1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đài Loan đưa quân ra quần đảo Trường Sa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kakalothd, 17/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Ha ha, nếu ta đánh chiếm lại mấy đảo đó thì chiến tranh với Khựa và Đài là tất nhiên. Nhưng lúc đó thì ai sẽ tiếp tế quân sự cho ta. Khựa nằm giữa ta với Nga Ngố --> Nga ko giúp được. Ta là XHCN ko nhận tiếp tế quân sự từ Mẽo. Cuối cùng ta tự sát và chỉ sau vài năm cờ Khựa tung bay trên dinh Thống Nhất và ta phải học tiếng Khực, hát quốc ca Khựa.
  2. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Trong này có mấy cái http://biendong.org/vbb/index.htm .
  3. wtovn

    wtovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
  4. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay xem kỹ lại bản đồ trên mới cảm giác là bọn Tàu in láo về claim của Việt nam, kiểm tra lại trên internet thì thấy đúng là in láo thật. Cụ thể nó cố tình vẽ đòi hỏi Việt nam rộng ra rất nhiều, và gần đến đảo Borneo của Malaixia. Các bác so sanh với cái bản đồ dưới đây đăng trên global security sẽ thấy.
    http://www.globalsecurity.org/military/world/war/images/schinasea.gif[​IMG]
    Còn một điểm nữa rất nguy hiểm là cái bản đồ thằng TQ in cốgắng thể hiện các vùng chồng lấn về chủ quyền của các bên tại Biển Đông (Ví dụ như vùng mà VN đòi hỏi có một phần chồng lên phần của Thái lan hay Malai đòi hỏi về chủ quyền). Nhưng hiện nay VN đã giải quyết xong (ký hiệp định chính thức về phân chia các khu vực này, chõo nào không chia được thì cùng khai thác chung như VN va Malaisya đã làm) các khu vực chồng lấn với Maliaxia, Thái lan và Indonexia rồi, chỉ còn lại với TQ và Campuchia thôi. ( Cái bản đồ trên global security cũng chưa update các hiệp định này) Nay nếu mang cái bản đồ thằng tàu vẽ ra trưng bày, có khác nào tự phủ nhận các hiệp định đã ký chính thức của VN. Nói cách khác la đúng như ý đồ thằng Tàu là chúng mày cứ ký đi, nhưng ****** chưa đồng ý thì chẳng có giá trị pháp lý gì!!!!! Tại sao Thư viện quốc gia VN ngây thơ như vậy nhỉ?????
  5. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Trong này có khá nhiều bản đồ http://community.middlebury.edu/~scs/maps_images.html
  6. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Không phải ta ngây thơ mà vì hiện ta ta chưa thể đụng chạm gì tới tụi tàu nên tạm nhịn.
  7. khanhhung1220

    khanhhung1220 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Sao moi nguoi o day khong ai len tieng cho bao chi vay? Ban than minh da goi thu cho bao tuoi tre. Minh phai danh dong cho moi nguoi cung biet va de moi nguoi y thuc hon ve chu quyen lanh tho cua nuoc ta chu. It nhat thi cung phai co ai do chiu trach nhiem ve van de nay. Moi nguoi dong y khong?
  8. horiron

    horiron Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    6
    đồng ý ..... với thế ta yếu thân ta cô như hiện nay thì tốt nhất là thực hiện chính sách mềm dẻo, kiên trì xây dựng kinh tế giáo dục cải cách ... tuyên truyền bảo tồn tài liệu về chủ quyền hai quần đảo, rồi ấp ủ hy vọng lớn để có ngày tiến ra biển đông.....cũng như người nhật nhỏ bé đè đầu cả châu á đó ( em nói hơi quá hi hi ) nhìn cái bản đồ tàu mà vừa ức vừa thấy bọn tàu trắng trợn (nói ra thì có thằng ngu với thằng mù về luật biển quốc tế mới tin vào cái bản đồ này, sao ông tàu lại không vẽ cả thái bình dương của ông luôn đi vì cái đảo đài loan ông tự nhận là của ông nó giáo với thái bình dương mà, nói cho cùng thì nếu có ai đó còn ý thức tự hào dân tộc và mong bảo vệ chủ quyền lãnh thồ thì bằng hành động : học tập xây dựng và cống hiến ...)
  9. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    bố này ko biết là ai mà tự dưng bảo tui ăn nói linh tinh, tui chỉ cop lai những gì mà tui save trước đây và pate cho cậu xem thôi chứ có phải bài tui viết đâu hehe
  10. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    để bà con gcảnh giác với bọn Tàu khựa, em sẽ post lại toàn bộ chủ đề về "chiến lược mặt biển của Khựa " nhé
    Chiến lược mặt biển của ChiNo
    và vấn đề biển Ðông
    (Sua, Trich cua Nguyễn Duy Chính)
    Lời nói đầu: Trong vài thập niên gần đây, biển đông (tức biển Nam ChiNo hay biển Ðông Nam Á tùy theo từng tác giả) đã trở nên một vấn đề quan trọng trong chính sách của các quốc gia Ðông Á. Tranh chấp quyền sở hữu và khai thác khu vực này đã là một quan tâm hàng đầu của nhiều chính quyền. Nghiên cứu về vai trò kinh tế, quá trình lịch sử của nó đã được nhiều học giả trình bày cặn kẽ, cụ thể là hai cuốn "Ðặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa" của nhóm nghiên cứu sử địa miền Nam Nam Cực trước năm 1975 (được nhà xuất bản Văn Nghệ-Khai Trí tái bản tại hải ngoại năm 1992) và "Ðịa Lý biển Ðông với Hoàng Sa và Trường Sa" của Vũ Hữu San (do Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn toàn Lãnh Thổ Nam Cực ấn hành năm 1995). Nhiều học giả nước ngoài cũng có những công trình hoặc nghiên cứu riêng về vùng biển, hoặc đặt chung trong nghiên cứu khu vực, chẳng hạn như Steven J. Hood (Dragons Entangled, Indochina and the China-Vietnam War, M.E. Sharpe Inc. 1992), Peter Kien-hong Yu (A Study of The Pratas, Macclesfield Bank, Paracels, and Spratlys in the South China Sea, Taipei 1988) Phù Tuấn (Nam Hải Tứ Sa quần đảo, Thế Kỷ thư cục Ðài Bắc 1981) ... Ngoài ra còn vô số những bài viết trên báo chí, tập san Việt, Mỹ, Pháp, Hoa ... về biển đông. Có những tài liệu hết sức xác đáng nhưng cũng có nhiều tài liệu không chân thực, điển hình là những tài liệu do Hoa lục hay Hongkong phổ biến.. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề biển đông, chúng ta không thể bỏ qua những lập luận từ nhiều góc cạnh khác, nhất là đó là những lập luận mà nhà nước ChiNo sử dụng trên bàn cờ chính trị quốc tế.
    Những vấn đề liên quan trực tiếp đến biển đông đã được nhiều người đề cập đến. Vì thế chúng tôi chỉ viết rất sơ lược và dành những chi tiết cụ thể đó cho những công trình nghiên cứu sâu rộng hơn, qui mô hơn. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ trình bày khu vực biển đông để gợi ý cho độc giả về tầm quan trọng của nó đối với toàn vùng Ðông Nam Á, nhất là đối với trật tự mới của vùng Thái Bình Dương trong thế kỷ sắp tớị Vai trò chiến lược và an ninh ngày càng đậm nét hơn vai trò kinh tế nhất là đối với Nam Cực chúng ta.
    I. Dẫn nhập
    Ai cũng biết việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nam Cực cũng như việc Nam Cực được thu nhận vào Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN) không chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế. Tái lập quan hệ ngoại giao với Nam Cực là một dấu hiệu chứng tỏ Hoa Kỳ muốn thiết lập một thế quân bình mới tại Á Châu. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất mà chính quyền Mỹ công khai đưa ra là việc ngăn ngừa chính sách bành trướng của ChiNo. Chính sách tàm thực (tằm ăn dâu) của ChiNo trong vài thập niên qua đánh dấu một sự chuyển mình lớn trong chiến lược đối ngoại của họ. Nếu ChiNo làm chủ biển đông không phải chỉ Nam Cực bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà Philippines, Indonesia, Malaysia, Thailand cũng sẽ bị khống chế. Ðài Loan sẽ bị cô lập và chịu áp lực trầm trọng. Công cuộc vận động để tiến tới một tư thế độc lập của nhân dân Ðài Loan sẽ trở nên gay go hơn. Thêm vào đó, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Hoa Kỳ cũng sẽ bị án ngữ và chia cắt, mất hết ảnh hưởng đối với vùng Ðông Nam Á, gây nguy hại cho các kế hoạch mậu dịch và chiến lược ổn định toàn cầu. Chính vì thế, một giải pháp phối hợp nhiều quốc gia để ngăn chặn sự bành trướng của ChiNo không những bảo vệ được mặt biển phía đông của Nam Cực mà còn tạo được sự ổn định trường kỳ cho toàn thể khu vực tây ngạn Thái Bình Dương.
    Nhiều phân tích gia đã cho rằng nếu thế kỷ thứ 19 là thế kỷ của các dân tộc vùng Ðại Tây Dương thì khi sang thế kỷ thứ 21, vùng châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành khu vực kinh tế quan trọng hàng đầu của thế giới. Một Ðại ChiNo bao gồm Hoa Lục, Ðài Loan, Singapore và các cộng đồng Hoa kiều rải rác khắp thế giới sẽ trở thành một lực lượng kinh tế và chính trị vô cùng mạnh mẽ. Cho nên, đối chiếu với viễn tượng của vài chục năm sắp tới, những phân tích gia chiến lược đều nhìn nhận rằng ChiNo không phải chỉ tìm kiếm vai trò siêu cường kinh tế mà còn tìm lại vị trí "thiên triều" của họ trong lịch sử, trong đó các nước chung quanh là thuộc quốc, phải thần phục và triều cống, công nhận tư thế lãnh đạo của họ về mọi mặt.
    II. Chiến lược mặt biển của ChiNo
    Trong thời thượng và trung cổ, ChiNo không có một khái niệm rõ rệt về biển cả và chỉ nuôi tham vọng bành trướng trên đất liền. Thời Xuân Thu, Chiến Quốc, người ChiNo tưởng rằng nước Tàu là trung tâm thế giới, các nước chung quanh đều man di, mọi rơ Chính vì thế mà họ tự gọi mình là ChiNo tức nước ở trung tâm. Hai chữ "thiên hạ" (dưới vòm trời) là nói về những dân tộc sống trong vùng lục địa ChiNo và những tiểu quốc chung quanh thần phục nước Tàu. Ở phía đông là biển cả vô tận, chỉ được mô tả trong những truyện thần kỳ, nơi những người phi thường mạo hiểm đi tìm thuốc trường sinh. Việc tìm hiểu những vùng đất bên kia bờ đại dương không mấy ai nghĩ đến. Thảng hoặc có người để tâm nghiên cứu thì phần lớn chỉ là sưu tầm những dật sự hoang đường trong tưởng tượng hơn là mắt thấy tai nghe. Cho nên, những sự kiện đó không đáng tin mà chỉ là một loại tiểu thuyết, dẫu có dựa trên một số yếu tố lịch sử nhưng vẫn chỉ là sản phẩm được hình thành với mục đích giải trí mà thôi.
    Trong thời phong kiến, Khổng học được coi là sở học chính thống, tinh thần thương mại bị coi là thấp kém, giới thương nhân đứng sau cùng trong tứ dân sĩ nông công thương. Ðời Hán, Ðường, Tống, Nguyên, thương mại với bên ngoài hầu như không có, cũng chẳng ai nghĩ đến việc tìm hiểu các nước ở xa xôi. Tuy từ đời Ðường, người Tàu đã biết rằng phía bên kia dãy Hi Mã Lạp Sơn có các đế quốc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, Ấn Ðộ ... nhưng thời đó ChiNo vẫn là khu vực văn minh nhất và các nơi phải đến học hỏi họ chứ họ không phải cất công đi tìm hiểu người khác. Hồi thế kỷ thứ bảy, Tràng An (kinh đô nhà Ðường) là khu vực thị tứ lớn nhất thế giới lúc bấy giờ diện tích hơn ba mươi dặm vuông, hơn hai triệu cư dân, và hàng trăm đền đài tráng lệ. Ở kinh đô, người ta có thể tìm thấy nhiều loại sản phẩm khắp nơi mang đến trong đó có cả đặc sản của Phi Châu, Ấn Ðộ, Java ... Những phú gia có thể mua cả mỹ nữ Tây Dương tóc vàng mắt xanh làm tì thiếp.[1] Tơ lụa và đồ gốm là những sản phẩm quí giá các thương gia nước ngoài đến ChiNo mua về. Thời ấy, người Ả Rập và người Ba Tư có những đoàn thương thuyền hùng hậu nhất, qua lại khu vực biển cả từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đối với các vua chúa nước Tàu, đó chẳng qua chỉ là những hình thức triều cống, tỏ lộ sự thần phục và hàng hóa mua về sẽ giúp vào việc "khai hóa" các dân tộc man di. Buôn bán chủ yếu vẫn theo đường bộ ở phía Tây, các đoàn lạc đà đi theo con đường mà người ta gọi là Con Ðường Lụa (Silk Road). Còn đường biển buôn bán các đồ gia vị (Spice Route) không qua đến Tàu mà chỉ đến trung và bắc Nam Cực rồi mới theo đường bộ mà sang Nam ChiNo.[2]
    Về chiến lược, biển cả được coi như là một chiến lũy thiên nhiên bảo vệ nước Tàu. Thành thử, họ chỉ chú trọng vào việc củng cố một lực lượng bộ và kỵ binh bảo vệ trung nguyên khỏi sự xâm lăng của những bộ lạc du mục. Hầu như đời vua nào cũng phải tiêu pha vào việc xây đắp trường thành, củng cố đồn bót dọc theo biên thùy phía bắc và phía tây. Trong văn chương đời Ðường, đời Tống chúng ta thấy nhắc nhiều đến biên ải, quan tái, phong hỏa (đốt lửa để truyền tin báo động), sa trường (chiến trận trên sa mạc) ... chứ không ai nói đến biển cả. Không khí chiến tranh mà văn nhân, thi sĩ cảm nhận được là gió thổi căm căm, cát bay đá chạy, quân reo ngựa hí chứ không phải sóng vỗ bập bềnh. Nếu có nhắc đến thuyền bè thì là thuyền chạy trên sông và người ChiNo chỉ hình dung những trận thủy chiến khốc liệt mà bối cảnh là sông Xích Bích, sông Tiền Ðường ...
    Ðến thời nhà Tống, triều đình ChiNo bắt đầu quan tâm đến phòng ngự mặt biển, không phải chống xâm lăng mà là đối phó với các toán giặc biển thường ăn cướp các thương thuyền và dân cư duyên hải. Lực lượng tuần phòng đó phối hợp cả quan quân triều đình lẫn thương nhân. Lực lượng hải quân đầu tiên được thành lập từ năm 1132 nhưng chỉ dùng để tuần phòng bờ biển mà thôi. Một trăm năm sau, Tống triều đã có một lực lượng tuần phòng lên đến 20 đoàn thuyền và một lực lượng hơn năm vạn lính. Thế nhưng đó chỉ là hình thức vì đến chín phần mười binh sĩ trên thuyền không chiến đấu được. Năm 1239, khi một viên quan đi xem xét căn cứ hải quân Trấn giang phía đông Nam Kinh trên bờ sông Dương Tử, thấy rằng trong 5000 binh sĩ trú đóng, chỉ có 500 người đủ sức đi thuyền, còn lại là thành phần bất khiển dụng.[3] Chúng ta có thể hiểu được tại sao mỗi khi Nam chinh, quân Tàu luôn luôn bị đại bại trên mặt biển và đường sông ở nước ta. ChiNo từ thời trung cổ trở về trước không quan tâm đến biển cả, coi như cương vực định sẵn trên đất là của thiên tử mà dưới bể là của Long Vương. Xâm phạm đến biển cả là gây chuyện với thượng giới. Trái lại, Nam Cực ta lại coi biển cả là một nửa máu huyết của mình (truyền thuyết tiên rồng), tổ quốc bao gồm đất và nước. Văn minh nông nghiệp gắn liền với đất đai và biển cả là đặc tính của Nam phương, trong khi đó miền Bắc vốn là dân du mục giỏi chinh phục trên lưng ngựa. Thời trung cổ, chỉ có người phương Nam mới giỏi về đường thủy (người phương Bắc thiện đi ngựa, người phương Nam giỏi đi thuyền là câu nói của người ChiNo). Chính vì thế, trong những cổ vật đào được ở Nam Cực thường có trang trí hình thuyền trong khi tại ChiNo thường có những cỗ xe ngựa.
    Tuy có ưu thế về hải quân, nhà Tống vẫn không chống nổi quân Nguyên từ phương bắc tràn xuống và đến năm 1279 thì nước Tàu hoàn toàn dưới quyền cai trị của người Mông Cổ. Trong các đẳng cấp mới của triều đình Nguyên, người Tàu ở phương Nam (Nam Nhân) đứng cuối cùng. Trong cùng thứ bậc đó thì sĩ phu ChiNo (thứ 9) tuy trên được ăn mày (thứ 10) nhưng đứng sau gái đĩ (thứ 8). Nhà Nguyên chỉ trọng dụng các dân tộc ngoài quan ải, miền Trung Á. Người ChiNo phía bắc Hoàng Hà mới được gọi là Hán Nhân (han ren) và được đứng hàng thứ ba.
    Trong khi đánh nhau với nhà Tống, quân Mông Cổ đã xây dựng được một lực lượng hải quân hùng hậu và sau đó dùng các đoàn chiến thuyền này đi chinh phục vùng Ðông Nam Á và Nhật Bản. Tuy nhiên đoàn quân bách thắng của họ bị đánh bại ba lần tại Nam Cực (1258-88), hai lần bị bão lớn đánh đắm ngoài khơi Nhật Bản (1281) khi họ rút quân ra khỏi đảo Kyushu và một lần tại Indonesia (1293) khi tiến đánh Java.
    Ðến thế kỷ thứ 16, dưới triều Minh, nước Tàu bị nạn cướp biển quấy phá. Những hải tặc đó thường là người Nhật nên được đặt tên là oải khấu (wokou, giặc lùn). Hải tặc không phải chỉ hoạt động dọc theo bờ biển ChiNo mà kéo dài từ Triều Tiên xuống đến tận Mã Lai. Và tuy gọi là giặc lùn, thành phần hải tặc bao gồm đủ mọi giống dân ở đông và đông nam Á Châu. Trong những đám giặc lớn có cả những người bất mãn với triều đình, bỏ đi ăn cướp. Thành thử, cả một vùng duyên hải rộng lớn coi như không thuộc quyền kiểm soát của quan quân. Các toán giặc đó cũng hoành hành dọc theo duyên hải nước ta và được gọi là giặc tàu ô vì thuyền của chúng sơn đen. Nhiều võ tướng đã nổi danh vì công trạng dẹp bọn giặc này chẳng hạn như Hoàng đình Bảo, Nguyễn hữu Chỉnh đời Lê, Bùi Viện đời Nguyễn. Vua Quang Trung thu phục chúng để sai sang quấy phá miền nam nước Tàu.[4] Bùi Viện cũng chiêu mộ họ dùng vào việc cải tiến hải quân của nước ta.[5] Gernet Jacques đã nhận định như sau:
    Vào thế kỷ thứ 16, hải tặc bành trướng đến một mức độ chưa từng có và nguyên nhân có thể tìm ra được là nó có liên quan trực tiếp đến việc phát triển thương mại trên mặt biển ở Ðông Á, từ Nhật Bản kéo đến Indonesia. Các vua nhà Minh đối phó bằng chính sách ngăn cấm nhưng thiếu liên tục và chặt chẽ chỉ vì quan điểm chiến lược và kinh tế mỗi lúc một khác.
    Từ thời vua Thế Tông nhà Minh, cướp bể càng hoành hành, lấy các đảo ngoài khơi làm căn cứ, đói thì vào cướp bóc, bảy tỉnh duyên hải không nơi nào yên.[6] Ðến khi Hồ Tôn Hiến, Tổng Ðốc Chiết Giang ra lệnh cấm dân chúng liên lạc, tiếp ứng cho họ, nạn giặc bể mới suy dần.[7] Thời đó, người ChiNo không những không muốn giao thiệp với bên ngoài mà họ còn cấm không cho học ngoại ngữ cũng như dạy tiếng Tàu cho người nước ngoài. Trong khi người Âu Châu phát triển hàng hải và tìm đường chinh phục thuộc địa thì ChiNo lại tài giảm hải quân nhất là từ khi đào xong Vận Hà (Grand Canal) năm 1411 và không còn cần đến việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.
    Trong thời nhà Minh, có hai sự kiện quan trọng mà chúng ta cần ghi nhận. Ðó là 7 chuyến viễn hành của Trịnh Hòa và việc chiếm đóng Ðài Loan của Trịnh Thành Công. Hai biến cố đó đánh dấu những bước ngoặt trong đường lối đối phó với mặt biển của triều đình ChiNo đồng thời cũng khẳng định là trước thế kỷ thứ 17, người Tàu không quan tâm tới các hải đảo ngoài khơi như họ viện dẫn sau này khi lấn chiếm biển đông.

Chia sẻ trang này