1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 01/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bác đúng nhưng e đang nói về cách dịch qua tiếng việt...vd trong sách này có task force black qui mô chỉ khoảng 2 đại đội e để nguyên ko dịch...tuy nhiên task force x-ray của tqlc mỹ năm 1968 ở huế thì tài liệu của vnch đều dịch là chiến đoàn x-ray cả...tương ứng các chiến đoàn dù và tqlc khi dịch sang tiếng anh thì ng mỹ đều dùng từ task force
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.366
    Đã được thích:
    26.709
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    mấy từ hán việt thời VNCH chuyển ngữ tuy ko sát 100% nhưng nghe hay phết
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Biệt đội nghe có vẻ nhỏ....như bác heo đã giải tthích thì task force ta có thể dịch là biệt đội, chiến đoàn, hay lực lượng đặc nhiệm...tuỳ theo qui mô của nó...

    Em mới về xem sách lại thì thấy bên vnch dịch từ combat command là liên đoàn chứ ko phải chiến đoàn....từ này cũng rắc rối vì trong kỵ binh mỹ từ group họ cũng dịch thành liên đoàn lun..mà liên đoàn biệt động quân trong biên chế vnch thì lại tương đuơng chiến đoan dù, tqlc hay trung đoàn bộ binh....mấy cái tên này nghe kêu ra phết
  5. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Lậy chúa...thế mấy TF của hạm đội Mèo trong thế chiến 2 thì nên dịch là gi hả cụ...???
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.366
    Đã được thích:
    26.709
    Vẫn là biệt đội thôi.
    Liên đoàn dưới lữ đoàn cụ @ngthi96 à. Ví dụ như liên đoàn biệt kích dù 81. Bộ tổng tham mưu và ban cố vấn Hoa Kỳ :-D không cho lập lữ đoàn. Vì đào tạo trang bị cho không vận, bảo đảm kỹ thuật không vận, hàng không là không cần thiết cho 1 lực lượng đặc nhiệm khi khả năng hỗ trợ từ không lực Hoa Kỳ cho đồng minh là sẵn có. Thực ra, họ sợ lực lượng này biên chế đầy đủ thành lữ đoàn sẽ có khả năng tạo biến cố nội bộ như đảo chánh. Tớ nghỉ thế, không lạm bàn.

    Thôi, ta dịch combat command là liên đoàn thiết kỵ đi. Tớ mới phịa ra đấy :-D
  7. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    TF theo mình nên dịch là nhóm tác chiến...vì TF chẳng phải tiểu đoản, lữ, hay sư gì mà là tự do chỉ huy chiến trường lập ra tùy thời vụ...thế nên cái gì dính TF thì cứ gọi là "nhóm tác chiến" cho nhanh
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cùng lúc đó Zaccone cũng đang đi tìm Welch. Trước đó trung sĩ Krawtzow đã nói với anh rằng Welch đã chết. Anh bò ra khỏi hố chiến đấu đi tìm xác bạn.

    Sau đó 1 lát thì 2 anh lính đã đã tìm thấy nhau. Họ ôm lấy nhau mừng đến phát điên.

    "Tớ cứ nghĩ cậu chết rồi."

    "Ko đâu. ********* ạ. Tớ cũng là nghĩ cậu 'ngỏm' rồi."

    "Còn khuya nhé. Chẳng thằng khốn nào giết nổi tớ đâu."

    Hai người bạn giành thời gian còn lại trong ngày cùng nhau đưa thương binh về trạm sơ cứu mới được bố trí ngay sau chỗ cũ và chờ đội cuộc tấn công chẳng bao giờ xảy ra.

    Ánh sáng ban ngày đã phơi bày toàn cảnh những thiệt hại do trái bom Mỹ đi lạc. Nơi đại úy Kaufman lập vị trí chỉ huy giờ chỉ còn là 1 hố bom sâu hoắm. Các mảnh xác người nằm vương vãi khắp nơi. Đầu, chân, tay rải đầy mặt đất. Binh nhất Orona kinh hãi khi phát hiện 1 cái xác ko có tay chân mắc trên cây trên đầu mình. Trung úy O'Leary và các 'tiên binh' bắt tay vào làm cái kinh tởm là tìm kiếm người còn sống lẫn trong đám xác chết. Thương binh được tập trung tại 1 điểm thu gom mới ngay bên dưới chỗ cũ. Công tác sơ cứu rất sơ xài, những dụng cụ, bông băng thu lại từ những người chết cũng ko thể đủ. Có hơn 80 lính bị thương nặng cần phải mang đến trạm. Trong số đó có 48 ca cần phải sơ tán ngay lập tức. Thế nhưng trực thăng vẫn chưa tài nào vào được.

    Số lượng người chết chính xác vẫn chưa biết rõ. Dựa vào thông tin ban đầu do các đại đội trưởng báo cáo. O'Leary ước tính có gần 80 'thiên binh' đã thiệt mạng trong quá trình tác chiến trên cao điểm và trong vụ nổ bom.

    Thiếu tá Steverson, dù đã bay trên cao điểm 875 nhiều lượt và thường xuyên liên lạc với trung úy O'Leary, vẫn chưa hiểu rõ tình cảnh đang bi đát đến thế nào. Thậm chí trong khi đại đội Bravo, tiểu đoàn 4/503 đang tiến đến cứu tiểu đoàn mình, Steverson vẫn gọi cho O'Leary để hỏi anh có thể cho pháo bắn vào gần nữa không?

    O'Leary trả lời dứt khoát: "Ko được."

    Sau đó Steverson lại muốn oanh kích rừng cây quanh chu vi phòng thủ bằng hỏa lực súng máy của trực thăng vũ trang. 1 lần nữa O'Leary lại cự tuyệt. Máy bay trực thăng chẳng thể nào lai vãng đến cao điểm 875 mà ko phải hứng chịu hỏa lực quyết liệt của đối phương. Lính dù chính là mồi nhử để tiêu diệt quân giải tỏa.

    Nhưng rồi rốt cục, O'Leary cũng phải chịu sau khi Steverson nói mãi là trực thăng vũ trang bay có thể tới hỗ trợ nếu để chúng đến theo trục đông tây (anh ko muốn bất cứ loại máy bay nào đến từ phía sau mình nữa). Đến 9g40, 1 số trực thăng vũ trang tới tiếp cận cao điểm 875, và ko còn nghi ngờ gì nữa, chúng liền hứng chịu ngay hỏa lực mãnh liệt của đối phương. Đạn ko chỉ đến từ cao điểm 875 mà còn đến từ những mỏm núi quanh đó nữa. Các trực thăng vũ trang đành phải bay đi, với những lỗ đạn khoan đầy thân tàu.

    Sáng sớm hôm đó, Steverson tổ chức 1 ban chỉ huy lâm thời dưới quyền cấp phó của mình là thiếu tá William H. Kelly. Nhóm này gồm có đại đội phó của các đại đội Alpha và Charlie là trung úy Matt Harrison và trung úy Robert J. Philbin. Ban chỉ huy này sẽ lên trên cao điểm 875, tái tổ chức các đơn vị, di tản thương binh và "xử lý tình huống chiến thuật."

    Thoạt đầu Steverson muốn nhóm này lên cao điểm 875 bằng đường bộ nhưng viên sĩ quan tình báo lữ đoàn ko cho phép. Sau đó Steverson phải cho 3 người kia lên 1 chiếc trực thăng Huey, có 2 trực thăng vũ trang đi kèm, để đánh mở đường đáp xuống cao điểm.

    Khi Harrison vừa yên vị trên trực thăng, tay phi công nói cho anh biết tình hình trên cao điểm 875 "ko được tốt lắm." Theo người phi công thì nhiều trực thăng của đại đội Cao bồi sáng hôm đó đã bị đạn quân địch làm cho hỏng nặng ko thể sửa chữa.

    Chiếc Huey của Harrison tiếp cận cao điểm vài phút sau đó. 2 chiếc gunship bay sát ngọn cây ngay phía trước chiếc slick. Một chiếc bắn bên trái, 1 chiếc bắn bên phải, chúng mở 1 con đường hướng đến bãi đáp đầu tiên. Người xạ thủ hét lên nhắc nhở mấy vị khách: "Bọn tôi ko dừng lại lâu được đâu!"

    Ngay sau đó chiếc trực thăng chở quân bỗng rung bần bật khi lãnh 1 loạt súng máy của bộ đội Bắc Việt vào chong chóng đuôi. Ko chần trừ lâu, viên phi công ngoặt gấp sang phải và quay về căn cứ pháo binh 16.
    Vẫn quyết tâm đưa nhóm chỉ huy kia lên cao điểm 875 để giành quyền kiểm soát tình hình, Steverson đưa ra 1 kế hoạch khác. Sau khi được nghe chi tiết, trung úy Harrison cảm thấy xây xẩm ko tin vào tai mình nữa. Anh cùng với Philbin sẽ bị đưa vào chỗ chết. Nhưng đúng là như thế: Harrison cùng Philbin sẽ được thả xuống bãi đáp khi trực thăng vẫn còn lơ lửng trên đó.

    Vì là 1 quân nhân phục tùng, tận tụy đến cùng, nên Harrison vẫn trèo lên trực thăng. Anh chắc mẩm 15 phút sau mình sẽ toi mạng. Harrison ko thể cắt nghĩa nổi là làm sao 2 viên sĩ quan có thể sống sót khi cứ ngờ ngờ từ từ tụt xuống bằng dây an toàn trong khi những chiếc gunship bay nhanh đến thế còn dính đạn khắp thân tàu.

    Trong khi quàng dây đai quanh thân, Harrison thấy 1 nhóm phóng viên ảnh gần đó đang chụp hình mình. Anh tự nhủ, đó chắc là tấm ảnh cuối cùng của mình mà ba mẹ được xem và chỉ hy vọng mình ko làm gì khiến họ phải hổ thẹn.
  9. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Sách vở trước giờ vẫn hay dịch Task Force của hạm đội Mèo là lực lượng đặc nhiệm.

    Theo tui nghĩ thì về bản chất, Tiếng Việt mình phong phú hơn Tiếng Anh nhiều, có lẽ không nên quá cứng nhắc trong việc dịch. Task Force nếu chỉ vài trung đội với vài phi đội trực thăng thì gọi nó là biệt đội. Còn nó to cỡ vài tàu sân bay và chục chiến hạm thì gọi là lực lượng đặc nhiệm. Mình phong phú ngôn từ hơn bọn nó thì tại sao phải giới hạn từ ngữ theo chúng nó làm gì? Lão ngthi dịch rất thoáng, cứ thế mà chiến.
  10. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    các bác cho em hỏi một chút, magazine catch trong tiếng việt thì gọi là gì nhỉ

Chia sẻ trang này