1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẠI NHẠC HỘI GHI-TA TOÀN QUỐC 2002

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 18/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    ĐẠI NHẠC HỘI GHI-TA TOÀN QUỐC 2002

    Em vừa vớ được bài này bên Giaidieu.net. Các bác đọc xem
    --------------------------------------------------------------------------------

    ĐẠI SỨ QUÁN TÂY BAN NHA

    HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM

    -o-

    TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG

    NHẠC VIỆN QUỐC GIA HÀ NỘI

    ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI




    THÔNG BÁO

    ĐẠI NHẠC HỘI GHI-TA TOÀN QUỐC 2002

    (TUYỂN CHỌN TÀI NĂNG TRẺ GHI-TA VIỆT NAM)



    I. GHI-TA VÀ CỘNG ĐỒNG



    Theo một số tư liệu, "hậu duệ" của cây đàn ghi-ta bắt nguồn từ một loại đàn dây ở Tây Ban Nha có từ thế kỷ XIII, đến thế kỷ XV được cải tiến có tên gọi là Vihuela.



    Cây đàn ghi-ta từng gắn với nhiều tên tuổi nghệ sĩ lớn, trong đó có nhạc sĩ thiên tài người Tây Ban Nha F.Tarrega (1852-1909), người đã góp phần mở ra một chân trời mới cho cây đàn này. Kế đó là "nhạc sĩ huyền thoại" Tây Ban Nha A.Segovia (1894-1987), người được mệnh danh là "cây đàn ghi-ta biết hát" đã từng chinh phục nhiều công chúng yêu ghi-ta ở khắp hành tinh.



    Từ những năm đầu thế kỷ 20, đàn ghi-ta đã du nhập vào Việt Nam và được rất nhiều người yêu thích. Trải qua nhiều thập kỷ cây đàn đã gắn bó với hàng nghìn "nghệ sĩ bình dân". Một chùm tên tuổi tiêu biểu cho nhiều thế hệ ghi-ta Việt Nam: Tạ Tấn, Hải Thoại, Phạm Văn Phúc, Phạm Văn Sử, Nguyễn Quang Tôn, Văn Lượng, Bảo Lâm, Châu Đăng Khoa, Phùng Tuấn Vũ... đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong từng giai đoạn về sự phát triển của nghệ thuật ghi-ta Việt Nam.



    Gần đây ở Việt Nam, nghệ thuật ghi-ta đã phát triển lên một tầm cao mới cả về số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật trên phạm vi toàn quốc. Nhiều tác phẩm kinh điển viết cho cây đàn của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới như: F.Tarrega, A.Segovia, J.Rodrigo, H.Villa Lobos, cũng như những tác phẩm của các tác giả Việt Nam trong những năm qua đã góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống âm nhạc của nước ta. Hầu hết các trường văn hoá nghệ thuật, các nhà văn hóa trong cả nước đã có hàng trăm học sinh theo học ghi-ta. Ở Hà Nội xuất hiện nhiều tài năng ghi-ta trẻ như: Nguyễn Quang Vinh, Lê Thu Lê Phong, Tuấn Khang, Nguyễn Văn Phúc... Tại thành phố Hồ Chí Minh có Câu lạc bộ ghi-ta Phú Nhuận, với những gương mặt Nguyễn Chí Đoàn, Bùi Tuấn Anh từng đoạt giải trong một số cuộc thi ở thế giới... Có nhiều ban nhạc ghi-ta với phong cách trẻ đã và đang hình thành như Latin Sky (gồm giảng viên và học sinh nhạc việc Quốc gia Hà Nội) là một ví dụ... Tại một số quán cà phê âm nhạc dấy lên phong trào chơi nhạc sống, dù hát hay hòa tấu, cũng đều thấy xuất hiện cây ghi-ta. Thật thú vị là ở đâu có ghi-ta ở đó có sức "quyến rũ" thanh niên, nhất là sinh viên.



    Một số danh cầm ghi-ta tên tuổi trên thế giới đã đến nước ta biểu diễn giao lưu, tiêu biểu là danh cầm ghi-ta thế giới Mai-cơn Cháp-đơ-lanh (Mỹ) với cuộc trình diễn đầy ấn tượng tại cung văn hoá thiếu nhi Hà Nội tháng 8/2001, E-ric Hen-ric-kê (Tây Ban Nha) biểu diểu cùng dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tháng 9/2001... Cùng đó còn có những cây ghi-ta người Việt Nam có đẳng cấp quốc tế đã về nước tham gia biểu diễn tiêu biểu như: Nghệ sỹ Đặng Ngọc Long (sống ở Đức), nghệ sĩ Nguyễn Thế An (sống ở Ca-na-da).



    Được sự bảo trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng, Nhạc viện Quốc Gia Hà Nội, Đài Truyền hình Hà Nội, phối hợp tổ chức Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002 nhằm tuyển chọn tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam.

    II . MỤC ĐÍCH TỔ CHỨC

    1. Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002 được hình thành từ ý thức góp phần, hỗ trợ tôn vinh những tài năng trẻ ghi-ta theo nguyện vọng đông đảo những người hâm mộ ghi-ta trong cả nước.



    2. Khách quan đánh giá trình độ biểu diễn ghi-ta của những nghệ sĩ chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, tạo môi trường thuận lợi phát huy ảnh hưởng của cây đàn ghi-ta (hiện đang có số người chơi và yêu thích đông đảo), mở rộng "sân chơi văn hóa" lành mạnh này trong thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên.



    3. Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002 là cơ hội giao lưu của nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ giảng dạy và biẻu diễn ghi-ta nhằm mục đích nâng cao chất lượng biểu diễn, giảng dạy của cây đàn, hoà nhập vào sự phát triển chung về nghệ thuật đàn ghi-ta trên thế giới.



    4. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam tổ chức Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc với quy mô lớn có khả năng hội tụ hàng trăm ngưòi dự thi với quy chế thi nghiêm túc, phù hợp với nhiều đối tượng tham gia.

    Ban tổ chức dự định mời một số nghệ sĩ ghi-ta danh tiếng ở một số nước tham dự là khách mời giao lưu, biểu diễn trong Đại nhạc hội.

    III. THÀNH PHẦN TỔ CHỨC

    1. Đơn vị bảo trợ: Đại sứ quán Tây Ban Nha, Hội nhạc sĩ Việt Nam.

    2. Đơn vị tổ chức thực hiện: Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng, Nhạc viện Quốc Gia Hà Nội, Đài truyền hình Hà Nội.

    3. Hội đồng Giám Khảo: Gồm một số nhạc sĩ tên tuổi và một số nghệ sĩ ghi-ta xuất sắc của Việt Nam.

    3.1. Ban độc tấu ghi ta cổ điển:

    - Chủ tịch hội đồng: GS.NSND Trọng Bằng - Tổng thư ký hội nhạc sĩ Việt Nam.



    - Phó chủ tịch thường trực: NSƯT Lưu Quang Minh - Phó giám đốc Nhạc viện Quốc Gia Hà Nội.



    - Phó chủ tịch: Nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung - Chủ nhiệm khoa nhạc nhẹ Nhạc Viện TP Hồ Chí Minh.

    Uỷ viên:

    - Nghệ sĩ Nguyễn Quốc Vương - Trưởng bộ môn ghi-ta nhạc viện Quốc Gia Hà Nội.

    - Nghệ sĩ Bùi Thế Dũng - Giảng viên ghi-ta Nhạc Viện TP Hồ Chí Minh.

    - Nghệ sĩ Lê Quang Hùng - Trưởng bộ môn ghi-ta Trường Đại học âm nhạc Huế.

    - Nghệ sĩ Ngô Đăng Quang - Trưởng bộ môn ghi-ta Trường Cao đẳng Nghệ Thuật Hà Nội.

    3.2. Ban hoà tấu ghi-ta

    - Chủ tịch hội đồng: GS.NSND Trọng Bằng - Tổng thư ký hội nhạc sĩ Việt Nam

    - Phó chủ tịch thường trực: NSƯT Lưu Quang Minh- Phó giám đốc Nhạc viện Quốc Gia Hà Nội

    - Phó chủ tịch: Nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung - Chủ nhiệm khoa nhạc nhẹ Nhạc Viện TP Hồ Chí Minh.

    Uỷ viên:

    - Nghệ sĩ Nguyễn Quốc Vương - Trưởng bộ môn ghi-ta Nhạc viện Quốc Gia Hà Nội.

    - Nghệ sĩ Bùi Thế Dũng - Giảng viên ghi-ta Nhạc Viện TP Hồ Chí Minh.

    - Nghệ sĩ Ngô Đăng Quang - Trưởng bộ môn ghi-ta Trường Cao đẳng Nghệ Thuật Hà Nội.

    - Nghệ sĩ Nguyễn Lương Bình - Trưởng bộ môn ghi ta trường Cao đẳng văn hóa Nghệ Thuật quân đội.

    - Phạm Hồng Phương - Tổ phó tổ nhạc cụ ghi-ta chuyên nghành ghi-ta Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nhạc Họa Trung ương.

    - Nghệ sĩ Châu Đăng Khoa - Giảng viên Trường Âm nhạc dân lập Sài Gòn.

    4. Ban tổ chức

    - Cố vấn BTC:

    + NSND Tiến Thọ - Cục trưởng cục nghệ thuật biểu diễn, bộ văn hoá thông tin

    + Nghệ Sĩ lão thành Tạ Tấn

    + Nghệ sĩ ghi ta Hải Thoại

    + Nghệ sĩ ghi ta Phạm Văn Phúc

    + Nghệ sĩ ghi ta Văn Vượng

    - Trưởng ban: Nhà báo Nguyễn Thái Hà- Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng.

    - Phó ban thường trực: NSƯT Lưu Quang Minh - Phó giám đốc Nhạc viện Quốc Gia Hà Nội.

    - Phó ban tổ chức phụ trách đối ngoại: Tiến sĩ Trần Du - Tổng thuư ký Câu lạc bộ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    - Phó ban tổ chức phụ trách khu vực phía Nam: Nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung - Chủ Nhiệm khoa nhạc nhẹ Nhạc viện TP Hồ Chí Minh.

    - Uỷ viên: Đạo diễn Hồ Tú - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

    - Thư ký tổng hợp: Lê Hùng Phong - Phó chánh văn phòng quỹ hỗ trợ phát triển tài năng Việt Nam (Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng).

    Theo nguyện vọng của nhiều cây ghi-ta và người yêu mến ghi-ta, Ban tổ chức sẽ thâu băng, đĩa giới thiệu những tài năng ghi-ta đoạt giải có những bài, bản nhạc hay. Buổi chung kết được thu và sóng trên Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội.

    IV. PHẦN DỰ THI VÀ PHƯƠNG THỨC THI

    Những nghệ sĩ có tuổi dưới 32 là công dân Việt Nam, Việt kiều có trình độ sơ cấp ghi-ta được đào tạo tại các trường nghệ thuật và những người tự học ghi-ta tài năng đều có thể tham dự cuộc thi tại Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002.

    Cuộc thi được chia thành 2 Ban. Ban độc tấu ghi-ta cổ điển (Gồm bảng 1: từ 16 tuổi trở xuống. Bảng 2 từ 16 tuổi đến 32 tuổi) và Ban hòa tấu ghi-ta. Sơ tuyển chọn ở Ban độc tấu ghi ta cổ điển 12 thí sinh, Ban hòa tấu ghi ta là 8 nhóm. Vòng chung kết ở Ban độc tấu ghi ta cổ điển chọn 6 thí sinh, ở Ban hòa tấu ghi-ta chọn 4 nhóm vào danh sách tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam 2002. Phương thức chấm điểm chung kết ban giám khảo cho điểm công khai trước cộng đồng (tham khảo phần quy chế tuyển chọn tài năng trẻ ghi ta Việt Nam).

    Người dự thi cần nộp bản đăng ký tham dự thi kèm ảnh cùng 2 tác phẩm tự chọn biểu diễn gửi về ban tổ chức trước ngày 10/05/2002, tính theo dấu bưu điện. Bên ngoài phong bì ghi rõ: Hồ sơ tham dự Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002 theo địa chỉ:

    1.Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng - Số 57 ngõ 97 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội - Tel: (04) 8358047- Fax: (04) 8359896 - Email: thaibao@netnam.vn

    2. Nhạc viện Quốc Gia Hà Nội - Ô Chợ Dừa - Hà Nội - Tel: (04) 8514969 - Fax: (04) 8513545 - Email : nhacvienhn@hn.vnn.vn

    3. Người dự thi là Việt kiều hoặc ở xa có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và lấy bản đăng ký dự thi các bài thi quy định, đăng ký dự thi trên mạng Internet theo địa chỉ: http://www.orientalstar.net hoặc http://www.giaidieu.net .

    Trước khi thi một ngày thí sinh đến bốc thăm thứ tự dự thi và nộp lệ phí dự thi là 50.000 VNĐ (Năm mươi nghìn đồng).

    V. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI DỰ THI

    1. Đựơc cấp giấy chứng nhận của Ban tổ chức đã dự thi tại Đại nhạc hội ghi ta toàn quốc 2002, được chọn in, giới thiệu trong Tập giới thiệu chung về đại nhạc hội và trên địa chỉ Internet: http://www.orientalstar.net hoặc http://www.giaidieu.net .

    2. Được mời dự sơ tuyển, chung kết với sự chứng kiến của nhiều cơ quan, báo chí, truyền hình.

    3. 20 thành viên (cá nhân hoặc nhóm) vào vòng chung kết được trao tặng bằng khen kèm phần thưởng 77 Euro (tương đương 1 Triệu VNĐ).

    4. Mười thành viên vào danh sách tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam được cấp bằng chứng nhận Tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam 2002, Cúp ghi-ta vàng và 230 Euro (Tương đương 3 Triệu VNĐ), được thu băng đĩa để phát hành và giời thiệu trên Truyền hình Việt Nam và Hà Nội. Riêng thành viên đứng đầu ở 2 Ban được thưởng 462 Euro (tương đương 6 Triệu VNĐ) kèm danh hiệu Thành viên ưu tú tài năng trẻ ghi-ta trẻ Việt Nam.

    5. Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng Việt Nam sẽ trao tặng cúp vàng Khuê Văn Các cho đơn vị có số thí sinh đạt nhiều giải cao nhất.

    6. Ngoài ra còn có nhiều giải thưởng khác của doanh nghiệp và cá nhân yêu mến môn ghi-ta ủng hộ các giải: thí sinh trẻ nhất, thí sinh nữ biểu diễn duyên dáng, nghệ sĩ biểu diễn dân ca hay nhất, Ban nhạc ghi-ta được nhiều người yêu thích nhất, những bài thi tự sáng tác hay nhât...

    7. Đối với những thí sinh ở xa (từ Huế trở vào Nam) đủ tiêu chuẩn dự thi Ban tổ chức sẽ hỗ trợ 1/2 kinh phí đi lại (theo mức giá vé nằm tàu hoả).

    VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

    05/04/2002 - Gửi thông báo cuộc thi tới các trường nghệ thuật, Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, quảng bá nội dung đại nhạc hội trên báo chí, Truyền hình, Internet.

    04/05/2002 đến 15/5/2002 - Tiếp nhận hồ sơ dự thi.

    10/05/2002 - Tổ chức họp báo giới thiệu về Đại nhạc hội.

    22/05/2002 - Thí sinh có mặt tại phòng hoà nhạc Nhạc viện Quốc Gia Hà Nội để bốc thăm thứ tự thi và hướng dẫn chi tiết về quy chế thi tuyển.

    23/05/2002 và 24/05/2002 - Khai mạc Đại nhạc hội và tổ chức sơ tuyển tại Phòng hòa nhạc Nhạc viện Quốc Gia Hà Nội.

    25/05/2002 - Chung kết tại Phòng hòa nhạc Nhạc viện Quốc gia Hà Nội

    26/05/2002 - Bế mạc Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002 trao giải thưởng cho các thí sinh đoạt giải, 10 thành viên đoạt giải, biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội (khả năng sẽ truyền hình trực tiếp).

    27/05/2002 - Giao lưu, biểu diễn phục vụ cộng đồng với sự phối hợp của một đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ tài năng ở Trung ương, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

    VII. KẾT LUẬN

    Hy vọng , Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002 sẽ tạo cơ hội khích lệ các tài năng trẻ ghi-ta và đưa cây đàn đến với nhiều người hơn, nhằm góp phần vào công cuộc xã hội hóa văn hoá, nâng cao thẩm mỹ âm nhạc đại chúng trong mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp.



    CLASSIC FOREVER​
  2. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    tuyệt quá xá, nhưng mình chả dám đăng kí, đi xem thôi! anh em ơi, rủ nhau đi xem đê!

    If I had three wishes, I??Td wish that you were here???
    or that I was there???
    or that we were both some places else together???® (borrow from lovely WC)

  3. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    QUY CHẾ THI TUYỂN



    I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THI TUYỂN:

    1. Đối với Ban giám khảo:

    - Ban giám khảo chấm điểm tối đa cho một bài thi là 10. Điểm trung bình cộng của các thành viên Ban giám khảo là điểm chuẩn cho thí sinh.


    - Khi số điểm của thí sinh bằng nhau, ý kiến của Chủ tịch hội đồng giám khảo là quyết định.


    - Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch hội đồng giám khảo có quyền chấm dứt phần trình tấu của thí sinh nếu phạm quy.


    - Quyết định của Hội đồng giám khảo là tối cao, mọi khiếu nại sẽ không được giải quyết.


    - Nếu trong trường hợp quá đông số thí sinh khi sơ tuyển, Ban Giám Khảo sẽ chia thành 2 tổ để chấm.
    2. Đối với thí sinh dự thi:
    - Thí sinh đăng ký tham dự cuộc thi Đại nhạc hội Ghi-ta toàn quốc 2002 là công dân Việt Nam, Việt kiều tuổi dưới 32 (tính đến ngày dự thi) được đào tạo ở các trường âm nhạc chuyên nghiệp, các nhà Văn hóa thanh thiếu niên, câu lạc bộ hoặc tự học đều được tham dự thi (kèm theo giấy giới thiệu của nơi đào tạo, thầy giáo dậy đàn hoặc nghệ sĩ ghi-ta có uy tín).


    - Các bài thi đã đăng ký khi có thay đổi phải báo trước cho Ban tổ chức ít nhất 05 ngày. Riêng bài tự chọn đã đăng ký vòng chung kết không được thay đổi.


    - Trước ngày khai mạc (sáng 22/05/2002) thí sinh có mặt tại Phòng hòa nhạc Nhạc Viện Quốc gia Hà Nội để bốc thăm thứ tự dự thi, nghe hướng dẫn chi tiết về quy chế thi và nộp lệ phí dự thi theo quy định. Nếu trường hợp vắng mặt thí sinh phải cử một người đại diện hoặc Ban tổ chức sẽ cử đại diện để bốc thăm giúp cho thí sinh.


    - Các thí sinh đoạt giải trong cuộc thi có nghĩa vụ tham gia biểu diễn thu thanh, truyền hình, và trả lời phỏng vấn khi Ban tổ chức điều động.


    II. BAN ĐỘC TẤU GHI-TA CỔ ĐIỂN:
    1. Nội dung thi:
    Bảng 1 (từ 16 tuổi trở xuống) thi tuyển qua 2 vòng:
    Vòng sơ kết: Đàn 2 bài

    - 01 bài tự chọn (thời gian không quá 5 phút).

    - 01 bài bắt buộc (chọn trong các etude sau: No.14, No.18, No.19, No.35 trong "Methode de guitare" của F.Carulli.


    Vòng chung kết: Đàn 2 bài

    - 02 bài tự chọn (thời gian không quá 12 phút).


    Bảng 2 (từ 16 tuổi đến 32 tuổi) thi tuyển qua 3 vòng:
    Vòng 1: Đàn 2 bài:

    - 01 bài tự chọn (thời gian không quá 7 phút).

    - 01 bài bắt buộc (chọn một trong các bài sau: Etude No.23_M.Carcassi, No.10_F.Sor, 1 trong 6 Etude tổng hợp (cuối cùng) của F.Carulli).


    Vòng 2: Đàn 2 bài:

    - 01 bài tự chọn (thời gian không quá 7 phút).

    - 01 tác phẩm của các tác giả sau: F.Sor, F.Tarrega, M.Giuliani, H.V.Lobos, I.Albeniz, A.Barrios.


    Vòng chung kết: Đàn 3 bài:

    - 01 bài tự chọn (thời gian không quá 7 phút).

    - 01 tác phẩm Việt Nam (được sáng tác hoặc chuyển soạn cho đàn ghi-ta).

    - 01 tác phẩm hình thức Variation, Suite, Sonate hoặc những tác phẩm lớn có kỹ thuật khó của ghi-ta.


    Thí sinh chỉ được sử dụng đàn ghi-ta với dây nylon lên đúng âm thanh mẫu.
    Trong các vòng thi, thí sinh phải biểu diễn độc tấu không có phần đệm và thuộc lòng tất cả các bài dự thi.
    Trong trường hợp thí sinh không có các bài quy định của chương trình, có thể liên hệ với Ban tổ chức để nhận bản sao các tác phẩm này.
    Mọi chi tiết chưa được dự liệu trong Bảng quy định này sẽ do Ban tổ chức quyết định.


    2. Thời gian và địa điểm:

    Bảng 1:

    Ngày 23/05/2002
    Vòng sơ kết Sáng từ 9h00 đến 11h30
    Chiều từ 14h00 đến 17h00

    Ngày 25/05/2002
    Vòng chung kết Sáng từ 9h00 đến 11h30


    Bảng 2:

    Ngày 24/05/2002
    Vòng 1 Sáng từ 9h00 đến 11h30
    Vòng 2 Chiều từ 14h00 đến 17h00

    Ngày 25/05/2002
    Vòng 1 Sáng từ 9h00 đến 11h30
    Vòng 2 Chiều từ 14h00 đến 17h00

    Ngày 25/05/2002
    Vòng chung kết Chiều từ 14h00 đến 17h00
    Địa điểm thi tại Phòng hòa nhạc Nhạc viện Quốc gia Hà Nội.
    II. BAN HOÀ TẤU GHI-TA
    Không chia theo bảng. Ban này chỉ dành cho các nhóm hòa tấu (Dio, Trio, Quartet... hoặc nhiều đàn cùng với hát, múa) mang phong cách nhạc cổ điển, nhạc Pop, nhạc Flamenco, Jazz...)
    Nhóm hòa tấu mang phong cách nhạc cổ điển bắt buộc phải biểu diễn trên đàn ghi-ta dây nylon (được phép nhìn nốt nhạc).
    Nhóm hòa tấu mang phong cách nhạc Pop, nhạc Flamenco, Jazz... không nhất thiết phải biểu diễn trên đàn ghi-ta dây nylon.
    Không sử dụng đàn ghi-ta điện.
    Các tác phẩm dự thi được phép nhìn nốt nhạc.
    1. Nội dung thi:
    - Vòng sơ kết:

    Chọn từ 2 đến 3 tác phẩm nước ngoài hoặc Việt Nam (thời gian không quá 12 phút.)


    - Vòng chung kết:

    Chọn một chương trình từ 2 bài 3 tác phẩm (thời gian không quá 15 phút). Khuyến khích các tác phẩm tự sáng tác, chuyển soạn và những tác phẩm Việt Nam.

    2. Thời gian và địa điểm:
    Ngày 24/05/2002
    Vòng 1 Tối 19h30 đến 21h30

    Ngày 25/05/2002
    Vòng chung kết Tối từ 19h30 đến 21h30

    Địa điểm thi tại phòng hòa nhạc Nhạc viện Quốc gia Hà Nội.


    Ban tổ chức dành bản quyền đối với chương trình trong Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002.

    CLASSIC FOREVER​
  4. Gabi

    Gabi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi, bất công quá đi thôi!!!!
    Sao lại thi toàn vào ban ngày thế lày??????
    Em phải đi làm thì làm sao mà đi xem được??????????????

  5. Sukiyaki

    Sukiyaki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    1
    Chỉ sợ lúc đó chẳng có chỗ cho bon mình vào xem. Ở trên này có ai có ý kiến hay mách nước không ?

    SUKIYAKI

    Ueo muite arukoo
    Namidaga kobore naiyooni !
  6. Gozzila

    Gozzila Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/06/2001
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Để em thử liên hệ với anh Khang xem có vé ko.

    Et si tu n'existais pas , dis-moi pourquoi j'existerais.
  7. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    chú cứ làm như anh Khang là bố BTC ko bằng, cùng lắm xin được vài vé thì cũng fải để cho vợ con đi xem nữa chứ

    Nqh_bonbon

  8. goodman

    goodman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Vào cuối tháng 5-2002 Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng sẽ phối hợp với Đại sứ quán Tây Ban Nha và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức Đại nhạc hội Guitare toàn quốc 2002Bạn nào quan tâm và đam mê guitare thì có thể tham gia. Mọi thông tin cụ thể các bạn có thể xem tại website của chúng tôi
    http://www.orientalstar.net (Website chính thức)
    http://www.giaidieu.net
    Hoặc liên hệ với BTC :
    Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng
    ĐT : 8358047
    E-mail : thaibao@netnam.com
    goodman3009@yahoo.com
    GuitarFestival@orientalstar.net
    [​IMG]
    Con trai đáng sợ biết bao.
    Mà sao con gái cứ lăn xả vào??
  9. lola

    lola Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    vòng sơ tuyển cũng mất vé cơ ah
  10. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    có cao thủ nào định đăng ký thi không ?

    CLASSIC FOREVER​

Chia sẻ trang này