1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đăk Nông - Trung Quốc - Việt Nam - lãnh thổ quốc gia

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ronandkim, 11/03/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MoDung

    MoDung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/12/819052/
    Tây Nguyên oằn mình vì bô-xít
    14:17'' 17/12/2008 (GMT+7)
    - Trong khi các nhà khoa học đang phản biện, cảnh báo những được mất về dự án khai thác bô - xít ở Tây Nguyên, thì nơi này đang phải oằn mình gánh chịu những tác động ban đầu, dù chưa có ?omẻ? bô - xít nào được móc lên.
    Tương tự dự án khai thác bô - xít, luyện alumin ở Nhân Cơ, huyện Đăk R?TLấp, Đắc Nông, dự án ?ođào bới? bô - xít luyện alumin Tân Rai, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng chỉ mới dừng lại ở việc san lấp mặt bằng, chuẩn bị dựng nhà máy tuyển quặng.
    Những rừng thông và đồi chè trước đây đang bị san bằng để xây dựng nhà máy tuyển quặng bô - xít. Ảnh: P.C
    Dù chưa thấy hết những hậu quả từ việc khai thác bô xít, song những gì Tây Nguyên đang trải qua cũng đã báo hiệu những tác hại khôn lường như đã được cảnh báo nếu dự án đi vào hoạt động.
    Biến hồ chứa nước thành hồ chứa? bùn đỏ
    TIN LIÊN QUAN
    * Nguy cơ hiện hữu trong các dự án bauxite trên Tây Nguyên
    * Giấc mơ thoát nghèo từ bauxite và hậu hoạ khôn lường
    * Đại dự án bauxite Tây Nguyên: người trong cuộc đề xuất gì?
    * Mất và được trong việc khai thác bauxite Tây Nguyên
    * Đại kế hoạch bauxite ở Tây Nguyên bị phản đối quyết liệt
    * Lãnh đạo Đắk Nông: "Không làm thì bô-xít vẫn là đất thôi"!
    * Bô-xít và hệ lụy môi trường ở Trung Quốc
    Qua đoạn đường đồi ngoằn ngoèo hơn 30km, từ thị xã Bảo Lộc, chúng tôi đến thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng. Biển báo trụ sở của Công ty bô - xít Lâm Đồng nằm khiêm tốn như biển hiệu quán cơm ven tỉnh lộ 725.
    Cách biển báo của Công ty bô - xít Lâm Đồng chừng 1km, tỉnh lộ 725 đã bị cắt đứt, và phủ kín bởi đống đất đỏ. Người ta đã san bằng rừng thông, và những đồi chè, cà phê để lấy mặt bằng dựng nhà máy tuyển quặng tại đây. Còn tỉnh lộ 725 được uốn chuyển cách vị trí cũ chừng 1km, đi ngang qua mạng sườn của nhà máy tuyển quặng trong tương lai.
    Thị trấn Lộc Thắng, nơi đặt nhà máy tuyển quặng, trông đìu hiu, xơ xác bởi những đồi chè và những ngôi nhà đã bị bỏ hoang, từ khi nông dân nhận được tiền đền bù. Chỉ còn lác đác vài căn liêu xiêu có tiếng trẻ con giữa đồi chè trông rệu rã bởi thiếu bàn tay chăm sóc. Họ là những hộ còn ?okẹt? lại vì chuyện tiền nong đền bù chưa thỏa đáng.
    ?oKhông biết lợi lộc gì, chứ giờ thấy khổ quá chú ơi! Ngày nào cũng đứng nhìn mấy đồi chè mà đau đứt ruột. Chăm tụi nó (chè) thì thấy phí công, vì họ sẽ đẩy xe ủi vô, san bằng hết, mà bỏ không đó thì thấy đau, nhưng chẳng biết làm sao nữa!?, ông Vũ Văn Bảy than thở.
    Ông Vũ Văn Bảy chỉ về phần còn lại của đồi chè và ngôi nhà đã bị san bằng để làm nhà máy tuyển quặng. Ảnh: P.C
    Ông Bảy là một trong những hộ đang cố bám đất, đòi công bằng cho mình. Ông kể, từ năm 2006, chính quyền địa phương đã thông báo và tiến hành đo đạc để đền bù, giải tỏa, nhường mặt bằng để người ta khai thác quặng bô - xít.
    ?oNghe chủ trương của Nhà nước thì dân như tôi chấp hành thôi, chứ chẳng biết cái dự án kia lợi hại thế nào?! Nhưng giờ thì thấy khổ rồi! Không chỉ vì chuyện tiền nong đền bù, mà chúng tôi đang lo lấy đất đâu để trồng cây, mà không có đất thì nông dân như chúng tôi làm sao sống??, ông Bảy nói thêm.
    Chẳng phải là chuyện thiếu đất để trồng cây, mà nông dân cần những khu canh tác gần nguồn nước, để tiện cho tưới tiêu. Đất thì không thiếu, nhưng đất để trồng trọt được thì chẳng phải dễ có giữa đại ngàn luôn thiếu nước như vùng Tây Nguyên.
    Ông Bảy chỉ xuống thung lũng, nơi có hồ chứa nước rộng cả trăm hecta, dưới chân đồi, rồi cho biết, đó là một trong những nguồn nước quan trọng để nông dân ở đây tưới tiêu cho mấy đồi chè, cà phê. Nguồn nước này khá dồi dào, vì được cung cấp bởi các suối, mương rạch từ phía thượng nguồn chảy về, và cả nước mưa.
    Một phần của hồ chứa nước tưới tiêu cho các đồi chè, cà phê, nơi này sẽ bị biến thành hồ chứa bùn đỏ. Ảnh: P.C
    Nhưng theo quy hoạch của dự án khai thác bô - xít ở Lâm Đồng, cái hồ nước rộng cả trăm hecta kia sẽ là nơi chứa bùn đỏ, chất thải từ khâu tuyển quặng bô - xít để luyện alumin.
    Ông Lê Việt Quang, Giám đốc Công ty bô - xít Lâm Đồng (thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam) cho biết, công ty này vừa hợp đồng với đối tác Trung Quốc về việc xử lý bùn đỏ. Ông Quang xác nhận việc hồ nước này sẽ bị ?oxóa sổ?, và các chuyên gia của Trung Quốc sẽ tiến hành nạo vét lòng hồ, lót chống thấm và biến hồ nước này thành hồ chứa bùn đỏ.
    Nông dân lao đao vì bô - xít
    Từ khi dự án triển khai tại Bảo Lâm, Lâm Đồng, cuộc sống người dân ở đây đã có sự xáo trộn. Chưa thấy được cảnh khá giả, nhưng những thân phận lao đao vì dự án bô - xít thì đã rõ. Nông dân bị đẩy xa những hồ nước, đồi chè, họ được đưa về tái định cư nơi tử tế hơn, nhưng lại lo ngay ngáy vì chẳng biết cách nào kiếm sống, khi những đồng tiền đền bù vơi đi và họ chưa tiếp nhận được phương thức kinh doanh chốn thành thị.
    Anh Nguyễn Văn Chuyền lo âu về số phận và cuộc sống tương lai của gia đình mình. Ảnh: P.C
    Anh Nguyễn Văn Chuyền là một trong những hoàn cảnh éo le đó. Từ một chủ đất, giờ anh phải đi ở thuê và làm mướn cho người khác kiếm sống qua ngày.
    ?oTôi có 2,3ha đất trồng chè và cà phê, mỗi năm thu được khoảng 15 triệu. Khi dự án đến, họ hỗ trợ và đền bù cho chúng tôi được 154 triệu, và tôi phải mua lại nền nhà tái định cư ngoài thị trấn Lộc Thắng. Dù đã đăng ký nhưng đến nay vẫn chưa nhận được nhà, nhưng có về đó ở thì cũng chưa biết phải làm gì ăn?, anh Chuyền tâm sự.
    Như gia đình ông Bảy, anh Chuyền đang phải lo đến nẫu ruột chuyện kiếm kế sinh nhai. Đất mình đã bị thu hồi để làm nhà máy tuyển quặng, nhà mới chưa có, giờ vợ chồng và đứa con anh dắt nhau đi ở trọ, còn anh chạy một chân làm thuê cho người khác để kiếm sống.
    ?oCầm chừng ấy tiền chứ chẳng dễ để mua được miếng đất canh tác đâu anh! Chỗ nào gần nguồn nước tưới tiêu thì cũng chỉ mua được 2 sào, nhưng ai chịu bán lẻ cho mình thế. Còn muốn rộng hơn thì phải vào sâu hơn, nhưng chẳng có nước để tưới tiêu thì cũng coi như tiêu luôn!?, anh Chuyền tính toán.
    Với những nông dân quanh năm chỉ biết bám nương, bám rẫy, thì cuộc sống của họ phụ thuộc vào nguồn nước, đất. Khi mà hai điều kiện thiết yếu bị mất đi, cuộc sống họ lao đao là điều tất nhiên.
    Trong khi đó, dự án tuyển quặng bô - xít để sản xuất alumin lại cần một nguồn nước dồi dào, nhưng lại chẳng phải dễ dàng với nơi đây, thì khi dự án triển khai, những đồi chè, cà phê chắc chắn phải lao đao theo vì cơn khát.
    Ông Lê Việt Quang , Giám đốc Công ty bô - xít Lâm Đồng. Ảnh: P.C
    Để giải quyết bài toán này, ông Lê Việt Quang cho biết, trong dự án khai thác mỏ quặng Tân Rai có đầu tư xây dựng một đập nước ở Cai Bản, có sức chứa 21 triệu m3. Trong đó, 18 triệu m3 dùng cho việc tuyển quặng, khối lượng còn lại sẽ cung cấp cho nông dân dùng tưới tiêu. Dự án xây dựng đập này sẽ hoàn thành vào mùa khô 2009.
    Mặc dù được ?ovẽ? một bức tranh sáng màu về nguồn nước cho nông dân trong vùng, nhưng đến nay, đập Cai Bản vẫn chỉ là bản vẽ. Và cho dù có xây được đập đi chăng nữa, thì việc cam kết chia nước trên có thực hiện đều đặn, hay còn phụ thuộc vào công suất của nhà máy, thì điều này không nằm trong tầm kiểm soát của nông dân.
    Đó là chưa kể, để dẫn được nước từ đập Cai Bản đến các khu vực trồng trọt của nông dân chẳng hề đơn giản như cắm ống hút vào ly nước. Rồi đây, nông dân đã khó lại càng khó, nay phải đối mặt thêm với thảm cảnh về môi trường mà chưa thể lường hết được hậu quả của nó sẽ kinh khủng như thế nào?!
    *
    Phan Công
  2. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Đóan ngay trước mắt chỗ này sẽ thành cái bô cho mấy con @ rân chủ chui vào mà, mod ơi mod.
  3. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Có vẻ như vẫn chưa đc thông qua.
    Chán thế không biết, chuyện này e chỉ hóng hớt đc trên
    mạng chứ chẳng rõ đầu của tai nheo ra sao, bọn vietnamnet
    đưa tin nhiệt tình nhất mà vẫn thấy lấp lửng thế nào.
  4. FreeCashFlow

    FreeCashFlow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Bài viết:
    575
    Đã được thích:
    0
    Chú này thuộc loại cực tả đầu đất. Mọi người thảo luận khác ý chú cái là giở giọng quy chụp, rồi hô hào mod..mod..
  5. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Thêm một bằng chứng cho cái mà bạn gọi là chưa được thông qua
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:http://www.sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=47910&fld=HTMG/2009/0306/47910[/QUOTE]

    Được ronandkim sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 11/03/2009
  6. tomtepvt

    tomtepvt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    863
    Đã được thích:
    0
    Lành ít dữ nhiều
  7. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Đọc xong này còn thấy dữ nhiều hơn ấy nhỉ
  8. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    [source]
    TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

    1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ************* Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ********************** Nông Đức Mạnh đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/5- 2/6/2008. Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã hội đàm với Tổng Bí thư, ************* Hồ Cẩm Đào; lần lượt hội kiến với Ủy viên Trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm. Phó ************* Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tham dự các hoạt động liên quan. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm Tổ hợp Olympic Bắc Kinh và thăm tỉnh Giang Tô.
    Trong bầu không khí chân thành, hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng và tích cực đối với việc đi sâu phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ mới, đối với hoà bình và phát triển của khu vực và thế giới.
    2. Hai bên nhấn mạnh, con đường phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, đáp ứng lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu rực rỡ mà Trung Quốc giành được trong 30 năm cải cách mở cửa, tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam giành được trong sự nghiệp đổi mới, tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Phía Việt Nam bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và lời thăm hỏi chân thành đối với những mất mát to lớn về người và của do trận động đất nghiêm trọng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc gây ra và tin tưởng nhân dân Trung Quốc anh em nhất định sẽ sớm khắc phục được hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống; bày tỏ hoan nghênh đối với công tác chuẩn bị chu đáo của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 và sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của phía Trung Quốc để tổ chức thành công Đại hội thể thao này. Phía Trung Quốc bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với tình cảm hữu nghị và sự ủng hộ nói trên của phía Việt Nam.
    3. Hai bên bày tỏ hài lòng trước những thành quả to lớn đã đạt được trong quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước trong những năm qua; khẳng định tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần hết sức gìn giữ và không ngừng phát huy mạnh mẽ. Hai bên nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo phương châm ?oláng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai? và tinh thần ?oláng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt?; luôn luôn nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ hai nước, đảm bảo chắc chắn cho quan hệ hai nước phát triển lâu dài, ổn định và lành mạnh. Hai bên bày tỏ sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực, tăng cường tin cậy toàn diện lẫn nhau, đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy cùng nhau phát triển, thúc đẩy thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Trên tinh thần coi trọng đại cục, hiệp thương hữu nghị, công bằng, hợp lý, cùng có lợi, cùng thắng, hai bên sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các nhận thức chung mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, tích cực hợp tác để xử lý và giải quyết thoả đáng các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Hai bên tăng cường phối hợp trong các công việc quốc tế và khu vực, cùng nhau thúc đẩy xây dựng hoà bình lâu dài, cùng phồn vinh ở châu Á và trên thế giới.
    4. Hai bên nhấn mạnh sẽ tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tuyên bố thiết lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên nhất trí phát huy đầy đủ vai trò của Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực; xây dựng cơ chế giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan Trung ương hữu quan của hai Đảng; đi sâu trao đổi về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và về xây dựng Đảng, quản lý đất nước; tiếp tục tổ chức tốt các cuộc hội thảo lý luận giữa hai Đảng; thúc đẩy hợp tác về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; thúc đẩy cơ chế hợp tác có hiệu quả giữa các bộ, ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh; mở rộng hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục?; triển khai mạnh mẽ giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức nhân dân; phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
    5. Hai bên hài lòng trước đà phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây; nhất trí tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác kinh tế thương mại song phương; khẩn trương bàn bạc, ký kết và thực hiện tốt ?oQuy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc?, xác định các lĩnh vực và dự án hợp tác trọng điểm; nâng cao hơn nữa quy mô và mức độ hợp tác kinh tế thương mại. Hai bên đồng ý trên tinh thần bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi, cùng thắng, tích cực tìm kiếm những lĩnh vực tăng trưởng mậu dịch mới, duy trì kim ngạch mậu dịch song phương tăng trưởng nhanh; đồng thời áp dụng những biện pháp thiết thực và có hiệu quả để cải thiện cơ cấu mậu dịch, thực hiện phát triển cân bằng mậu dịch song phương. Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Hai bên tăng cuờng hợp tác trong các dự án như: Bôxit Đắc Nông, các dự án trong khuôn khổ ?oHai hành lang, một vành đai kinh tế? và các dự án lớn khác. Hai bên khẳng định tăng cường hợp tác trong các cơ chế kinh tế khu vực, liên khu vực và quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới?
    Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật, và một số thoả thuận kinh tế thương mại khác về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam tín dụng ưu đãi và cho vay ưu đãi bên mua.
    6. Hai bên hài lòng đối với việc cơ bản hoàn thành công tác phân giới biên giới trên đất liền; đồng ý phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tích cực giải quyết các vấn đề còn lại và đẩy nhanh tiến độ công tác, đảm bảo thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền trong năm 2008 và sớm ký văn bản mới về quy chế quản lý biên giới nhằm xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa hai nước thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Hai bên tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; thực hiện tốt công tác kiểm tra liên hợp cũng như điều tra liên hợp nguồn thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung và việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ; đẩy nhanh việc thực hiện ?oThỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thoả thuận tại Vịnh Bắc Bộ?, phấn đấu sớm đạt kết quả thực chất trong hợp tác thăm dò, khai thác chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ; giữ gìn trật tự sản xuất nghề cá bình thường, tích cực triển khai hợp tác nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn trên biển ở Vịnh Bắc Bộ? Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động cùng khảo sát ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình Biển Ðông; tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được; đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp.
    7. Phía Việt Nam khẳng định thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ ?oĐài Loan độc lập? dưới mọi hình thức; Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.
    8. Hai bên hài lòng về sự hợp tác giữa hai nước trong các công việc quốc tế và khu vực. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường sự hợp tác và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, APEC, Trung Quốc - ASEAN..., cùng nhau giữ gìn và thúc đẩy hoà bình, phồn vinh và phát triển của thế giới.
    9. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, ************* Hồ Cẩm Đào và Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trân trọng mời Tổng Bí thư, ************* Hồ Cẩm Đào sớm sang thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, ************* Hồ Cẩm Đào đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời./.
    [/source]
  9. FreeCashFlow

    FreeCashFlow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Bài viết:
    575
    Đã được thích:
    0
    Trích đoạn về "con Ngựa thành Troa" được Tàu khựa cài lại Hải Phòng chuẩn bị cho chiến tranh biên giới Trung - việt năm 1979 :
    Cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc tháng 4 năm 1975, mối bất an nghi kị trong ban lãnh đạo Việt Nam với người "đồng chí" Trung Quốc càng lớn.
    Dù viện trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng song song với đó là số lượng Hoa Kiều có mặt tại Hải Phòng, Hà Nội tham gia buôn bán, tiểu thương ngày càng lớn mà người Trung Quốc ở đâu, tai mắt họ ở đó.
    Tại mạn biên giới phía bắc thì lấy danh nghĩa giúp Việt Nam làm tuyến đường sắt Lạng Sơn - Nam Ninh, Trung Quốc cũng cho xê dịch nhiều cột mốc biên giới trên toàn tuyến lùi về phía Việt Nam.Các công nhân đường sắt Trung Quốc cũng cho chôn trong mộ giả những thứ mà sau này ít ai ngờ đến: Các loại tiểu liên AK47, đạn cối, đạn 12ly 7 mà đến năm 1979, khi xâm lược Việt Nam. họ đào lên lấy ra dùng.
    Ngay trong năm 1956 thì lợi dụng quân đồn trú Pháp rút đi theo hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung Quốc đã cho quân đổ bộ lên nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa ( nhóm An Vĩnh) trước khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà ( nam Việt Nam) kịp đổ bộ lên đóng giữ nhóm phía Tây ( nhóm Nguyệt Thiềm), trong sự bất ngờ và bất lực của cả hai chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Hòa (nam Việt Nam).
    Càng về giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Mỹ càng lại gần và tìm cách thỏa hiệp với người "đồng chí" Trung Quốc.Cho đến năm 1972, lần lượt ngoại trưởng Kissinger rồi Tổng thống Mỹ Nixon đến thăm Trung Quốc.Các cuộc gặp được thế giới gọi là "Ngoại giao bóng bàn này" đã làm thế đối đầu Trung-Mỹ trong chiến tranh lạnh được dần dần dịu bớt và Mỹ cũng ngầm đạt được thoả hiệp với Trung Quốc trên lá bài Việt Nam vế việc rút quân Mỹ ra khỏi nam Việt Nam.
    Sự đề phòng của Việt Nam với Trung Quốc càng có cơ sở khi tháng 1 năm 1974, sau khi đi đêm với Mỹ và chắc chắn được biết Mỹ sẽ không can thiệp giúp đồng minh Việt Nam Cộng Hoà, Trung Quốc đã đổ quân, khiêu khích và chiếm trọn nốt nửa phía tây của quần đảo Hoàng Sa chỉ trong 2 ngày, hơn 40 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tử trận.Một lần nữa, chính phủ cả hai miền nam và bắc Việt Nam khi đó đang trong giai đoạn cuối của cảnh nồi da nấu thịt lại cay đắng bất lực.
    Sau khi hai miền nam-bắc Việt Nam thống nhất, mục đích của Trung Quốc đối với Việt Nam như "chia để trị" giống như hai miền Triều Tiên và "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng" , viện trợ cho Việt Nam để "đánh cho Mỹ chảy máu" đã không thành.Trung Quốc ấm ức nhìn hai miền Việt Nam thống nhất dù sau khi thoả hiệp với Mỹ năm 1972 và sau khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi miền nam Việt Nam tháng 5 năm 1973, viện trợ của Trung Quốc cho bắc Việt Nam hầu như đã không còn.
    Nhìn lại cuốn Hồi kí về chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp mới thấy được sự thực rằng Trung Quốc đã đi đêm với thực dân Pháp để nghĩ ra cái Hiệp Định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước, đưa nước ta vào thành một cái cối xay thịt mới theo đũng ý đồ "chia để trị" của chúng, dù Trung Quốc đã biết trước Mĩ sẽ chủ tâm phá hoại Hiệp định và không tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.Thay vì vĩ tuyến 13 chia hai miền theo đúng thực tế chiến trường tại thời điểm sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trung Quốc kéo lên thành vĩ tuyến 17.
    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung Quốc sử dụng con bài mới tại Đông Dương là tên đồ tể khát máu Polpot đứng đầu chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia giai đoạn 1975-1979.Sau khi lợi dụng sự ủng hộ của quốc vương Shianuk, Polpot chính thức cùng Đảng CS Campuchia nắm quyền tại Phnompenh tháng 5 năm 1975.
    Sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương ( chống Pháp và chống Mĩ), chính thức chấm dứt ngày 30-4-1975 thì chỉ vài ngày sau, ngày 4-5-1975 quân du kích Khmer Đỏ bất ngờ đánh chiếm đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam.Với sự hậu thuẫn và ủng hộ triệt để về khí giới của Trung Quốc, quân Khmer Đỏ liên tiếp đánh phá, tràn sâu vào khu vực biên giới phía Tây Nam Việt Nam, gây nên các vụ thảm sát, đốt nhà, tàn phá nặng nề các thị trấn làng mạc của Việt Nam trong suốt giai đoạn tháng 5-1975 đến cuối năm 1978, khi Việt Nam phản công lại.Có nơi như thị xã Tây Ninh, quân Khmer Đỏ tràn sâu tới 40km trước khi rút đi, tàn sát hàng ngàn thường dân vô tội.Điển hình nhất là trong tuần cuối cùng tháng 4 năm 1978, quân đội Khmer Đỏ bất ngờ tràn vào xã Ba Chúc, tỉnh An Giang, và thảm sát hơn 3000 dân thường Việt Nam chỉ trong vài ngày chiếm đóng.
    Cũng trong giai đoạn này thì khoảng 2 triệu người Campuchia (1/3 dân số) dưới bàn tay sắt của Polpot đã bỏ mạng vì bị tra tấn, thủ tiêu, bỏ đói ... Với sự dập khuôn 100% cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông, đuổi trí thức về nông thông làm ruộng, coi công nông là giai cấp tiên phong, tập thể hoá đến cực đoan tất cả các tư liệu sản xuất, thủ tiêu tất cả các thành phần chống đối và những người hết khả năng lao động, thảm sát tất cả các kiều dân không có dòng máu Khmer ... Camphuchia chỉ trong 3 năm thực sự trở thành một "Cánh đồng chết" theo cách gọi của những nhà sử học sau này và thủ đô Phnompenh hoang tàn được thế giới gọi là Thành phố Ma vì trí thức, tiểu tư sản, người dân trung lưu đều bị dồn về nông thôn làm ruộng , làm thuỷ lợi trong nông trang tập thể.
    Trên bình diện quốc tế thì sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tổng thống mới đắc cử của Mỹ là Jimmy Carter đã có chủ trương ban đầu ngay trong năm 1977 là bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.Một loạt các cuộc gặp gỡ cấp ngoại trưởng đã được tiến hành tại Paris và New York, tuy vậy do chủ trương của Bộ chính trị Đảng CS Việt Nam không chấp nhận điều kiện bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ do Mỹ đưa ra là "Vô điều kiện" mà ngược lại, muốn có điều kiện : Bồi thường chiến phí, cam kết tái thiết đất nước v.v.... Nên các cuộc đàm phán Việt Mỹ trong năm 1977,1978 gặp nhiều khúc mắc khó giải quyết.Ngay giữa lúc đó, tại Trung Quốc, Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, đến vụ án Bốn tên và đến năm 1978 thì Đặng Tiểu Bình hoàn toàn khôi phục quyền lực tối cao trong Đảng CS Trung Quốc.Lập tức trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ trong năm 1978, Đặng gọi Việt Nam là "Cuba của Đông Dương" , rằng Việt Nam âm mưu "tiểu bá" và muốn thay mặt Liên Xô xâm lược toàn cõi Đông Dương.
    Một loạt các cuộc vận động hành lang do Đặng thực hiện trong năm 1978 với Mỹ, Nhật, các nước phương Tây và các nước Đông Nam Á.Đến lúc này thì cố gắng bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ đến vòng đàm phán cuối cùng tại New York tháng 11 năm 1978 hoàn toàn đổ vỡ.Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối tác cần phải bắt tay tại khu vực.Cùng với việc Việt Nam gia nhập khối COMECON ( khối tương trợ kinh tế gồm Liên Xô và các nước khối CS Đông Âu) cuối năm 1978, tại Đông Dương hình thành hai cực mới : Việt Nam, Lào với đồng minh thân cận là Liên Xô và các nước CS Đông Âu , bên kia là chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ của Polpot tại Campuchia do Trung Quốc hậu thuẫn, đứng sau là Mỹ và phương Tây mới bình thường hoá quan hệ hoàn toàn với Trung Quốc.
    Cũng phải nói thêm rằng sau năm 1975, nền kinh tế của Việt Nam bị lũng đoạn khá nặng bởi lực lượng Hoa Kiều đông đảo từ Hà Nội, Hải Phòng đến TP HCM.Những người Hà Nội sống tại khu 36 phố phường hẳn đều biết cả dãy phố hàng Ngang hàng Đào ngày các "đồng chí" Trung Quốc sang giúp Việt Nam đào hầm phòng không những năm 60,70 đông người Hoa làm ăn sinh sống như thế nào.
    Lo sợ một nước Việt Nam giờ đây thống nhất rồi sẽ thoát ra khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc, Hoa Nam Tình báo Cục của Bắc Kinh liên tiếp tuyển mộ gián điệp từ lực lượng Hoa kiều đông đảo này, nhằm thu thập tình hình, địa hình, bố trí quốc phòng để lo trước một cuộc xâm lược mới.Ngay từ cuối năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc đã chấm dứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở hai nước bị đóng cửa.Đây là đỉnh điểm của chính sách đánh tư sản mại bản nhằm trực tiếp vào Hoa kiều sau tháng 4 năm 1975 và chủ trương trục xuất Hoa Kiều trở lại Trung Quốc trong năm 1978.
    Cuối tháng 12 năm 1978, sau hơn 3 năm chịu đựng các cuộc quấy phá và thảm sát suốt dọc biên giới do Khmer Đỏ gây ra với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của đại tướng Lê Trọng Tấn chính thức phản công và nhanh chóng giành chiến thắng ngay trong tháng 1 năm 1979.Tàn quân Khmer Đỏ rút chạy và ẩn náu tại biên giới Thái Lan, đằng sau là các cố vấn Trung Quốc cùng sự trợ giúp triệt để về khí tài để Khmer Đỏ tiếp tục chiến tranh du kích trong suốt thời gian quân đội Việt Nam đóng tại Campuchia để đánh gục đến cùng tàn quân Khmer Đỏ của Polpot.
    Nhận thấy đồng minh Polpot bị lật đổ, đồng thời với việc Việt Nam đang tìm cách đưa hoàng thân Shianuk trở lại nắm quyền để xây dựng một Campuchia Dân Chủ, cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc lập tức lu loa "Việt Nam xâm lược Campuchia" và Việt Nam "vong ân bội nghĩa" vì đã nhận 20 tỷ đô-la viện trợ Trung Quốc trong chiến tranh chống Mỹ v.v...
    Cuối tháng 1 năm 1979, Đặng tuyên bố trên truyền thông Trung Quốc cần phải "dạy cho Việt Nam một bài học".Viện cớ điều khoản trong Hiệp định tương trợ Việt-Xô 1978 có ghi "một trong hai bên sẽ sử dụng các biện pháp có thể để trợ giúp nước kia trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công", Đặng lu loa Việt Nam âm mưu tiểu bá Đông Dương, cấu kết với Liên Xô hình thành thế bao vây Trung Quốc.
    Lấy cớ là "phản công tự vệ", Đặng huy động hai Đại quân khu Quảng Tây và Đại quân khu Côn Minh với quân số tổng cộng lên đến 600.000 người lúc đó trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.Mục đích là để trực tiếp buộc quân chính quy của Việt Nam đang đóng tại Campuchia phải rút về phòng thủ tuyến biên giới phía bắc để cứu nguy cho chính quyền diệt chủng Polpot, đồng thời trong khả năng có thể sẽ tiến chiếm Hà Nội để dựng lên một chính quyền thân Trung Quốc do tên ********* Hoàng Văn Hoan lúc này đang tị nạn ở Trung Quốc đứng đầu, thay cho chính quyền của TBT Lê Duẩn.Đặng huênh hoang tuyên bố trên truyền thông trước khi mở màn chiến dịch : " Trung Quốc sẽ ăn sáng tại Hà Nội, ăn trưa tai Huế và ăn tối tại Sài Gòn".
    ( trích từ bài đăng bởi Wehrmacht : http://ttvnol.com/forum/gdqp/1138544.ttvn ).
  10. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    bạn có biết là thằng Khựa truyền thống mang công nhân của nó đi để xây lắp cho các công trình của nó, bác nào ở HN đi qua đoạn phố THuỵ Khuê, Hoàng QUốc Việt ... và một số các địa điểm có công trình của TQ thì thấy rõ , toàn chữ Tàu, không có một dòng chữ VN nào, công nhân ở đó cũng toàn ngừơi Tàu, và một số ngưìơi Việt nói tiếng Tàu để phiên dịch cho bọn nó thôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này