1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Nakata, 03/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác Altus, quan trọng thế mà tôi quên. Thả nào cái đám không quân của Bodet phản đối ầm trời.
    Ngày 29.3, 2 ngày sau khi Ely rời Mỹ, F. Dulles tiến hành họp báo về vấn đề Châu Á tại New York. Tại đây Dulles lớn tiếng phản đối về cái gọi là sự can thiệp của CS vào Đông Dương và đe dọa hành động này sẽ đẩy các quốc gia đồng minh Phương Tây vào thế buộc phải có các hành động đáp trả. Cũng trong ngày 29.3, tại Paris Thủ tướng Pháp Laniel họp nội các cùng với sự tham gia của Ely và một số quan chức quân sự khác để thảo luận về đề nghị của Mỹ. Nội dung thảo luận xung quanh các câu hỏi: (1) Điều gì sẽ xảy ra nếu một hoặc một loạt đợt tập kích của không quân Mỹ không thể tiêu diệt được lực lượng VM, mặt khác lại là cái cớ cho sự can thiệp ồ ạt theo kiểu chiến tranh Triều Tiên của CS TQ mà mở đầu bằng sự tham chiến của MIG trên bầu trời DBP? (2) Sự can thiệp này sẽ làm tiêu tan mọi hy vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến Đông Dương tại Geneva ngày 26.4 tới. Liệu các quốc gia CS có rút khỏi bàn đàm phán? Điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới cán cân quyền lực trên chính trường Pháp và đe dọa liên minh cầm quyền. Cuối cùng Laniel và cộng sự đã quyết định cử Đại tá Brohon, trợ lý và là người đã tháp tùng Ely trong chuyến công du vừa qua, tới Sài Gòn để gặp Navarre. Câu hỏi cho Navarre sẽ là: Liệu tình hình của DBP đã tới mức phải chấp nhận mọi rủi ro để thực hiện các biện pháp giải cứu cho lực lượng đồn chú chưa?
    Brohon gặp Navarre tại Sài Gòn ngày 2.4 vài ngày sau đợt 2. Có 2 luồng tư liệu về nội dung làm việc giữa họ. (1) Theo Cogny, Brohon đã nói với Navarre về khả năng sử dụng bom A và câu trả lời của Navarre là không; nhưng (2) theo Thiếu tá Poudet, trợ lý của Navarre thì vấn đề bom A chưa bao giờ được đề cập và câu trả lời của Navarre là các biện pháp đó (các biện pháp mà Brohon đề xuất) sẽ có tác dụng quyết định nếu chúng được thực hiện trước khi VM tấn công. Ngày 6.4, trong bức điện Navarre gửi về cho Ely có nội dung ?okế hoạch được lấy tên là Vulture.? Vậy Vulture là gì?
    Ngày 3.4, tại Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, F. Dulles và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Radford đã có buổi họp kín với 8 nghị sĩ của cả hai đảng. Đây có thể được coi là một nỗ lực thuyết phục quốc hội của 2 nhân vật chủ chiến trong chính quyền Mỹ. Thượng viện có Lyndon B.Johnson (lãnh đạo phe Dân chủ thiểu số), Richard B.Russell, Earl C.Clements, William F.Knowland, Eugene Millikin và Hạ viện có John W.McCormark, J. Percy Priest và Joseph Martin. Dulles khai mạc cuộc họp bằng tuyên bố TT Eisenhower chỉ thị cho ông ta gặp gỡ các nghị sĩ nhằm dọn đường cho một nghị quyết của Quốc hội cho phép TT sử dụng không quân và hải quân tại Đông Dương. Như thường lệ, Dulles nhắc lại hiệu ứng Domino và kết luận nếu Mỹ không có sự hỗ trợ kịp thời của Mỹ thì Pháp sẽ buộc phải bỏ chiến trường Đông Dương. Dulles cũng trình bày vắn tắt Vulture theo đó sẽ sử dụng hai hàng không mẫu hạm Es*** và Boxer được tăng cường các đơn vị không quân từ căn cứ Clark ở Philippines. Đến đây cũng có 2 nguồn tư liệu (1) theo nguồn Pháp: 60 máy bay ném bom B29 mang 9 tấn bom mỗi chiếc và 450 tiêm kích sẽ được huy động trong trường hợp tấn công bằng vũ khí thông thường; (2) theo nguồn Mỹ: tổng số sẽ có 98 máy bay B29 mang 14 tấn bom mỗi chiếc xuất phát từ hai căn cứ Clark và Okinawa. 450 tiêm kích làm nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ. Radford bổ sung cần phải tính tới các đợt oanh kích tiếp theo nếu đợt đầu không đem lại hiệu quả. Điều này đương nhiên sẽ đẩy Mỹ vào cuộc chiến Đông Dương. Theo B. Russell ?" chủ tịch ủy ban quân lực thượng viện nhớ lại ?obuổi tranh luận là rất sôi nổi và căng thẳng?
  2. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Phàm đã có gan thò chân vào Huyết Sử Đài này thì nên trang bị tí tri thức tí để giữ thể diện cho dòng họ. Em không có vấn đề gì khi bác macay tự biết lỗ hổng kiến thức mình không có bi nhiêu, nên đi thuổng mấy câu khen ba phải từ bài báo của Tuổi Trẻ về tướng Giáp. Ít nhât, bác macay có đóng góp cụ thể cho cuộc thảo luận chứ không phải chỉ nói chuyện bố láo bố lếu không có bằng chứng trích dẫn gì cả như nhiều vị khác.
    Tuy có cảm tình với bác macay về nhiệt tình và lòng trung thực, họ Mộ rất nản về việc bác chỉ đọc bài báo như vẹt mà không biết phân biệt phải quấy. Thằng viết bài báo Tuổi Trẻ đã ngu, mà bác chỉ biết nhái lại lời nó thì bác cũng không khôn hơn cu ấy tẹo nào.
    Tướng Lê Trọng Tấn và Hoàng Cầm là 2 hổ tướng quân sự Việt Nam: điều ấy lọ phải bàn. Họ có cái chung với tướng Giáp là đều mất căn bản mẫu giáo: tướng LTT xuất thân đội khố đỏ, HC khố xanh. Lê Trọng Tấn là loại tướng Trình Giảo Kim đời Đường hay Lý Quỳ Lương Sơn Bạc đời Tống: chuyên múa trùy lớn đi tiên phuông. Hè hè, đọc lại hồi ký tướng Tấn trong trận ĐBP thì cụ Giáp chỉ đâu, tướng Tấn đục đó. Bảo kéo pháo ra thì ngớ người, trong bụng ấm ức nhưng không dám cãi ngay lúc ấy; để rồi 50 năm sau thì khen vuốt đuôi quyết định trên báo Tuổi Trẻ. Dùng ông tướng ít đầu óc này vào Quảng trị và Mậu thân nên mới thua cháy túi hai trận này. Tướng Tấn có biết tướng Giáp dốt thì cũng về nhà thì thào với bu nó, chứ lại đi chọc sau lưng ông thầy của mình à?
    Nếu cụ Phan Huy Lê mà tuyên bố bậy bạ trên báo Tuổi Trẻ như bác macay đã dẫn thì quả thật hơi mất tư cách quá. Đơn giản là vì một người trí thức thì chỉ nên phát biểu cái mà mình biết rõ chứ đừng có trơ trẽn đi nịnh hót bậc quan quyền. Nếu các bác vào kiểm định lại các tác phẩm lịch sử của Lê thì sẽ thấy là tay này chỉ chuyên nghiên cứu sử học từ thời Tây Sơn trở ngược về trước chứ không có ngâm cứu ngâm kèo gì về lịch sử quân sự thời hiện đại. Nó cứ như là một ông thầy dạy đàn tranh, đàn bầu mà cứ đi tấm tắc khen là tướng Giáp đánh đàn piano thần tình quá vậy. Cho khinh trí thức Hà thành 15 phút vì có một bậc thầy như vậy.
    So sánh cách viết của Phan Huy Lê với Trần Văn Giàu ở trong Nam thì thấy tư cách và tri thức hai người một trời một vực. Lê chỉ đáng xách giép cho Giàu.
  3. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Mr. Hoang là loại Hồng Vệ Binh mà Mộ gia này khinh bỉ nhất. Mr. Hoang thiếu tư cách của một người đam mê lịch sử chân chính, và thừa tư cách của tay Bí thư Đoàn phường lươn lẹo trong lời ăn, tiếng nói. Tịnh trong các cuộc thảo luận lịch sử, Mr. Hoàng không cung cấp cho độc giả bất kỳ dữ kiện nào hết mà chỉ khua môi múa mép với các cao thủ.
    Lý luận của Mr. Hoang thì nghĩa là cứ lên chức Tổng tư lệnh rồi thì người ta có thể quên hết quá trình học dốt, thi rớt, hay đánh trận thua nhiều hơn thắng...vì đếch có ai để so sánh cùng. Quá trình làm bác sĩ có thể chữa người nào tiền mất, tật mang người ấy, cơ mà hễ lên giám đốc bệnh viện rồi không nên so sánh khả năng chuyên môn nữa.
    Ngay cả so sánh theo kiểu khập khiễng của họ Hoàng thì Võ Nguyên Giáp chưa bằng Bành Đức Hoài của Trung quốc đục nhau ngang cơ với quân Mỹ ở Triều tiên cùng thời. Đàn em của Bành Đức Hoài chính là các cố vấn cho Võ tướng quân tại ĐBP và các chiến dịch khác. Tất nhiên họ Võ mà so với Ju-kốp của Nga, Rommel của Đức, Eisenhow của Mẽo, thì như Đàm Vĩnh Hưng mà so với Elvis Presley vậy. So thế thì tướng Cao Văn Viên ở miền Nam cũng hơn tướng Giáp vì Viên đã đánh Giáp hộc máu mồm ở mùa hè đỏ lửa 72 trên 3 chiến trường Quảng trị-Kông tum-An lộc, và chiến dịch Mậu thân 1968.
  4. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Bác serie làm em nhớ tới trí thức Đặng Thùy Trâm - cô bác sĩ y khoa hy sinh trên chiến trường miền Trung. Trang đầu tiên trong nhật ký của cô phang luôn câu nói của một tay Nga la tư. Bác serie và Thùy Trâm là biểu hiện thảm hại của trí thức miền Bắc XCHN là những kẻ mà sự tôn sùng tư tưởng ngoại bang đã lên đến tột đỉnh trong lịch sử trí thức Việt Nam qua 7 nghìn năm văn hiến.
    Trong khi bác serie tỉ mỉ liệt kê tất cả sách các ông Tây mà bác nhặt nhạnh được, thì bác lại chữ tác đánh chữ tộ khi đọc sách ông này. Đọc thì phải nên có suy nghĩ tẹo thì mới mong có một ngày không phải đi làm công cho người ta nữa, phỏng bác?
    Các tên tuổi bác liệt kê như McDonald, Pike, O''Neal bị Currey chưởi mất dép về các tư liệu sai của họ hay là vì...ngu, còn mấy ông tây còn lại thì theo voi hít bã mía, lặp lại các dữ liệu sai lầm về tướng Giáp:
    http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3821/is_200310/ai_n9337860?tag=content;col1
    Liệt kê tên mấy ông Tây đại trà như vậy thì hù dọa được nhân dân tiến bộ hay đọc báo Tuổi Trẻ như bác macay, hay người không đọc báo như Mr. Hoang; chứ còn vào Sử Đài này mà mang theo đám tư liệu ve chai thoang thoảng "mùi Tây" (các bạn nên tìm đọc bài Mộ gia viết về việc trí thức VN và mùi Tây trong quá khứ)
    Để đả thông cái mà bác serie cho là hay của tướng Giáp:
    "1) Chấp nhận chiến đấu tại Điện Biên Phủ, tướng Giáp thể hiện khả năng nhạy bén trong nắm bắt thời cơ, sự quyết đoán và kiên định trong việc thực hiện mục tiêu đã chọn"
    ----> Tướng Giáp phía Nam là đồng bằng sông Hồng thì đánh không nổi, phía Đông là biển, phía Bắc là cố vấn Trung quốc ở sau đít thúc "nị đánh đi chứ, ngộ cho súng, cho gạo đâu phải để nị ngồi không". Tây nó nhảy vào ĐBP ở phía tây nó đưa mông dụ khị mãi từ tháng 11/1953, tướng Giáp, quân đông hơn gấp 5 lần, pháo binh gấp 3 lần, mà cứ lượn tới tháng 3/1954 mới dám đánh, kéo pháo vào rồi lại rút pháo ra, mà bác serie cứ tấm tắc là "nhạy bén...quyết đoán"
    "2) Xây dựng và bảo vệ thành công hệ thống hậu cần cho chiến dịch dài ngày trên một địa bàn rộng lớn thể hiện năng lực tổ chức cao"
    ---> Nói cụ thể tí nhớ bác: Tướng Đặng Kim Giang lo hậu cần, tướng Lê Liêm lo huy động dân công và bắt lính (hai công thần ĐBP này về sau rũ tù tại Hà nội mà tướng Giáp không dám cứu, phũ hơn nữa là hồi ký tướng Giáp không đề cập công trạng hai người này mà vơ cả vào mình), có thêm 800 xe vận tải của Trung quốc đi từ biên giới Vân Nam xuống để chuyển đạn và gạo. Tư liệu Việt Nam vẽ đường dân công vận chuyển từ Việt Bắc hướng đông sang Tuần Giáo hướng Tây mà lại quên mẹ nó (?) đường giao thông bằng xe vận tải thứ 3 đi trực chỉ từ biên giới phía Bắc xuống ĐBP. Hành lang phòng không bảo vệ hậu cần thì cũng đại ca Tàu bảo kê. Bác serie cứ nhìn lại chính các bản đồ ĐBP của bác ấy.
    "....3) Thay đổi kế hoạch tác chiến từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc thể hiện khả năng phân tích đánh giá và kiểm soát tình hình. Quyết định quyết đoán vào thời điểm quan trọng là một trong những phẩm chất hàng đầu các tướng lĩnh;
    4) Bố trí, cơ động và bảo vệ pháo binh; Sử dụng các kỹ thuật ngụy trang hiệu quả; Sử dụng giao thông hào làm công cụ tiếp cận và chia cắt đối phương, giảm thương vong đó là những lựa chọn chiến thuật hết sức đúng đắn thể hiện năng lực chiến đấu của tướng mặt trận."
    3 và 4 liên hệ với nhau nên tớ trả lời gộp cho tiện. Các cố vấn Trung quốc kè kè ngày đêm bên cạnh tướng Giáp ngày ấy chính là các vị tư lệnh chỉ huy Giải phóng quân Trung hoa từ chiến trường Triều tiên sực nức mùa khói súng chọi quân Mỹ của McCarthur chỉ mấy năm trước. Trong hồi ký "ĐBP-Điểm hẹn lịch sử", tướng Giáp thú nhận rất rõ là các cố vấn TQ đã truyền lại kinh nghiệm giao thông hào chiến và bố trí pháo binh chống phản pháo và chống không quân. Họ lại còn làm mẫu cho bộ đội VN và cung cấp các phương tiện đào giao thông hào và hầm chiến đấu trước khi nhân lên đại trà toàn chiến trường Ở chiến trường Triều tiên, phải chọi lại với lực lượng không quân số 1 trên thế giới là Mẽo nên họ còn lập cả hệ thống giao thông hào cho xe vận tải chạy ở dưới nữa. Chính tướng Giáp còn không dám nhận vơ, mà bác serie vì lười đọc sách nên nói quàng, nói xiên mà không sợ bị sét đánh.
    Chính các vị tướng Tàu kinh nghiệm này đã nhận thức được tình trạng phòng thủ sơ sài của Pháp và đã có quyết định táo bạo tấn công thẳng vào tung thâm. Tất cả các tướng lĩnh ********* lúc ấy đều đồng tình với tướng Tàu. Theo hồi ký của ông, tối trước ngày N mở màn chiến dịch vào tháng 1/1954, tướng Giáp sợ phát ốm, sáng ngày N thì ông mới ra nói với các cố vấn Tàu là "cho em xin, gượm phát..." Nếu là người quyền biến và quyết đoán thì đã có ý định rõ từ đầu và thuyết phục cố vấn và tướng tá mình ngay từ đầu. Đằng này, ông không có lý luận thuyết phục mà chỉ ra lệnh ngưng.
    Đánh chắc tiến chắc như thế nào thì tướng Giáp không biết cụ thể khi ông ra lệnh ngưng việc đánh nhanh. Ông chỉ cảm thấy sợ trách nhiệm; trong hồi ký, ông có nhắc lại là văng vẳng bên tai lời ***** là đã đánh trận đầu thì phải thắng. Thế thôi. Cố vấn Tàu nó đệm đàn giỏi, nên ca sĩ hát được nốt nhạc cao thì nó tấu lên cao, còn ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hay Hồ Quỳnh Hương chỉ hát nổi nốt thấp thôi thì nó lịch sự nó mới chỉ cho cách địa đạo chiến.
  5. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
  6. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Bác serie có thú sưu tầm sách chưa có nghĩa bác là người ham đọc sách. Sách tiếng Tây nói vậy chứ vừa đọc, vừa tra tự điển cũng mất thì giờ lắm à nha. Mà bác serie thì lại bận rộn đi làm lúc thì xuống tỉnh, lúc thì lại hồi đô.
    Bác serie khoe có sách Bernard Falls và Cecil Currey, cơ mà em cá một ăn mười là bác chưa đọc tới trang mấy ông này khẳng định là 75% thương vong quân Pháp tại ĐBP là vì ăn đạn pháo binh chứ không phải là vì bị bộ binh ********* bắn. Nói một cách khác, tướng Giáp với 50,000 quân đem đi đục 16,000 quân Pháp trong 55 ngày, chỉ có 33 tây chết và bị thương mỗi ngày vì đạn bộ binh nếu tính đổ đồng. Còn nếu tính 400-500 tây bị bộ đội cụ Giáp uýnh xáp lá cà bắn chết cho mỗi trận thì hoá ra ta chỉ đánh có độ 3-4 trận cho cả chiến dịch. Kể ra cụ Giáp cũng thương quân nên rất dè dặt khi cho phe ta xung phong đấy chứ?
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bài của Mộ tiên sinh hoành tráng đấy, nhưng nhiều sạn quá. CHịu khó tỉa bớt đi thì tốt.
  8. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Sao lại đả kích cá nhân thế này?
  9. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    sặc , ông Bác tiên sinh này lúc đang cao hứng thì trốn đâu cả tháng, topic chìm đâu mất thì lại vào múa gậy.
    Theo hầu đối đáp với Bác tiên sinh cũng mệt đây
  10. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Bầu chọn bác này giải đặc biệt phong cách!

Chia sẻ trang này