1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại liên sáu nòng xoay - Minigun

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, cũng tuỳ địa hình thôi bác ạ. Nếu súng lắp trên ô tô, ở địa hình nhiều cây bụi thì một phát B40 là đi đứt, cả người bắn lẫn súng, người văng một đường, súng đi một nẻo, hết dùng luôn. Chứ cho ra sa mạc mà thịt bộ binh mới là tuyệt!
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Trong phim ''The sum of all feas'' tầu sân bay Mỹ trang bị hệ thống tương tự thế này để chống lại tên lửa đã hoạt động khi bị tấn công và phá huỷ được mấy tên lửa nhưng do đối phương bắn gần chục quả nên cuối cùng là cảnh tầu tan hoang...
    Khả năng phá huỷ mục tiêu di động dùng radar dẫn hướng mục tiêu của hệ thống rất linh hoạt.
    [​IMG]
  3. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Film đó hay lắm, nếu tui không lầm đó là cảnh 2 chiếc Tu22M phóng 4 quả tên lửa đối hạm, 2 quả bị bắn chặn còn 2 quả hạ gục tàu sân bay, sau đó F16 ném bom tan tành sân bay hạm đội biển bắc của Nga.

    FanLong-Sống là không hối tiếc
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Bác nhầm thế nào ấy chứ tôi xem phim đó rồi thằng hàng không mẩu hạm của Mỹ bị 1 phi đôi 4 chiếc Su22 tấn công mỗi chiếc tương cho 2 quả đối hạm .Hệ thống pháo bắn nhanh của tàu chỉ hạ được 2 quả tàu bị trúng 2 quả chả hiểu 4 quả còn lại đi đâu mất mà thôi kệ phim mà phải có sai sót chứ .Vả lại phim đó còn xạo ở chổ có 3 chiếc F16 bay vào không phận Nga (3 chiếc là xạo rồi đi theo phi đội là 4 chiếc chứ ) rồi tự do ném bom dẩn đường bằng GPS xuống sân bay của Nga làm nổ 1 toà nhà và 2 chiếc máy bay .Không hiểu thằng F16 không tàng hình lại bay cao (bay cao hơn cả mây ) làm sao né được radar nhỉ .
    Vả lại trong phim đó người Nga có vẻ như bất lực khi B2 cất cánh nhưng thực tế S300 ,S400,Antey2500,Mig31 đâu bao giờ để yên cho bọn tàng hình gây sự mà Mỹ có đánh thì phải có Tomahawk bay bay chứ nói chung phim có nhiều thiếu sót về tính thực tế có vẻ như ông cố vấn quân sự không rành nghề lắm .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Xem kỹ lại phim đó hơn thì thấy là có đến 3 trái hoả tiển trúng đích và cuối cùng thì số phận của 3 trái còn lại vẩn chưa rỏ.
    Ngoài ra phim này còn có 1 cái ba xạo nửa là tổng thống Mỹ định phóng hoả tiển hạt nhân sang tiêu diệt các căn cứ hạt nhân của Nga với hy vọng là người Nga không kịp trở tay thế là họ tiêu diệt hết các đầu đạn hạt nhân của Nga trừ chừng 300 đầu đạn bí mật mà họ không tìm ra.Mà để bắt đầu quy trình phóng tụi Mỹ mất đến 30' lạ thật vì chỉ trong 30' đầu đạn của Nga đã đến Mỹ và tiêu diệt hết các căn cứ hạt nhân và thành phố lớn của họ còn đâu.
    Trên thực tế 1 khi Nga hay Mỹ hay 1 nước nào đó phóng tên lửa hạt nhân vào 2 nước này (trừ khi phóng Topol của Nga tàng hình hay các loại hoả tiển tầm ngắn chừng 1000 Km) lập tức trong 2-5' tổng thống 2 nước này sẻ biết tin và trong quá trình duyệt lòng vòng thủ tục xác định xem có phải bị tấn công hay không thì chỉ chừng 10-12' sau khi phóng tổng thống sẻ mang cặp hạt nhân ra và quyết định có bắn trả đủa hay không và 1 khi quyết định xong trong 1' từ khi nhấn nút hoả tiển sẻ bắn với các hoả tiển lớn khởi động lâu hơn thì mất đến 3' là cùng .Còn việc đánh chặn lên lửa bằng máy bay hay bằng hệ thống phòng thủ tên lửa cũng là 1 việc mà tổng thống và các tướng lãnh tính đến khi họp trên đường dây nóng .Nhưng kiểu như Nga với Mỹ phóng 1 lần vài ngàn đầu đạn thì chặn kiểu gì thấu.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ hỏi Nga không có loại này à?
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Xin trả lời bạn ThuongYeu rằng cái mà bạn thấy ở trên AK-630 là 100% của Nga đó... nó phần lớn được đặt trên tàu Kirov...
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Loại AK-630M này không chỉ trang bị trên loại Kirov class mà cả trên những loại nhỏ hơn như Molniya class (FAC-M) hay Svetlyak class (FAC-M/ Patrol boat)
  9. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Các mẫu
    30 mm/54 (1.2") AO-18 Gun
    used in
    30 mm/54 (1.2") AK-630
    30 mm/54 (1.2") AK-306
    30 mm/54 (1.2") 3M87 Kortik
    30 mm/54 (1.2") Palash
    của Nga thiết kế

    Thiết kế của hệ thống AK-630 (A-213) bắt đầu vào năm 1963. Mẫu đầu tiên ra đời năm 1964 và thử nghiệm cho đến năm 1966. Thử nghiệm hệ thống hoàn thiện cùng radar và hệ thống điều khiển cho đến năm 1976 khi hệ thống được hoàn thiện. Sản xuất hàng loạt năm 1969 tại Tula, với phiên bản hệ thống AK-630M (A-213M) được chấp nhận hoạt động 1979. Hệ thống này phòng ngự tầm ngắn dành cho tầu chiến và chiến hạm của Nga.
    Súng cơ bản là Gatling 6 nòng thiết kế như AO-18. Các nòng giấu trong một khối trụ tròn với ổ trích khí thoát tự động. Nó được nạp đạn bằng dây đai với băng đạn phẳng trong AK-630 và băng đạn tròn trong AK-630M. Hệ thống vũ khí có thể được đặt cách xa hệ thống phòng ngự tự động gọi là A-213-Vympel-A, bao gồm súng, radar, quang học và hệ thống TV. Một hệ thống MP-123 Vympel có thể điều khiển 2 khẩu 30 mm hay một 30 mm và một 57 mm. Hệ thống này có thể phá huỷ mục tiêu trên không với tầm xa 4,000 m (4,400 yards) và mục tiêu trên bộ 5,000 m (5,500 yards). Hệ thống điều khiển TV có thể phát hiện tầu cỡ MTB với khoảng cách 75 km (40 nm) và máy bay chiến đấu trên không với khoảng cách 7,000 m (7,600 yards). Hệ thống này tự động hoàn toàn và không cần người giám sát trong cả trường hợp bị hư hại hay các mục tiêu trên bờ biển .
    Hệ thống AK-306 (A-219) được biến thể từ AK-630 (A-213) để sử dụng trên các tầu nhỏ, như tầu đệm hơi, ekranoplanes and tầu động cơ chuyển đổi nhỏ. Bề ngoài không có sự khác biệt giữa AK-306 và AK-630, nhưng bên trong thay vì trích khí thoát để chạy tự động nó sử dụng điện. Hệ thống không có điều khiển bằng radar mà dùng chỉ dẫn quang học làm cho nó ít có tác dụng chống tên lửa mà chỉ dùng đối hạm là chủ yếu. Thiết kế bắt đầu năm1974 và hệ thống được chấp nhận hoạt động năm 1980 và cho đến 1986 125 hệ thống được sử dụng.
    Năm 1983 một quyết định thay đổi hệ thống AK630 đã ra đời AK-630M1-2 "Roy" xuất hiện. Vũ khí này sử dụng hai AO-18 sáu nòng khối, đặt chồng lên nhau, và kích cỡ cũng như trọng lượng của nó cho phép cho phép thay thế vị trí của AK-630. Hệ thống thử nghiệm năm1984 tới 1989, nhưng do xuất hiện hai hệ thống tương tự nên nó không được sản xuất hàng loạt. Cái đầu tiên và duy nhất đó được đặt trên P-44 (Pr. 206.6).
    Cuối những năm 1970 thiết kế của hệ thống súng tên lửa 3M87 "Kortik" được bắt đầu. Nó dùng hai AO-18 sáu nòng khối và tám bệ phóng tên lửa 9M311. Không giống AK-630 đạn không giấu nơi đặt súng mà ngay cạnh nòng súng. Hệ thống điều khiển Kortik có thể điều khiển từ một đến sáu ổ súng và có cả điều khiển radar và TV quang học. Tên lửa dùng để hỗ trợ phá huỷ các mục tiêu 1,500 tới 8,000 m (1,600 to 8,750 yards) và súng thì hỗ trợ các mục tiêu khoảng cách ngắn hơn. Một quả tên lửa nặng 43.6 kg (96 lbs.) bán kính sát thương 5 m (16 feet). Bản thử nghiệm tiến hành năm 1983 và được chấp nhận sản xuất năm 1989 cho đến năm 1994. Đầu tiên người ta có ý định thay toàn bộ ụ AK-630 bằng ụ 3M87, nhưng 3M87 lớn hơn và dài hơn AK-630 hạn chế với các tầu không cho phép thêm các tổ hợp.
    Những năm 1990 hệ thống mới sử dụng hai AO-18KD sáu nòng khối và tám tên lửa. Với những thời điểm khác nhau gọi là Palash hay Palma và nó cho phép xuất khẩu trong thời gian đó. Nó có thể sử dụng tất cả các loại tên lửa tầm nhiệt nhỏ như Strela-10, Igla, Stinger và Mistral. Nó có thể dùng tên lửa dẫn hướng laser Sosna R. Tuy nhiên với hiện trạng kinh tế bấy giờ nó không được sản xuất đại trà.
    Trong lúc này còn rất nhiều đề án cho hệ thống AK-630, 630M và 306 chưa giải quyết phần lớn là thêm số tên lửa cho hệ thống để dùng cho việc xuất khẩu vũ khí.
    [​IMG]
    AK-630M1-2 Roy trên tàu P-44
    [​IMG]
    30 mm Kortic đặt trên Neustrashimy
    [​IMG]
  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Ngoài đời thật khẩu này từng được sử dụng ở CTVN ,gắn trên máy bay trực thăng tiến công AH-1 2 bên cửa,kết quả là có đến 6 nòng nhả đạn.Lúc này AH-1 chỉ có gắn rocket Hydra và FFRS 54mm cộng thêm 6 nòng rải đạn này nửa chuyên dùng để càn quét các vị trí của quân ta.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)

Chia sẻ trang này