1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đài Loan đưa quân ra quần đảo Trường Sa

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kakalothd, 17/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lytulong171

    lytulong171 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    vn cũng đem quân ra đảo, sợ đ.. gì chúng nó
  2. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Tai sao ?
  3. kidfriendct

    kidfriendct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Ko sợ,nhưng làm sao để lấy lại các đảo khác,đó mới là vấn đề chính.
  4. troidanh123

    troidanh123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    bác nói vậy ko sợ cụ Lý Thường Kiệt bùn à, đã thế năm 79 mình còn vào đất của nó nữa chi, người ta ai cũng tự hào về dân tộc Việt Nam còn bác thì khúm núm lo sợ, thằng Mẽo vậy còn ko sợ nói chi thằng khựa cùi bắp này, Việt Nam anh hùng !
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ừ, VN anh hùng. Hô khẩu hiệu nhiều quá. Đợi đến lúc lấy lại HS-TS (chắc 100 năm nữa là ít) hô cũng không muộn đâu.
  6. kidfriendct

    kidfriendct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Bác nào vừa hô cao thế nhĩ,bác có dám cùng em làm đặc công ra đánh Bom cảm tử tụi Tàu ko.
  7. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Nhiều lúc ngồi nghĩ ko biết bao giờ Vn mới chiếm lại được các đảo đã bị mất tại Trường Sa đây, cái này đã khó thì việc lấy lại Hoàng Sa còn khó hơn....đếb bao giờ đây nhỉ ? Giá mà có loại tên lửa mang thuôc gây mê, tầm bắn xa, nhanh mà radar cùng ko bắt kịp, lúc đó VN mình cho thuyền bè quân lính sắn sàng rồi "bùm" bắn vào các đảo trên quần đảo Hoàng Sa làm bọn Khựa ko chết nhưng mê man bất tỉnh trong mấy ngày. Quân ta nhanh chong áp sát, đổ bộ lên tái chiếm rồi nhanh chóng tổ chức phòng thủ...Tàu trở tay cũng ko kịp, lcsu đó mà đánh nhau thì ta sẽ là ầm lên cho thế giới can thiệp hí hí...
  8. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    để chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền ko thể tranh cãi của VIệt Nam ta, em xin mạn phép được đưa ra một số tài liệu mà trrước đây bác Langbavibo đã có lần đề cập đến rồi, xin được nói lại để cho các anh em chưa ai biết chú ý hơn và chúng ta quyết giữ đất của ta và bằng mọi giá phải giữ vì đó ko chỉ là máu sương của dân tộc mà còn là mảnh đất thiêng liêng của tòan thể ngưòi dân Việt Nam , và đây là những tham vọng và thái độ của Quốc tế đối với TQ
    Chính sách kiềm chế của Mẽo đối với ChiNO
    LangBaViBo lược trích từ bài của Vi Nhật Đông, gom lại chung một Tóp theo ý kiến của Rùa Đại hiệp
    Ngày 20 Tháng chín, chính quyền George Walker Bush đã đưa ra Chiến lược An ninh Quốc gia cho Mẽo. Chiến luợc này là bao hàm toàn diện việc hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh của Mẽo.Thức tỉnh sau cuộc tấn công khủng bố hồi tháng chín năm ngoái, tài liệu này cho biết việc quyết tâm ngăn ngừa việc đột khởi của bất cứ đối thủ nào trong lai ; Mẽo có quyền dồn mọi nỗ lực sẵn có như quân sự, chính trị và kinh tế để khuyến khích việc nới rộng quyền dân chủ trong xã hội, kèm theo việc xét lại chiến lược cho quân đội Mẽo đánh phủ đầu.
    Các phân tích gia cho tài liệu này giống như tài liệu NSC-68, một cẩm nang của chính quyền Harry Truman. Chính quyền Truman đã tuyên bố cho khơi mạnh cuộc chiến tranh lạnh.
    Ông George Kennan là nhà kiến trúc hậu chiến của chính sách đối ngoại của Mẽo. Trong một bài "X" được đăng trên tạp chí Foreign Affairs năm 1947 ông Kennan đã đề nghị Washington chấp thuận một chiến lược ngăn chặn việc bành trướng của Nga la tư. Việc bành trướng này Anh Pháp Mỹ đều nhìn thấy rõ, Nga la tư đã cho lan rộng ra ngoài Đông Âu, sang cả Á châu và Phi châu. Mẽo đã công bố Chủ trương Truman, mở đầu Chương trình viện trợ Marshall. Mẽo đã dấn thân vào một cuộc chiến toàn cầu chống Nga la tư trên mọi chiến tuyến: ý thức hệ, chính trị và kinh tế. Kết quả là tiến tới một cuộc chiến tranh lạnh trên toàn thế giới.
    Mẽo đã đương đầu với một kẻ thù ghê gớm vào thời gian ấy. Nhưng cuộc chiến lạnh đã chấm dứt 13 năm qua. Biết rõ nền kinh tế bị yếu kém, tinh thần quân đội thấp và lung túng trước vấn đề trong nước, Nga không còn ra mặt làm bộ và cũng không giám có thái độ thách thức nghiêm trọng đối với các quyền lợi của Mẽo.
    Điều này đã được chứng minh khi Nga chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mẽo tại Trung Á để mở cuộc chiến chống khủng bố, và ký một hiệp định tại Moscow với Mẽo.
    Ai là đối thủ có tiềm lực ?
    Mẽo đang để ý tới ChiNO. Trên thực tế, một tài liệu nói rõ là Mẽo hoan nghênh một ChiNO cường thịnh và hoà bình nhưng cũng cảnh cáo việc Lạc Dương có thể tung ra bất cứ mối đe dọa nào thực sự đối với Mẽo.
    Tài liệu này nói rõ: "Quân lực của chúng tôi sẽ đủ mạnh để ngăn chặn các đối thủ có tiềm lực theo đuổi việc xây dựng lực lượng quân sự trội hơn hay ngang lực luợng Mẽo."
    Điều này phù hợp với kết luận của bản báo cáo hồi tháng bẩy của Bộ Quốc Phòng Mẽo, bộ này đã cho truy cứu các khả năng quân sự của ChiNO.
    Phát giác quan trọng:
    Thứ nhất, ChiNO cho chi tiêu về quốc phòng ước định là 65 tỷ Mỹ kim , con số này cao hơn con số mà Lạc Dương đã công bố là 20 tỷ Mỹ kim. So sánh với ngân quỹ quốc phòng của Trịnh Đài Đảo, ngân quỹ này đã cho giảm đi trong mấy năm qua. Việc chi tiêu về quốc phòng của ChiNO cho thấy chính quyền Lạc Dương đã cho tăng con số lên gấp hai cả chục năm nay.
    Thứ hai, bản báo cáo nhận định là Quân đội Nhân dân Giải phóng của ChiNO có chủ trương chuyển hướng sang chiến luợc đánh phủ đầu và bất ngờ. Bổ sung khiếm khuyết về chiến cụ cùng với chiến thuật, Quân đội Nhân dân Giải phóng này đang chú ý tới một cuộc chiến tranh không cân đối để khai thác nhược điểm của các phe địch, quân đội này đã lấy chiến tranh tin học và điện tử làm trọng, lại còn chú mục vào việc phát triển khả năng ASAT (anti-satellite) cho chống lại các vệ tinh quan sát.
    Thứ ba, hoả tiễn liên lục địa của ChiNO còn là mối đe dọa quan trọng thực sự. Loại hỏa tiễn này đang dùng làm phương tiện để hăm dọa và bức bách Trịnh Đài Đảo. ChiNO cũng dùng loại hỏa tiễn này để răn đe Mẽo không được can thiệp vào Trịnh Đài Đảo khi có khủng hoảng, truờng hợp Mẽo can thiệp vào cuộc khủng hoảng này phải chịu phí tổn cao hơn. Mẽo thực ra giầu của, nhưng ChiNO lại giầu dân.
    Còn thiếu vài điểm quan trọng.
    Thứ nhất là Lạc Dương khoa trương và ca tụng cái ưu điểm của thế giới đa cực, chính trị quốc tế công bằng và vô tư với nền kinh tế toàn cầu có trật tự. ChiNO hiểu rõ tư thế nổi bật của Mẽo hiện nay, tư thế này sẽ còn tiếp diễn trong vài năm nữa hay có thể hơn chục năm. Trước tư thế mạnh ấy, ChiNO làm bộ chịu lép vế (kowtow). Cùng lúc này ChiNO cứ hưởng lợi và tiếp tục cho phát triển nhờ vào các việc sắp xếp kinh tế và chính trị thế giới hiện nay. ChiNO là một cường quốc nguyên tử, một trong năm thành viên thường trực trong Hội đồng An ninh LHQ có quyền phủ quyết. Các danh xưng này tại LHQ cũng đủ tạo ra quyền lực và uy tín riêng cho ChiNO. Hơn nữa nền kinh tế của ChiNO tăng truởng còn phải tuỳ thuộc vào việc tiếp súc được với các thị trường trên thế giới, việc chuyển vốn đầu tư và các kỹ thuật từ các nước ngoài. Thực tế mà nói , ChiNO là một quốc gia thụ nhận nhiều nhất về tài trợ quốc tế và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
    Thứ hai là khả năng quân lực của ChiNO cho tăng truởng và cải tiến còn đòi hỏi cả một thế hệ hay nhiều hơn nữa về mặt chiến cụ, lực luợng hỏa tiễn và khả năng liên hợp C4I (Command, Control, Communication, Computer và Intelligence). Thực trạng là ChiNO có khó khăn. Các sĩ quan ChiNO thiếu trình độ văn hóa, không đủ sức bắt kịp đà tiến hóa về vũ khí hi-tech, quân lực ChiNO còn bị kẹt với nền công nghiệp quốc phòng trong nước, nền công nghiệp không có khả năng cho ra các hệ thống vũ khí tối tân. Quân đội ChiNO thiếu huấn luyện và hầu như không có kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường hiện đại có xử dụng vũ khí hi-tech.
    Thứ ba là Lạc Dương vẫn còn phải lo nội bộ để sửa soạn tương lai khi ChiNO phải có những thay đổi quan trọng trong lúc chuyển quyền lãnh đạo, chấn chỉnh kinh tế xã hội theo như WTO đã áp đặt lúc gia nhập tổ chức này. Ngoài ra ChiNO còn phải tranh thủ việc tạo dựng một chính quyền không tham nhũng, có uy tín và có thể chế rõ ràng.
    Có dấu hiệu Mẽo nghi ngờ và có thái độ thù nghịch đối với ChiNO.
    Ngày 9 tháng ba, tờ Los Angeles Times loan tin "Việc xét lại tư thế nguyên tử Mẽo" đã bị tiết lộ. Tiết lộ này cho thấy những kế hoạch đương nhiên được quyền xử dụng các vũ khí hạch nhân chống trả ChiNO và sáu quốc gia khác. Đối với Lạc Dương, danh sách các mục tiêu tấn công bị tiết lộ khiến cho việc tin tưởng của ChiNO vào Mẽo trở nên nghiêm trọng: ChiNO và Mẽo đã ký một thỏa hiệp bỏ các mục tiêu này năm 1997. Trước khi tờ báo Los Angles Times tung tin tiết lộ, các chiến luợc gia của ChiNO cũng đã cảnh giác những gì mà Mẽo đang dựa vào để chuyển sang tư thế chiến lược của hậu chiến tranh lạnh.
    Cái chiến lược mệnh danh là bộ ba của các hệ thống tấn công (nguyên tử và không nguyên tử), phòng thủ chủ động và bị động, hạ tầng cơ sở cho công nghiệp quốc phòng và việc chuyển từ hăm dọa sang đánh phủ đầu là nòng cốt trong chiến lược quân sự Mẽo. Với tư thế mới này, Mẽo phải giành giữ lấy khả năng trả đũa hàng loạt (mặc dầu Mẽo đã cho giảm rất nhiều các vũ khí nguyên tử chiến luợc) để chống lại các cuờng quốc nguyên tử quan yếu khác, đương đầu và hóa giải các mối đe dọa của những quốc gia mà Mẽo cho là "Rogue states" (quốc gia sảo quyệt) bằng mạng lưới hỏa tiễn phòng thủ liên kết với các quốc gia đồng minh, diệt ngay lập tức bất cứ địch thủ nào có tiềm lực theo cách tấn kích bằng những đầu đạn tự hướng dẫn đánh mục tiêu một cách chính xác. Theo các phân tích gia ChiNO, mục đích tối hậu là Mẽo duy trì ưu thế và kiếm sự an ninh tuyệt đối.
    Song những thay đổi cơ bản là tiền đề cho việc xử dụng vũ khí hạch nhân. Mức độ sử dụng nguyên tử đã bị hạ thấp, việc vi phạm thỏa uớc 1978 và sự cam kết không xử dụng vũ khí nguyên tử chống lại các quốc gia đã ký vào thỏa ước không cho phát triển và tàng trữ các loại vũ khí nguyên tử (NPT NNWS) để làm mất việc đảm bảo an ninh (NSA), tư thế mới của Mẽo đưa ra có dụng ý xử dụng vũ khí đánh vào các mục tiêu quá khó khăn và khó thâm nhập trong khi trả đũa để chống lại loại vũ khí cho sát hại cả loạt và lúc đáp ứng tùy thuộc vào tình thế . Thực sự cái mà ChiNO lo sợ nhất là cho xử dụng nguyên tử ngay khi cuộc chiến bất chợt bùng ra tại eo biển giữa ChiNO với Trịnh Đài Đảo. Có điều duy nhất là Lạc Dương tin chắc rằng Mẽo sẵn sàng can thiệp bằng quân sự khi Hoa lục dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Trịnh Đài Đảo.
    Đường lối của Mẽo đối với Trịnh Đài Đảo là mối quan tâm thực nghiêm trọng của ChiNO. Đứng trên quan điểm của Washington, Trịnh Đài Đảo có thể tự phòng thủ để chống lại sự bức bách bằng quân sự đang lên cao của ChiNO. Trịnh Đài Đảo phải làm thế nào vẫn được coi như thành phần cốt yếu nằm trong chiến lược bảo vệ toàn bộ của Mẽo tại vùng Đông Á châu (gồm có Nhật bản, Nam Hàn và các quốc đảo độc lập từng là thuộc địa của Anh Pháp nằm tại ven bờ Thái Bình Dương). Chiến lược đó bao hàm cả các quan hệ đồng minh, việc cho phép quân đội Mẽo được hiện diện và chặn việc nổi lên của bất cứ cuờng quốc quan trọng nào có ý đụng tới quyền sống còn của Mẽo.
    Theo nội dung của bản văn được nói rộng ra hơn nữa, khả năng và quyết định giúp Trịnh Đài Đảo tự phòng thủ không phải chỉ để hoàn tất nghĩa vụ quan trọng của Mẽo được cam kết chiếu theo đạo luật bang giao Trịnh Đài Đảo do quốc hội Mẽo đã y chuẩn. Khả năng và quyết định này còn chứng tỏ quyết định và sự tin tưởng vào Mẽo đối với các quốc gia đồng minh cũng như các nước bạn bè theo việc cam kết.
    Tháng Tư 2001, chính quyền Bush đã chấp thuận bán số vũ khí lớn nhất cho Trịnh Đài Đảo đã được đề nghị trên cả chục năm nay. Bộ truởng Quốc phòng Tang Yaoming của Trịnh Đài Đảo được phép tham quan Mẽo hồi tháng ba và đã họp mặt với các giới chức cao cấp của Mẽo. Mẽo và Trịnh Đài Đảo cũng đã đi vào việc bàn thảo cụ thể để tăng cường hợp tác phòng thủ song phương. Tất cả những việc triển khai này cho cụ thể thêm về lời tuyên bố tranh chấp của ông Bush là Mẽo sẽ làm bất cứ gì để giúp cho Trịnh Đài Đảo tự bảo vệ lấy.
    Rốt cuộc chính sách toàn bộ của Mẽo vẫn còn như bí hiểm.
    Trong khi tìm cách và ca tụng việc hợp tác của ChiNO trong vấn đề chống khủng bố, chính sách của Mẽo sau biến cố 11/9 đối với vùng Nam Á và Trung Á cũng khiến cho ChiNO lo lắng (Mẽo có thể đem quân đóng ngay sát biên giới ChiNO),
    ChiNO đã quan tâm nhất về cuộc chiến Mẽo cho kéo dài để trở thành tiền lệ để can thiệp vào nội bộ của ChiNO trong tương lai và sẽ làm soi mòn thẩm quyền của LHQ. Sự hiện diện của quân đội Mẽo đã được trải rộng và vĩnh viễn ngay ngưỡng cửa ra vào của ChiNO, khiến cho Lạc Dương nhìn thấy nó là một việc bao vây ChiNO thực sự.
  9. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    tiếp nhé
    Động thái & tham vọng
    Langbavibo gom lại thành 1 tóp, theo ý kiền của Rùa Đại Hiệp.
    Trong suốt thế kỷ vừa qua chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa quan trọng bậc nhất của hầu hết các nhà lãnh đạo ở Chí Nồ. Chủ nghĩa nầy dẫn đầu học thuyết " tam dân chủ nghĩa " - dân tộc, dân sinh, và dân quyền - của Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên) và là hệ tư tưởng chủ đạo của Quốc Dân Đảng (Guomindang, Kuomintang). Chủ nghĩa dân tộc, mà Mu Trạch Tây định nghĩa là Hoa Hạ tộc, cũng đóng vai trò chính trong tư tưởng của ông ta. Trong một bài xã luận với tựa đề Vì vinh quang của dân tộc Hoa Hạ đăng trong một tờ báo tỉnh Hồ Nam năm 1919, Mu Trạch Tây kêu gọi dân tộc Hoa Hạ cùng nhau hành động. Ông ta nói nếu cả dân tộc Hoa Hạ đoàn kết thì không những không còn sợ gì bọn quân phiệt, bọn quan liêu và bọn tư bản nữa mà còn có thể thay đổi cuộc diện thế giới 1. Nguồn gốc chính của chủ nghĩa dân tộc nầy là mặc cảm vì nghèo yếu mà bị các nước tư bản xâm chiếm, chia cắt và coi thường.
    Sau khi thống nhất, Chí Nồ muốn được coi là một đại cường quốc xứng đáng với địa vị nước lớn của mình. Vì thế, một trong những quốc sách hiện nay của Chí Nồ là khẩu hiệu Fuqiang (phú cường). Đây không phải là quan niệm " dân giàu nước mạnh " như người Nam Cực thường nói lúc xưa. Theo Yoichi Funabashi, giám đốc văn phòng báo Ashahi Shimbun ở Hoa Thịnh Đốn, Hoa Hạ từ dùng ở đây y hệt như trong khẩu hiệu Fukoku Kyohei (phú quốc cường binh) của Anh Đào quốc trước đây. Khẩu hiệu nầy đã đưa Anh Đào quốc đến chủ nghĩa bành trướng và đế quốc và đã gây ra chiến tranh Thái Bình Dương từ năm 1931-1945. Ông Kunabashi cho rằng, với kinh tế ngày càng phát triển, lãnh đạo Chí Nồ sẽ có thể ngày càng từ bỏ chủ nghĩa ..... vì nó không còn có sức mạnh vận động quần chúng như xưa nữa và sẽ tiến dần đến chủ nghĩa quốc gia. Chính sách " phú cường " như thế sẽ được dùng trong nhiều năm trước mắt để vận động quần chúng và giữ đoàn kết trong giới lãnh đạo. Chủ nghĩa quốc gia nầy có thể ngày càng năng động, lấn ép các nước láng giềng yếu và gây căng thẳng trong khu vực cũng như với Á Mễ Rĩ Cơ và Anh Đào quốc 2.
    Tại Á Mễ Rĩ Cơ trong những năm vừa qua có rất nhiều tranh luận giữa các học giả và những người làm chính sách về sức mạnh quân sự của Chí Nồ trong tương lai. Một số tác giả cho là Chí Nồ sẽ trở thành bá chủ ở Châu Á và là đối thủ chính của Á Mễ Rĩ Cơ. Arthur Waldron viết rằng Chí Nồ hiện nay đang tìm mọi cách để hất cẳng Á Mễ Rĩ Cơ ra khỏi Đông Á, và " nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn thì trước sau gì cũng có chiến tranh ở Châu Á " 3. Richard Bernstein và Ross Munro cho rằng sẽ có xung đột giữa Á Mễ Rĩ Cơ và Chí Nồ 4. Michael Ledeen tin rằng "ấChí Nồ sẽ là nước độc nhất có đủ khả năng để thách thức đến chết (mortally challenge) Á Mễ Rĩ Cơ trong 10 hay 20 năm tới " 5. Người ta dựa vào sức mạnh quân sự hiện có của Chí Nồ rồi phóng đại nó ra cho tương lai dựa trên tăng trưởng của GDP mà họ nghĩ TQ có thể duy trì (từ 6-8 % mỗi năm). Đến cuối năm 1995 sức mạnh quân sự của Chí Nồ gồm có 3 triệu quân nhân (lớn thứ 3 trên thế giới), 8 000 xe tăng, 5 700 máy bay tác chiến và máy bay thả bom, 50 chiếc tàu ngầm, 55 tàu chiến cỡ lớn, 14 hoả tiễn xuyên lục địa (inter-continental ballistic missiles, ICBMs), và 60 hoả tiễn cỡ vừa (intermediate-range ballistic missles, IRBMs). Ngoài ra Chí Nồ có một kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới. Chi phí quân sự Chí Nồ được người ta ước đoán là từ 38 tỷ đô la đến 50 tỷ đô la vào năm 1993, tức là bằng 9 % GDP. Lý do có khoảng cách lớn giữa những phỏng đoán nầy là vì Chí Nồ giấu chi phí quân sự dưới nhiều hình thức. Ví dụ như chi phí cho vũ khí hạt nhân và hoả tiễn xuyên lục địa cũng như cho 600 ngàn cảnh sát dã chiến, v.v., không được Chí Nồ ghi vào chi phí quốc phòng 6.
    Trong khi đó thì Robert S. Ross cho rằng Chí Nồ sẽ là một cường quốc bảo thủ và trong tương lai gần không có khả năng để thành một bá chủ khu vực chứ đừng nói đến trở thành một siêu cường quân sự. Ross nói rằng Chí Nồ không có khả năng chiếm đóng khu vực Đông Hải, mặc dầu Chí Nồ sẽ tiếp tục lấn áp các nước xung quanh nếu có cơ hội 7. Gerald Segal cho rằng trên lãnh vực quân sự Chí Nồ chỉ là một cường quốc hàng thứ (second-rank power), chỉ có thể đe doạ những láng giềng nhỏ nhưng không có đủ sức mạnh để đánh qua Tưởng Đài Đảo chứ đừng nói gì đến chuyện đương đầu với Anh Đào quốc hay Á Mễ Rĩ Cơ 8.
    Samuel S. Kim cho rằng mặc dầu không ai biết đích xác là quân đội của Chí Nồ hiện nay hùng cường như thế nào, điều chắc chắn là sức mạnh quân sự của Chí Nồ ngày càng tăng về lượng cũng như về chất. Nhưng để hiểu đích xác hơn về sức mạnh quân sự của Chí Nồ người ta phải để ý đến các nhân tố khác. Một trong những nhân tố đó là quan niệm sức mạnh quân sự là nền tảng chủ yếu của " quốc lực tổng hợp " (zonghe guoli). Nghĩa là sức mạnh quân sự là vấn đề tiên quyết cho việc Chí Nồ trở thành một siêu cường có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia và sức mạnh chính trị của mình và thu về một mối những gì Chí Nồ nghĩ rằng bị mất đi trong quá khứ. Các lãnh đạo Chí Nồ thường nói rằng nếu không có đủ sức mạnh quân sự thì Chí Nồ sẽ không có thể biểu hiện đặc tính quốc gia của một cường quốc hay có thể đóng vai trò tiên quyết trên chính trường thế giới.
    Samuel S. Kim cho biết tiếp là một trong những sự việc diễn biến rất nguy hiểm trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh là quan niệm " hải dương quốc thổ quan " (haiyang guotu guan) của Chí Nồ. Lãnh đạo Chí Nồ thường kêu gọi nhân dân phải ghi nhớ và phát triển quan niệm nầy không những để thúc đẩy họ bảo vệ quyền lợi trên biển cả mà còn để chiếm lại những vùng biển mà Chí Nồ cho là đã bị xâm phạm. Các nhà chiến lược của Chí Nồ thường bàn đến vấn đề tối cần của Chí Nồ là " không gian sinh tồn " (shengcun kong-jian) và việc biên giới chiến lược của Chí Nồ là bao gồm hết vùng Đông Hải của Chí Nồ đến vùng Đông Hải của Đông Nam Á qua đến Ấn Độ Dương và thẳng ra ngoài vũ trụ nữa. Năm 1992 Chí Nồ để lộ ra một tài liệu mật nói rằng tất cả các quần đảo từ Hải Nam đến Bãi Cát Dài và Bãi Cát Vàng sẽ tạo cho Chí Nồ cái " không gian sinh tồn " cần thiết đó. Đi đôi với những quan niệm trên là chiến lược hải quân của Chí Nồ đã chuyển từ việc bảo vệ vùng duyên hải của địa lục đến việc chủ động bảo vệ các quyền lợi kinh tế và chiến lược trên biển cả. Trong những năm của thập kỷ 90 Chí Nồ đã tập trận nhiều lần trên biển cả, dùng sức mạnh hải quân để đe doạ một số nước láng giềng, và từ từ lấn chiếm những địa điểm xa cách thềm lục địa của Chí Nồ 9.
    Vừa qua, trong tHoa Hạg giêng và tHoa Hạg hai năm 2000, Chí Nồ gây chú ý của các nhà bình luận chiến lược trên thế giới qua các sự kiện sau đây : sự kiện thứ nhất là vào ngày 17 tHoa Hạg giêng Chí Nồ công bố qua tờ báo Jiefangjun rằng Quân Đội và Thuỷ Quân Giải Phóng Nhân Dân Chí Nồ đã tập trận liên hợp, với nhiều tàu chiến đủ loại, cách hải phận của họ trên 250 hải lý. QĐTQGPNDTQ có hơn 1100 tàu chiến, nhiều hơn 3 lần số tàu chiến của hải quân Mẽo. Nhưng chỉ có 54 chiếc là tàu chiến lớn và tàu ngầm đi xa trên biển cả (gọi là " blue water ", nước xanh dương). Phần lớn là các chiếc tàu chiến " nước xanh lá cây " (green water), nghĩa là các tàu chiến dùng ven biển hay ven các vùng hải đảo từ quần đảo Senkaku của Anh Đào quốc kéo xuống đến miền tây Borneo. Theo các nhà bình luận, cuộc diễn tập vừa qua là để xem khả năng của các tàu chiến " nước xanh dương " có khả năng bảo vệ và tác chiến cùng với các tàu chiến " nước xanh lá cây " đến mức nào. Việc nầy có ít nhất là 3 lý do chính. Lý do thứ nhất là cảm giác thiếu an ninh trong khu vực vì kinh tế khó khăn, vì cam kết của Á Mễ Rĩ Cơ không rõ ràng, và vì thiếu tin tưởng vào vai trò Anh Đào quốc trong tương lai. Lý do thứ hai là việc bảo vệ nguồn năng lượng cho Chí Nồ. Chí Nồ là nước dùng dầu mỏ nhiều nhất trên thế giới sau Á Mễ Rĩ Cơ, và Chí Nồ cần nhập thêm nhiều dầu hơn nữa để có thể duy trì phát triển kinh tế của mình. Phần lớn số lượng dầu nầy được chuyên chở bằng đường biển. Vì thế, Chí Nồ cho rằng việc bảo vệ giao thông đường biển càng ngày càng quan trọng. Lý do thứ ba là Chí Nồ muốn trở thành một bá chủ quân sự trong vùng và khẳng định uy lực của mình đối với các nước láng giềng, trong đó có Tưởng Đài Đảo và quần đảo Bãi Cát Dài 10. Đối với Chí Nồ quần đảo Bãi Cát Dài quan trọng không những vì lý do kinh tế (ở đây có khả năng tìm được nhiều dầu khí có thể giúp Chí Nồ tiếp tục phát triển) và cả vì lý do chiến lược (ai làm chủ được vùng nầy sẽ làm chủ tất cả khu vực Đông Hải). Vì thế Chí Nồ đã gây nhiều căng thẳng ở đây và dùng dà dùng dằng trong việc giải quyết các tranh chấp 11.
    Sự kiện thứ hai : Chí Nồ đưa một trong hai chiến tàu chiến mua của Nga (Sovremenny-class destroyers) qua khu biển Tưởng Đài Đảo vào ngày 11 tHoa Hạg hai. Tàu chiến nầy được trang bị với các hệ thống tên lửa hiện đại được chế tạo đặc biệt để xâm nhập phòng thủ của các hạm đội Á Mễ Rĩ Cơ và để phá huỷ các chiến hạm ấy. Những tên lửa siêu âm nầy bay lướt trên mặt nước và có thể mang đầu đạn nguyên tử hay đầu đạn thường. Qua hành động khiêu khích nầy, Chí Nồ có thể vừa muốn doạ các ứng cử viên và cử tri trong cuộc vận động bầu cử tổng thống Tưởng Đài Đảo vừa muốn cho nghị sĩ Á Mễ Rĩ Cơ không hài lòng việc Hạ viện Mẽo đã bỏ phiếu (ngày 2 tHoa Hạg 2) đòi chính phủ Á Mễ Rĩ Cơ củng cố quan hệ quân sự với Tưởng Đài Đảo. Nhưng nó đã gây thêm nhiều căng thẳng trong khu vực 12.
    Sự kiện thứ ba : ngày 21 tHoa Hạg hai, chính quyền Bắc Kinh đưa ra một tuyên bố 11 000 chữ khẳng định rằng nếu Tưởng Đài Đảo kéo dài việc không đàm pHoa Hạ thống nhất lãnh thổ với Chí Nồ thì Chí Nồ sẽ dùng vũ lực để " bảo vệ chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của Chí Nồ " 13. Thuợng nghị sĩ John W. Warner, chủ tịch Uỷ ban các Lực lượng quân sự (Armed Services Committee) của Thượng viện Á Mễ Rĩ Cơ, nói rằng Chí Nồ ra công bố trên ngay sau khi thứ trưởng ngoại giao Á Mễ Rĩ Cơ Strobe Talbott vừa rời khỏi Bắc Kinh là " cái tát vào mặt Á Mễ Rĩ Cơ ". Các thượng nghị sĩ khác nói rằng thái độ khiêu khích của Chí Nồ sẽ gây khó khăn cho việc vận động của chính quyền Clinton lấy đủ phiếu của Quốc hội, nhất là của Hạ viện, để thông qua hiệp định thương mại song phương giữa hai nước 14.
    Chí Nồ đã mất hơn 14 năm để đàm pHoa Hạ với Á Mễ Rĩ Cơ hiệp định thương mại song phương và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc thông qua hiệp định thương mại song phương với Á Mễ Rĩ Cơ sẽ mở cửa cho Chí Nồ vào WTO. Nhưng quan trọng hơn nữa là hiệp định nầy cho Chí Nồ " địa vị thương mại bình thường vĩnh hằng " (permanent normal trade status), mà cách đây một hai năm người ta còn gọi là " địa vị tối huệ quốc " (most favored nation status). Việc nầy sẽ giúp cho hàng hoá Chí Nồ xuất qua Á Mễ Rĩ Cơ trả thuế quan ở mức thấp nhất. Á Mễ Rĩ Cơ là bạn hàng lớn nhất của Chí Nồ ; và trong năm 1999 Chí Nồ đã xuất siêu sang Á Mễ Rĩ Cơ một khối lượng hàng hoá đến 68,7 tỷ đô la, tức là tăng trưởng 14,6 % so với năm 1998 15. Năm 1999 tổng giá trị xuất siêu của Chí Nồ giảm gần 40 % so với năm 1998. Nếu không có thị trường Á Mễ Rĩ Cơ thì xuất siêu đã còn giảm nhiều hơn nữa.
    Gắn liền với xuất cảng là đầu tư nước ngoài. Nếu không có " địa vị thương mại bình thường " với Á Mễ Rĩ Cơ hay không được vào WTO thì đầu tư nước ngoài ở Chí Nồ sẽ giảm xuống rất nhanh. Số liệu chính thức cho biết là năm 1997, 46,9 % tổng giá trị xuất cảng của Chí Nồ là do các xí nghiệp có tiền nước ngoài đầu tư sản xuất ra. Vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, trong 10 tHoa Hạg đầu năm 1999 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (foreign direct investment, FDI) giảm 10,51 % so cùng với thời gian năm trước đó. Trong cùng thời gian vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hợp đồng (tức là chưa thực hiện) giảm 20,64 %, tức là tốc độ giảm sẽ tiếp tục. Vì đầu tư nước ngoài và xuất cảng giảm, tỷ số tăng trưởng Tổng sản lượng quốc nội (Gross Domestic Product, GDP) đã giảm từ 8,8 % năm 1997, xuống đến 7,8 % năm 1998 và 6,8ấ% năm 1999. Đây là những con số chính thức, nhưng thực trạng còn có thể xấu hơn nhiều vì các quan chức và các người quản lý các xí nghiệp quốc doanh thường thổi phồng các con số để che đậy việc quản lý tồi của mình hay các thất thoát do tham nhũng.
    Để chống lại việc kinh tế xuống dốc, Bắc Kinh đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm tăng vốn đầu tư nước ngoài và xuất cảng. Một trong những biện pháp này là giảm bớt tiền thuế xuất cảng cho các xí nghiệp nước ngoài. Trong 8 tHoa Hạg đầu năm 1999 tổng số tiền thuế xuất cảng được giảm bớt là 24,2 %. Song song với ý định kéo vốn đầu tư nước ngoài vào, việc giảm bớt tiền thuế nầy là một cách bao cấp hàng xuất cảng bằng cách làm cho giá bán các hàng đó rẻ hơn đi mà không bị các nước khác trả đũa vì hàng bao cấp. Ngoài ra, đây là một cách phá giá trá hình đồng nhân dân tệ 16. Chí Nồ dùng thủ đoạn nầy là vì năm 1994 Chí Nồ đã phá giá đồng nhân dân tệ 40 % và việc này góp phần vào việc các nước khác trong khu vực phá giá tiền của họ năm 1997. Sau khủng hoảng năm 1997 Chí Nồ đã hứa công khai với thế giới nhiều lần là sẽ không phá giá đồng tiền của mình nữa.
    Nếu khó khăn kinh tế đã làm cho Chí Nồ không giữ lời hứa của một nước lớn và buộc phải chơi trò xảo trá, thì tại sao Chí Nồ lại gây ra một số sự kiện khiêu khích ngay trong giai đoạn hiệp định thương mại song phương với Á Mễ Rĩ Cơ cần được Quốc hội Á Mễ Rĩ Cơ thông qua ? Chí Nồ biết đây là việc tối cần vì đã nói thẳng trong khi đàm pHoa Hạ vào WTO với các đại diện Liên Hiệp Âu Châu rằng nếu hiệp định thương mại với Á Mễ Rĩ Cơ không được thông qua thì Chí Nồ cũng chưa muốn vào WTO 17.
    Khó mà biết đích xác nguyên do hay ý đồ của Chí Nồ được. Chỉ có thể biết là những hành động vừa qua chứng minh rằng Chí Nồ chưa phải thực sự là một đại cường quốc. Một cường quốc thực sự không cần biểu dương lực lượng hay chơi trò phá quấy. Thường thường một cường quốc phải là một nước đóng vai lãnh đạo trong các hệ thống quốc tế, với khả năng gây ảnh hưởng tích cực trên chính trường quốc tế cũng như trên an ninh, quyền lợi, và địa vị của các nước khác. Và trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh thì vai trò kinh tế lại là vai trò tối quan trọng. Nhưng nhìn từ góc độ kinh tế thì Chí Nồ không phải là một cường quốc. Năm 1997 tổng thu nhập quốc gia (GNP) của Chí Nồ chỉ là 3,5 % của GNP thế giới, tức là còn sau Italia bé nhỏ. Năm 1998 tổng giá trị kinh tế đối ngoại của Chí Nồ chỉ bằng 3 % tổng số thương mại quốc tế. Vì thế, khả năng Chí Nồ có thể ảnh hưởng kinh tế thế giới còn khá nhỏ. Ngay trong khu vực Á Châu ảnh hưởng kinh tế của Chí Nồ cũng chưa lớn vì trao đổi hàng hoá của Chí Nồ cũng chỉ bằng 11 % tổng số trao đổi trong khu vực.
    Thái độ khiêu khích và biểu dương lực lượng của Chí Nồ có thể là để che đậy khó khăn kinh tế và xã hội của mình và có thể là để gây tự hào dân tộc. Nhưng nó không giúp cho Chí Nồ thực sự trở thành một đại cường quốc. Nó chỉ gây cảm giác bất an không những cho những nước láng giềng nhưng cả cho nhân dân Chí Nồ nữa.
  10. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Vài Nhận-Xét về Lập Luận thiếu căn cứ của
    hai chính-phủ Lạc Dương và Tưởng đảo về TS, HS
    trích từ bài của Tạ-quốc-Tuấn
    Cuộc tranh-chấp về chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài đã kéo dài hơn bốn chục năm rồi. Ngoại trừ trận đụng-độ lớn giữa hải-quân Nam Cực Nguỵ và hải-quân Chí Nồ tại quần-đảo Cát vàng ngày 19 và 20 tháng 1 năm 1974, trong đó Chí Nồ với một lực-lượng lớn hơn lại không bị phân-tán cũng như suy-yếu vì nội-chiến nên đã cưỡng-chiếm được quần-đảo này, và một trận nổ súng nhỏ ngày 14.3.1988 tại vùng quần-đảo Cát dài giữa hải-quân của hai nước Nam Cực và Chí Nồ, phần nhiều sự tranh-chấp đều diễn ra dưới hình-thức tranh-biện qua các lời tuyên-bố, thông-cáo, văn-thư hay bạch-thư của các chính-phủ Nam Cực và Chí Nồ thuộc cả hai phe quốc-gia và . Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, biên-khảo hay sách viết về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài của một số học-giả, nhà văn, nhà báo hai bên nữa.
    Ðể biện-minh hành-động xâm-lăng của mình năm 1974 trái với tinh-thần của bản Hiến-chương Liên-hiệp-quốc mà Chí Nồ từ khi gia-nhập vào tháng 10 năm 1971 đã cam-kết tôn-trọng và bảo-vệ, Chí Nồ đã nại cớ hai quần-đảo Cát vàng (hay là Tây-sa trong từ-ngữ Chí Nồ) và Cát dài (Chí Nồ gọi là Nam-sa) vốn từ lâu là một phần lãnh-thổ của Chí Nồ nhưng đã bị Nhật-bản xâm-chiếm trong Thế-chiến II và đã được chính-phủ Chí Nồ Dân-quốc thu hồi lại năm 1946, sau khi trận chiến này chấm dứt. Chí Nồ Dân-quốc cũng đã phụ-họa sự biện-minh này. Các luận-cứ của Chí Nồ còn được nhiều tài-liệu ngoại-quốc nhắc đi nhắc lại.
    Trong bài này chúng tôi sẽ đưa ra những nhận-xét về các luận-cứ của các giới trong chính-phủ Chí Nồ, quốc-gia lẫn , đã cố-gắng chứng-minh chủ-quyền của Chí Nồ trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài. Tuy các phe tranh-chấp gồm có Nam Cực (trước là Nam Cực Nguỵ, sau là Nam Cực), Chí Nồ (cả Chí Nồ Dân-quốc lẫn Chí Nồ Nhân-dân quốc), Phi-luật-tân, và gần đây lại còn thêm cả Mã-lai-á, Brunei, v.v..., nhưng hai phe tranh-chấp chính là Nam Cực và Chí Nồ. Chúng tôi không nghiên-cứu luận-cứ của Nam Cực vì nhiều người đã làm việc này rồi, Trái lại, chúng tôi chỉ cứu-xét luận-cứ của Chí Nồ thôi, vì ngoài lý-do Chí Nồ là một trong hai phe tranh-chấp chính ra mà còn vì lý-do là dù là quốc-gia hay , Chí Nồ vẫn có một ảnh-hưởng và một thế-lực quan-trọng tại Ðông-nam Á-châu.
    Mặt khác, chúng tôi cũng giới-hạn thời-gian nghiên-cứu vào từ sau trận Thế-chiến thứ II trở lại đây thôi, không đề-cập tới thời-gian trước đó. Chỉ từ khi vấn-đề Cát vàng và Cát dài được đề-cập tới trong một hiệp-ước quốc-tế, Hòa-ước Cựu-kim-Sơn ký ngày 8 tháng 9 năm 1951, nhất là từ khi người ta tìm thấy có nhiều túi dầu rất quan-trọng ở trong vùng này, sự tranh-chấp chủ-quyền mới trở nên ngày một mạnh. Thêm vào đó là biến-cố Ðảng Chí Nồ nắm được chính-quyền ở Hoa-lục ngày 1.10.1949, đã làm sôi-động chính-trường quốc-tế, nhất là ở vùng Ðông-Á và Ðông-nam Á-châu, từ thập-niên 1950 trở đi.
    Sau hết, bài này chỉ cứu-xét các luận-cứ chính-thức của cả hai chính-phủ Chí Nồ và Tưởng đảo thôi. Luận-cứ của các nhân-vật hay cơ-quan ngoài chính-quyền sẽ là đối-tượng của một bài nghiên-cứu khác.
    Các tài-liệu sử-dụng trong bài này nếu là của chính-phủ đều phát-xuất từ Lạc Dương hay Ðài-bắc. Nếu có nguyên-bản Hoa-văn thì chúng tôi dùng làm tài-liệu chính; nếu không, chúng tôi dùng bản dịch Anh-ngữ cũng của hai chính-phủ đó. Trong trường-hợp không có hai loại tài-liệu này, chúng tôi căn-cứ vào bản dịch Anh-ngữ của nhiều nguồn khác, nhất là của Tòa Tổng Lãnh-sự Mẽo tại Hương-cảng (như các nhà nghiên-cứu các vấn-đề Hoa-lục đã dùng trước năm 1971) hay của các đài phát-thanh Mẽo, Anh-quốc, v.v...
    Vì sử-dụng các tài-liệu thuộc nhiều loại khác nhau như vậy nên không có sự thuần-nhất trong việc ghi chép nhiều địa-danh và đặc-biệt là nhân-danh Chí Nồ. Chúng tôi cố-gắng ghi các từ đó bằng Việt-ngữ. Tuy nhiên khi không biết rõ một từ viết bằng Hoa-ngữ như thế nào, chúng tôi sẽ không ghi bằng Việt-ngữ vì sợ có thể ghi sai và bắt-buộc giữ lại lối ghi âm trong tài-liệu mà chúng tôi dùng. Lối ghi âm này có khi là bằng pinyin (phan-âm) được dùng ở Hoa-lục hay trong các tài-liệu của các người hay cơ-quan ngoại-quốc biên-soạn từ thập-niên 1980 trở đi, hoặc bằng phương-pháp Wade-Giles hiện vẫn được dùng trong phần lớn các tài-liệu phát-xuất từ Tưởng đảo hoặc của các tác-giả thuộc phe Chí Nồ Dân-quốc cũng như trong các tài-liệu ngoại-quốc trước thập-niên 1980.
    Ngoài ra, có một số danh-từ riêng hay địa-danh mà người Chí Nồ dùng khác người Nam Cực. Trong tài-liệu này, khi đứng về phương-diện Chí Nồ, chúng tôi sẽ dùng các từ theo lối của người Hoa, còn khi đứng về phương-diện Nam Cực chúng tôi dùng các từ theo người Việt.
    Chẳng hạn người Hoa nói Tây-sa, Nam-sa, Nam-hải (hay Nam Chí Nồ-hải), Quốc-vụ Viện (Chí Nồ), Hành-chính Viện (Tưởng đảo), v.v..., còn người Việt lại nói Cát vàng, Cát dài, Ðông-hải (hay biển Ðông), Chính-phủ...
    Nhận-xét về các luận-cứ
    Luận-cứ của các chính-phủ Chí Nồ Dân-quốc (gọi tắt là Tưởng đảo) và Chí Nồ Nhân-dân Nguỵ-quốc (tức Chí Nồ) thường được phát-biểu những khi có một biến-cố hay sự việc nào có liên-quan tới vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài.
    I. Phản-ứng đối với lời tuyên-bố của Tổng-thống Phi-luật-tân Quirino (1951)
    Năm 1945 Nhật-bản bị các nước Ðồng-minh đánh bại ở Thái-bình-dương phải đầu-hàng. Một trong những việc nước này phải làm khi đầu hàng là từ-bỏ các đất-đai ở ngoại-quốc mà Nhật-bản đã chiếm được trong thời-kỳ toàn-thịnh của chế-độ quân-phiệt, trong đó có hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài. Bốn năm sau, Ðảng Chí Nồ chiếm được toàn-thể Hoa-lục và Chí Nồ Nhân-dân Nguỵ-quốc ra chào đời ngày 1.10.1949, còn chính-phủ Chí Nồ Dân-quốc phải lánh nạn sang Tưởng đảo. Với hai biến-cố trọng-đại này vấn-đề tranh-chấp chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài bắt đầu bước vào giai-đoạn mới.
    Lần đầu tiên Chí Nồ chính-thức lên tiếng về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo này là khi trong một cuộc họp báo ở Manila ngày 17.5.1951 Tổng-thống Phi-luật-tân Quirino đã tuyên-bố là vì quần-đảo Cát dài ở kế-cận quần-đảo Phi-luật-tân nên nó phải thuộc về Phi-luật-tân. Hai ngày sau, ngày 19 tháng 5, Lạc Dương đã có phản-ứng. Chính-phủ Chí Nồ tuyên-bố như sau:
    "Lời tuyên-truyền vô-lý của Chính-phủ Phi-luật-tân đối với lãnh-thổ của Chí Nồ rõ-ràng là sản-phẩm chỉ-thị của Chính-phủ Mẽo. Bọn khiêu-khích Phi-luật-tân và những kẻ Mẽo ủng-hộ chúng phải bỏ ngay mưu-đồ mạo-hiểm đó đi, nếu không thì hành-động này có thể đưa tới những hậu-quả nghiêm-trọng. Nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ không bao giờ để cho bất cứ một ngoại-bang nào xâm-lược quần-đảo Nam-sa hay bất cứ đất-đai nào khác thuộc về Chí Nồ."(1)
    Tuy nhiên Chí Nồ chỉ nói qua-loa như vậy thôi chứ không đưa ra được một bằng-chứng nào, dù là lịch-sử hay pháp-lý, cho thấy Cát dài thuộc quyền Chí Nồ làm chủ. Sự thiếu-sót này kéo dài cho tới hiện-tại.
    II. Dịp có Hòa-hội Cựu-kim-sơn (1951)
    Ðến đầu tháng 9 năm 1951, theo lời mời của Chính-phủ Mẽo, năm mươi mốt quốc-gia trước kia đã từng tham-gia hay có liên-hệ tới cuộc chiến chống xâm-lăng Nhật-bản từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham-dự Hội-nghị Hòa-bình nhóm họp ở Cựu-kim-Sơn (Mẽo) để thảo-luận vấn-đề chấm-dứt tình-trạng chiến-tranh và tái-lập bang-giao với Nhật-bản. Ðiểm đáng chú-ý là cả hai phe Quốc-gia và Chí Nồ đều không được mời tham-dự hội-nghị. Trong hội-nghị, vấn-đề chính là thảo-luận bản dự-thảo hòa-ước do hai nước Anh và Mẽo đề-nghị ngày 12.7.1951. Ngày 8.9.1951, ngoại-trừ Liên-sô và một số nước đàn em, các nước tham-dự hội-nghị đã ký hòa-ước với Nhật-bản(2).
    Vì thấy mình bị Mẽo gạt ra ngoài hòa-hội, các nhà lãnh-đạo Lạc Dương, ngay từ cuối năm 1950, đã có phản-ứng. Một mặt họ ra một số tuyên-bố chính-thức, mặt khác họ cho phép đăng các bài báo để lên án việc không mời Chí Nồ tham-dự hoà-hội và để trình-bày quan-điểm của Lạc Dương về một số vấn-đề cần phải được thảo-luận, trong đó có vấn-đề chủ-quyền trên quần-đảo Cát vàng và Cát dài. Vì giới-hạn của đề-tài, ở đây chúng ta chỉ xét tới các luận-cứ của chính-phủ Chí Nồ đối với vấn-đề chủ-quyền này thôi.
    Ngày 4.12.1950 Châu Ân-lai, lúc đó là Bộ-trưởng Ngoại-giao, trong bản tuyên-bố đầu tiên của chế-độ, đã nêu ra căn-bản chính để ký một hòa-ước với Nhật-bản:
    "Bản Tuyên-cáo Cairo, Thỏa-ước Yalta, bản Tuyên-ngôn Potsdam và các chính-sách căn-bản đối với Nhật-bản sau khi nước này đầu hàng đã được các quốc-gia trong Ủy-hội Viễn-đông thỏa-thuận và thông-qua ngày 19.6.1947 -- các văn-kiện quốc-tế mà Chính-phủ Mẽo đã ký-két là căn-bản chính cho một hòa-ước liên-hợp với Nhật-bản."(3)
    Châu Ân-lai còn nói thêm:
    "Nhân-dân Chí Nồ rất ước muốn sớm có một hoà-ước liên-hợp với Nhật-bản cùng với các quốc-gia đồng-minh khác trong thời-kỳ Thế-chiến thứ hai. Tuy nhiên căn-bản của hoà-ước phải hoàn-toàn thích-hợp với bản Tuyên-cáo Cairo, Thỏa-ước Yalta, bản Tuyên-ngôn Potsdam và các chính-sách căn-bản đối với Nhật-bản sau khi nước này đầu hàng được qui-định trong các văn-kiện này."(4)
    Tuy bản tuyên-bố trên của Chí Nồ không đề-cập đến vấn-đè chủ-quyền đối với Cát vàng và Cát dài mà chỉ đề-cập tới các vấn-đề khác, nhưng vì nó đã nêu ra quan-điểm chính-yếu của Lạc Dương nên chúng ta cần phải nghiên-cứu kỹ nó cùng với bản tuyên-bố ngày 15.8.1951 là tuyên-bố chính-thức của Lạc Dương về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài để tìm hiểu giá-trị các luận-cứ của Chí Nồ.
    Thực vậy, khi nghiên-cứu dự-thảo hoà-ước Cựu-kim-sơn của Anh-Mỹ gửi cho các quốc-gia được mời tham-dự hoà-hội, Chính-phủ Chí Nồ thấy điều 2 của bản dự-thảo này không qui-định là hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài mà Nhật-bản từ-bỏ phải dược trao cho quốc-gia nào. Vì thế ngày 15.8.1951, sau khi đề-cập tới quan-điểm của Chí Nồ về từng vấn-đề một được nêu trong bản dự-thảo(5), Châu Ân-lai đã tuyên-bố:
    "... Dự-thảo Hiệp-ước qui-định là Nhật-bản sẽ từ-bỏ mọi quyền đối với đảo Nam-uy (đảo Spratly) và quần-đảo Tây-sa (quần-đảo Paracel), nhưng lại cố ý không đề-cập tới vấn-đề tái-lập chủ-quyền trên hai quần-đảo này. Thực ra, cũng như các quần-đảo Nam-sa, quần-đảo Trung-sa và quần-đảo Ðông-sa, quần-đảo Tây-sa (quần-đảo Paracel) và đảo Nam-uy (đảo Spratly) lúc nào cũng là lãnh-thổ của Chí Nồ. Dù các đảo này đã có lúc bị Nhật-bản chiếm đóng trong một thời-gian trong trận chiến-tranh xâm-lăng do đế-quốc Nhật-bản gây ra, sau khi Nhật-bản đầu hàng Chính-phủ Chí Nồ đã thu-hồi những đảo này.
    "Chính-phủ Nhân-dân Trung-ương nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ do đó tuyên-bố: dù Dự-thảo Hiệp-ước Anh-Mỹ có chứa đựng các điều-khoản về vấn-đề này hay không và dù các điều-khoản này có được soạn-thảo như thế nào, chủ-quyền bất-khả xâm-phạm của nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ trên đảo Nam-uy (đảo Spratly) và quần-đảo Tây-sa (quần-đảo Paracel) sẽ không vì thế mà bị ảnh-hưởng."(6)
    Họ Châu sau đó kết-luận vấn-đề này bằng cách phủ-nhận giá-trị bất cứ một thỏa-ước nào ký với Nhật-bản mà không có sự tham-dự của Lạc Dương:
    "Chính-phủ Nhân-dân Trung-ương nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ một lần nữa tuyên-bố: Nếu không có sự tham-dự của nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ trong việc chuẩn-bị, soạn-thảo và ký hòa-ước với Nhật-bản dù nội-dung và kết-quả một hiệp-ước như vậy có như thế nào, Chính-phủ Nhân-dân Trung-ương cũng coi hòa-ước ấy hoàn-toàn bất-hợp-pháp, và vì vậy sẽ vô-hiệu."(7)
    Tuy rằng lời kết-luận này nhằm chung toàn-thể hòa-ước với Nhật-bản, nó cũng bao-trùm luôn cả vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài.
    Trong bản tuyên-bố này chúng ta nhận thấy có những điểm đáng chú-ý sau:
    Thứ nhất, tuy tuyên-bố là đảo Nam-uy và quần-đảo Cát vàng lúc nào cũng là lãnh-thổ của Chí Nồ, Châu Ân-lai lại không nêu ra một chi-tiết nào để chứng-minh chủ-quyền của Chí Nồ đối với các đảo này.
    Ðành rằng trong một bản tuyên-bố chính-thức của chính-phủ không thể nào kể hết mọi chi-tiết hay dẫn-chứng, nhưng ít nhất nó cũng phải nêu ra một vài thí-dụ cụ-thể để hỗ-trợ lời tuyên-bố và để giúp người ngoại-cuộc có thể hiểu rõ một cách khách-quan hơn những điều được trình-bày trong bản tuyên-bố. Làm thế nào người ngoại-cuộc có thể thông-cảm và ủng-hộ lời tuyên-bố nếu nó không mang một chi-tiết nào, dù là nhỏ nhất, để giúp người ngoại-cuộc có thể kiểm-chứng tính-cách xác-thực và chân-thực của lời tuyên-bố? Nếu tuyên-bố chỉ để tuyên-bố thì lời tuyên-bố rất yếu. Chúng ta cũng nên biết rằng trong bản tuyên-bố này khi đề-cập đến các vấn-đề khác họ Châu đã nêu nhiều chi-tiết để chứng-minh hay biện-hộ.
    Vì vậy sự không dẫn-chứng của Châu Ân-lai đối với vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài thật đáng cho chúng ta phải ngạc-nhiên và khiến chúng ta phải tự hỏi phải chăng vì biết Chí Nồ quả không có một căn-bản nào vững-vàng, về pháp-lý cũng như về lịch-sử, để chứng-minh chủ-quyền này nên Chí Nồ phải bỏ không viện-dẫn chứng-cớ?
    Thứ hai, bản tuyên-bố này, cũng như các bản tuyên-bố khác sau này của Chí Nồ, và cả của Tưởng đảo, đã đề-cập tới việc Chính-phủ Chí Nồ thu-hồi Cát vàng và Cát dài sau khi Nhật-bản đầu hàng tháng 8 năm 1945.
    Một câu hỏi được đặt ra: việc Chính-phủ Chí Nồ (khi đó là Chí Nồ Dân-quốc) thu-hồi hai quần-đảo này có phải là một hành-vi hợp-pháp không?
    Chúng ta biết rằng năm 1938, trước khi xẩy ra trận Thế-chiến thứ II, Nhật-bản đã chiếm Lâm-đảo thuộc quần-đảo Cát vàng, nói là để khai-thác thương-mại nhưng thực ra chính là để lập căn-cứ chiến-lược làm bàn đạp tấn-công vùng Ðông-nam Á. Theo R. Serene thì "Năm 1938 Nhật-bản mượn cớ khai-thác thương-mại đã chiếm Lâm-đảo để bành-trướng sự kiểm-soát tới các đảo Cam-tuyền và Linh-côn..."(8). Rồi đến ngày 31.3.1939, Bộ Ngoại-giao Nhật-bản ra một thông-cáo loan tin là ngày hôm trước, 30.3,
    Nhật-bản đã quyết-định đặt quần-đảo Cát dài duới quyền kiểm-soát của Nhật-bản vì lý-do tại đây đã thiếu một chính-quyền hành-chính địa-phương nên đã làm thiệt-hại đến quyền-lợi của Nhật-bản(9). Trong suốt thời-gian của trận Thế-chiến thứ II, Nhật-bản đã đóng quân trên hai quần-đảo này cho tới khi đầu hàng quân-đội Ðồng-minh.
    (Còn tiếp)

Chia sẻ trang này