1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Nakata, 03/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hieudie

    hieudie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Bố mẹ mình nói rằng khi Cụ làm chủ tịch ủy ban SDKH thì các bà mẹ sau khi sinh mới được nghỉ 6 tháng đấy chứ không thì hình như chỉ được nghỉ có 3 tháng thôi.
    Đấy là việc làm thiết thực nhất đối với các bà mẹ lúc đó. Không các bạn hỏi mẹ các bạn xem điều đó quý giá như thế nào.
    Cá nhân mình thì thấy Cụ là một con người vĩ đại, một tính cách vĩ đại.
  2. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Không hoàn toàn như thế. Nếu nói theo lý thuyết thì chính trị quyết định hành động quân sự và kết quả quân sự quyết định hành động chính trị. Napoleon dễ dàng làm được đủ chuyện ở châu Âu trước hết là vì ông đã đánh bại về mặt quân sự các kẻ thù của mình. Việt Nam dành được độc lập trên danh nghĩa nhờ vào một hành động chính trị cực kỳ khôn khéo (chỉ tích tắc có một khoảng trống quyền lực, nhanh tí thì hỏng chậm tí thì thua). Nhưng dù sao đó cũng chỉ là chính trị, sau 9 năm KC phải có chiến thắng ĐBP mới có thể độc lập hoàn toàn. Phải có chiến thắng 75 mới thống nhất đất nước. Chiến trường quyết định hoạt động chính trị (đàm phán Paris tạo nên ĐBP trên khộng và chiến thắng của của ĐBP trên không mang lại hiệp định Paris).
  3. Ree

    Ree Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    Ông này nói mà không biết nghĩ. Ông nói "phương Tây ko hiểu rõ chính trị của VN nên thổi phồng cụ", thế người VN hiểu rõ sao vẫn tôn kính cụ? Còn việc đánh giá cụ Giáp sau ***** là ý kiến cá nhân của mọi người, có phải cụ Giáp tự nhận mình như thế đâu?
    Còn câu này " Tuy cụ chỉ huy chiến trận nhưng quyết định chính trị không thuộc về cụ. Chính trị quyết định quân sự chứ không phải ngược lại " => tôi ko bình luận nữa nhá!
    Để bình luận về con người, lại cứ phải "ông ấy vừa giỏi quân sự, vừa giỏi về chính trị, lại phải đẹp giai, lại đàn hay sáo giỏi v.v... thì mới đáng nói" thì trên thế giới này chẳng có ai đáng để nói cả! Ngay cả Jesu, Đạt Lai Lạt Ma hay bất cứ người nào cũng không toàn diện được. Dù cho Võ Nguyên Giáp có lăng nhăng trai gái, hay rượu chè bài bạc.. thì tướng Giáp vẫn là người xứng đáng để mọi người kính phục. Việc sùng bái cá nhân là điều trong quá khứ, giờ đây phần lớn giới trẻ VN có ai còn tin vào những điều tô vẽ không có thật?
    Cá nhân tôi thấy tướng Giáp là một vị Đại tướng vĩ đại của lịch sử dân tộc VN. Người Việt Nam sẽ nhớ đến cụ như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung.. Điều ấy thời gian sẽ trả lời, mà cũng chẳng cần đợi thời gian, bây giờ ai cũng thấy điều đó.
    Chuongbeats - dùng nick vợ post.
  4. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Những câu trích thì đúng. Chỉ có bình luận của tienve là ngớ ngẩn thôi.
  5. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
  6. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    Chiến tranh ! Hai từ chiến tranh phải được hiểu thấu đáo. Khi ở hoàn cảnh của tướng Giáp, tôi nghĩ bạn cũng sẽ phải nói như vậy mà thôi.
    Để chiến thắng trong một cuộc chiến trước một kẻ thù quá mạnh (chúng ta hầu như không có gì ngoài lòng yêu nước), chúng ta có ngại hy sinh không (và chúng ta có gì để đảm bảo nếu không hy sinh như vậy, chúng ta sẽ giành chiến thắng)
    Cuộc chiến Mậu Thân là một sai lầm chiến thuật, nhưng nó ghi một dấu ấn chính trị đậm nét. Từ thất bại này, chúng ta rút ra được nhiều kinh nghiệm cho các chiến dịch năm 72, hiệp định Paris. Tuy nhiên cuộc chiến Mậu Thân này là sự ghi dấu ảnh hưởng quyền lực chính trị tuyệt đối của Lê Duẩn lúc đó, làm lu mờ vai trò lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Một hệ quả tất yếu, tướng Giáp không phải là nhân tố quyết định của chiến dịch này, có thể ông không đồng tình, nhưng cũng không thể phản đối.
    Không có cuộc chiến nào mà không có hy sinh mất mát. Cũng không có ai là hoàn hảo. Để đánh giá về một cuộc chiến, phải dựa trên kết quả cuối cùng.
    Nếu Xtalin và đội quân NKVD của ông không tàn bạo trong các cuộc thanh trừng trong suốt thời gian chiến tranh, liệu Hồng Quân Liên Xô có thể đánh bại được phát xít Đức.
    Để đạt được mục đích cuối cùng, phải biết chấp nhận hy sinh, nhất là trong những cuộc chiến không khoan nhượng.
    Vừa rồi Tổng Thống Thụy Sỹ cũng tới thăm tướng Giáp, ơn Trời Cụ trông vẫn còn khỏe mạnh, trái với các nguồn tin rằng Cụ đang rất yếu.
    Việt Nam cần nhiều người như Cụ Giáp trong bối cảnh hiện nay, khi mà quân đội ta ngày càng sút giảm sức chiến đấu, trogn khi mối nguy từ láng giềng phương Bắc ngày càng hiện rõ.
  7. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Năm nay cụ Giáp được 2 vị nguyên thủ nước khác
    đến tận nhà thăm. Các vị vip khác của VN khi về hưu
    nằm mơ cũng không thấy.
  8. atoanre

    atoanre Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Đại tướng Võ NGuyên Giáp xứng danh là anh hùng dân tộc, tài năng và nhân cách của cụ đã được chứng minh, nếu có ai bôi nhọ cụ thì đó là kẻ thù của dân tộc Việt Nam mà thôi.
    Cụ xứng đáng đứng ngang hàng với các bậc tiền nhân như Trần Hưng Đạo, Quang Trung-Nguyễn Huệ....
    Đất nước chúng ta tự hào vì có những người như cụ, các nguyên thủ quốc gia khi sang Việt Nam đều xin phép được tiếp chuyện cụ như tổng thống Thuỵ Sỹ hôm 4/8 là 1 ví dụ.
    Chúc cụ sống lâu cùng non sông đất nước .
  9. virusHiV

    virusHiV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    Tướng Giáp là một nhân vật vĩ đại của dân tộc Việt Nam thế kỉ 20.
    [​IMG]
    Vị tướng già
    Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
    Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa
    Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
    Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình
    Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh
    Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
    Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
    Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù
    Trong góc vườn mùa thu
    Cây lá cũng như ông lặng lẽ
    Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ
    Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây
    Ông ra đi
    Và...
    Ông đã về đây
    Đời là cuộc hành trình khép kín
    Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
    Là một trời nhớ nhớ với quên quên
    Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
    Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
    Bầy ngựa chiến đã chân chồn, gối mỏi
    Đi về miền cát bụi phía trời xa
    Ru giấc mơ của vị tướng già
    Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
    Một chân ông đã đặt vào lịch sử
    Một chân còn vương vấn với mùa thu.
    Anh Ngọc.
  10. vi_hoc

    vi_hoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Cái hình:
    [​IMG]
    Được vi_hoc sửa chữa / chuyển vào 00:46 ngày 08/08/2008
    Được vi_hoc sửa chữa / chuyển vào 00:51 ngày 08/08/2008

Chia sẻ trang này