Phật giáo trên thế giới. Đồng thời tăng cường sự hiểu biết, cảm thông, hợp tác giữa GHPG trong nước và nước ngoài nước, nhằm góp phần mang lại cho đời sống xã hội các giá trị hoà bình, an lạc và hữu nghị.
    Về phương diện tâm linh: Ta giới thiệu được nhiều hệ phái pháp môn tu tập tại Việt Nam cho PG các nước bạn. Đặc biệt VN có sự dung thông liên kết giữa 2 tông phái chính là Nguyên Thủy và Đại thừa.
    Về phương diện học thuật: Chủ đề hội thảo chính và các diễn đàn của Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008 mang tính thời sự cao, gắn liền với các mối quan tâm hàng đầu của LHQ và Việt Nam. Thông qua đó, giới thiệu và cung ứng các giá trị Phật giáo có thể đóng góp cho các vấn nạn toàn cầu.
    Về phương diện văn hoá: Đây là hoạt động mang tính quần chúng hóa, nhằm tạo không khí tưng bừng, sôi nỗi, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Các sắc màu lễ hội này nhằm tạo sự giao lưu, học hỏi tinh hoa văn hoá Phật giáo các nước, đồng thời kêu gọi ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá thế giới, trong đó bao gồm các di sản văn hoá Phật giáo cấp thế giới và quốc gia.
    Về phương diện du lịch: Các tour du lịch chính thức trong đại lễ bao gồm Trúc Lâm Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh và Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Mục đích nhằm giới thiệu về bản sắc Phật giáo Việt Nam qua dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử ngày xưa và ngôi Chùa Bái Đính mới được xây dựng tại khu du lịch thuộc cố đô Hoa Lư, kinh đô đầu tiên của Việt Nam với ba đời vua Đinh, Lê và Lý.
    Về phương diện kinh tế: Việc đăng cai Đại lễ Vesak LHQ còn có ý nghĩa kinh tế : biến năm 2008 thành ?onăm Việt Nam? với các hoạt động phát triển du lịch và đầu tư kinh tế vào Việt Nam thời hậu WTO.

    Về phương diện đạo đức: Trong thời đại mà nền kinh tế, khoa học và kỹ thuật phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thì áp lực về vật chất ngày càng gia tăng đè nặng lên đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Do đó, con người có nhu cầu tìm về những chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong bối cảnh đó, đạo đức phật giáo có một ý nghĩa quan trọng đối với việc bồi đắp đời sống tinh thần lành mạnh đối với con người.
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    05. Việc tổ chức Ðại lễ Vesak do Ban điều phối quốc gia thực hiện:
    Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ là một tổ chức tôn giáo trong một nước đa tôn giáo, nên không thể tự mình đứng ra đảm trách một lễ hội mang tính cách quốc gia và có quan hệ với thế giới, trong đó có những thủ tục ngoại giao đối với các nước và vấn đề an sinh và an ninh cho các phái đoàn các nước đến tham dự.
    Do đó, việc tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2008 do Ủy ban Tổ chức Quốc tế đảm trách và chính phủ nước đăng cai (kết hợp với Giáo hội địa phương dưới hình thức một Ban Điều phối Quốc gia) hỗ trợ kinh phí và phối hợp tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Đại lễ Vesak. Các thành viên trong Ủy ban Tổ chức Quốc tế bao gồm đại diện được bầu từ những người có tín ngưỡng Phật giáo ở một số nước trên thế giới có đạo Phật. Đứng đầu Ủy ban Tổ chức Quốc tế là một Chủ tịch, Chủ tịch vừa là thành viên của Ủy ban Tổ chức Quốc tế, vừa là công dân của nước đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak. Trụ sở Ủy ban Tổ chức Quốc tế đặt tại nước Chủ tịch cư trú. Vai trò chủ yếu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế là chuẩn bị nội dung chương trình, và đưa ra những vấn đề có liên quan tới Đại lễ Vesak, bầu cử thành viên Ủy ban và lựa chọn nước đăng cai tiếp theo.
    Khác với Thái Lan, một quốc gia thuần nhất về tôn giáo, nên việc tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc được chính phủ Hoàng gia toàn quyền giao cho trường Đại học Phật giáo Mahachulalongkom đảm nhiệm, còn ở Việt Nam, một nước đa tôn giáo, nên yếu tố đoàn kết tôn giáo và hài hoà tổ chức cần phải được bảo đảm, dù là một lễ hội của Liên Hiệp quốc. Vì thế, một Uỷ ban cấp quốc gia được thiết lập gọi là ?oBan Điều phối Quốc gia tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc năm 2008? gồm đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một số tổ chức xã hội, vài cơ quan của nhà nước, và một số thành viên (IOC) người Việt Nam, để điều hòa và phối hợp công việc, nhằm đảm bảo cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc năm 2008 thành công tốt đẹp.
    06. IOC, International Organizing Committee, là gì ?

    Cộng đồng Phật giáo thế giới tưởng niệm Đại lễ Tam hợp LHQ được biết đến qua danh xưng ?oUỷ ban Tổ chức quốc tế? viết tắt là IOC trong tiếng Anh hay ?oUỷ ban? trong tiếng Việt.

    Trụ sở của IOC sẽ được đặt tại nơi Chủ tịch của IOC cư trú.
    Văn phòng của Ban Thư ký quốc tế được đặt vĩnh viễn tại trường đại học Mahachulalongkorn, Bangkok , Thái Lan.
    Việc sử dụng danh xưng của IOC chỉ được giới hạn trong các thành viên của Uỷ ban mà sự gia nhập của họ được IOC ghi nhận.

    ü Tổ chức IOC gồm có :
    - 1 CHỦ TỊCH +6 PHÓ CHỦ TỊCH (ít nhất 2 VỊ TU SĨ NƯỚC ĐĂNG CAI) nhiệm kỳ 1 năm.
    - 01 Tổng Thư Ký + 03 Phó Tổng Thư Ký (2 vị thuộc nước không đăng cai) nhiệm kỳ 1 năm.
    - Thành viên là những người được Chủ tịch chấp thuận, nhiệm kỳ 1 năm.
    - Những thành viên cũ qua năm sau là đại biểu dự thính.
    - Cựu chủ tịch trở thành Chủ tịch Danh Dự cho Vesak năm sau.

    ü Mục đích của tổ chức IOC
    1. Thừa nhận trên toàn thế giới và tổ chức kính mừng ngày Đại lễ Vesak hay ngày lễ Tam hợp, tưởng niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập niết-bàn của đức Phật như ngày quốc tế về tôn giáo và văn hoá.
    2. Tăng cường, cỗ vũ và duy trì các hợp tác giữa các truyền thống và tông môn pháp phái Phật giáo trên thế giới, nhằm nuôi dưỡng và bảo hộ văn hoá, triết lý và hành trì Phật giáo vì sự an bình và hạnh phúc của nhân loại.
    3. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, toạ đàm cấp quốc gia và quốc tế nhằm thảo luận các vấn đề tôn giáo, xã hội và học thuật.
    4. Khuyến khích các học giả và các nhà học thuật Phật giáo đối thoại và đóng góp vào việc phát triển phân khoa Phật học và triết học Phật giáo.
    5. Khuyến khích sự thực hành Phật pháp nhằm đáp ứng các thách đố của thế giới mà nhân loại đang đối diện.
    6. Thảo luận các vấn đề liên hệ đến lợi ích chung của cộng đồng Phật giáo thế giới và cân nhắc cẩn trọng bất kỳ vấn đề có thể phát sinh.
    7. IOC cần thừa nhận trong ?oTuyên bố chung? các mục đích căn bản của các thành viên sáng lập trong nỗ lực thiết lập hoà bình trên thế giới.
    07. Chương trình đại lễ diễn ra như thế nào ?

    Chương trình Đại Lễ Phật Đản LHQ 2008, có những nội dung chính:

    1.- Các phiên họp và các nhóm thảo luận của IOC.
    2.- Các phiên họp về thành viên lưu nhiệm, thành viên không lưu nhiệm và thành viên mới của IOC (bao gồm sự chuyển giao và báo cáo).
    3.- Các phiên họp về thành viên Ban Thư ký quốc tế được lưu nhiệm, không lưu nhiệm và thành viên mới (bao gồm sự chuyển giao và báo cáo).
    4.- Các hội nghị, hội thảo, diễn đàn và các hoạt động khác xoay quanh các vấn đề của Liên hợp quốc, Phật giáo và đặc biệt là ngày Đại lễ Vesak (ngày được xem là điểm trọng tâm của Đại lễ).
    5.- Các vấn đề khác như toạ đàm, thảo luận nhóm và các phiên họp liên hệ trực tiếp đến mối quan tâm và quyền lợi của thành phần dự thính tham gia đại lễ và khuyến khích sự tham dự tối đa từ các tham dự viên chính thức.
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Chương trình cụ thể như sau:

    - Ngày 12 và 13/5/2008: tiếp đón các phái đoàn đại biểu Việt Nam và Quốc Tế
    - Ngày 14/5/2008: lễ Khai mạc với sự tham dự của *************, Thủ Tướng Chính phủ, đại diện Liên Hiệp Quốc, đại diện các Đại sứ quán, tổng lãnh sự, phái đoàn ngoại giao, Đức Pháp chủ, Chủ tịch GHPGVN, các phái đoàn Phật giáo Việt Nam và Quốc tế. Chương trình ca nhạc tạp kỹ lúc 19g.
    - Ngày 15/5/2008: hội thảo chuyên đề và diễn đàn Phật Giáo Quốc tế.
    Cải lương Cuộc đời Đức Phật lúc 19g.
    - Ngày 16/5/2008: lễ Bế mạc, Tuyên ngôn Hà Nội, nhạc giao hưởng Phật Giáo. Lễ thắp nến cầu nguyện quốc thái dân an, nhân sinh an lạc.
    - Ngày 17/5/2008: du lịch văn hóa tâm linh.
    08. Ngôn ngữ sử dụng trong đại lễ.

    Để thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời cũng thể hiện sự hội nhập quốc tế hoá, nên ngôn ngữ chính được sử dụng trong Đại lễ là VIỆT - ANH. Có những phần hội thảo chuyên đề, vì không có đủ thời gian nên sử dụng Anh ngữ là chính. Ban tổ chức sẽ cử người dịch sang Việt ngữ và nhiều thứ tiếng khác để các thính giả có thể hiểu được nội dung của buổi hội thảo.
    09. Về các đoàn khách quốc tế:

    Theo CV số 289/BĐPQG ngày 07/04/2008 thông báo về khách mời là đại biểu Phật giáo nước ngoài gồm:
    - Khách mời là đại biểu chính thức do Việt Nam đài thọ vé máy bay, ăn ở, đi lại trong thời gian diễn ra Đại lễ dự kiến khoảng 600 người gồm: Lãnh đạo các tổ chức Phật giáo của các nước; Đại biểu PG của các học giả PG của các nước; Thành viên IOC nước ngoài,?
    - Khách mời dự thính - Việt Nam đài thọ ăn và phương tiện đi lại trong nước trong thời gian diễn ra Đại lễ: 400 thị giả (đi cùng đoàn Phật giáo các nước)
    - Khách mời tự túc ?" Việt Nam đài thọ ăn và phương tiện đi thăm Yên Tử và Bái Đính: 400 người đoàn HT. Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai.
    10. Về các đoàn đại biểu và khách trong nước:

    Theo CV số 288/BĐPQG ngày 07/04/2008 thông báo dự kiến khách mời là đại biểu Phật giáo trong nước như sau:
    - Đại biểu TW GHPGVN: 279 người (theo danh sách Hội đồng Trị sự đề nghị), trong đó gồm:
    + H*** và HĐTS GHPGVN: 266 người.
    + IOC Việt Nam: 13 người (số đại biểu này không có trong danh sách H*** và HĐTS GHPGVN)
    Chính phủ chi ăn ở, đi lại trong thời gian Đại lễ và di chuyển nội địa.
    - Đoàn đại biểu các tỉnh, thành hội Phật giáo: 1000 người - tự túc.
    11. Chương trình tham quan chính thức cho các đoàn khách tham dự Vesak.
    1. Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh
    2. Di sản văn hoá thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
    3. Công viên Văn hoá Phật giáo Bái Đính, Cố Đô.
    12. Việc tổ chức lễ Phật đản tại Giáo hội địa phương được chính quyền hỗ trợ như thế nào.

    Đại lễ Phật đản LHQ 2008 là lễ hội văn hóa tôn giáo được LHQ công nhận và được Nhà Nước Việt Nam chính thức đăng cai. Đây là cơ hội để quảng bá với thế giới về chính sách tự do, tín ngưỡng, tôn giáo, chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác và đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo của Việt Nam. Đây cũng là dịp để quảng bá về GHPGVN, về giá trị tốt đẹp của Phật giáo được LHQ khẳng định. Qua hoạt động Đại lễ Phật đản tuyên truyền cho đông đảo nhân dân hiểu về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời để đông đảo nhân dân hiểu được giá trị tốt đẹp của Phật giáo, qua đó thúc đẩy xã hội xây dựng đời sống hòa bình, an lạc.
    Ban Tôn giáo các địa phương tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo cho các ban ngành có liên quan giúp đỡ Phật giáo địa phương tổ chức hoạt động trọng thể, trang nghiêm, an toàn và đúng pháp luật. Nếu thấy cần thiết thành lập Ban chỉ đạo hoặc Ban điều phối, do địa phương quyết định. »
    (Trích CV số 162/ĐPQG-PG ngày 06/03/2008 về việc hướng dẫn các địa phương tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Việt Nam)
    Hiện nay Giáo hội ở các địa phương đang triển khai kế hoạch đón mừng Đại lễ Phật đản LHQ dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của các Chính quyền địa phương.
    13. Giáo hội TW và Ðịa phương có các hoạt động gì để hưởng ứng đại lễ quốc tế này.
    - Mỗi địa phương có điểm tập trung và trọng thể tổ chức đón mừng Đại Lễ Phật Đản (trước hoặc sau tuần lễ Vesak 2008) tại quảng trường để nhiều người cùng tham dự, treo banner, tổ chức xe hoa, tổ chức văn nghệ, triển lãm, cơm chay miễn phí, cầu siêu, phóng đăng, ?
    - Ban Trị Sự sẽ huy động khả năng tại địa phương tỉnh thành của mình để cử hành đại lễ Phật đản thật cảm động và hoành tráng, đồng thời Ban Trị Sự Tỉnh Hội hay Thành Hội đăng ký cho Tăng Ni Phật tử tại trú xứ mình tham dự Đại Lễ Phật Đản LHQ tổ chức ở Hà Nội.
    - Từng gia đình sẽ chuẩn bị trang trí ăn mừng Phật đản tại nhà mình một cách ấm cúng cảm động. Từng người sẽ lên kế hoạch của riêng mình để hưởng ứng với đại lễ của cả nước, của giáo hội địa phương, của gia đình, và kêu gọi bạn bè bà con cũng tham gia.
    - Ngày 1/3 (Al) tại chùa Từ Đàm, TP. Huế đã diễn ra lễ khai mạc tuần văn hoá Phật giáo đầu tiên tại Huế. Buổi lễ diễn ra với sự tham dự của đông đảo chức sắc tín đồ của giáo hội phật giáo Việt Nam tại Huế, của lãnh đạo tỉnh TT-Huế, và các cơ quan ban ngành trong tỉnh.
    - Chùa Phật Quang, núi Dinh tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tàu có tổ chức khóa tu Thiền nhằm để hưởng ứng Đại lễ Vesak từ ngày 18 ?" 20/04/2008 (13 ?" 15/03 al) cho khoảng 2.000 Phật tử ở các tỉnh phía Bắc tại khu du lịch bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa. Ngoài Phật tử đến tham dự còn có Tăng Ni và chính quyền địa phương (thị xã Sầm Sơn), đài truyền hình VTV1, đài truyền hình Thanh Hóa, Bộ đội biên phòng địa phương, câu lạc bộ người cao tuổi Hà nội,... Mục đích của khóa tu Thiền biển Sầm Sơn 2008 này là để huynh đệ Phật tử khắp nơi có cơ hội gặp nhau nhằm thực tập lòng yêu thương lớn lao bình đẳng như Phật dạy, thêm nữa là chỉnh đốn lại công phu kỹ thuật thiền định của Phật tử vì có những người âm thầm tu bị sai mà không hay, thêm nữa là đón mừng đại lễ Vesak Phật đản Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên tổ chức ở nước ta được Nhà nước đăng cai.
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN tại các tỉnh thành PL. 2552:
    A. Buổi sáng ngày Rằm tháng 4 âm lịch (19-5-2008):
    - Đúng 4 giờ sáng, tất cả các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước lễ Đản sanh.
    - Đúng 5 giờ sáng, tất cả Tăng Ni và Phật tử vân tập nơi lễ đài tập trung.
    - Đúng 6 giờ sáng, chính thức cử hành Đại Lễ Phật đản theo chương trình quy định thống nhất cho cả nước:
    1. Giới thiệu thành phần tham dự, chương trình hành lễ, tuyên bố lý do.
    2. Tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
    3. Tuyên đọc thông điệp Phật đản Phật lịch 2552 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
    (Nếu tại địa phương có vị Hòa Thượng là thành viên Hội Đồng Chứng Minh GHPGVN thì chính Hòa Thượng đó đọc, nếu không có thì suy cử một vị Tôn đức tại địa phương đọc).
    4. Diễn văn Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2552 của Hòa Thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN do Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh - Thành hội đọc.
    5. Phát biểu của đại diện cơ quan chức năng Tỉnh - Thành (nếu có).
    6. Cử hành nghi lễ cúng dường Đại Lễ Phật đản:
    - Cử 3 hồi chuông trống Bát nhã rước Lễ Đản sanh
    - Niệm hương
    - Toàn thể Đạo tràng nhập Từ bi quán
    - Dâng hoa cúng dường Phật đản
    - Nghi thức tụng niệm (Nam tông, Bắc tông)
    - Hồi hướng
    - Thả chim Bồ câu và bong bóng.
    7. Cảm tạ của Ban tổ chức.

    B. Buổi trưa, buổi chiều, hoặc buổi tối ngày Rằm tháng 4 âm lịch:
    - Tổ chức Đại lễ Phật đản và thuyết giảng Phật pháp tại các cơ sở Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường.
    - Ngoài ra, tùy theo hoàn cảnh thực tế và thời gian, các Ban Trị sự, Ban Đại diện Phật giáo và Tự viện tổ chức chiếu phim hoặc trình diễn văn nghệ chào mừng Đại lễ Phật đản.
    - Tùy theo hoàn cảnh và thời gian của địa phương, Quý Ban Trị sự có thể tổ chức vào tối ngày 14 tháng 4 âm lịch (18-5-2008).
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    14. Do tính xã hội hóa của Ðại lễ Vesak lần này, mọi người nên có những hoạt động tự nguyện hưởng ứng Vesak ra sao.

    - - Cổ động, tuyên truyền cho nhiều người quan tâm Ngày Phật Đản hơn.
    - - Tặng nhau tư liệu tìm hiểu về Vesak, tranh ảnh, thiệp
    - - Phổ cập hóa việc trang trí mô hình vườn Lâm Tỳ Ni, treo banners ở tư gia.
    - Vận động nhiều người tham gia lễ hội chính trong tuần lễ Vesak, và tham dự đông đủ trang nghiêm lễ Phật đản tại địa phương.
    15. Việc quảng bá bằng biểu ngữ trên đường phố:
    Việc quảng bá biểu ngữ trên đường phố đang được kêu gọi thực hiện theo CV số 162/BĐPQG-PG ngày 06/03/08. Tổ chức IOC đã và đang phân phối biểu ngữ, banner (do các nhà tài trợ phát tâm cúng dường) cho các Ban Trị Sự ở các tỉnh thành để giăng treo khắp chùa và đường phố. Số lượng : 55 tỉnh thành, mỗi tỉnh thành 500 tấm biểu ngữ và banner. Đồng thời cúng tặng mỗi tỉnh thành 10.000 tờ rơi, 5000 thiệp Phật đản và nhiều áo thun pullover chào mừng Phật đản.
    Liên lạc nhận tại Văn phòng IOC :
    Chịu trách nhiệm : ĐĐ. Thích Nhuận Trí (0903-313-391)
    Địa chỉ : 750 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, TP.HCM.
    Tel: 84. 8. 847. 8779 - Fax: 84. 8. 844. 3416.
    Email: unvesak2008@vbu.edu.vn website: www.vesakday2008.com
    ĐỊA ĐIỂM PHÁT HÀNH:
    * Công ty Văn hóa Thiện Tài
    § TT THÍCH TẤN ĐẠT 0983 094129
    § HÒA NGỌC 0903 641139
    § ĐỊA CHỈ : 325 NAM KỲ KHỞI NGHĨA Q 3 ?" TP HCM
    ĐT : (08)526 55 46 ?" FAX : (84-8) 526 55 45
    § ĐỊA CHỈ : 294 NAM KỲ KHỞI NGHĨA Q 3 ?" TP HCM
    ĐT : (08) 846 89 37 ?"
    Email : thientai@hcm.vnn.vn
    Website : www.hanhhuong.net


    * Công ty Văn hóa Pháp Quang
    ĐỊA CHỈ : 28 Hoàng Diệu ?" P 10 ?" Q Phú Nhuận ?" TP HCM
    ĐT : (08) 8479 599 ?" (08) 846 26 46 ?" 0986 995 996
    Email : ctyphapquang@hcm.fpt.vn
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    16.Một số hoạt động đáng chú ý trong dịp Vesak lần này.
    - Lễ thượng cờ Phật giáo kỷ lục thế giới (chiều dài 26,32m), khinh khí cầu đức Phật đản sinh (chiều cao 26,32m) vào 8 giờ sáng ngày 14-5-2008. 26,32m tượng trưng năm đản sinh lần thứ 2632 của đức Phật.
    - Thực hiện phim tư liệu Phật giáo Việt Nam những chặn đường (ĐĐ.Thích Nhật Từ biên tập), phim cải lương Sự tích Phật Thích-ca (của Soạn giả Tuệ Quang), Phật tích Ấn Độ và Nepal (nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường) và 10 CD tân nhạc Phật giáo, chào mừng Phật đản.
    - Phim Duyên Trần Thoát Tục được hoan nghênh và ủng hộ nhiệt liệt trong dịp Xuân Mậu Tý.
    - Triển lãm văn hóa và 200 gian hàng hội chợ văn hóa chào mừng đại lễ trại Trung tâm Hội nghị quốc gia.
    - Hội thi và hội diễn văn nghệ tại TP.HCM (đang diễn ra tại chùa Phổ Quang, Tân Bình).
    - Hội thi sáng tác tân nhạc Phật giáo, cổ nhạc Phật giáo, thiệp Phật giáo, ***g đèn Phật giáo (chuẩn bị công bố kết quả).
    - Sáng tác văn học chào mừng Phật đản (TT. Thích Chân Quang phụ trách).
    - Để chào mừng đại lễ Vesak lần này, TT. Thích Chân Quang có sáng tác 2 bản nhạc: Vesak thiêng liêng, Tổ quốc Việt Nam. Mọi người có thể nghe 2 bản này tại trang www.thichchanquang.com
    - Các tỉnh thành chuẩn bị tổ chức lễ hội mang tính xã hội, quần chúng cao như: ở Bình Dương tại Đại Nam Quốc tự, ở Long An tại Nghĩa trang (kết hợp cầu siêu cho các hương linh vị quốc vong thân, vì đạo hy sinh), ở Tiền Giang tại chùa Dược sư (kết hợp phóng đăng cầu siêu hương linh chết nước), ở TP HCM tại sân vận động Quân khu 7.
    - Dựa trên sinh hoạt tu học, Phật tử giới thiệu, cổ động Vesak bằng cách gửi thiệp Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 ?" mặc đồng phục áo mũ có huy hiệu Vesak sinh hoạt tập thể - mặc đồng phục áo mũ có huy hiệu Vesak làm vệ sinh ở địa bàn mình cư trú ?" tham gia viết văn, làm thơ gửi đăng trên website www.unvesak.com
    17. Muốn tham dự Ðại lễ chính tại Hà Nội, ta phải đăng ký ở đâu.
    Bạn có thể tham dự Đại Lễ với tư cách nào?
    I. KHÁCH MỜI DANH DỰ
    Gồm: các nhà lãnh đạo quốc gia, và thế giới ?" Chư tôn giáo phẩm trong H*** và HĐTS cùng các nhà lãnh đạo tôn giáo, Chủ tịch các tổ chức Phật Giáo trên thế giới.
    II. ĐẠI BIỂU CHÍNH THỨC VÀ TỰ TÚC
    * ĐẠI BIỂU CHÍNH THỨC:
    Ban Tổ Chức bảo trợ tất cả (vé khứ hồi, khách sạn, ăn uống, đón đưa) từ ngày 13 đến ngày 18/5/2008.
    * ĐẠI BIỂU TỰ TÚC, DỰ THÍNH VIÊN TRONG NƯỚC, QUAN SÁT VIÊN NƯỚC NGOÀI:
    Ban Tổ Chức chỉ tài trợ ăn uống, đón đưa từ khách sạn đến Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia và sắp xếp vé chuyến bay thích ứng. Và đại biểu, khách dự thính phải tự chi trả tiến vé khứ hồi.
    * Nên thường xuyên theo dõi thông tin trên trang www.vesakday2008.com để biết thêm chi tiết.
    Cách Đăng Ký Tham Dự
    * Tăng Ni Phật tử trong nước: đăng ký theo Ban Trị Sự Tỉnh Hội PG hay Thành Hội PG theo mẫu 1A và 1B.
    * VP I dành cho miền Bắc
    * VP II dành cho miền Nam
    * Email IOC:
    * Tăng Ni Phật tử Việt kiều: đăng ký với Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen:
    * thuvienhoasen@yahoo.com
    * www.thuvienhoasen.org

    Địa Chỉ Liên Lạc
    * VĂN PHÒNG IOC
    750 Nguyễn Kiệm ?" Phú Nhuận - TP HCM
    ĐT (84-8) 8452707 ?" Fax (84-8)8443416
    ĐĐ. Thích Nhật Từ 0908 153 160
    ĐĐ. Thích Giác Hoàng 0937 103 910
    ĐĐ. Thích Đồng Ấn 0903 342 338
    Email: unvesakday2008@vbu.edu.vn
    Website: www.vesakday2008.com

    *
    Chùa Quán Sứ
    73 Quán Sứ - Hà Nội
    ĐT (04) 9422427 ?" 0912 019747

    * VP II GHPGVN
    Thiền Viện Quảng Đức
    294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa ?" Q 3 ?" TP HCM
    ĐT (08) 848 3080 ?" 0983 094129 (TT Tấn Đạt)

    * BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ
    ĐT (04) 825 6300

    VĂN PHÒNG IOC VIỆT NAM
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    VESAK HÂN HOAN
    (xin phổ biến cho mọi người xem)
    Liên tiếp những năm qua, VN ta có những bước hội nhập tích cực với thế giới, ấn tượng nhất là việc gia nhập WTO, đăng cai hội nghị APEC. Năm nay Nhà nước lại đăng cai đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2008. Nếu 2 sự kiện vừa rồi có tính kinh tế chính trị thì sự kiện lần này lại có tính tôn giáo và văn hóa. Rõ ràng ta hội nhập với thế giới bằng những động thái tích cực và toàn diện, nâng cao vai trò vị thế của VN trên trường quốc tế. Ta yêu chuộng hòa bình, muốn làm bạn với thế giới, và đã thực hiện được thông điệp này một cách tốt đẹp. Ðó là thiện chí của ta, còn những thế lực thù địch thì ngày đêm tính toán những âm mưu phá hoại theo cách của chúng hòng làm suy giảm uy tín của ta, làm trở ngại công cuộc xây dựng đời sống ấm no của nhân dân ta. Ta yêu chuộng hòa bình sau nhiều năm tháng chiến tranh khốc liệt oai hùng, nhưng vẫn có những kẻ thích gây xáo trộn để đạt được những mục tiêu cho tham vọng của chúng. Ðường chúng ta đi không phải chỉ có hoa thơm cỏ lạ, mà thật sự vẫn có nhiều chông gai hầm bẫy. Nhân dân ta vẫn phải tỉnh táo rất nhiều. Việc Liên Hiệp Quốc, vào năm 1999, thông qua nghị quyết công nhận ngày sinh của Phật là ngày Văn hóa và Tôn giáo của thế giới lại làm ta hân hoan vui mừng khôn xiết vì nước ta có bề dày hơn 2000 năm Phật giáo. Tôn giáo chiếm ưu thế gần như quốc đạo của ta lại chính là tôn giáo được đông đảo loài người khâm phục vì tính yêu chuộng hòa bình nhân ái bàng bạc khắp trong giáo lý. Tôn giáo này đã trở thành máu thịt của nhân dân ta, thành linh hồn, thành văn hóa, thành nếp nghĩ của dân tộc ta, bây giờ cũng chính là tôn giáo được thế giới công nhận là tôn giáo chân chính nhất, dù rằng không phải mọi quốc gia trong Liên Hiệp Quốc đều theo đạo Phật. Ta vẫn tôn trọng các tôn giáo bạn, bởi vì tôn giáo với niềm tin, sự sùng kính, thuộc về tình cảm riêng tư khó có thể lý giải hơn thua đúng sai theo logic thông thường được. Có khi bạn vẫn biết ta đúng, vẫn biết mình còn vô lý, nhưng vẫn tiếp tục bảo vệ phát huy tôn giáo mình vì đó là công việc của tình cảm, mà tình cảm là cái gì khó nói lắm. Ta sẽ tiếp tục sống tử tế với con người, với thế giới, để chứng tỏ cho bạn biết là đạo Phật thật sự là tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhân ái, không có thủ đoạn bạo lực, không có tham vọng tranh giành. Năm nay 2008 lần đầu tiên PGVN tham gia tổ chức đại lễ Phật đản quốc tế như thế này chắc chắn không tránh khỏi những sơ sót yếu kém. Ta sẽ rút kinh nghiệm, sẽ bổ sung kỹ năng tổ chức cho Tăng Ni trong nước, để những lần sau sẽ hoàn thành tốt hơn. Ngày đến đại lễ không còn xa nữa, việc chuẩn bị đang được mọi người gấp rút hoàn thành. Ai có trách nhiệm nào thì sẽ cố gắng hoàn thành phần việc đó. Còn lại tất cả mọi người sẽ tham gia hưởng ứng Vesak theo vị trí điều kiện của mình. Từng Ban trị sự sẽ huy động khả năng tại địa phương tỉnh thành của mình để cử hành đại lễ Phật đản thật cảm động và hoành tránh. Từng chùa sẽ vận động Phật tử của mình để cử hành một lễ Phật đản chưa từng có tại chùa của mình. Từng gia đình sẽ chuẩn bị trang trí và ăn mừng Phật đản tại nhà mình một cách ấm cúng cảm động. Từng người sẽ lên kế hoạch của riêng mình để hưởng ứng với đại lễ của cả nước, của giáo hội địa phương, của gia đình, và kêu gọi bạn bè bà con cùng tham gia như thế. Ai có khả năng thì viết những khẩu hiệu biểu ngữ đón mừng Vesak treo trước nhà của mình, kèm theo với cờ Phật giáo. Hoặc ta thỉnh những biểu ngữ in sẵn tại các cty văn hóa PG như Pháp Quang (08 8479599), Thiện Tài (08 8483159). Ta có thể treo những biểu ngữ đó trước cổng chùa, cổng nhà của mình để mọi người đi qua lại có thể nhìn thấy. Nếu ta xin được phép của chính quyền địa phương thì có thể mang biểu ngữ ra treo ở nơi công cộng. Ở đây cũng có các mô hình vườn Lâm Tì Ni nhiều kích cỡ cho lễ đài lớn hoặc nho nhỏ cho gia đình mà mọi người có thể thỉnh về để trang trí trong dịp Vesak. Nhà nào có sân rộng thì bày biện cả một mô hình vườn Lân tì ni to luôn. Ở đây cũng có các cd nhạc đặc biệt dành cho Vesak Phật đản mà ta có thể thỉnh về mở cho mọi người cùng nghe. Ta sẽ rủ nhiều huynh đệ Phật tử cùng tham gia dọn dẹp vệ sinh đường phố trước tuần lễ Vesak để gọi là hưởng ứng Vesak, mà cũng là dọn dẹp cho ngày lễ được trang nghiêm. Ai có thể làm từ thiện thì nên tổ chức phát quà từ thiện trong tuần lễ Vesak này. Ai có thể trồng cây xanh thì tổ chức trồng cây xanh trong dịp này. Ai có thể tổ chức những đêm văn nghệ quần chúng thì nên hôi họp nhau cùng tổ chức. Ai có thể tổ chức văn nghệ gia đình thì rủ bạn bè đến ca hát tại nhà. Ai có thể đãi cơm chay bạn bè thì tổ chức tiệc chay gia đình để rủ bạn bè đền tham dự, vân vân? Rất nhiều loại hình hoạt động mà ta có thể phát minh sáng kiến để làm cho ngày Vesak vui tươi cảm động, mà đơn giản nhất là từ bây giờ gửi thiệp ?obáo động? cho người thân biết có một sự kiện thiêng liêng đang đến gần như thế. Ðặc biệt ai có thể có thời gian và tài chánh để ra Hà Nội tham dự đại lễ Vesak quốc tế thì nên đến văn phòng IOC ở 76A Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, TP HCM, để lấy mẫu đơn đăng ký đi dự đại lễ. Công ty tổ chức sẽ lên danh sách và sắp xếp mọi điều cho khách tham dự. Ta có thể lấy mẫu đơn từ website Vesakday2008.com . Kính mong tất cả đệ tử Phật cũng như người dân Việt Nam góp tay cho sự kiện trọng đại thiêng liêng này được thành công tốt đẹp, và xem đó như là món quà ta cúng dường lên đức Phật và cho quê hương.
    Chân Quang
    (bài đăng trên www.unvesak.com)
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Thông Tin Cần Biết
    THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT
    Dưới đây là một số thông tin cần thiết cho chư Tôn Đức cùng quý Phật tử.

    1. Thời Gian Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008
    Từ 13 đến 17/05/2008 ?" Nhằm mùng 9 đến 13 tháng 4 năm Mậu Tý.

    2. Địa Điểm Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008
    Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội - 57 Phạm Hùng - Hà Nội

    3. Chương Trình Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008
    - Ngày 12 và 13/5/2008: tiếp đón các phái đoàn đại biểu Việt Nam và Quốc Tế
    - Ngày 14/5/2008: Lễ Khai mạc với sự tham dự của *************, Thủ Tướng Chính phủ, đại dịên Liên Hiệp Quốc, đại diện các sứ quán, tổng lãnh sự, phái đoàn ngoại giao, Đức Pháp chủ, Chủ tịch GHPGVN, các phái đoàn Phật giáo Việt Nam và Quốc tế. Chương trình ca nhạc tạp kỹ lúc 19g.
    - Ngày 15/5/2008: Hội thảo chuyên đề và diễn đàn Phật Giáo Quốc tế. Cải lương Cuộc đời Đức Phật lúc 19g.
    - Ngày 16/5/2008: Lễ Bế mạc, Tuyên ngôn Hà Nội, nhạc giao hưởng Phật Giáo. Lễ thắp nến cầu nguyện quốc thái dân an, nhân sinh an lạc.
    - Ngày 17/5/2008: Du lịch văn hóa tâm linh.
    -
    4. Chủ Đề Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008
    - Chủ đề chính:
    SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ VÀ VĂN MINH.
    - Chủ đề hội thảo:
    · VAI TRÒ PHẬT GIÁO TRONG VIỆC NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH
    · ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
    · PHẬT GIÁO NHẬP THẾ VÀ PHÁT TRIỂN
    · CHĂM SÓC MÔI TRƯỜNG: GIẢI PHÁP CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
    · VẤN NẠN GIA ĐÌNH VÀ GIẢI PHÁP CỦA PHẬT GIÁO
    · GIÁO DỤC PHẬT GIÁO: KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN
    - Diễn đàn: PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ

    5. Bạn có thể tham dự Đại Lễ với tư cách nào?
    I. KHÁCH MỜI DANH DỰ
    Gồm: các nhà lãnh đạo quốc gia, và thế giới ?" chư tôn giáo phẩm trong H*** và HĐTS cùng các nhà lãnh đạo tôn giáo, chủ tịch các tổ chức Phật Giáo trên thế giới.
    II. ĐẠI BIỂU CHÍNH THỨC VÀ TỰ TÚC

    * ĐẠI BIỂU CHÍNH THỨC:
    Ban Tổ Chức bảo trợ tất cả (vé khứ hồi, khách sạn, ăn uống, đón đưa) từ ngày 13 đến ngày 18/5/2008.
    * ĐẠI BIỂU TỰ TÚC, DỰ THÍNH VIÊN TRONG NƯỚC, QUAN SÁT VIÊN NƯỚC NGOÀI:
    Ban Tổ Chức chỉ tài trợ ăn uống, đón đưa từ khách sạn đến Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia và sắp xếp vé chuyến bay thích ứng. Và đại biểu, khách dự thính phải tự chi trả tiến vé khứ hồi.
    * Nên thường xuyên theo dõi thông tin trên trang www.vesakday2008.com để biết thêm chi tiết.

    6. Cách Đăng Ký Tham Dự
    · Tăng Ni Phật tử trong nước: đăng ký theo Ban Trị Sự Tỉnh Hội PG hay Thành Hội PG theo mẫu 1A và 1B.
    * VP I dành cho miền Bắc
    * VP II dành cho miền Nam
    * Email IOC: unvesakday2008@vbu.edu.vn

    · Tăng Ni Phật tử Việt kiều: đăng ký với Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen
    thuvienhoasen@yahoo.com
    www.thuvienhoasen.org
    7. Nơi Đóng Tiền
    VP1 ?" VP2 ?" VP IOC.

    8. Địa Chỉ Liên Lạc
    · VĂN PHÒNG IOC
    750 Nguyễn Kiệm ?" Phú Nhuận TP HCM
    ĐT (84-8) 8452707 ?" Fax (84-8)8443416
    Thầy Nhật Từ 0908 153 160
    Sư Giác Hoàng 0937 103 910
    Thầy Đồng Ấn 0903 342 338
    Email: unvesakday2008@vbu.edu.vn
    Website: www.vesakday2008.com
    · VP I GHPGVN
    Chùa Quán Sứ
    73 Quán Sứ - Hà Nội
    ĐT (04) 9422427 ?" 0912 019747
    · VP II GHPGVN
    Thiền Viện Quảng Đức
    294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa ?" Q 3 ?" TP HCM
    ĐT (08) 848 3080 ?" 0983 094129 (TT Tấn Đạt)
    · BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ
    53 Tràng Thi ?" Hà Nội
    ĐT (04) 825 6300 ?" 0918 763798 (Ô DƯỢC) ?" 0989 998223 (Ô TÍNH)

    9. Cúng Dường
    Ban Tổ Chức nhận cúng dường theo các địa chỉ sau:
    · CHUYỂN TIỀN VND TRONG NƯỚC
    - Gửi NGÂN HÀNG ĐÔNG Á, Sở Giao Dịch
    130 Phan Đăng Lưu ?" Phú Nhuận ?" TP HCM
    Chuyển cho HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM (Tài Khoản số: 001690270001)
    - Trực tiếp đến HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM:
    750 Nguyễn Kiệm ?" Phú Nhuận ?" TP HCM

    · CHUYỂN TIỀN CHO VP II
    - Gửi NGÂN HÀNG CÔNG THƯ
    Tài Khoản số: 102010000116587

    KÍNH MỜI CHƯ TÔN ĐỨC CÙNG QUÝ PHẬT TỬ
    ĐĂNG KÝ THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HIỆP QUỐC NGAY.
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    CHÚNG TA SẼ ĐÓN MỪNG VESAK2008 Ở ĐÂU?
    Theo tin chúng tôi được biết, vào tháng 5/2008 sắp tới, để thỏa đáng ba ý nghĩa lớn: tôn giáo - văn hóa và du lịch của Đại Lễ Vesak 2008, chính quyền địa phương và BTS Tỉnh Thành các nơi sẽ tổ chức Đón Mừng Phật Đản Liên Hiệp Quốc rộng rãi ở quảng trường nơi địa phương để mọi người cùng tham quan và tham dự thay vì tổ chức gói ghém trong tự viện như trước đây.
    Ngay Quảng Trị, BTS Tỉnh Hội dự kiến sẽ tổ chức Đại Lễ Phật Đản tại quảng trường của tỉnh
    http://www.dostquangtri.gov.vn/GIOITHIEU/VANHOA/Lehoi/lehoi.htm
    Ở Huế, chư Tôn Đức dự kiến sẽ tổ chức Đại Lễ Phật Đản tại Bến Thương Bạt chạy dọc theo con sông Hương.
    http://www.huefestival.com/danhlam/danhlam/songhuong.htm
    Ở TP Đà Lạt, chư Tôn Đức dự kiến sẽ tổ chức Đại Lễ Phật Đản ở bờ Hồ Xuân Hương.
    http://www.festivalhoadalat.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=41
    Ở TP HCM, chư Tôn Đức dự kiến sẽ tổ chức Đại Lễ Phật Đản ở Sân Vận Động Quân khu 7.
    http://www.chuyenphapluan.com/chude.php?tn=view&id=1849
    Ở Long An, chư Tôn Đức dự kiến sẽ tổ chức Đại Lễ Phật Đản và câu siêu cho tất cả hương linh tại nghĩa trang tỉnh.
    http://www.longan.gov.vn/ui-lan/index.jsp?idtin=6906
    Ở Bình Dương, chư Tôn Đức dự kiến sẽ tổ chức Lễ Hội Vesak 2008 tại Đại Nam Quốc Tự vào mùng 1 tháng 4 âl.
    http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=186536&ChannelID=100
    KÍNH MỜI QUÝ PHẬT TỬ THEO DÕI THÔNG TIN.
    LÀ ĐỆ TỬ PHẬT, CHÚNG TA HÃY RỦ NHAU TÍCH CỰC ỦNG HỘ, KHUYẾN KHÍCH NHAU THAM GIA ĐÔNG ĐỦ ĐỂ LỄ HỘI VESAK 2008 TƯNG BỪNG, RỘN RÃ, ẤM ÁP TÌNH NGƯỜI.

Chia sẻ trang này