1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại sứ quán của box hoá học. Hãy đến với chúng tôi.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vmdmanowar, 01/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Đại sứ quán của box hoá học. Hãy đến với chúng tôi.

    Mở đầu tôi xin nhờ các bác giải thích hộ mấy vấn đề mà tôi không đủ thủ đoạn để hiểu:
    -Tại sao người ta có thể sử dụng phổ để xác định các chất và nồng độ của chúng.
    -Làm thế nào để mô tả chuyển động của e quanh hạt nhân.
    -Tại sao muốn kích thích e phải có photon trong một khoảng tần số nhất định.
    Cảm ơn các bác nhiều.

    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die

    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 01:06 ngày 29/05/2003
  2. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Để xác định chất bằng phổ có rất nhiều loại, dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau. Trong các phương pháp phổ (spectroscopy) phân ra làm mấy loại chính
    - Phổ Hồng Ngoại
    -Phổ Tử Ngoại
    -Phổ Cộng Hưởng Từ Hạt Nhân
    -Phổ Khối Lượng
    Ví dụ như Phổ Hồng Ngoại phân biệt nhờ cấu trúc liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Khi phân tử hấp thụ năng lượng (photon) các liên kết này sẽ biến dạng, dao động và phát ra các tần số khác nhau. Như liên kết C=C sẽ hấp thụ photon khác với liên kết C=O, hay liên kết C-C cũng khác với liên kết C=C ... Phổ hồng ngoại chủ yếu để nhận biết trong phân tử có liên kết nào, từ đó cá thể đoán ra nhóm các nhóm thế trong phân tử.
    Một loại phổ khá thông dụng sử dụng trong phân tích hoá hữu cơ là phổ khối lượng (Mass Spectroscopy - MS). Nó dự trên nguyên tắc là bắn phá nguyên tử bằng electron, khi đó phân tử bị vỡ thành các mảnh nhỏ chứa điện tích, các mảnh tích điện này sẽ hướng chuyển động dưới từ trường, từ đó sẽ dễ dàng nhận diện được các mảnh (tỷ số m/e) từ đó suy ra được cấu trúc phân tử.

    Sơ đồ hoạt động của phổ khối lượng

    Nói chung để xác định chính xác cấu trúc của một phân tử người ta cần phải kết hợp hầu hết các sơ đồ phổ, ngoài ra cũng dùng thêm một số phương pháp phân tích khác như sắc ký ...
    Còn xác định nồng đọ bằng phương pháp phổ (chủ yếu dùng phổ tử ngoại) thì thường người ta đo phổ của một số lượng mẫu chuẩn, sau đó xây dựng một đường chuẩn (thường xây dựng đường tuyến tính), sau đó đưa mẫu cần xác đinh vào đo rồi tính toán nồng độ thông qua đường chuẩn đã biết.
    Hì hi`, hôm nay rỗi rãi bốc phét thế thôi
  3. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ bác. Vota bác vậy, mời bác khi nào rỗi sang chỗ chúng tôi chơi. Còn các câu kia thì sao a, bác nào trả lời hộ tôi cái nào.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  4. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có máu hai hước xin đọc và cho ý kiến kịch bản của chúng tôi ạ.
    http://www.ttvnnet.com/forum/t_119095/4
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  5. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    electron chuyển động quanh hat nhân không theo một quỹ đạo xác định. Vị trí của nó quanh hạt nhân được xác định bằng lý thuyết xác suất. Người ta tính xác suất xuất hiện của electron quanh hạt nhân bằng phương trình Schrodinger. Phương trình này tìm ra hàm sóng Schrodinger theo không gian và thời gian. Bình phương hàm sóng này sẽ cho ta mật độ xác suất xuất hiện electron. Qua việc giải phương trình Schrodinger dừng (hàm sóng tìm ra không phụ thuộc thời gian), người ta tìm ra vùng không gian có xác suất xuất hiện electron cao nhất (90%), vùng không gian này gọi là obital của nguyên tử, phân tử. Obital chính là cái mà các nhà hóa học dùng để mô tả chuyển động của electron quanh hạt nhân.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  6. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    nói thế cũng đúng nhưng mà theo em thì khi đã đề cập đến phương trình Schrondinger, có lẽ nên cho khái niệm orbital vào kỉ niệm, dù cho nó cũng có thể dùng để mô tả vùng có xác suất thấy hạt cao nhất một cách dễ hiểu... Nhưng đơn giản là lý thuyết orbital quá cổ điển so với các phương trình vi phân của Schrondinger...
    Với lại, chuyển động của điện tử quanh hạt nhân phải nói là không mô tả được mới đúng. Vì ta không thể nào tìm thấy chính xác một hạt tại một thời điểm xác định.
    Còn việc kích thích điện tử ở chương trình phổ thông chúng ta được giải thích là cung cấp năng lượng cho điện tử để nó dư thừa năng lượng và chuyển lên chuyển động ở trạng thái kích thích với mức năng lượng cao hơn... Cũng giống như mẹ bác cho tiền ăn sáng, 1000 thì mới đủ 1 gói xôi, mẹ bác sáng nay cho mỗi 500 thì rõ là bác phải nhịn đói rồi... Các mức năng lượng không phải liên tục mà là gián đoạn có thứ bậc nên không phải cứ cho nó bao nhiêu thì nó bị kích thích bấy nhiêu mà phải cho nó đủ nó mới chịu..
    [​IMG]
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Nói thế thì các bác bên box Hóa sẽ giận đấy, mỗi lý thuyết có một tầm vực ứng dụng nhất định. Hiện nay phương trình Schrodinger chỉ mới giải được cho một số trường hợp đơn giản, còn lài đều phải dùng thuyết orbital, thậm chí thuyết hành tình nguyên tử của Rutherford để giải thích, vì các thuyết này đơn giản mà lại dùng tốt trong các trướng hợp ấy. Trong Hóa học có một thuyết rất hay, có thể giải thích chính xác tính chất các chất hóa học là thuyết orbital phân tử, nhưng cũng vì thuyết này khó và lằng nhằng nên trong thực tế ít có ứng dụng. Thế mới biết từ lý thuyết đến thực tiễn còn một khoảng rất xa.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn

Chia sẻ trang này