1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 01/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Với tầm nhìn xa của Williamson, nhiều ý tưởng, sáng kiến của lữ đoàn 173 đã được phổ biến, nhân rộng trong toàn quân. Như là việc sử dụng máy bay trực thăng hiệu chỉnh cho pháo binh vào ban đêm, gắn đại liên cố định trên trực thăng chở quân, dùng trực thăng để bốc hoặc thả các kết cấu của cầu phao, huấn luyện trực thăng vận, các phi đội đại bàng (eagle flights). Đây là các phi đội có nhiệm vụ là xác định và giao chiến với đơn vị đối phương hoặc truy kích khi chúng tháo chạy. Phi đội đại bàng là lực lượng có thể sẵn sàng hoạt động độc lập hay phối hợp với các đơn vị khác.

    Ngoài vai trò là đơn vị thử nghiệm, lữ đoàn dù 173 cũng phải hoàn thành sứ mệnh là lực lượng phản ứng nhanh của lục quân trên Thái Bình Dương. Do vậy nó dùng khá nhiều thời gian để huấn luyện không vận trên khắp Thái Bình Dương. Lữ đoàn đã tới huấn luyện ở Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, chú trọng vào nhảy dù, du kích chiến và kỹ năng tác chiến trong rừng rậm nhiệt đới. Chỉ trong 6 tháng đầu tiên sau khi tái lập, lữ đoàn dù 173 đã có 6 cuộc tập trận lớn và lính của nó đã có tổng cộng 10.719 lần nhảy dù.

    Do diễn tập nhảy dù rất nhiều ở Đài Loan, nên binh sĩ của lữ đoàn 173 được lính Trung Hoa dân quốc rất ngưỡng mộ. Vì quá ấn tượng nên quân Trung Quốc đã đặt cho các thành viên của lữ đoàn biệt danh là Thiên Binh hay “lính nhà trời - Sky Soldiers”. Biệt danh này đã được tướng Williamson chấp nhận và giữ lại.

    Với những nỗ lực ko mệt mỏi của tướng Williamson, lữ đoàn dù 173 đã nhanh chóng trở thành 1 trong những đơn vị hàng đầu trong lục quân Hoa kỳ. Tinh thần lên rất cao và lữ đoàn thường xuyên có tỉ lệ tái ngũ lên đến 100%, đây là 1 thành tích chưa từng có. Có những sĩ quan được đưa đi học với cơ hội thăng tiến cao cũng từ bỏ để ở lại lữ đoàn. Trong thực tế điều này phổ biến đến nỗi tướng Williamson phải hứa với những sĩ quan đó là sẽ vẫn giữ chỗ cho họ sau khi hoàn tất khóa học.

    Đầu năm 1964, các đơn vị trực thuộc lữ đoàn đều đã được huấn luyện đầy đủ, đã qua thử thách và sẵn sàng làm nhiệm vụ. Đến giữa năm lữ đoàn tiến hành huấn luyện với những khoa mục rất đa dạng phần lớn là dựa trên kịch bản đối phó với những tình huống khẩn cấp giả định trên chiến trường. “Lính nhà trời - thiên binh” tiếp tục chứng tỏ được họ là những lính nhảy dù thực thụ với 26.339 lần nhảy trong năm. Ngoài việc huấn luyện nhảy dù thuần túy, lữ đoàn cũng ko ngừng nâng cao chiến thuật cơ động đường không, phát triển chiến thuật đổ quân từ máy bay xuống rồi đánh bọc hậu, thọc sườn quân địch…

    Với tình trạng luôn sẵn sàng chiến đấu cao độ khiến cho lữ đoàn dù 173 trở thành sự lựa chọn hợp lý, thực ra là duy nhất, cho việc triển khai tới nam VN. Bảo vệ các căn cứ không quân quan trọng và càn quét vùng rừng rậm có VC cho các sư đoàn Mỹ đang tới, theo quan điểm của tướng Williamson, là công việc lý tưởng của cái đơn vị di chuyển chớp nhoáng, khó bị tấn công của mình. Vì khả năng đặc biệt này, và trên thực tế tướng Westmoreland đã từng nói đơn vị của ông sẽ ở lại VN ko quá 60 ngày, Williamson cảm thấy rất tự tin rằng lữ đoàn 173 sẽ vẫn hoàn thành nhiệm vụ trong vai trò 1 đơn vị phản ứng nhanh của chiến trường Thái Bình Dương.

    Sau 3 ngày ở Sài Gòn để nghiên cứu khu vực tác chiến mới, tướng Williamson quay về Okinawa chủ yếu để thay đổi và tổ chức lại lữ đoàn cho phù hợp yêu cầu của nhiệm vụ mới. Thay đổi quan trọng nhất liên quan đến việc cắt giảm các trang bị nặng của đơn vị. Williamson nhanh chóng nhận ra rằng địa hình miền nam VN sẽ ko cần nhiều đến xe tải. Ông cho loại 1 nửa số chúng ra khỏi trang bị của lữ đoàn. Toàn đơn vị, dẫu đều có bằng nhảy dù, sẽ cơ động chủ yếu ở VN bằng máy bay trực thăng, nên những xe tăng của trung đoàn 16 thiết giáp là ko cần thiết. Williamson loại chúng ra luôn. Thay vào đó ông yêu cầu xe bọc thép chở quân (APC). Được trang bị đại liên cal 50 và khả năng chở theo người cùng đồ tiếp tế, những chiếc APC này là 1 sự kết hợp giữa hỏa lực và tính cơ động.

    Để giữ bí mật, tới ngày 3 tháng 5 năm 1963 Williamson mới công bố việc triển khai quân. Ngày hôm đó ông gửi lệnh cho lính dù báo cho họ biết rằng họ sẽ đến VN trong 3 ngày nữa. Sau gần 2 năm vất vả huấn luyện chuyên sâu, lữ đoàn rốt cục cũng được tham gia lần thử nghiệm cuối cùng. Trong 72 giờ trước khi triển khai các lính dù làm việc như điên. Có hàng tỉ việc cần phải làm, ai cũng bận bịu 24 giờ 1 ngày để chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. 'Thiên binh" sẽ được tham chiến, và họ muốn chuẩn bị càng nhanh càng tốt.

    Dù đang cực kỳ gấp rút, tướng Williamson vẫn giữ thái độ điềm tĩnh. Mục tiêu chính của ông trong cương vị lữ đoàn trưởng là tạo điều kiện với sự can thiệp ít nhất và để cho cấp dưới có thể tự xử lý công việc. Về bản chất, là ông lùi lại để cho lính tráng làm theo chính xác những gì ông đã huấn luyện cho họ.

    Vì kỳ hạn của nhiệm vụ này của lữ 173 chỉ mang tính tạm thời, nên tướng Williamson vẫn giữ thói quen thường lệ. Tối ngày 4 tháng 5 năm 1965, ông và vợ tới dự bữa tiệc do tư lệnh quân đội trên đảo Okinawa là tướng Al Watson mời. Đó là 1 bữa dạ tiệc linh đình, và phải đến 22g00, 2 vợ chồng Williamson mới được cho về. Họ trở về nơi ở, tại đây viên tướng thay bộ lễ phục ra, mặc bộ quân phục dã chiến. Ông cầm lấy túi xách, hôn chào tạm biệt vợ mà ko hề biết rằng nhiệm vụ 60 ngày của mình sẽ kéo dài 10 tháng.

    Mờ sáng ngày 5 tháng 5 năm 1965, những máy bay vận tải C-130 chở các đơn vị của lữ đoàn dù số 173 bắt đầu hạ cánh xuống căn cứ không quân Biên Hòa. Những chiếc máy bay gầm rú nối nhau đáp xuống, nhả xuống những anh lính dù vừa háo hức vừa sợ hãi, rồi lại bay về Okinawa để chở thêm những toán lính khác.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Việc lữ đoàn 173 được triển khai tới nam VN giờ ko còn là bí mật nữa. Các phóng viên đã có mặt ở sân bay ghi hình sự xuất hiện của đơn vị chiến đấu trên bộ đầu tiên thuộc lục quân Mỹ tại nam VN. Đại tướng Westmoreland đã tới đó để đón mừng tướng Williamson cùng những lính dù của ông này. Westmoreland cam đoan với các nhà báo là lữ đoàn chỉ làm nhiệm vụ tạm thời, nhằm bảo vệ an ninh cho 2 căn cứ quan trọng phục vụ chiến dịch Sấm Rền.

    Trong 2 ngày kế tiếp, phần còn lại của lữ đoàn đổ hết quân xuống Biên Hòa. Lính dù nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng doanh trại và tập thích nghi dần với cái nóng ngột ngạt, ẩm thấp của miền nam VN. Họ cũng bắt đầu tuần tiễu xung quanh căn cứ không quân, quét sạch quân nổi dậy ra khỏi khu vực và tiếp tục công tác huấn luyện.

    Tướng Williamson cũng chấp nhận thực tế rằng, tuy đây là đơn vị dù, nhưng hầu như sẽ phải cơ động khắp vùng trách nhiệm bằng máy bay trực thăng. Tiểu đoàn trực thăng 145 (145th Aviation Battalion) sẽ đáp ứng nhu cầu đường không cơ bản cho lữ đoàn.

    Williamson buộc phải công nhận những bài huấn luyện cơ động không vận mà lữ đoàn đã thực hiện suốt 2 năm qua là rất bổ ích nhưng ko có giá trị thực tế. Ông nhanh chóng thực hiện tập luyện cơ động đường không ngay trong điều kiện thực tế chiến đấu mới.

    Đơn vị vừa tới VN 2 tuần, Williamson đã ghi chú: “Chúng tôi bắt đầu huấn luyện trực thăng vận. Thoạt đầu chúng tôi chỉ tập kỹ thuật “bay vào và thoát ra”. Theo những người liên quan thì đây là hành động quan trọng. Bay vào và bay ra 1 cách nhanh chóng, vận động càng nhanh càng tốt đúng hướng ra khỏi bãi đáp. Những hoạt động này sẽ được thực hiện sau khi hỏa lực quân ta oanh tạc dọn bãi.”

    Thực tế chiến trường đã giội cho lữ đoàn 1 gáo nước lạnh ngay khi họ vừa tới nam VN. Ngày 22 tháng 5 năm 1965, 1 tiểu đội “Thiên Binh” đang cắt rừng khi đi tuần tiễu gần ngay căn cứ không quân Biên Hòa thì vướng vào mìn bẫy VC. Vụ nổ khiến cho 1 lính dù bị mảnh găm vào cổ. Anh này đã trở thành nhân vật đặc biệt khi được vinh hạnh là thương vong đầu tiên của lữ đoàn trong chiến tranh VN.

    Buổi chiều cùng ngày, 1 lính dù khác thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 503 đã bị thương do viên đạn M79 anh ta bắn nổ quá gần.

    2 người lính trẻ tuổi này đã nối dài danh sách những lính nhảy dù đã đổ máu cho tổ quốc khi phục vụ trong trung đoàn 503 bộ binh dù là tiền thân của nó.







    Chương 2
    Những năm đầu tiên





    Tướng Williamson sử dụng những ngày còn lại của tháng 5 để lữ đoàn thích nghi với miền nam VN. Dù cho các “Thiên Binh” đã trải qua 2 năm huấn luyện với đủ kiểu khí hậu ở Tây và Tây Nam Thái Bình Dương, nhưng họ chưa được chuẩn bị gì để đối phó với VN. Thời tiết ở đây chỉ dao động 2 kiểu như 1 câu nói đùa sau: “Từ nóng, ẩm để rồi chuyển sang nóng, ẩm hơn nữa.” Nhiệt độ ban ngày dao động quanh khoảng 33 độ, độ ẩm trên 90%. Có 1 mùa khô và 1 mùa mưa.

    Địa hình xung quanh Biên Hòa, nơi lữ đoàn 173 không vận hoạt động, là 1 sự kết hợp của những cánh đồng lúa và rừng rậm. Những cánh đồng lúa trải dài đến hàng dặm ở 1 số khu vực chỉ bị chia cắt bởi những đám cây bụi mọc lộn xộn. Trong những khu vực khác thì lại là rừng già rậm rạp hầu như ko thể đi qua được. Tầm nhìn ở trong đó bị giới hạn giảm xuống còn vài mét. Rừng chính là nơi lý tưởng để VC tổ chức phục kích.

    Suốt tháng 5, các tiểu đội, trung đội, đại đội của lữ 173 tiến hành tuần tiễu ngày càng xa hơn, đi sâu vào những khu rừng xung quanh căn cứ không quân. Những thứ họ được huấn luyện mấy năm trước tuy vô giá những vẫn ko thể so với kinh nghiệm thu lượm được trong thực tế chiến đấu. Lúc này, sai lầm đều phải trả giá bằng mạng sống. Lính trong các đơn vị bộ binh thì muốn càng ít phạm sai lầm càng tốt.

    Trong hầu hết các đơn vị của lữ 173, các tiểu đội trưởng và binh sĩ đều đang ở lứa tuổi 18, 19. Vì nhiều lý do cá nhân, họ đã tình nguyện tham gia khóa huấn luyện lính dù gian khổ dài 3 tuần ở căn cứ Fort Benning, nhưng đều thừa nhận rằng điều cốt lõi đã thúc đẩy họ là máu phiêu lưu và mong muốn được phục vụ cùng những người giỏi nhất.

    Cấp bậc cao hơn lính thường, là các hạ sĩ quan cấp trung đội, đại đội. Bọn họ là những lính dù chuyên nghiệp, và cũng mong mỏi được đi chiến đấu như những chàng trai trẻ mà mình phụ trách. Nhiều hạ sĩ quan thâm niên cao đã từng tham chiến trong cả chiến tranh TG thứ 2 lẫn Triều Tiên. Đây là những người lính cỡ tuổi khoảng ba mấy bốn mươi, họ chính là xương sống của các đơn vị quân đội. Khả năng lãnh đạo kết hợp với am hiểu về quân sự đã truyền cảm hứng và mang lại danh tiếng cho đơn vị. Những người phục vụ trong lữ 173 chính là những binh sĩ giỏi nhất mà lục quân đã chọn lựa.

    Những sĩ quan cấp cơ sở, ở các trung đội, đại đội chính là những con người sắc xảo nhất trong quân ngũ. Họ khỏe mạnh, thông minh, được giáo dục tốt, rất tự hào khi là lính dù. Các trung úy, đại úy trong lữ đoàn 173, phần lớn chỉ nhiều hơn lính tráng vài tuổi, là những người chỉ huy xuất sắc hiếm thấy trong 1 đơn vị quân đội. Việc ganh đua để giành quyền chỉ huy trung đội, đại đội diễn ra rất khốc liệt trong khi hạn mức chỉ huy của 1 sĩ quan cấp thấp chỉ có 6 tháng. (Cơ hội thăng tiến.ND)

    (Dù nhằm mục tiêu tốt, nhưng cả với sĩ quan cấp tiểu đoàn, chính sách này gây ra nhiều vấn đề khi kết hợp với chính sách của MACV, là cho lính trở về Mỹ sau kỳ hạn 12 tháng phục vụ tại VN. [ giả sử người đó ko bị sơ tán về trước do bị thương nặng]. Chính sách chỉ huy trong 6 tháng khiến cho hiếm có đơn vị nào có được sĩ quan được nắm quyền chỉ huy lâu hơn. Chính vào lúc người sĩ quan vừa tích lũy được kinh nghiệm và chỉ huy hiệu quả, thì anh ta lại bị đổi đi. Sau đó sẽ là 1 sĩ quan mới non kinh nghiệm đến thay. Việc thay đổi này đã làm đảo lộn những thứ lính tráng được rèn luyện 6 tháng trước đó. Đây cũng là vấn đề rắc rối của các đơn vị tham mưu ở nam VN. Khi mà 1 sĩ quan tham mưu bắt đầu làm việc hiệu quả thì anh ta lại chuyển đi. Ở mọi cấp chỉ huy, từ tiểu đội súng trường cho đến lữ đoàn trưởng, các bài học bổ ích trong chiến đấu sẽ cứ phải học đi học lại, và lính Mỹ sẽ phải đổ máu vô ích bởi quá trình này.)
    DepTraiDeu, usadok, bunny1216 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Các sĩ quan trung cấp trong lữ đoàn 173, các trung tá, thiếu tá, cũng là những người xuất sắc. Tận tụy phục vụ binh chủng nhảy dù, những người này đã nhiều lần chứng tỏ họ ko những là những vị chỉ huy đơn vị toàn tài mà còn là các sĩ quan tham mưu tuyệt vời.

    Khi tướng Williamson cảm thấy lữ đoàn của mình đã sẵn sang, ông tung ra cuộc hành quân lớn đầu tiên. Dù sứ mạng bảo vệ căn cứ không quân có nghĩa là phòng ngự. Ông ko chịu được việc cứ phải ngồi 1 chỗ chờ VC tập kích. Williamson đã chuyển sang tiến công, với sự hậu thuẫn nhiệt tình của tướng Westmoreland. Ông lý luận rằng nếu đánh cho đối phương điên đảo, thì khả năng tấn công của chúng sẽ ít đi.

    Ngày cuối cùng của tháng 5, Williamson phát động 1 cuộc hành quân kéo dài 4 ngày. Lính dù đáp trực thăng tấn công 3 mục tiêu 1 lúc. Họ chỉ gặp kháng cự nhẹ và có mức thương vong thấp. Dù lính dù chưa trải qua kinh nghiệm giao tranh ác liệt, chiến dịch đầu tiên tại nam VN này cũng đã khiến những “Thiên binh” trở nên tự tin hơn.

    Lữ đoàn 173 lúc này được tăng cường sức mạnh bằng 1 tiểu đoàn cơ động thứ 3. Tướng Westmoreland đã phối thuộc cho nó tiểu đoàn 1, trung đoàn Hoàng gia Úc ((1/RAR) khi đơn vị này đến VN ngày 10 tháng 6 năm 1965. Thành phần chủ yếu của nó là các cựu binh vừa chiến đấu ở Malaysia về. Tiểu đoàn 1/RAR mang theo cả công binh, xe bọc thép chở quân, máy bay trực thăng và pháo binh cơ hữu. Việc quân Úc tới bổ sung đã khiến cho tướng Williamson có thêm 1 cú đấm mà ông đang rất cần để truy kích VC.

    Lữ đoàn 173 cùng 1 trung đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn dù VNCH đã tấn công vào chiến khu D khét tiếng bằng đường không cuối tháng 6. Đây là lần đầu tiên trong suốt hơn 1 năm lực lượng đồng minh mới mạo hiểm tiến vào khu vực do VC kiểm soát này ngay phía bắc Sài gòn. Ngay khi trực thăng đáp xuống, hầu hết các lính dù kinh nghiệm đều tỏ ra rất bình tĩnh. Suốt cả ngày các “Thiên binh” tích cực càn quét và phát hiện rất nhiều hàng tiếp tế của địch. VC chỉ tới đánh thăm dò chu vi phòng thủ của lính dù khi đêm xuống.

    Tới đầu tháng 7, lữ đoàn hoạt động ở đầu phía nam chiến khu D, trong khi trung đoàn 48 bộ binh VNCH đóng vai trò chốt chặn. Lính dù bắt đầu đụng độ với VC có quân số đông hơn những lần gặp trước. Những đại đội lính VC mặc quân phục lần này quyết tâm bảo vệ khu căn cứ của họ. Họ chiến đấu rất quyết liệt cho đến khi buộc phải rút lui do hỏa lực áp đảo của quân Mỹ.

    Ngày thứ 4 của chiến dịch, tiểu đoàn 1, trung đoàn 503 tràn ngập 1 căn cứ lớn của VC, có thể chứa tới 2000 người. căn cứ được xây dựng khá kỳ công, có cả hội trường và lớp học. Lính dù thu được hơn 1 tấn tài liệu của đối phương, cùng hàng chục vũ khí, hàng tấn gạo và bắt được 28 tù binh.

    Tháng 8 năm 1965, lần đầu tiên lữ 173 tiến hành càn quét bên ngoài khu vực Biên Hòa. Ở tỉnh Kom Tum, cách Sài Gòn khoảng 300km, tiếp giáp biên giới Lào và Campuchia, biệt kích Mỹ đã thiết lập ra 1 loạt các trại biệt lập. Các trại này gồm có lính địa phương đồn trú và hoạt động dưới sự chỉ huy của 1 số lính mũ nồi xanh. Các trại này đóng vai trò như những vọng tiêu cảnh báo sớm nhằm phát hiện sự xâm nhập của VC và quân chính quy Bắc Việt từ đường mòn Hồ Chí Minh xuống. Lính biệt kích cùng và những lính Dân sự chiến đấu (CIDG) đã hoạt động rất hiệu quả ở vùng Cao nguyên trung phần thuộc tỉnh Kon Tum, và vòa lúc này, quân địch đang gia tăng áp lực lên những cái trại đó.

    Một trong số những trại ấy là Đức Cơ, nằm lẻ loi phía tây Pleiku, đã bị đánh mạnh. 1 trung đoàn quân tiếp viện của VNCH đã được điều tới đó. Chưa tới được Đức Cơ thì đơn vị này đã lập tức phải giao tranh ác liệt với Quân Bắc Việt, Bộ chỉ huy VNCH muốn gửi thêm quân đến nhưng cũng biết rồi sẽ mất nốt họ trừ phi đường rút quân là đèo Thanh Binh (?) được giữ vững.

    Lữ đoàn 173 được giao nhiệm vụ giữ con đèo quan trọng này. Hầu hết lữ đoàn đã chuyển lên phía bắc vào đầu tháng 8. Ngày 17-18/8 , trong tuần đầu tiên của chiến dịch, lính dù đã tiến hành rất nhiều cuộc tấn công trực thăng vận để ngăn chặn quân địch. Đến khi quân VNCH đã rút được về thì lữ 173 di chuyển tới Pleiku. Những ngày còn lại của tháng lữ đoàn tiến hành công tác tìm và diệt trong khu vực.

    Về lại Biên Hòa, nhưng lữ đoàn chỉ được nghỉ ngơi chút ít rồi lại phải quay lại chiến khu D. Tình báo của MACV đã xác quyết rằng có một số tiểu đoàn địch đang hoạt động trong khu vực, nhưng trong thực tế thì xảy ra rất ít đụng độ. Dù vậy, chiến dịch vẫn được đánh giá là thành công. Trong khi càn quét, lính dù đã phát hiện 1 số lượng lớn vũ khí, đồ tiếp tế và các tài liệu có giá trị. Chỉ riêng đại đội Charlie, tiểu đoàn 1, trung đoàn 503 đã tìm thấy 62 súng trường có trang bị kính ngắm bắn tỉa, 450 lựu đạn, 3 chục điện đài.

    Công việc tiếp theo của lữ 173 là khu Tam giác sắt, 1 nơi ghê gớm và huyền bí. Nằm cách Sài Gòn 30km về phía Bắc. Vùng Tam giác sắt ở vào phía Tây Bến Cát, chắn ngang quốc lộ 13. Nhiệm vụ của lữ đoàn là càn quét, ko cho địch hiện diện ở khu vực lân cận với căn cứ tương lai của sư đoàn 1 bộ binh trước khi đơn vị này từ Mỹ qua.

    Đây là 1 nhiệm vụ gần như bất khả thi với lữ đoàn. Tam giác sắt là lãnh thổ kiên cố của VC trong suốt nhiều năm qua. Trong thời gian đó quân nổi dậy đã biến khu rừng rậm rạp rộng 50 dặm vuông chở nên 1 thành trì vững chắc bậc nhất toàn miền nam VN. Do rừng quá dày khiến VC ko thể xây dựng những doanh trại lớn nên họ đã phải đào 1 hệ thống địa đạo hết sức tinh vi, phức tạp trong vùng tam giác sắt. Trong hệ thống địa đạo, VC có đủ trạm xá, phòng học, kho tàng, cơ quan. Quân địch đã gài hàng ngàn mìn bẫy để ngăn lính VNCH và quân Mỹ đánh vào vùng tam giác sắt. Điều đáng sợ là tiếng dữ của vùng Tam giác sắt đã khiến cho trong suốt hơn 3 năm trời ko có 1 đơn vị VNCH nào dám bén mảng tới.
    DepTraiDeu, simonov, lopbopp5 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trận càn của lữ đoàn 173 vào vùng Tam giác sắt bắt đầu ngày 8 tháng 10 năm 1965. Sau các đợt oanh kích dữ dội của pháo binh, máy bay B-52, những đợt không kích của máy bay phản lực chiến đấu, các đơn vị của lữ đoàn bắt đầu tiến công vào vùng Tam giác sắt. Tiểu đoàn 1, trung đoàn Hoàng gia Úc đổ quân xuống bãi đáp ở cạnh phía bắc vùng này, ở giữa Bến Cát và Bến Súc, cách phía tây sông Sài Gòn khoảng 12km. Họ tiến xuống phía nam, hội quân với cả tiểu đoàn 1/503 và tiểu đoàn 2/503 từ các bãi đáp phía nam Bến Súc tiến đến. Sau đó 3 tiểu đoàn bộ binh sẽ tiến sang phía đông và phía nam, quét sạch VC phía trước mặt họ và đuổi quân địch ra khỏi vùng Tam giác sắt.

    Ko hề hay biết về chiến thuật của VC, MACV mặc nhiên coi đòn đánh táo bạo vào vùng Tam Giác sắt này là 1 chiến thắng tuyệt vời. Tướng Williamson báo cáo: “Không còn Tam giác sắt nữa. Tam giác sắt giờ… đã bị phá hủy. Thêm 1 cứ điểm nữa của đối phương đã bị loại trừ.”

    Theo những gì lữ đoàn đã trải qua trong chiến dịch kéo dài 1 tuần này, thì phát biểu của tướng Williamson là hoàn toàn hợp lý. Thật không may là ông ta đã sai lầm. Sự thật là vùng tam giác sắt sẽ vẫn mãi là cái gai đâm vào sườn quân đồng minh suốt thời gian chiến tranh. Hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, họ đã đánh vào vùng Tam giác sắt, nhưng ko sao vô hiệu hóa được nó và nó vẫn là 1 thành trì của VC.

    Lữ đoàn 173 không vận được phối thuộc cho sư đoàn 1 bộ binh mới tới ngày 1 tháng 11 năm 1965. 2 đơn vị cùng tiến hành 1 chiến dịch khác trên vùng chiến khu D. Chiến dịch có tên là Hump, 1 thuật ngữ mà lính Mỹ ở miền namVN dùng để miêu tả các cuộc tuần tiễu của họ dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Lữ đoàn hoạt động ở phía bắc sông Đồng Nai, cách Biên Hòa khoảng 25km về phía Bắc. Đây là lần ra quân lớn nhất và tai hại nhất của lữ đoàn trong suốt 5 tháng vừa qua ở nam VN.

    Chiến dịch Hump bắt đầu từ ngày 5 tháng 11. Gần như các “Thiên Binh” đều thấy ngay rằng chiến dịch lần này đã khác hẳn mọi khi. Ở nhiều chỗ, VC đã trụ lại và chiến đấu. Hiếm thấy đơn vị nào của họ mà lại tránh đụng độ.

    Thành quả của các trận giao tranh là đã xác định được 1 lực lượng lớn địch quân nằm cách nơi đặt sở chỉ huy của tiểu đoàn 1, trung đoàn503, 3km về phía tây. Các cuộc thám sát trong khu vực đã xác nhận sự hiện diện của đối phương. Sáng ngày 8 tháng 11, đại đội Charlie, tiểu đoàn 1/503, từ chỗ đóng quân ban đêm tiến ra. Sau đó đến lượt đại đội Bravo. Đại đội Alpha và tiểu đoàn bộ thì ở lại nơi đóng quân dã ngoại. (trận này tài liệu ta gọi là trận Đất Cuốc. ND)

    Đại đội Charlie đang di chuyển men theo rìa điểm cao 65, thì bất ngờ hàng tràng súng tự động xé toang đội hình trung đội đi đầu. Trong khi các lính dù đang kêu gào đau đớn do sức công phá kinh hoàng của đạn súng máy đối phương, những người chưa dính đạn vội lao xuống ẩn nấp ở bất cứ chỗ nào có thể. 2 trung đội súng trường kia cố gắng tiến lên để hỗ trợ cho trung đội dẫn đầu. Trung đội hỏa lực đặt cối 60mm, nhưng tán rừng rậm rạp trên đầu khiến đạn dội ngược lại và chúng trở nên vô dụng. Thay vào đó các thành viên của trung đội này lại phải lập ra 1 vị trí phòng thủ để chăm sóc thương binh.

    Trong khi ghìm chặt đại đội Charlie, VC bắt đầu thực hiện chiến thuật vận động có hiệu quả cao khi đối phó với quân thù sau đó và trong suốt cuộc chiến của mình. Họ bắt đầu đánh thọc sườn cái đơn vị đang bị cô lập, cố gắng bao vây cắt rời nó khỏi quân tăng viện.

    Kế hoạch của đối phương có thể đã thành công nếu ko có sự phản ứng mau lẹ của trung tá John Tyler, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/503. Ông này lập tức gửi ngay đại đội Bravo đến cứu Charlie. Họ đến vừa kịp để chặn ko cho kẻ địch bao vây đại đội Charlie. Dù vậy, đại đội Bravo cũng nhanh chóng bị cuốn vào 1 trận đánh khốc liệt.

    Để tránh bị sát thương do phi, pháo quân Mỹ, VC “bám chặt” các “Thiên Binh”, gần đến nỗi chỉ cách chu vi phòng thủ của họ từ 10 đến 20 mét. Với cự ly gần như thế đạn nhọn của VC nã tới tấp xuống đầu những lính dù đang mắc kẹt.

    Trong chốc lát, cả 2 đại đội đều đã phải đánh giáp lá cà với quân địch. Lựu đạn được ném ở khoảng cách rất gần. Lính 2 bên cầm dao găm xông vào nhau. Súng M16 và M60 phải bắn nhiều đến nỗi nòng chúng nóng đỏ và biến dạng. Đây là 1 trận đánh man rợ trong rừng rậm, không bên nào khoan nhượng bên nào.

    Trung tá Tyler buộc phải tung đại đội Alpha để cứu 2 đại đội kia khỏi thảm bại. Hai bên đánh nhau suốt cả ngày. Quân địch áp sát lính nhảy dù gần đến nỗi hỏa lực yểm trợ của tiểu đoàn 3, trung đoàn pháo binh 319 đều rớt xuống sau lưng địch. Việc này lại khiến người ta hy vọng sẽ khóa chặt được VC giữa hàng rào pháo binh và lính dù. Quân địch tiến công hết đợt này tới đợt khác vào chu vi phòng thủ của các “Thiên binh”, lính dù gào thét dùng hỏa lực mạnh đáp trả. Những lúc giao tranh tạm lắng xuống, lính dù bố trí lại quân, nhặt nhạnh đạn dược từ những người chết và chuyển thương binh đến trạm sơ cứu.

    Đến chiều tối trận đánh mới chùng xuống. Dù cho những lính dù đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng giao tranh chỉ chấm dứt khi VC tự rút khỏi chiến trường. Tuy thế suốt đêm lính dù vẫn bị những phát súng lẻ tẻ bắn quấy rối, nhưng địch quân đã đi thoát.
    DepTraiDeu, lopbopp, lamnhabinh5 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cái cưa máy đầu tiên được trực thăng thả xuống chỗ các đại đội đang lo âu khắc khoải lúc trời vừa tảng sáng. Những cái cây cao hàng 60 mét, đường kính gần 2m bị đốn ngã để tạo ra bãi đáp vừa đủ cho 1 chiếc trực thăng. Chiếc đầu tiên chở theo tướng Williamson. Ông ở lại trên mặt đất giám sát việc tản thương, rồi ngày hôm sau hành quân bộ cùng những người sống sót rời khỏi khu vực.

    Sau đó tướng Williamson kể lại cho các phóng viên về những xác đối phương mà ông thấy, mặc quân phục màu xám, áo khoác xanh lá, đội mũ sắt, đeo ba lô. Williamson nói “kẻ địch có công sự kiên cố trong rừng, chúng cứ ở trong đó và bắn ra. Chúng tôi đã phải đánh giáp lá cà với chúng. Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là 1 đơn vị quân chủ lực.”

    Williamson nói đúng. Các thông tin sau đó đã xác nhận đối thủ của lữ 173 là 1 đơn vị Quân Bắc Việt, trung đoàn Q-761 (Ko chính xác! đơn vị này là tiểu đoàn 3, trung đoàn 1, sư đoàn 9. ND). Đây là lần đầu Quân Bắc Việt chiến đấu ở miền nam VN và đó ko phải là lần cuối cùng.

    Quân Bắc Việt để lại 110 xác quanh điểm cao 65. 50 “Thiên binh” chết trong trận đánh. 82 người khác bị thương. Lữ 173 phải nếm đòn đau nhưng đã làm tròn bổn phận.

    Các cuộc hành quân tại chiến khu D tiếp diễn cho đến hết năm. Ngày 22 tháng 12 năm 1965, lữ đoàn trở về Biên Hòa để dự lễ Giáng Sinh đầu tiên tại VN.

    Tết Dương lịch năm 1966, lữ đoàn lại lên đường truy kích kẻ thù. Lần này họ tiến về phía nam và phía Tây Biên Hòa, hướng đến vùng châu thổ sông Mekong và khu vực đầm lầy giáp giới Campuchia được gọi là vùng đồng Tháp Mười. Họ không gặp khó khăn gì trong việc tìm kiếm VC. Hầu hết mỗi lần lính dù nhảy ra khỏi máy bay trực thăng Huey, là chạm địch ngay. Phần lớn chỉ là những trận đụng độ nhẹ, nhưng cũng có những lần xảy ra giao chiến ác liệt. VC cũng sử dụng chiến thuật giống Quân Bắc Việt đã dùng hồi tháng 11. Họ đánh thọc sườn những đơn vị đang bị cô lập và đến khi quân Mỹ gọi pháo và máy bay đến oanh kích, thì áp sát chu vi phòng thủ của lính dù, khiến cho hỏa lực áp đảo của Mỹ bị giảm tác dụng.

    Trong trận càn kéo dài 1 tuần, lữ đoàn 173 đã đánh tan tiểu đoàn 267 và tràn ngập sở chỉ huy tiểu đoàn 506 VC. Lữ đoàn nổi lên là đơn vị quân Mỹ đầu tiên đã từng chiến đấu trên 3 vùng chiến thuật khác nhau của nam VN.

    Gần như ngay khi vừa trở lại Biên Hòa, các “thiên binh” lại phải tiến hành các cuộc hành binh khác. Lần này họ truy đuổi bộ chỉ huy của quân khu 4 VC trong rừng Hố Bò, tỉnh Bình Dương. Một lần nữa lữ đoàn 173 lại được đặt dưới quyền chỉ huy của sư đoàn 1 bộ binh. Đơn vị đã đưa cả 3 tiểu đoàn tham gia tấn công bằng đường không. Cả 3 bãi đáp đều ‘nóng’. Họ đụng độ liên tiếp với địch quân ở khoảng cách gần. Các đại đội tỏa ra đi vào các cánh rừng rậm rạp. Lính dù phát hiện 1 căn hầm lớn cùng 1 hệ thống địa đạo tỏa ra khắp khu vực.

    Những địa đạo bị những lính tình nguyện đặc biệt gọi là “chuột địa đạo” lục soát. Vũ trang bằng 1 khẩu súng lục và 1 cái đèn bin, những người lính can đảm sẽ dò dẫm trong địa đạo để tìm kiếm quân địch. Khi xong việc, địa đạo sẽ bị thuốc nổ đánh sập.

    Khi lính dù rời khỏi rừng Hố Bò ngày 14 tháng giêng, họ tịch thu được hàng trăm vũ khí, trong đó có cả 1 số súng phòng không 12,7mm.

    Trong những ngày còn lại của tháng 1 và tháng 2, lữ đoàn hành quân tìm và diệt cấp trung đội, đại đội ở vùng lân cận. Cuối tháng 2 ở lữ đoàn đã diễn ra sự thay đổi lớn về chỉ huy. Tướng Williamson, người thành lập và là tư lệnh đầu tiên của lữ đoàn 173 không vận đã phải bàn giao quyền chỉ huy 1 cách bất đắc dĩ. Trong nhiệm kỳ của mình, Williamson đã xây dựng lữ đoàn thành 1 trong những đơn vị hiệu quả nhất của quân đội Mỹ. Nhưng thời gian của ông đã hết. Chiếc lon thiếu tướng đang chờ ông tại bộ chỉ huy đóng tại căn cứ Fort Polk, Louisiana.

    Chuẩn tướng Paul F. Smith tới thay cho Williamson. Smith là lính dù từ những ngày đầu tiên trong chiến tranh thế giới 2, ông ta đã nhảy xuống Normandy vào ngày D, rồi nhảy dù vượt sông Rhine cùng trung đoàn dù 507 tháng 3 năm 1945. Sau chiến tranh ông làm hiệu trưởng trường nhảy dù tại căn cứ Fort Benning và chỉ huy chiến đoàn dù 504 đóng ở Đức.

    Tướng Smith tới nhận quyền chỉ huy ngay lúc lữ đoàn 173 chuẩn bị càn vào chiến khu D 1 lần nữa. Lúc đầu 3 tiểu đoàn tiến tới các khu vực gần các bãi đáp rồi tiến ra các con đường mòn. Trong 4 ngày đầu, các “Thiên binh” thường xuyên đụng độ với các toán quân nhỏ VC. Đôi lúc hai bên có bắn qua bắn lại, còn lúc khác thì VC né tránh lính dù và biến vào trong rừng. Trong chiến dịch, tiểu đoàn 2 trung đoàn 503 đã gặp phải đụng độ nhỏ khi đang thiết lập chu vi phòng thủ chiều tối ngày 15 tháng 3 năm 1966. Các chốt tiền tiêu đã được bố trí để có thể cảnh báo các hoạt động của đối phương.

    Một đêm yên tĩnh trôi qua. Vào sáng hôm sau, khi các chốt tiền tiêu quay về chu vi phòng thủ, 1 trung đội thuộc đại đội Bravo, tiểu đoàn 2/503 tiến hành tuần tiễu như mọi khi nhằm tìm kiếm bằng chứng về sự hiện diện của đối phương trước khi tiểu đoàn di chuyển. Cùng lúc đó trực thăng chở đồ tiếp tế cũng đáp xuống chu vi phòng thủ.

    Khi chiếc Huey sắp tiếp đất thì từ trong rừng xung quanh hàng tràng đạn súng tự động bắn tới. Chiếc trực thăng rơi ngay vào chu vi phòng thủ. Toán tuần tiễu của đại đội Bravo bị mắc kẹt giữa 2 lằn đạn. Chỉ trong chốc lát hầu hết thành viên của nó đều thương vong.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    VC phát độngcác cuộc tấn công vào các đại đội Alpha và Charlie, đây là điều ít khi thấy quân du kích thực hiện. Giao tranh ác liệt đến nỗi các thương binh cũng được cấp vũ khí và đưa ra lại tuyến phòng thủ. Sau khi đẩy lùi đợt tấn công đầu tiên, lính dù chuyển đến các vị trí có thể chiến đấu tốt hơn. Ngay khi họ vừa mới ổn định vị trí, VC lại từ trong rừng ùa ra.

    Trận đánh tiếp tục đến hết ngày. Pháo binh Mỹ dập xuống ngay rìa chu vi phòng thủ, diệt hàng chục lính VC. Nhưng đối phương vẫn đánh mạnh, cố tìm ra 1 điểm yếu nhưng ko thành công. Lính dù vẫn trụ vững cho đến khi đêm xuống và VC rút lui để lại trong rừng hơn 100 xác đồng đội.

    Sau trận càn này vào chiến khu D, những tháng sau đó lữ đoàn 173 chuyển tới vùng chiến khu C. Thời gian này có hàng tuần có những đơn vị của lữ 173 ko hề chạm địch, trong khi những đơn vị khác dường như gặp phải VC liên miên. Lính dù có những khi phải đi hành quân dã ngoại hàng tuần. Cũng có khi 1 hay 2 đại đội lên máy bay trực thăng rời Biên Hòa vào sáng sớm, bay tới bãi đáp đã định, nhảy ra, càn quét khu vực rồi về lại Biên Hòa trước khi trời tối. Tại đây họ được ăn nóng, xem phim, ngủ trên giường trong các nhà lính làm bằng gỗ. Nó giống như 1 cuộc chiến “đánh rồi về nghỉ” vậy.

    Do quân Úc đã gần kết thúc kỳ hạn 1 năm của mình ở nam VN (Phía Úc luân chuyển toàn bộ đơn vị tới và rút khỏi VN chứ ko phải từng người như Mỹ), cần phải tìm quân thay thế cho bọn họ. Lục quân chẳng cần tìm đâu xa ngoài căn cứ Fort Campbell, Kentucky.

    Cái căn cứ trải dài giữa ranh giới 2 bang Kentucky-Tennessee chính là nhà của sư đoàn dù 101 danh tiếng. Một trong số các lữ đoàn của nó đã tới VN ngay sau lữ 173. Sư đoàn 101 lấy ra 1 tiểu đoàn chuyển qua cho lữ 173, từ đó lục quân chỉ còn còn 1 sư đoàn dù làm nhiệm vụ trừ bị trên cả thế giới là sư đoàn 82 dù đóng tại Fort Bragg.

    Tiểu đoàn 1, trung đoàn dù 506, được chọn ngày 1 tháng 4 năm 1966. 1 khóa huấn luyện nâng cao lập tức được thực hiện để chuẩn bị cho tiểu đoàn ra chiến trường. Trọng tâm là chiến thuật cho các đơn vị nhỏ, chú ý đến bồi dưỡng huấn luyện nâng cao cho các sĩ quan cấp thấp. Lục quân đã nhận ra rằng giao tranh ở cấp trung đội, đại đội xảy ra chủ yếu trong cuộc chiến ở nam VN. Những cuộc tập trận lớn với qui mô tiểu đoàn, trung đoàn đã lùi vào dĩ vãng. Những trung úy, đại úy nào không đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của trung tá Michael D. Healey, (“Iron Mike” Healey là người sau này sẽ là liên đoàn trưởng liên đoàn 5 biệt kích) chỉ huy tiểu đoàn 1/506 đề ra sẽ lập tức bị thay ngay. Healey đã vét sạch những sĩ quan và hạ sĩ quan ưu tú nhất trong sư đoàn 101. Ông dễ dàng kiếm được những người tình nguyện gia nhập tiểu đoàn mình.

    Tiểu đoàn 1/506 được đổi tên thành tiểu đoàn 4/503 trước khi rời Kentucky. Tháng 5 năm 1966, tiểu đoàn lên quân vận hạm sang miền nam VN và chính thức tới Biên Hòa ngày 25/6/1966.

    Lữ đoàn 173 không vận mà họ gia nhập giờ đã khác hẳn cái đơn vị rời Okinawa tới đây 13 tháng trước. Dù nó vẫn là 1 đơn vị cứng, đáng tự hào, chỉ còn rất ít những thành viên thủa ban đầu còn ở lại. Những người sống sót sau kỳ hạn phục vụ 1 năm đều đã rút khỏi chiến trường VN. Rất hiếm khi những bài học mà họ thu được trong 12 tháng chiến đấu được truyền cho đám lính mới hay còn gọi là “bọn chíp con - cherries. ND” Các lính dù mới đến sẽ phải học hỏi lại từ đầu.

    Suốt hè tới đầu thu năm 1966, lữ đoàn vẫn hoạt động quanh vùng Biên Hòa. Các chiến dịch lớn sau đó đến vào tháng 11 khi các tiểu đoàn 1,2 trung đoàn 503 tham gia cùng sư đoàn 1 bộ binh; lữ đoàn 3, sư đoàn 4 bộ binh; lữ đoàn bộ binh nhẹ 196 tiến hành chiến dịch Attleboro. (tiểu đoàn 4/503 đang hành quân với Thủy quân lục chiến quanh Đà Nẵng trong suốt tháng 10 và tháng 11). Thoạt đầu lữ đoàn 196 đang hành quân trong 1 chiến dịch tìm và diệt hồi tháng 9 trong khu vực VC kiểm soát ở phía đông và bắc Tây Ninh. Khi sức kháng cự của VC gia tăng, thì lính Mỹ được đổ thêm vào để tham chiến.

    Đến tháng 11 thì đã có 20.000 quân đồng minh được đưa vào trận chiến, đây là 1 con số kỷ lục. Địch quân được xác định là sư đoàn 9 VC và trung đoàn 101 Quân Bắc Việt, cả 2 đều được xem là những đơn vị giỏi. Họ đang bảo vệ cái mà tình báo Mỹ khẳng định đó là 1 trung tâm đầu não của VC chỉ huy các hoạt động nổi dậy ở nam VN và cơ quan trung ương cục của mặt trận giải phóng dân tộc miền nam VN.

    Dù lực lượng đồng minh công bố đã giết được 1.100 địch trong trận càn Attleboro (số lượng do đếm xác và qua chất vấn 1 số thường dân, nhân viên quân sự các cấp), họ đã ko đạt được những mục tiêu đề ra. Đối phương vẫn kiểm soát được khu vực này. Do đó MACV đã lên kế hoạch cho 1 chiến dịch lớn diễn ra ngay đầu năm mới để xác định và tiêu diệt văn phòng trung ương cục.

    Trong tháng 11 năm 1966, 1 thay đổi khác đã xảy ra với lữ đoàn 173. Thay đổi này đã tăng sức mạnh cho đơn vị làm nó trở thành 1 lực lượng ghê gớm. Mặc dù đã được huấn luyện nhảy dù và tấn công không vận, lữ đoàn 173 ngày càng được tin cậy trong chiến thuật trực thăng vận. Địa hình miền nam VN cùng với việc kẻ địch mưu mẹo luôn lẩn tránh khiến các cuộc đột kích bằng quân nhảy dù ko còn nữa thay vào đó là tấn công cơ động bằng trực thăng và dần dần nó đã trở thành chiến thuật tác chiến hiện đại.

    Kể từ khi đến chiến trường, việc cơ động đường không của các “Thiên binh” đều nhờ tiểu đoàn trực thăng độc lập 145 hỗ trợ. Các phi công trực thăng của tiểu đoàn 145 ở trong số những tay lái dũng cảm và liều lĩnh nhất miền nam VN. Họ luôn làm hết khả năng hỗ trợ lữ đoàn 173 bằng mọi cách có thể. Tuy nhiên có những mối băn khoăn muốn cho lữ đoàn trở thành 1 đơn vị hoàn toàn độc lập, đáp ứng được việc triển khai càng nhanh càng tốt và có thể tự lực hoàn toàn trên chiến trường. Cách duy nhất để đáp ứng đòi hỏi này là cấp cho lữ đoàn 1 đơn vị máy bay trực thăng cơ hữu.
  7. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Bổ sung tí.

    Eagle flight không phải là một đơn vị , đó là một đội hình tiêu chuẩn 4 trực thăng chở quân và 3 trực thăng vũ trang, mang theo 40 lính kỵ binh bay . Đơn vị thì cố định, đội hình thì linh hoạt. Ví dụ như: Đội hình xuất quân sẽ bao gồm 4 trực thăng chở quân của đơn vị A và được sự yểm hộ của 3 trực thăng vũ trang từ đơn vị F.

    Eagle flight là một đội hình tiêu chuẩn của airmobile , nhiệm vụ chính của chúng là hỗ trợ một đơn vị khác, hoặc lập điểm chốt để xác định không gian và lực lượng hai bên trên chiến trường, hoặc chặn đường rút lui của đối phương, hoặc thi hành một nhiệm vụ đột kích, hay đơn giản là một hành động phản ứng nhanh. Tất cả đều dựa trên khả năng cơ động nhanh của trực thăng.

    Tks lão vì công sức dịch sách cho anh em đọc. Tiếp tục nhe.
    Lần cập nhật cuối: 18/04/2014
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vậy nên tháng 11 năm 1966, đại đội trực thăng xung kích 335 (335th Assault Helicopter Company) đã từ căn cứ Fort Bragg tới nam VN và được chuyển giao cho lữ đoàn 173. Từ khi tới Biên Hòa, đại đội 335 ( biệt danh là: những chàng Cao bồi) đã có 1 mối gắn kết đặc biệt với lính dù. Các chàng Cowboy ko chỉ sử dụng những trực thăng Huey chở quân được trang bị nhẹ (slick) mà còn có những chiếc Huey gunship để yểm trợ hỏa lực, những trực thăng tải thương và tiếp tế cho các đại đội lính dù đóng quân dã ngoại khi cần.

    Họ ko ngán bãi đáp nào, bất cứ lính dù bị thương nào cũng được coi trọng. Ko có nhiệm vụ nào mà các “cao bồi” ko tận tâm tận lực. Họ thường xuyên bay vào những nơi mà các phi công khác ko dám liều. Suốt thời gian cộng tác chung, lòng quả cảm của các phi công và phi hành đoàn đại đội trực tăng 335 đã cứu tính mạng của hàng trăm lính dù.

    Sau lễ Giáng Sinh 3 ngày, lữ đoàn 173 lại thay chỉ huy trưởng lần thứ 3 kể từ khi đơn vị đến nam VN. Tháng 11 năm 1966, tướng Smith được thăng lên thiếu tướng. Smith từ vị trí chuẩn tướng đảm nhiệm chức tư lệnh lữ đoàn 173, được điều về bộ tư lệnh MACV. Tướng Westmoreland đưa chuẩn tướng John R. Deane, Jr, sư đoàn phó sư đoàn 1 bộ binh tới thay thế.

    Tướng Deane gia nhập quân đội từ tháng 7 năm 1937. Được 1 năm thì ông được gửi đi học tại West Poin, và tốt nghiệp năm 1942 với hàm thiếu úy bộ binh. Ông tham chiến cùng sư đoàn 104 bộ binh trên chiến trường châu Âu trong chiến tranh TG 2. Ông đã thăng tiến từ thiếu úy lên trung tá chỉ trong chưa tới 3 năm.

    Khi Deane tới VN lần đầu tháng 2 năm 1966, ông là tham mưu trưởng rồi tư lệnh phó lực lượng dã chiến I (I Field Force). Đơn vị này, thực chất là bộ chỉ huy cấp quân đoàn, đóng trụ sở tại Nha Trang, kiểm soát tất cả những hoạt động quân Mỹ và đồng minh trên vùng II chiến thuật, bao gồm cả Tây Nguyên. Tháng 7 năm 1966, Deane trở thành sư đoàn phó sư đoàn 1 bộ binh. Suốt 2 năm rưỡi hoạt động, Deane luôn giữ hình ảnh là 1 cấp chỉ huy giỏi giang, can đảm. Thành tích của Deane trong chiến dịch Attleboro đã giúp ông kiếm được huân chương chữ thập Distinguished Service Cross. (huân chương dũng cảm xếp hạng nhì chỉ sau huân chương danh dự.ND)

    Khi tướng Deane tới nhận nhiệm vụ lữ đoàn trưởng lữ 173, bộ chỉ huy cấp trên đang lập kế hoạch cho 1 chiến dịch lớn nhất cuộc chiến tới giờ. Các “thiên binh” sẽ đóng vai trò quan trọng chiến dịch tấn công này.

    Trong nỗ lực để tiêu diệt cái mà họ tin là Văn phòng trung ương cục (COSVN)- trung tâm đầu não của VC ở miền nam VN, MACV đã phát động chiến dịch Junction City. Dù chưa có bằng chứng trực tiếp về sự tồn tại của COSVN, MACV, có lẽ do ảnh hưởng từ chính cơ cấu phức tạp của mình, vẫn tin rằng quân nổi dậy ắt cũng phải có 1 hệ thống chỉ huy tương tự. Bộ tư lệnh quân Mỹ đoán COSVN đang nằm đâu đó trong chiến khu C, phía tây và bắc Sài Gòn. Nếu tiêu diệt được COSVN, sẽ là tổn thất rất lớn cho VC và qua đó giúp bảo vệ chính quyền miền nam VN.

    Theo kế hoạch, chiến dịch tiêu diệt COSVN, sẽ huy động 5 lữ đoàn quân Mỹ tạo thành 1 hàng rào hình móng ngựa chặn nửa phía tây chiến khu C, bỏ ngỏ phía nam. Lữ đoàn 173 đảm nhiệm 1 phần đông bắc của móng ngựa. Khi móng ngựa đã được thiết lập, các đơn vị đồng minh sẽ tấn công lên phía bắc, dồn các lực lượng VC hay Quân Bắc Việt vào trong móng ngựa, và chặn các đường thoát sang Campuchia. Về bản chất đó là chiến thuật búa và đe cổ điển, nhưng lần này ở quy mô cực lớn.

    Từ khi lữ đoàn 173 sang VN, tướng Westmoreland đã tìm kiếm cơ hội để tận dụng khả năng nhảy dù của đơn vị. Dù nó đã được xét tới trong nhiều cuộc hành quân trước, nhưng đến chiến dịch Junction City thì việc nhảy dù mới trở thành hiện thực.

    Toàn bộ kế hoạch sẽ cho tiểu đoàn 2, trung đoàn 503, lữ 173, do trung tá Robert H. Sigholtz chỉ huy, nhảy dù xuống Cà Tum, 1 làng nhỏ nằm cách Tây Ninh 60km, gần biên giới Campuchia. Khi tiểu đoàn 2/503 đã xuống đất, các tiểu đoàn 1/503 và 4/503 sẽ được trực thăng vận đổ xuống phía bắc và phía nam tiểu đoàn, khóa chặt đường rút của địch.

    Trong khi kế hoạch Junction City còn đang được hoàn thiện, lữ đoàn lại tham gia 1 chiến dịch ở vùng tam giác sắt. Ngày 8 tháng 1 năm 1967, dưới sự chỉ huy của sư đoàn 1 bộ binh, lữ đoàn 173 đã tiến hành chiến dịch Cedar Falls. Họ càn quét vùng tam giác sắt trong 2 tuần. Dù MACV công bố chiến dịch Cedar Falls đã thắng lợi, VC vẫn giữ được quyền kiểm soát vùng tam giác sắt.

    Khi trở về Biên Hòa, lính dù bắt tay vào việc xếp dù. Nhảy cùng với tiểu đoàn 2/503 còn có pháo đội A, tiểu đoàn 3, trung đoàn 319 pháo binh, 1 tiểu đội công binh, 1 tiểu đội quân cảnh, 1 tổ tình báo kỹ thuật, thành viên lữ đoàn bộ, 1 số lính của tiểu đoàn trợ chiến 173 – tất cả gồm 845 quân. Đây là lần đầu tiên lữ đoàn thực hiện tấn công bằng nhảy dù kể từ hồi chiến tranh Triều Tiên. Tất cả đều nhận thức được họ sẽ là tâm điểm của sự chú ý nên ai cũng muốn sẽ nhảy xuống 1 cách hoàn hảo nhất. Ngày D, 22 tháng 2 năm 1967, lúc bình minh, lính dù của tiểu đoàn 2/503 leo lên 1 phi đoàn gồm 16 chiếc C-130. Lúc 8g25, chiếc máy bay dẫn đầu cất cánh. Chẳng mấy chốc 15 chiếc kia cũng đã bay lên trời và trực chỉ hướng tây. Ít phút sau họ đã tới khu vực thả dù. Trực thăng vũ trang vừa mới hoàn tất xong việc bắn phá và rời đi khi thấy những chiếc C-130 xuất hiện phía chân trời. Một sĩ quan điều không tiền tuyến (FAC) thả 1 quả lựu đạn khói để chỉ hướng gió và tốc độ.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trên máy bay C-130, lính dù nghe lệnh :”Đứng dậy! Móc vào!”. Các “thiên binh “ móc cái khóa an toàn lên sợi dây cáp chạy dọc thân tàu trên đầu họ rồi tiến hành kiểm tra các thiết bị của người đứng trước. Tất cả cuối cùng đều đã sẵn sàng.

    Chỉ huy nhảy hô: “ Ra cửa!”. Các lính nhảy dù dẫn đầu đều đã vào vị trí của mình, chăm chú nhìn cái đèn đỏ gắn trên khung cửa. Khi nó tắt đi và cái đèn màu xanh dưới nó bật lên thì anh ta sẽ phải nhảy ra khỏi cửa.

    Đúng 9g00, đèn xanh trên chiếc máy bay dẫn đầu vẫn còn bật sáng. Tướng Deane nhảy ra khỏi cái cửa nằm bên tay phải trong khi cùng lúc, trung tá Sigholtz nhảy ra qua cửa bên trái máy bay. Các lính dù nối nhau nhảy theo. Lúc 9g20, tất cả các lính dù đều đã tiếp đất.

    Chuyến nhảy dù diễn ra êm thắm. Ko thấy hỏa lực của địch. Chỉ có 11 người lính bị thương nhẹ trong khi nhảy. Các lính dù thu nhặt trang thiết bị, tìm lại đơn vị rồi nống ra bảo vệ bãi thả dù. Ai cũng cảm thấy tự hào. Họ đã thực hiện việc mà chưa đơn vị nào làm suốt 15 năm nay.

    Tuy nhiên vào lúc đó họ ko hề biết rằng, họ vừa hoàn thành xong lần nhảy dù tác chiến độc nhất trong suốt cuộc chiến ở miền nam VN.

    Khi tiểu đoàn 2/503 vừa nhảy xuống, trực thăng chở tiểu đoàn 1/503 và 4/503 bay rợp trời. Chúng bay tới 4 bãi đáp nằm ở phía bắc và phía nam bãi nhảy dù của tiểu đoàn 2/503. Họ cũng ko gặp hỏa lực của địch. Phần đông bắc của cái móng ngựa giờ đã xong. Các toán tuần tiễu của cả 3 tiểu đoàn tiến hành lục soát khu vực. Những đơn vị khác tiến vào chiếm lĩnh vị trí dọc theo móng ngựa. Đến 15g thì tất cả các đơn vị đóng vai trò chốt chặn đã sẵn sàng.

    Sáng hôm sau, quân tấn công, gồm có trung đoàn 11 kỵ binh thiết giáp; lữ đoàn 3, sư đoàn 25 bộ binh bắt đầu đánh lên phía Bắc. Gần như ngay lập tức, họ phát hiện được các kho tàng của quân địch, nhưng ko thấy 1 lính địch nào hết.

    Trận càn quét đầu tiên của chiến dịch Junction City diễn ra theo đúng kế hoạch. Đối thủ hầu như tránh né ko chiến đấu, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Chạy trốn khỏi lực lượng từ phía nam đánh lên, đối phương khéo léo luồn qua các đơn vị đang chốt chặn. Thay vì giao chiến với địch, quân Mỹ quay ra tịch thu hàng tấn trang thiết bị, đồ tiếp tế VC bỏ lại. Lữ đoàn 173 tóm được 1 cơ quan tuyên huấn lớn của VC. Ngoài hàng chục bộ phim tuyên truyền và hàng ngàn tấm ảnh còn nguyên vẹn, còn có số lớn máy quay phim, chụp ảnh, máy chiếu cùng các thiết bị hiện đại khác bị phát hiện. Chiến lợi phẩm được phân phối 1 cách công bằng, lữ đoàn sau đó đã tổ chức bán đấu giá cho lính tráng giới hạn từ trung sĩ chở xuống.

    Ngày 3 tháng 3, 1 đại đội “thiên binh” đã đụng độ với quân đối phương. Trận đánh ác liệt diễn ra suốt 30 phút trong khu rừng rậm phía đông Cà Tum. Khi VC bỏ lại 39 xác sau khi rời khỏi chiến trường. “Thiên binh” có 20 lính chết và 28 bị thương.

    Các lực lượng tham gia chiến dịch Junction City đã ko tìm ra văn phòng trung ương cục miền nam. Nếu như nó có thật hẳn nó đã trốn khỏi tay quân Mỹ chạy sang vùng đất thánh Campuchia. Tối 17 tháng 3, chiến dịch Junction City kết thúc. Quân Mỹ công bố giết được hơn 800 VC, tịch thu hàng trăm vũ khí và hàng trăm tấn hàng hóa.

    Chiến dịch Junction City II bắt đầu ngày 18 tháng 3. Được thiết kế tiếp nối chiến dịch Junction City, chiến dịch này tập trung vào vùng chiến khu C ở phía đông Cà Tum. Thoạt đầu lữ đoàn 173 ko thuộc lực lượng tham gia chiến dịch. Tuy nhiên sư đoàn 1 bộ binh đã đòi lực lượng Dã chiến II cho thêm 1 lữ đoàn nữa và lữ đoàn 173 lại phải phối thuộc 1 lần nữa cho “Anh cả đỏ”.

    Nhiệm vụ của lữ đoàn là càn quét xung quanh Minh Thanh (?), phía nam và đông Cà Tum. Ngày 20 tháng 3, sau khi đổ quân bằng trực thăng vào các bãi đáp gần Minh Thanh mà ko gặp trở ngại gì, đến ngày 23, lính dù tiến 10 km về hướng tây bắc thiết lập căn cứ pháo binh Parry. Từ 23/3 đến 13/4, lữ đoàn 173 thực hiện 1 loạt các cuộc tấn công trực thăng vận xuống các bãi đáp xung quanh căn cứ Parry. Hầu như ko có ngày nào là ko có đại đội đụng độ với VC. Hầu hết giao tranh diễn ra trong rừng rậm vào ban đêm hay trong sương mù tuy ngắn ngủi nhưng ác liệt. Hiếm khi gặp phải lực lượng địch có số lượng nhiều hơn 30-40 người.

    Một ngày điển hình cho lữ đoàn 173 trong chiến dịch Junction City II, cũng giống các chiến dịch trước đó, diễn ra lúc bình minh. Lính dù thức dậy, lặng lẽ chuẩn bị cho ngày mới. Khi trời sáng hơn, các toán tuần thám cấp tiểu đội sẽ tỏa ra càn quét xung quanh nơi đóng quân để tìm kiếm dấu vết quân địch.

    Khi các toán quân đã quay về an toàn, nơi đóng quân sẽ được dọn dẹp, hố chiến đấu được lấp lại, rác được đem chôn giấu sao cho ko còn có vật gì trong khu vực, địch có thể tận dụng. Thường thì chỉ huy đơn vị đã phổ biến nhiệm vụ của ngày cho các trung đội trưởng từ đêm trước. Viên chỉ huy sẽ quyết định tuyến đường, tốc độ hành quân và nơi đóng quân tiếp theo.

    Vị trí dẫn đầu được các trung đội thay nhau hàng ngày. Trong các trung đội, tiểu đội xích hầu cũng có sự thay đổi luân phiên. Vì rừng quá rậm rạp nên họ thường xuyên phải tổ chức mở đường xuyên qua cây cối. Mỗi người lính đều mang theo dao rựa để phát sạch dây leo và bụi rậm. Trong khu rừng nhiệt đới ẩm ướt, những lính đi đầu có thể phát rừng từ 1 đến 2 giờ. Rồi sẽ có tiểu đội mới tới thay cho những người đã đuối sức.
  10. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Là xã Minh Thạnh thuộc Bến Cát, khu vực này khi trước chủ yếu là rừng cao su, rất thích hợp cho du kích hoạt động. Sau này Minh Thạnh thuộc về huyện Dầu Tiếng, Bình Dương.

    Sau khi Lữ 173 nhảy dù chạm đất và chốt giữ vị trí, tất cả hàng tiếp tế cho đơn vị cũng toàn bộ bằng đường không vận.
    [​IMG]

    Ngoài các đơn vị nhảy dù, Mỹ còn huy động 8 tiểu đoàn xây dựng vòng vây ngoài, dùng đến 249 trực thăng để đổ 8 tiểu đoàn này vào vị trí. Mỗi tội quân ta quá quen thuộc địa hình nên chủ động chia nhỏ các đơn vị rồi lần lượt rút thoát ra khỏi vòng vây ngoài này. Truyện ngắn "Con gà trống" của Nguyễn Quang Sáng hình như lấy bối cảnh từ trận càn này.
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 21/04/2014

Chia sẻ trang này