1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại Lễ Vesak tại Việt Nam !!!

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 24/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Có ai lên kế hoạch tham gia đại lễ Vesak hay ko ? Trong SG thì liên hệ Nh nhé.
    Có anh em nào ngoài HN cùng tham gia không ?
  2. makecd

    makecd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0

    Các bạn vào đây xem truyền hình trực tiếp Đại lễ Phật Đản Vesak 2008:
    http://www.daophat.info​
    Được makecd sửa chữa / chuyển vào 09:10 ngày 14/05/2008
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Em thấy mấy bác tập thiền ở Thiền viện Sùng Phúc rủ nhau đi đông lắm. Tiếc là em phải đi làm nên không đi được.
    Kế hoạch của họ là sẽ đi Mỹ Đình trong 2 ngày: 15 & 16/05/2008, bác nào muốn đi thì thử liên hệ xem, cho thêm phần rôm rả.
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nước ta bắt đầu quan tâm tới Phật Pháp rồi ! Mình chưa bao giờ thấy lễ Phật Đản lớn như năm nay. Ít ra là cũng chứng minh cho thế giới thấy Phật Pháp đang hưng thịnh ở VNam.
    Đó chỉ mới là cái vỏ bề ngoài, tăng ni tu sĩ phải tu hành sao cho xứng đáng với sự quan tâm của nhà nước !
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Kế hoạch đổ bể rồi.
    Nguyên nhân là do các đệ tử trong MN ra quá đông, mà địa điểm thì có hạn, nên các đệ tử MB phải ở nhà để nhường chỗ. (chiều nay chắc các bác ấy phải lôi bánh mì đã mua ra ăn trừ bữa quá!)
    Bác nào đi đăng kí từ hôm 14 thì còn có chỗ.
    Chúc tất cả các bác dự đại lễ vui vẻ nhé!
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Một số chuyện bên lề buổi Lễ thắp nến cầu nguyện Hoà Bình.
    Trong ngày bế mạc, Lễ thắp nến cầu nguyện Hoà Bình là hoạt động mang nhiều ý nghĩa và được sự tham gia của đông đảo Phật tử và quần chúng nhân dân (ước tính khoảng 20 000 người). Có lẽ do sự tham gia quá đông đảo đó nên nó đã trở thành sự kiện rôm rả nhất và để lại nhiều kỷ niệm nhất đối với những người tham gia trực tiếp.
    Dưới đây là một số câu chuyện diễn ra bên lề hoạt động này:
    + Ngày 15/05:
    Từ 3h chiều, các sinh viên và đệ tử đến từ nhiều chùa trong cả nước đã tập trung tại Mỹ đình để chuyển bị cho buổi tổng duyệt. Mọi người đều rất háo hức và chuẩn bị khá chu đáo. Vì công việc sẽ phải kéo dài đến khoảng 9h tối nên rất nhiều đoàn đã chuẩn bị sẵn đồ ăn và nước uống. Tuy nhiên, ban tổ chức cũng đã rất cẩn thận chuẩn bị cho mỗi người một xuất cơm chay (rất ngon) và một chai nước. Kết quả là rất nhiều người phải mang bánh mỳ và sữa về (hì hì, giống như mấy bác bị đi hụt hôm trước ý - về nhà ráng ăn hết nhé)
    + Ngày 16/05:
    Buổi Lễ chính thức đã xảy ra một vấn đề mà mọi người không lường trước được: Số người đến dự quá đông! Và không hiểu bằng cách nào họ lại vào được khu vực thắp nến?
    Muốn vào được bên trong thì phải có giấy mời hoặc được phát thẻ tham dự (mỗi thành viên tham dự được phát một chiếc thẻ đeo ở cổ).
    Nhiều thành viên hôm trước đã tham dự buổi tổng duyệt nhưng hôm nay cũng không vào được do hết thẻ. Các thành viên cùng đoàn phải dùng mẹo mang những thẻ của những người đã vào quay trở ra để đón. (Hi hi, có lẽ các đoàn khác cũng làm như vậy cả, nên số lượng người mới tăng đột biến thế chứ)
    (Battambattu ghi lại theo lời kể của một số phật tử)
  7. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    Thế các bạn không biết rằng hiện nay VN đang bắt đầu là trung tâm của tâm linh àh ? thì đạo Phật hay bất kể đạo nào đó hướng đến cái thiện đều có thể phát triển cả miễn đừng phạm pháp mà thôi . Thế giới đang hướng về trung tâm của tâm linh đó
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Quốc lễ Phật đản 2008: Cơn mưa pháp lớn nhất trong lịch sử PGVN
    Thành công lớn nhất, có ảnh hưởng sâu đậm nhất, lâu dài nhất của đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 là tòan thể cuộc lễ, từ 14 đến 16 tháng 5 tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia tại Thăng Long - Hà Nội, và xảy ra đồng thời trên toàn nước Việt Nam từ trong suốt hai tuần giữa tháng 5, đã trở thành một cơn mưa pháp vĩ đại nhất, dịu dàng, tươi mát nhất, một trận pháp vũ rộng lớn nhất, huy hoàng, tuyệt vời nhất, chưa từng có trong lịch sử hơn 20 thế kỷ của Phật giáo Việt Nam.
    Toàn thể quốc lễ Phật Đản năm nay đã trở thành một bản đại hợp xướng thuyết pháp hùng tráng, một trường khúc hoằng pháp tráng lệ, sâu sắc, làm rung động hàng chục triệu con người, tưới mát hàng chục triệu trái tim khát khao chân thiện mỹ.
    Chưa bao giờ giáo pháp vi diệu, hoàn hảo của Đức Phật Thìch Ca Mâu Ni đã có một cơ hội đựơc rao giảng rộng lớn như thế, hùng mạnh như thế, cảm động như thế. Tất cả, từ hàng triệu lá cờ Phật giáo ngũ sắc, từ lời kinh cầu nguyện, qua những bài diễn văn chính luận, những bài tham luận Phật pháp, đến những chương trình văn nghệ hoành tráng, những đoàn xe hoa, thuyền hoa, hai chục ngàn ngọn nến bừng sáng ở Mỹ Đình, 100.000 chiếc đèn hoa sen trên hồ Xuân Hương ở Đà Lạt, trên sông Hương ở Huế, trên sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, ở Phú Yên và nhiều nơi khác và cả những pháo bông trên đất trời phương Nam, tại Trung Tâm Du Lịch Văn Hóa Đại Nam ở Bình Dương, và vô số những cảnh chào mừng Phật Đản khác, vô số những điều kỳ diệu khác... tất cả đã trở thành một vũ khúc kỳ ảo, quyến rũ, hy hữu, chưa từng có, đánh thức bản tính thiện lành, giác ngộ có sẵn trong mỗi con người, đưa tâm thức dân tộc lên cao, và báo hiệu một thời kỳ thăng hoa của đất nước.
    Tất cả những gì đã xẩy ra trong quốc lễ Phật Đản, ở tất cả mọi nơi quê hương, đã trở thành một bài thuyết pháp, có lời và không lời, vô cùng rộng lớn, vô cùng hùng biện, vô cùng sâu sắc, vô cùng thuyết phục. Tiếng nói của trận mưa pháp vĩ đại này, thông điệp trí tuệ, từ bi, đơn giản nhưng thu hút của Đức Phật, nhờ những phương tiện truyền thông đại chúng, đã hiện ra trước mặt của hàng chục triệu người Việt.
    Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, hàng triệu người, lần đầu tiên, đã đựơc thấy, đựơc nghe, và đựơc cảm ứng bởi hình ảnh cao thượng, nhân bản của Đức Phật và bởi giáo pháp vi diệu, hoàn hảo và cũng rất thực tế, rất dễ áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
    Dân tộc ta đã thức dậy trong ánh đạo vàng cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo, dân tộc ta đã được tắm gội trong dòng sông tươi mát của một giáo lý mầu nhiệm, đầy tính tự do, bình đẳng, nhân từ, khoan dung và giác ngộ của Đức Phật.
    Năng lực tu tập và tấm lòng chân thành, tôn kính hướng về Đức Phật và Phật pháp vi diệu của gần 4.000 Tăng, Ni, Phật tử từ khắp nơi trên quê hương và trên thế giới đã biến tất cả những gì xẩy ra trong khung cảnh của quốc lễ Phật Đản, tại Mỹ Đình cũng như tại vô số những nơi khác của Việt Nam, thành những bài thuyết pháp hùng mạnh, cảm động.
    Lá cờ Phật giáo vĩ đại, dài 26,32 mét, rộng 18 mét, bay trên khuôn viên Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình là một bài thuyết pháp đầy ấn tượng. Sáng ngày 14/5/2008, tại sân trước của Trung tâm, lễ thượng cờ Phật giáo đựơc tổ chức long trọng trước sự chứng kiến đầy cảm xúc của hàng vạn người.
    Sau lời tuyên bố thượng cờ của HT. Thích Trí Quảng là một phút chào Phật kỳ. Đúng 7 giờ 40, lá cờ Phật giáo khổng lồ 473.76 mét vuông, nặng 60 ký, đựơc kéo lên bởi 18 quả khí cầu trong tiếng hát cực kỳ hùng tráng bài ca Phật giáo Việt Nam và bài ca Bay lên vì hạnh phúc con người của 200 sinh viên trường đại học quốc gia Hà Nội. Lá cờ này đã rất quen thuộc, rất thân thương với dân chúng miền Nam, nhưng tại miền Bắc, đây là lần đầu tiên lá cờ Phật giáo linh thiêng đựơc tung bay một cách chính thức trong một Đại lễ lớn.
    Lễ khai mạc lễ hội Phật Đản Liên hợp quốc, với nghi thức dâng hương, cúng dường Tam Bảo và vũ khúc Lục Cúng truyền thống là một bài thuyết pháp đầy âm hưởng và đầy màu sắc. Ca khúc Vesak thiêng liêng của Thượng tọa Thích Chân Quang, tự thân, đã là một bài thuyết pháp hùng hồn, lại càng hùng mạnh hơn, hào hứng hơn với sự hợp ca của 150 thanh niên, thiếu nữ.
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Giáo sư Lê Mạnh Thát, chủ tịch Ủy Ban Tổ Chức quốc Tế, khai mạc Đại lễ Vesak. Chính ông và những người cộng tác thân tín là những người đã chủ động đề xuất sáng kiến tổ chức lễ Phật Đản Liên hợp quốc ở Việt Nam. Một sáng kiến lịch sử, vì nó đã làm thay đổi lịch sử của Phật giáo và lịch sử của đất nước Việt Nam.
    "Chỉ những tiếng nói im lặng, đến nhẹ nhàng như bước chân của chim bồ câu, thì mới có thể thay đổi đựơc thế gian". Câu nói đầy chất thơ này của Nietzche, một triết gia Đức nổi tiếng đã từng tuyên bố "Thượng đế đã chết" từ hai thế kỷ trước, hôm nay đang đựơc thể hiện sinh động, mạnh mẽ bởi hai Phật tử Việt Nam: Giáo sư Lê Mạnh Thát và Đại đức Thích Nhật Từ.
    Từ suy nghĩ Thái Lan là một quốc gia Phật giáo và đã từng bốn lần tổ chức lễ Phật đản Liên hợp quốc thì tại sao Việt Nam, cũng là một quốc gia Phật giáo, không thể tổ chức ngày lễ hội tâm linh, văn hóa đầy ý nghĩa này?
    Hai nhà trí thức anh tài Phật giáo này đã chủ động khởi xướng sáng kiến này và chính quyền Việt Nam, sau thành công rất lớn của hội nghị APEC, với sự tham dự của 21 vị nguyên thủ quốc gia, đặc biệt là sự có mặt của ba nhân vật quyền lực nhất của thế giới là Tổng thống Hoa kỳ, ************* Trung Quốc và Tổng thống Nga, đã đồng ý đứng ra đăng cai tổ chức ngày Phật đản Liên hợp quốc 2008.
    Từ đó, một lễ hội Phật Đản huy hoàng bừng nở trên khắp nước Việt Nam, và mở ra một giai đọan mới cho Phật giáo Việt Nam và đất nước Việt Nam.
    Trong năng lực vi diệu và hùng hầu của đại tăng, đại chúng tại hội trường, và trông không khí thời đại đượm nồng hương sắc Phật giáo, các bài diễn văn chính luận, cũng đựơc cảm hóa và trở thành những bài thuyết pháp đầy ý nghĩa.
    ************* ***************** đã phát biểu chào mừng các đại biểu và ông đã nói, một cách xuất thần, đến một "Niết bàn trong thế giới hiện thực". Một cõi cực lạc giữa trần gian, một cõi thiên đàng trên dương thế là giấc mơ của tất cả những người làm chính trị trên thế giới từ xưa đến nay.
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bài diễn văn của ông là bài diễn văn rất thành công và có sức thu phục lòng người. Vì đây là tiếng nói chân thành, xuất phát từ trái tim, của một người Việt Nam yêu nước, có tinh thần dân tộc rất cao và có hiểu biết rất sâu sắc về lịch sử và văn hóa nước nhà. Đây cũng là bài diễn văn cảm động, mạnh mẽ, rất hiếm có, để tôn vinh Phật giáo, trong lịch sử chính trị Việt Nam.
    Ông thuyết giảng rằng: "Đại lễ Phật Đản đựơc tổ chức với sự cổ súy của Liên hợp quốc nhằm tôn vinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về hòa bình, hòa hợp, hòa giải, vị tha, nhân ái vốn đã có từ hơn 2.500 năm trước và vẫn còn nguyên giá trị trong thế giới ngày nay.
    Đại lễ Phật đản LHQ... là nhịp cầu giúp cho tất cả những người anh em có tín ngưỡng Phật giáo đựơc gặp gỡ nhau để tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật...,đồng thời chia sẻ và động viên nhau toàn tâm học tập, làm việc để đưa những tư tưởng tiến bộ của Đức Phật vào cuộc sống...
    Tôi hy vọng rằng Đại lễ Phật Đản LHQ năm nay sẽ là cơ hội tốt để chúng ta tăng cường sự hiểu biết, đòan kết, cùng nhau hợp tác xây dựng xã hội tốt đẹp, một Niết Bàn trong thế giới hiện thực, góp phần ngăn chặn sự xung đột, hóa giải các cuộc chiến tranh và đẩy lùi các nguy cơ nghèo đói, khổ đau trong đời sống xã hội, đưa con người đến cuộc sống an vui....
    Tôi hy vọng mỗi người hãy là một sứ giả của thiện chí, của hòa bình, từ Đại lễ này sẽ đựơc tiếp thêm sức mạnh, sự quyết tâm để tiếp tục nêu cao chính pháp của Đức Phật trong đời sống xã hội, vì tương lai tươi sáng và tốt đẹp của toàn nhân lọai....
    Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tôn trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo mang lại cho đời sống xã hội, trong đó có Phật giáo. Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2.000 năm trước.
    Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, Hỷ xả, Phật giáo đã đựơc nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời hộ quốc an dân.
    Đặc biệt, lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công ơn của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lãnh đạo nhân dân bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi, từ bỏ giàu sang, quyền quý tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm - một dòng thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.
    Nối dòng chảy và truyền thống gần 2.000 năm qua, Phật giáo Việt Nam hôm nay đã làm đựơc nhiều việc lợi đạo, ích đời, thực hiện cứu khổ độ sinh, thông qua hoằng dương Phật pháp vận động Tăng Ni, Phật tử cả nước sống trong chánh tín...tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, giúp đỡ người già cả, neo đơn, trẻ tàn tật, mồ côi, người gặp hòan cảnh khó khăn, thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuốc sống mới văn minh, tiến bộ....những việc làm cao cả ấy ngày càng rõ nét và đạt thành quả lớn lao, khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn gắn Đạo với Đời, là một Tôn giáo có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc.
    Việt Nam chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống....luôn tôn trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đóng góp cho đời sống xã hội, hướng con người tới Chân-Thiện-Mỹ nhất là những giá trị phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống hướng thiện của con người Việt Nam.....Chúc Qúy vị sức khỏe, an lạc trong ánh từ quang của Đức Phật và trong niềm tin vào tương lai tốt đẹp của nhân lọai".
    Thông điệp của Đức Pháp Chủ GHPGVN - Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ, người gọi Phật Đản Vesak là "một phúc duyên lớn", "một vinh dự to lớn và là thuận duyên đối với đất nước và Phật giáo Việt Nam?, là một bài thuyết pháp về thông điệp của Đức Phật: "Trải qua quá trình tu tập, hoằng pháp và độ sinh, Đức giáo chủ đã để lại cho nhân lọai một hệ thống tư tưởng giáo lý vô ngã về trí tuệ, lòng từ bi, tình thương, hòa bình, hòp hợp và phát triển".
    Diễn văn của Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN - Hòa thượng Thích Trí Tịnh là một bài thuyết pháp ngợi ca Đức Phật và giáo pháp siêu việt của Ngài "một con người vĩ đại, một đấng Tối Thắng đã trực tiếp gởi thông điệp Cứu Khổ, thông điệp của Hòa Bình, An Lạc đến lòai người, và suốt 45 năm, đã thuyết giảng, triển khai thông điệp ấy, đồng thời dìu dắt mọi người dấn thân trên con đựơng đưa đến giải thóat tối hậu.
    Đức Phật, giáo pháp của Ngài và tác dụng của giáo pháp ấy xứng đáng đựơc lòai người tôn vinh . Cho nên đáp ứng đề nghị của Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế ở Sri Lanka vào tháng 11 năm 1998, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 15 tháng 12 năm 1998 đã quyết định công nhận ngày Lễ Tam Hợp, Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn là ngày lễ Vesak Liên Hiệp Quốc."
    Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon, một Phật tử nhiệt thành, đã thuyết pháp bằng Thông điệp Chúc mừng ngắn gọn nhưng nói lên đầy đủ tinh hoa, bản chất và con đường dấn thân của Phật giáo, lấy con người làm trung tâm và phụng sự con người làm lý tưởng "...hàng triệu Phật tử và quần chúng trên khắp năm châu hân hoan đón chào thông điệp của tình thương và trí tuệ. Nhân dịp đại lễ thiêng liêng, cao qúy này, mọi người trong chúng ta nên hòai tưởng lại cuộc đời sống động của Đức Phật Thích Ca, chiêm nghiệm lời dạy đầy ý nghĩa của Ngài, đồng thời cũng nên nguyện sống theo tinh thần cao cả , theo giáo pháp tuyệt vời ấy để kiến tạo cho mình những hạnh phúc an lạc....
    Trong thế giới hiện nay, những lời dạy của Đức Phật vì hòa bình, từ bi, tình thương đối với vạn lòai chúng sinh cần phải đựơc thực hiện ngay bây giờ. Ngài dạy chúng ta mở rộng lòng từ bi, giang rộng vòng tay nhân ái đối với mọi người, và nhất là những người đang lâm vào cảnh khổ. Điều đó nói lên rằng chúng ta cần tự nhận biết bản chất đồng nhất trong mỗi người, mỗi lòai, và đặt hạnh phúc chung của nhân lọai lên trên hạnh phúc riêng mình".

Chia sẻ trang này