1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Nakata, 03/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm của tôi là không tránh né bất cứ vấn đề gì bởi đánh giá lịch sử không chỉ nhằm chê bai hay tôn vinh mà chính là rút bài học cho hiện tại và tương lai. Tôi chấp nhận các bác đấu tố tướng Giáp trong quãng thời gian mà người Pháp gọi là "VM counteroffensives on de Lattre line." Trong các sách viết về tướng Giáp hoặc DBP đều có một chương mô tả các trận đánh này. Về chủ đề này tôi đặc biệt thích tựa đề của C.B Currey: "We crossed the thirsty streams"
    _tiếp_
    Về phía VM, Stanley Karnow viết: ?oVào thời điểm đó,? Giáp nhớ lại, ?otôi không rõ trận quyết chiến chiến lược sẽ diễn ra ở đâu và thậm chí liệu có một trận như vậy hay không.? Đầu tháng 10.1953, Giáp báo cáo tình hình cho Hồ Chí Minh tại khu căn cứ. DBP chưa bao giờ được nhắc tới trong cuộc họp đó. ?oNghệ thuật chiến tranh là sự linh hoạt,? Hồ nói. ?oChúng ta xem quân Pháp cơ động thế nào rồi sẽ quyết định.? (Karnow, p206).
    Như vậy đến trước ngày 20.11, không hề có một DBP của tướng Giáp. Tình hình chỉ chuyển biến nhanh khi hơn 4.000 quân Pháp nhảy dù xuống lòng chảo. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quên rằng trước đó nhằm thực hiện phản kế hoạch Navarre, ngày 27.10 tướng Giáp đã điều động đại đoàn 316 tiếp cận Lai Châu và một bộ phận 148 di chuyển theo hướng Bắc để chặn đường rút của quân Pháp. Điều này lý giải tại sao Tiểu đoàn Dù Thuộc địa số 6 của thiếu tá Marcelle Begeard chỉ gặp phải sức kháng cự không đáng kể của 2 đại đội VM thuộc 148 đang trong giai đoạn huấn luyện trên cánh đồng Mường Thanh. 4 ngày sau sự kiện Operation Castor, tướng Giáp chấp nhận tham chiến bằng việc cơ động 5 trên tổng số 6 đại đoàn chủ lực tại Bắc Bộ.
    Trước khi tiếp tục phân tích nguyên nhân của phản ứng mạnh mẽ trên tôi xin trích ngang một nhân vật: Trung tướng Phillip B.Davidson, nguyên chỉ huy tình báo Mỹ tại Việt Nam từ 1967-69, nguyên trợ lý tham mưu cơ quan tình báo Bộ quốc phòng Mỹ 1971-72, tác giả cuốn ?oVietnam at War: the History: 1946-1975?. Nếu người Pháp có Bernard Fall, Jules Roy thì người Mỹ có Howard Simpson và Phillip Davidson. ?oThe Epic Battle America Forgot? của Simpson mang sắc thái hồi tưởng của một DBP eyewitness. Trong khi Davidson mang phong cách của một waritime scholar vào 2 chương hơn 100 trang về DBP của ?oVietnam at War: the History: 1946-1975?. Những ai mong muốn một cái nhìn khách quan, độc lập và chuyên nghiệp trong đánh giá các quyết định của bộ chỉ huy VM và Pháp có thể hài lòng với Davidson. Năm 1988, ông đã thể hiện năng lực phân tích không chỉ bằng cách tham khảo tư liệu sẵn có mà bằng chính sự nghiệp quân nhân và những kinh nghiệm trên chiến trường Việt Nam. Tôi đã không đưa Davidson vào danh mục tài liệu tham khảo vì chỉ có một bản softcopy không đầy đủ và không chắc số thứ tự và nội dung có hoàn toàn trùng khớp với hardcopy không. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ nghi ngờ tính thông tin và chất lượng của tài liệu này.
    Quay lại Việt Bắc, một kết luận được hầu hết các tác giả thống nhất là tướng Giáp chọn tham chiến tại DBP vì nơi này có địa hình quen thuộc và thuận lợi cho các đơn vị tác chiến của VM và vì bỏ qua DBP, dành các đơn vị chủ lực cho đồng bằng không nằm trong phản kế hoạch Navarre. Điều này đúng nhưng chưa đủ, cần phải làm rõ thêm về phương diện chiến dịch. Simpson viết: ?oÝ đồ của Navarre là gì?, Liệu ông ta có giữ DBP tới cùng? Ông ta có phòng thủ Lai Châu không? Ông ta sẽ tăng cường lực lượng ra sao? DBP sẽ là một bản sao của Nà Sản?? (Simpson, p18) O?TNeill, trước những khó khăn của VM tại Nà Sản, cũng có cách tiếp cận tương tự ?okhông thể coi tầm quan trọng của DBP là yếu tố quyết định trong quá trình cân nhắc phản ứng của chúng ta. Với qui mô quân Pháp hiện tại, liệu chúng ta có thể tiêu diệt được cứ điểm này không? Và liệu chúng ta có dành thắng lợi với chiến thắng này không?? (O?TNeill p,139). Davidson đi xa hơn ?odựa vào tin tình báo trước khi Pháp nhảy dù, Giáp dự đoán Navarre sẽ có biện pháp bảo vệ Lào?, ?oGiáp đánh giá phản ứng của Navarre ở Tây Bắc sẽ phụ thuộc vào mức độ sức ép của VM tại đây. Nếu VM phản ứng yếu ớt, Navarre sẽ giữ cả DBP lẫn Lai Châu. Nếu sức ép tăng lên, Giáp đoán Navarre sẽ rút Lai Châu và phòng thủ DBP. Nếu huy động tối đa lực lượng, Giáp cho rằng Navarre phải chọn giữa việc phòng thủ DBP tới cùng hoặc rút về đồng bằng. Giáp đã đánh giá các điều kiện và cho rằng việc gây sức ép tối đa là có thể thực hiện được.? (Davidson, p196)
    Ngày 29.11, Cogny và Navarre lên thị sát DBP. Cogny mang lên đây một tài liệu đặc biệt, tài liệu này về sau không chỉ chia rẽ Cogny và Navarre mà còn mang ý nghĩa bước ngoặt đối với số phận quân Pháp. Ngày 25.11 tình báo Pháp bắt được bức điện của tướng Giáp ra lệnh cho công binh chuẩn bị cầu và phà cho các đơn vị của 308, 312, 351 và 304 sẽ vượt sông Đà và sông Hồng từ ngày 3.12 với tốc độ 6.000 người một đêm. Tốc độ hành quân được xác định từ 15-20 dặm một ngày. (O?TNeill, p141). Ban tham mưu lập tức tính toán 316 có thể tới DBP vào 6.12; 308 ngày 24.12; 351 ngày 26.12 và 312 ngày 28.12. (Davidson, p197).
    Đến đây đã có thể kết luận rằng tướng Giáp sau khi phân tích tình hình đã nhận ra ý nghĩa của DBP trong kế hoạch Navarre. Ông kết luận ?oĐối với chúng tôi, Pháp nhảy dù xuống DBP là một cơ hội thuận lợi cơ bản.? (Simpson, p18) Việc huy động gần như toàn bộ nắm đấm chủ lực kết hợp với việc 316 và 148 có thể sớm phong tỏa DBP vào tuần đầu của tháng 12 cho thấy quyết tâm ?oChúng tôi quyết định sẽ quét sạch quân Pháp tại DBP bằng mọi giá.? (O?TNeill, p140).
    Đối với nội dung thứ nhất, tôi không có ý định dừng lại ở đây, bởi vì đến ngày 3.12.1953 chúng ta mới chỉ thấy quyết tâm của tướng Giáp bằng mệnh lệnh chứ chưa thấy quyết tâm đó qua năng lực tổ chức thực hiện. Tuy nhiên để tránh mất cân đối về nội dung giữa các phần tôi sẽ chuyển sang nội dung thứ hai nhưng vẫn sẽ tiếp tục khai thác dữ kiện nhằm hoàn thiện luận điểm thứ nhất.
  2. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Điện Biên Phủ thì tuyệt vời rồi , muốn chê cũng khó .
    Cơ mà bây giờ có 1 cuộc bình chọn các tướng lĩnh trong vòng 100 năm trở lại đây liệu Đại tướng nhà mình có vào top 10 được không nhỉ ?
  3. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Bác bình đi, em bầu chọn cho.
    Một vài đề cử này:
    - Guderian
    - Rommel
    - Halder
    - Zhukov
    - M.Dayan
    - Yamamoto
    - Mc. Arthur
    - Nimitz
    - Patton
    - Montgomery
    - Võ Nguyên Giáp
    - ...
    Bác thử bình xem VNG đứng thứ mấy
  4. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Ớ , bác bình thế này đếm kĩ thì Đại tướng nhà mình thành ra thứ 11 à ? K0 biết bổ xung ai và sắp xếp ntn nhưng từ cái list của bác em bỏ đi Halde và Montgomery .
    Nếu so về kĩ năng quân sự đơn thuần thì Đại tướng khó có thể = đc các tướng lĩnh ở các quốc gia lớn , họ đc trang bị những kiến thức quân sự bài bản và hiện đại , có đk tham gia thực tế chiến trướng trong những cuộc chiến tranh lớn ... Nhưng có thể Đại tướng là 1 biểu tượng tiêu biểu cho trường phái gọi là " chiến tranh nhân dân " , đại diện cho các nc TG thứ 3 và phong trào giải phóng dân tộc
  5. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    2. Năng lực tổ chức và chỉ đạo chiến dịch cao thông qua việc xây dựng và bảo vệ thành công hệ thống hậu cần.
    Quay lại với sở chỉ huy tạm thời của Pháp tại Mường Thanh. Vào những ngày cuối tháng 11.1953 đã xuất hiện dạn nứt công khai giữa Navarre và Cogny hay chính xác hơn đó là sự khác biệt giữa DBP của Navarre và Cogny.
    Công bằng mà nói đến trước ngày 3.12, ngoài những lời lẽ chiến lược đao to búa lớn với mục đích tuyên truyền, DBP của Navarre và Cogny không khác nhau là mấy. Một lực lượng đồn trú với hơn 5.000 người cùng với trang bị nhẹ của lính dù và hệ thống lán trại và hầm hố tạm thời, sân bay dã chiến cho thấy về kích thước và qui mô DBP chưa sẵn sàng là một fortified air-supplied hedgehog. Nó chẳng khác mooring point của Cogny về chất. Có chăng là nằm ở lối suy nghĩ của Navarre. Tranh cãi được tập trung ở cách thức diễn giải bức điện của tướng Giáp. ?oCogny và các sĩ quan tình báo cho rằng VM sẽ tham chiến với toàn bộ lực lượng của các đại đoàn, trong khi Navarre và Berteil lại tin rằng mỗi đại đoàn chỉ có một bộ phận tham chiến??, và ?quan điểm của Navarre dựa trên nhận định: tại DBP đối phương không thể đảm bảo hậu cần cho cả 4 đại đoàn, vì vậy, Giáp sẽ không triển khai hết cơ số của 4 đại đoàn. Với suy nghĩ như vậy, Navarre và ban tham mưu của ông ta quả quyết bức điện của tướng Giáp là đòn đánh lạc hướng che dấu mục tiêu chủ yếu ở đồng bằng hoặc là một mồi nhử Navarre tấn công lên Việt Bắc nơi quân Pháp sẽ bị phục kích bởi các đơn vị được cho là đang trên đường tới DBP? (Davidson, p197) Navarre về Sài Gòn với mệnh lệnh ?oDBP phải được bảo vệ bằng mọi giá.? (McDonald, p114) đại tá de Castries được chỉ định và Hedgehog DBP đã chính thức ra đời.
    Tướng Giáp đã đọc được DBP của Navarre còn Navarre thì không.
    Theo Fall, ?oCó 3 cuộc chiến ở DBP: cuộc chiến thứ nhất là giữa Lữ đoàn 2 của đại tá Langlais và các đại đội Thái trên những sườn núi ngoại vi DBP; cuộc chiến thứ 2 là cuộc chiến giữa không quân Pháp với công binh và dân công trên quốc lộ 41; và cuộc chiến thứ 3 là giữa lực lượng VM bao vây lòng chảo và các đơn vị đồn trú Pháp.? (Fall 1, p130). Ngày 7.5.1954, sau 56 ngày đêm, các trận đánh xung quanh dãy đồi phía đông và các cứ điểm trên cánh đồng Mường Thanh đã kết thúc. Nhưng dài hơn và khốc liệt không kém là cuộc chiến giữa bộ đội công binh, dân công VM với không quân Pháp trên các tuyến hậu cần chiến dịch dài hàng trăm cây số. Từ ngày 24.11.1953 dân công và công binh VM hâm nóng và giữ cho ?olửa trung tuyến? không bao giờ tắt, góp phần đánh bại mọi tính toán của bộ chỉ huy Pháp. Fall đã từng nói ?onếu có thể nói tới 2 chữ thiên tài thì Giáp là tướng hậu cần thiên tài.?
  6. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Đầu tháng 12, trước sức ép của 4 đại đoàn VM, Navarre hoàn toàn có thể ?oquyết định rút quân Pháp bằng đường không vào phút cuối và đẩy một khối lớn chủ lực VM vào tình cảnh sảy nhà ra thất nghiệp, trong khi đó quân Pháp có thể tự do, nhờ khả năng cơ động cao, tập trung lực lượng tấn công vào hậu phương VM ở phía bắc sông Hồng?o (Fall 1, p125) Ngược lại, Navarre đã quyết tâm biến DBP thành một VM meat grinder dựa trên 2 tính toán quan trọng: (1) Giáp không thể đảm bảo hậu cần cho 4 đại đoàn tác chiến ở DBP bằng một nhúm xe tải hoạt động trên một tuyến hậu cần tới 500 dặm trong điều kiện tồi tệ và trên nhiều đoạn đường hầu như không tồn tại, và (2) Không quân Pháp có thể đập gẫy tuyến hậu cần VM.
    Navarre không phải không có lý. Trước khi nổ súng tướng Giáp phải giải quyết một núi khó khăn.
    Bản đồ trang 140 của O?TNeill cho thấy có hai trục hậu cần chính cho chiến trường DBP. Tuyến thứ nhất bắt đầu từ Lạng Sơn dọc tỉnh lộ 13 qua các căn cứ hậu cần tại Yên Bái, Phú Thọ sang Sơn La nhập vào đường 41 tại Tuần Giáo, và tuyến thứ hai từ Thanh Hóa qua Hòa Bình theo đường 6 lên Sơn La tới Tuần Giáo. Cả hai tuyến, mỗi tuyến khoảng 500 km, tiếp cận DBP từ Tuần Giáo bằng con đường 41 huyền thoại. Trong khi tuyến thứ nhất chủ yếu được dùng vận tải đạn dược và vũ khí, tuyến thứ hai dùng để chuyển lương thực từ Thanh Hóa ra.
    Simpson viết ?oTừ 35.000 dân công khi bắt đầu chiến dịch, con số đã tăng lên trên 70.000 cho đến trước khi trận đánh kết thúc. Theo tính toán, số người tham gia phục vụ chiến dịch bao gồm dân công, công binh và các tiểu đoàn hậu cần lên tới 300.000. Những cố gắng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng lịch sử của binh đoàn 47.000 của tướng Giáp trong một chiến dịch kéo dài 6 tháng, trên một địa hình khó khăn nhất thế giới và dưới sự bắn phá ác liệt của đối phương.? (Simpson, p35) Riêng trên tuyến 70 km Tuần Giáo DBP Fall viết ?oTrung đoàn công binh 151 của đại đoàn công pháo 351 đã hoạt động tích cực từ đầu tháng 12. Đến tháng 1, 1954, tuyến này được tăng cường trung đoàn 88 của 308. Ngoài ra còn có 10.000 dân công và 5.000 lính mới tuyển thuộc trung đoàn 77. Khi mùa mưa tới và tần suất bắn phá của không quân Pháp gia tăng, trung đoàn công binh 154 được điều từ Nghệ An ra tăng cường.? (Fall, p129) Bản thân tôi đã từng nhiều lần vào ra Tây Bắc từ các hướng khác nhau. Tôi đã qua các địa danh Đèo Pha Đin, Lũng Lô, ngược quốc lộ 12 vượt Sông Đà ở Lai Châu lên Sapa, xuống Lào Cai, xuôi Than Uyên xuống Nghĩa Lộ vượt sông Hồng sang Phú Thọ ở Yên Bái. Tôi không chút nghi ngờ đánh giá của Bộ chỉ huy Pháp khi tổng kết chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất ?o? ban đầu VM cũng không được chuẩn bị để tác chiến trên địa hình rừng núi bởi phần lớn trong số họ là những người được sinh ra ở đồng bằng và các vùng thấp ven biển? Họ cũng bỡ ngỡ về không gian quan sát và gặp khó khăn về điều kiện sống. Điều quan trọng là họ có khả năng thích ứng nhanh.? (French Lessions, p160)
    Có một câu chuyện vui lần đầu lên DBP. Khi ra chợ tôi, với thói quen của đám thành thị, đã khóa cổ xe. Tất cả người xung quanh đều cười ầm lên. Họ nói không phải làm vậy vì đơn giản sẽ chẳng có ai lấy xe của tôi. Lấy rồi họ biết mang đi đâu.
  7. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Fall viết: ?oNgười phương Tây sẽ khó có thể hình dung được việc duy trì hoạt động của tuyến đường rừng dài 500 dặm là thế nào trong điều kiện luôn bị đe dọa bởi bom đạn và oanh tạc. Kể cả nếu được trang bị thiết bị làm đường hiện đại và hệ thống phòng không hiệu quả, đây cũng đã là một nhiệm vụ rất khó khăn.? (Fall 1, p128). Và trong đại chiến II ?oNgười Mỹ đã mất 18 tháng để làm con đường Ledo nổi tiếng dài 120 dặm trong điều kiện không bị đe dọa bởi máy bay đối phương và có các thiết bị làm đường cần thiết.? (Fall 1, p73). Từ giữa tháng 12.1953 đến 5.1954, tuyến hậu cần VM đã cung cấp cho chiến trường 1300 ?" 1700 tấn đạn cùng với 6.500 tấn hàng hóa khác.
    27.7.1953 chiến tranh Triều Tiên chấm dứt. Navarre nhận được từ chiến trường này một số đơn vị lính Pháp, đi cùng với họ là các kinh nghiệm chiến đấu với Chí nguyện quân và công nghệ ném bom tuyến hậu cần đối phương của Người Mỹ. Fall viết ?oKhông quân Pháp chia sẻ sự tin tưởng với các đồng sự Mỹ về thành công của chiến thuật ném bom ?~round-the-clock?T lên trục hậu cần VM?. Hiệu quả ném bom trên các tuyến hậu cần truyền thống ở Châu Âu trong thế chiến II dường như ủng hộ niềm tin của họ. Chiến thuật ném bom round-the-clock có tên ?oStrangle ?" bóp nghẹt?, đây là chiến thuật của không quân Mỹ tấn công vào tất cả các vị trí gồm đường, cầu, cống, hầm ngầm hậu cần của Bắc Hàn.
    Cho đến 4.1954, Jean Dechaux, tư lệnh Sư đoàn Không quân Chiến thuật Bắc bộ (GATAC Nord) có tối đa 107 máy bay (32 tiêm kích, 45 cường kích, và 30 máy bay ném bom) Ngoài ra, những chiếc ?oFlying Boxcar? C-119 thuộc sư đoàn vận tải 2/63 cũng được huy động. Mỗi chiếc mang 6 tấn bom napan ném xuống các vị trí xung quanh DBP và đường 41. Không quân đóng góp các loại B26, F8F Bearcat; hải quân với sự hỗ trợ của tàu sân bay Mỹ sử dụng những chiếc SB2C Helldivers, F6F Hellcats, và máy bay ném bom tầm xa 28F Privateer có thể mang tới 4 tấn bom. Trong chiến dịch DBP loại bom ?oLazy Dog?- loại khi nổ bắn ra hàng ngàn mảnh nhỏ đã được sử dụng.
    ?oCó 2 chiến thuật được không quân thay nhau áp dụng: (1) xác định trọng điểm chính, tiến hành bắn phá hàng ngày bằng các đợt xuất kích liên tiếp; và (2) chia mục tiêu thành nhiều trọng điểm dọc theo hướng di chuyển của VM.?
    http://i207.photobucket.com/albums/bb220/serie_v/Bombardmentonroute.jpg
    (Fall, p132)
    Về mức độ đánh phá Fall viết: ?oNgày qua ngày, cho tới khi chiến dịch kết thúc, những phi công của các biên đội không quân và hải quân thay nhau oanh tạc hành lang cao xạ trên đường 41 và 13, xối đạn vào những đoàn dân công và đôi khi những đoàn xe có thể quan sát được qua lớp ngụy trang? Chúng tôi không bao giờ biết có bao nhiêu ngàn dân công và người dân tộc bị ép làm dân công đã chết từ những đợt oanh tạc, napalm, bom nổ chậm và cơn mưa mảnh từ ?oLazy Dog?. (Fall 1, p133)
    Không quân Pháp thừa nhận ?oVM có thể nhanh chóng xây dựng lại các đoạn đường xuyên qua các vách đá dựng đứng ngay dưới tầm hoạt động cực kỳ nguy hiểm của máy bay.? (Fall 1, p131) Và ?oCác phi công nhằm vào các đoạn đường khó sửa chữa nhất, đặc biệt dọc theo vách núi, nơi chỉ 1 hoặc 2 trái bom có thể gây lở đất. Trong sự kinh ngạc và chán nản của họ, các ảnh chụp sau đó 2 hoặc 3 ngày đều cho thấy đoạn đó đã được sửa.? (Simpson, p34)
  8. LananhHP

    LananhHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Anh em cho tôi hỏi.
    Hầu hết các nhà lãnh đạo hay tướng lĩnh khi tham gia hoạt động đều lấy tên mới. Nhưng từ lúc đi học ở Huế hay Hà Nội tôi thấy các sách nói về tướng Giáp đều chỉ có một cái tên Võ Nguyên Giáp. Sau này chỉ có thêm một bí danh là Văn.
    Vậy, lúc sinh ra năm 1911 Tướng Giáp có tên khai sinh nào khác nữa hay không?
  9. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Tướng Giáp chỉ có một tên khai sinh duy nhất là Võ Nguyên Giáp. Ông cũng có nhiều bí danh và bút danh trong hoạt động bí mật hoặc báo chí, ví dụ: Nguyên Phong, Vân Đình, Hồng Nam... Sau này Đại tướng lấy tên Hồng Nam đặt cho con trai và Nguyên Phong đặt cho cháu trai. Nhiều người con khác của Đại tướng cũng mang tên kỷ niệm chiến thắng của ông như Chị Võ Hòa Bình, anh Võ Điện Biên.
    Đầu năm 1992, Simpson đã gặp và ăn trưa với Bùi Tín ở Paris. Trong dịp này Bùi Tín kể lại: ?oĐồng đội của chúng tôi hy sinh theo nhiều cách khác nhau. Lạc đường, ngã từ cầu xuống, viêm ruột thừa, rắn cắn? Bão khiến cây đổ vùi họ trong các lán cá nhân. Lũ bùn cực kỳ nguy hiểm. Sốt, sốt rét, thậm chí hổ tấn công? Chúng tôi thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa. Tướng Giáp ban hành mệnh lệnh giữ vệ sinh cho từng đơn vị. Uống nước đun sôi. Bộ đội phải đi tất khô sau khi rửa chân bằng nước muối ấm. Phải ăn cơm nóng với thịt và rau ít nhất 1 bữa 1 ngày và ngủ ít nhất 6 tiếng một đêm. Giáp cũng ra lệnh cắt tóc, cắt móng tay, và phải thay quân phục sau 2-3 ngày.? (Simpson, p33). ?oTướng Giáp luôn bảo đảm các mệnh lệnh của ông phải tới được dân công.? (Simpson, p35)
    ?oKhông hề lay chuyển, giống hàng ngàn con suối nhỏ hợp lại thành một con sông lớn, dòng dân công, xe tải, hàng ngàn xe đạp, ngựa thồ cùng đổ về lòng chảo. 27.12.1953, lực lượng đối phương xung quanh DBP đã lên tới 49.000, bao gồm 33.000 lính chiến đấu. ? (Fall 1, p133) ?oCó vẻ như không quân Mỹ đã quên (ít nhất là tới cuối 1953) thông báo cho các đồng nghiệp Pháp tại Viễn Đông rằng ở Triều Tiên 1951-1952 hiệu quả của chiến dịch bắn phá đường không của Mỹ với cái tên ?~Strangle? cũng không mang lại hiệu quả.? (Fall 1, p129)
    Từ ngày 24.11.1953 khi ra lệnh cho các đại đoàn rời căn cứ cho đến khi nổ súng ngày 13.3.1954, DBP của tướng Giáp thực sự đã trở thành một đại công trường, nơi đó bộ đội và dân công VM đã chiến thắng không quân Pháp; đã dùng máu và mồ hôi đảm bảo thành công cho một trong những trận bao vây dài ngày có ý nghĩa quyết định trong lịch sử. Navarre quyết định chiến đấu bởi tin vào ?onhững cái không thể? còn tướng Giáp quyết định bằng niềm tin vào ?onhững điều có thể?.
    Đến đây tôi sẽ chuyển sang cái hay thứ 3: quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh trắc tiến trắc. Đây hứa hẹn sẽ là một nội dung thú vị, nó sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp giải đáp câu hỏi mở từng được đưa ra về khả năng thành công của chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
    Cá nhân tôi cho rằng sẽ có một Nà Sản thứ hai nếu VM đánh theo cách thứ nhất.
    Đánh giá một chiến thuật không được áp dụng bằng một chiến thuật đã đem lại chiến thắng có vẻ không phải là một việc làm thỏa đáng. Ít hoặc nhiều lý lẽ của ta sẽ bị ảnh hưởng nguyên tắc ?okết quả biện hộ cho phương pháp.? Do vậy, để tăng tính thuyết phục tôi sẽ ?ovờ như? không có có trận DBP ngày 13.3.1954 bằng cách tập trung đánh giá tình hình và tương quan lực lượng của hai bên trước ngày 25.1.1954, ngày dự định nổ súng theo chiến thuật thứ nhất. Mọi viện dẫn kiểu ?o? thực tế sau này cho thấy rõ?? sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
    Trước khi đi vào nội dung chính, tôi thấy nhất thiết phải làm rõ một vấn đề đã được nhiều người nêu ra và cũng rất thú vị là tại sao DBP lại quyết định số phận quân Pháp và chấm dứt chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất trong khi tổn thất tại đây chỉ chiếm hơn 10% và chưa tới 5% quân số tại Bắc Bộ và toàn Đông Dương. Điều này được lý giải ngắn gọn như sau:
    (1) Thất bại của Operation Lee và Operation Ceinture ?" các chiến dịch tìm diệt vào Việt Bắc Đông Xuân 1947 thực chất đã chấm dứt tham vọng giải quyết vấn đề Đông Dương bằng quân sự của chính quyền Pháp; Hết tiền và hết người là tình trạng của Paris cuối những năm 40. Từ năm 1950 Pháp bắt đầu dựa vào tiền của Mỹ để duy trì chiến tranh Đông Dương;
    (2) Sau thất bại Chiến dịch Biên giới cuối 1950, Carpentier thậm chí đã nghĩ tới việc rút khỏi Hà Nội. De Lattre tới mang theo tiền, vũ khí Mỹ và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. 50% những gì người Pháp tiêu tại Đông Dương là của người Mỹ. Phòng tuyến De Lattre ra đời là biểu tượng của hệ thống phòng thủ thụ động. Nỗ lực cuối cùng của học thuyết chủ động tấn công bị đập tan tại Hòa Bình nơi chỉ cách Hà Nội 70km.
    (3) Gạt bỏ những lời lẽ khoa trương, Navarre và kế hoạch tái lập trật tự sau 2 năm chỉ có nhiệm vụ duy nhất ?otìm một giải pháp kết thúc chiến tranh trong danh dự? hay buộc Hồ Chí Minh ngồi vào bàn đàm phán với các điều kiện có lợi cho Pháp nhất có thể. 71% chiến phí 1953 và 80% chiến phí 1954 thuộc người Mỹ.
    (4) Pháp với vai trò quan trọng trong NATO tại Châu Âu và số phận của nó tại Viễn Đông là canh bạc của Mỹ; Navarre là canh bạc của Pháp tại Đông Dương; DBP, đến lượt mình là canh bạc của Navarre. Tại đây Navarre đã ném tất cả các đơn vị tinh túy nhất của mình tại Đông Dương. Cogny vẫn còn hơn 80.000 quân tại Đồng bằng nhưng hãy nghe chính bộ chỉ huy Pháp tổng kết ?oĐến 1.1954, chúng ta có 82.470 lính đóng trong 920 đồn với 9714 súng trường tự động và súng máy, 1.225 súng cối các loại, 426 súng chống tăng, 125 khẩu pháo. VM có nhiều nhất 37.000 lính ít hơn 2 lần về binh lực và từ 3-4 lần về vũ khí. Vậy mà nghịch lý ở chỗ dường như chúng ta mới là lực lượng xâm nhập chứ không phải VM? (French Lessions, p86)
    (5) Những gì không thể dành được trên chiến trường thì không thể dành được trên bàn đàm phán.
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nói về đánh nhanh thắng nhanh ở ĐBP, có 1 thực tế là rất nhiều người không phân biệt được sự khác nhau giữa chiến thuật này và chiến thuật biển người.

Chia sẻ trang này