1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 01/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.726
    Lẫy hộp tiếp đạn cụ nhoé
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Harrison thẫn thờ ngồi cạnh rìa cửa máy bay, chân đặt trên càng đáp. Rất ngạc nhiên là anh lại trở nên bình tĩnh và sẵn sàng đón nhận cái chết. Món nợ mà đời lính phải trả chính là: Hy sinh vì tổ quốc và giờ thì đã đến lượt anh.

    Ngay trước khi trực thăng cất cánh, bỗng thiếu tá Kelly bước đến nói: " Chúng ta sẽ ko đi kiểu này. Rời khỏi trực thăng đi." Harrison gần như vỡ òa vì nhẹ nhõm.

    Đối với những lính dù bị kẹt trên cao điểm 875, ngày 20 tháng 11 trôi qua 1 cách chậm chạp, khổ sở. Tiết trời ngày càng nóng và dường như càng tồi tệ hơn vì thiếu nước. Chẳng ai có thức ăn cả. Tất cả 'thiên binh' đều đang đói khát. Nhưng thương binh mới là những kẻ thống khổ nhất. Suốt cả ngày tiếng kêu gào điên loạn đòi nước uống vang lên khắp cao điểm. Khi thuốc giảm đau được tiêm hôm trước đã tan đi, lính tráng bắt đầu khóc lóc, la hét, van vỉ xin làm cho họ bớt đau, bớt khổ. Thế nhưng thuốc men cũng đã hết sạch.

    Ngoài những phát đạn bắn tỉa thỉnh thoảng bắn ra thì hầu hết hỏa lực đối phương nhắm vào tiểu đoàn 2 trong ngày là súng cối. Những 'thiên binh' mệt mỏi có thể nghe rõ tiếng đề pa đặc trưng khi đạn cối bay ra khỏi nòng. Họ sẽ chỉ có vài giây để ẩn nấp trước khi nó nổ tung. Đã có nhiều trường hợp ko núp kịp.

    Binh nhất Orona đã dành cả ngày thứ hai để ngẫm nghĩ về viễn cảnh bị trúng đạn. Với đủ loại đạn bắn đến xung quanh mình, anh biết ko chóng thì chầy mình cũng sẽ bị dính chấu. Nếu phải chết, thì anh mong mình sẽ ra đi nhanh chóng. Nhưng trước khi bị thì Orona phải làm vài phát đã.

    Anh nhặt 1 khẩu phóng lựu M79 bị vứt bỏ, nẫng 1 bao đầy đạn rồi len lên tăng cường cho chu vi phòng thủ. Lúc lên đến nơi, có 1 lính dù chỉ mục tiêu cho anh bắn. Orona nói: "Tôi chả thấy gì sất."

    "Tiên sư, bây. Chúng ở đó đó. Cứ bắn đi."

    Orona nghe theo. Anh câu hết trái đạn này đến trái đạn khác lên mà chẳng biết liệu mình có bắn trúng gì khác không ngoài cây cối, nhưng cũng cảm thấy yên tâm hơn..

    Trong khi ấy, công việc của những binh sĩ trên bãi đáp đã tiến triển nhanh hơn những gì mà O'Leary kỳ vọng. Số cưa máy bị trung đội hỏa lực của đại đội Alpha vứt bỏ trong đợt tấn công đầu tiên đã được thu hồi và sử dụng khá hiệu quả. Dù lính trên bãi đáp thường xuyên phải tránh đạn cối và đạn bắn tỉa, đến 14g thì bãi đáp đủ cho 1 chiếc trực thăng đáp xuống đã gần hoàn tất.

    Vào lúc 13g, đại đội Bravo, thì tiểu đoàn 4/503 còn cách cao điểm 875 1.700m. Dù trên đường đi họ ko bị quấy nhiễu, nhưng vẫn xảy ra mấy việc. Đoàn quân đã đi qua 1 số trại bị quân Bắc Việt rút bỏ. Ở 1 cái trại họ phát hiện ra 4 xác lính Bắc Việt vẫn còn mới. Cùng 1 số bộ phận cơ thể lẫn trong đống bông băng đẫm máu là bằng chứng về thương vong mà quân Bắc Việt phải chịu. Họ còn tìm thấy hơn chục quả đạn cối vứt trên nền đất tại 1 cái trại khác. Đại úy Leonard cho đại đội dừng lại 1 lát để tiêu hủy mấy quả đạn rồi mới ra dấu cho Lindseth dẫn trung đội đi tiếp.

    Sau khi đại đội Bravo, tiểu đoàn 4/503 lên đường thì trên căn cứ pháo binh 16 cũng diễn ra những hoạt động lớn. đại đội Alpha, tiểu đoàn 4/503 của đại úy Muldoon được máy bay Chinook chở tới nơi sau khi Leonard đi 2 tiếng đồng hồ. Chỉ chậm 1 chút, Muldoon đã sắp xếp 110 lính của đại đội vào đội hình hành quân rồi tiến ra theo sau đại đội Bravo. đại đội Charlie của đại úy Connolly tới nơi ngay sau đại đội Alpha. Anh này cũng nhanh chóng cho 100 quân xếp hàng rồi lên đường lên cao điểm 875.

    Tướng Schweiter chuyển quyền chỉ huy căn cứ 16 cho trung tá Johnson sau khi 3 đại đội của tiểu đoàn 4 đến nơi. Ngoài ra, để quân cứu viện thêm an lòng, Johnson cũng sẽ nắm quyền chỉ huy quân của mình từ trên cao điểm này. Tướng Schweiter lệnh cho thiếu tá Steverson, ban tham mưu và hầu hết quân còn lại của tiểu đoàn 2/503 rời căn cứ 16 lúc 15g38 rồi di chuyển sang căn cứ 12. Trong số lính tiểu đoàn 2/503 còn ở lại căn cứ 16 có thiếu tá Kelly cùng 2 trung úy Harrison và Philbin. Cả 3 đều đã được chỉ định lên cao điểm 875.

    đại đội Bravo, tiểu đoàn 4, đã liên lạc điện đài với O'Leary lúc 14g20. Đại úy Leonard báo cho O'Leary biết là anh dự kiến sẽ hội quân sau 2 tiếng nữa.

    Cái tin tiểu đoàn 4/503 sắp đến mau chóng lan truyền trong đám lính dù tiểu đoàn 2. Tất cả đều cảm thấy nhẹ nhõm. Họ sẽ ko phải chết trên cái cao điểm hoang vu này nữa. Trung úy Remington suýt chút nữa thì òa khóc khi có người rỉ tai cho biết cái tin tốt lành. Anh có thể nghe râm ran xung quanh sự phấn khởi của các 'thiên binh' khi biết những thử thách sắp sửa kết thúc. Vậy là mình đã vượt qua được hết và sống sót, Remington tự nhủ. Thốt nhiên, Remington nghĩ cho tương lai của mình sau này và hất mũ sắt ra rồi lấy nó úp vào hạ bộ. Anh lý luận, nếu thoát được, có thể sau này mình sẽ có con nên cần phải bảo vệ kỹ cái của 'gia bảo' này.

    Trung sĩ Hill đã tới chân cao điểm 875 sau lúc hơn 16g. Anh dừng lại 1 lát cho đến khi trung sĩ Cates hiện ra trong tầm nhìn rồi mới bắt đầu tiến lên cao điểm.

    Chưa tới 20 phút sau đó, Hill đã đặt chân lên những bậc thang gia cố bằng tre được khoét vào sườn cao điểm. Anh nghĩ đây là dấu hiệu ko hay. Chưa được bao xa, anh bắt gặp xác của 1 lính Mỹ. Đó là 1 lính dù trẻ tuổi nằm cạnh khẩu M60 cùng 1 đống vỏ đạn rỗng. Hill ko quen cậu lính này, nhưng anh vừa mới tìm thấy thi hài của Carlos Lozada.
  3. hoayeuquai

    hoayeuquai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    28
    Cho em hỏi ngoài lề, sẽ xử lý ra sao với đạn cối không nổ sau khi thả vào trong nòng.
  4. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Thò tay lấy ra
  5. HaTam_VN

    HaTam_VN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2014
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    118
    Câu hỏi của bạn không rõ nghĩa, nhưng vẫn có thể trả lời:
    1. Khi đạn cối được thả vào nòng, liều phóng chính được khai hỏa cháy và khí thuốc do liều phóng chính cháy tạo ra áp lực lớn để đẩy trái đạn bay ra khỏi nòng cối, khoảng cách đạn cối bay đến đích mục tiêu và chạm nổ, từ gần vài trăm mét đến 2000-3000m (tùy góc bắn 45-85 độ), phụ thuộc vào liều phóng chính ngay bên trong phần thân gần cánh đuôi trái đạn, phụ thuộc vào các liều phóng phụ (là thuốc phóng dập thành hình vành khăn, được choàng vào phần gần cánh đuôi, khi cần tăng tầm xa, có 3-4 liều phóng phụ để tăng tầm). Phát bắn bình thường là đạn bay ra ngoài nòng, chạm đích bắn, mục tiêu mới nổ.
    Còn nếu nổ trong nòng cối thì phải làm là toác nòng phải bỏ súng, là làm công tác thương binh tử sĩ sau đó.
    2. Trong trường hợp không cháy liều phóng chính để đẩy trái đạn bay ra ngoài nòng cối: thì như @home124 nói là "thò tay lấy ra" thôi, có thể lấy ra từ miệng nòng cối, cũng có thể tháo nắp đáy (cối 60mm, cối 82mm đều có) để lấy trái đạn ra. Nếu câu hỏi cho M79, thì mở khóa nòng súng, dùng tay móc phần đuôi trái đạn ra.
    3. Với cối 81mm Mỹ và cối 100mm, 120mm không rõ cách xử lý có vậy không.
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.726
    Không nổ thường do 3 nguyên nhân:

    - nòng nóng quá giãn nở gây kẹt đạn không xuống đến kim hỏa.
    - kẹt dị vật trong nòng hay nòng bẩn làm kẹt đạn không xuống đến kim hỏa.
    - liều phóng xịt.

    Cách xử lý (với cối 6 và 8 thôi nhé, cối khác tớ chưa hề sờ vào nên tịt):
    Yếu lĩnh là nòng phải nằm ngang khi xử lý trong mọi trường hợp.
    Lấy cái que sắt hay cán cuốc đòn gánh chi đó gỏ gỏ vô cái nòng xem nó nổ không. Nổ thì bắn tiếp. Sợ kẹt đất hay rác trong nòng ấy mà. Gỏ cho đạn nó rơi xuống. Nếu nó không ngo ngoe nhúc nhích gì thì kiểm tra nòng quá nóng không. Nóng thì lấy nước chế bên ngoài cho nguội sao cho sờ được. Lúc chế thì nên nhớ là đạn có thể rơi xuống và nổ bất cứ lúc nào. Súng vẫn trên bệ. Nếu vẫn im re thì tháo cơ cấu điểm hỏa, hạ nòng nằm ngang. Lấy tay phải (tay thuận) hờ xung quanh miệng nòng cho mép ngón cái và ngón trỏ lấn vào miệng nòng. Mục đích là đón lấy đạn mà không sờ vào kíp nổ. Chúc ngươc nòng lên để đạn trôi ra. Lấy đạn ra và xử lý an toàn kíp nổ như hướng dẫn (trong an toàn đạn). Nếu cối 8 nòng dài và nặng quá thì 1 chú đở đạn 1 chú chúc nòng. Lúc đở đạn hay chúc nòng thì phải đứng hai bên nòng chứ không đứng chàng hãng trước miệng nòng.

    Sao cụ không lấy kim khều ra?
  7. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nhanh chóng có thêm nhiều tử thi của cả lính Mỹ lẫn bộ đội Bắc Việt được phát hiện. Có vẻ như họ đều chết trong nỗi kinh hoàng tột độ. Trung úy Lindseth, lúc này đi cùng với Hill, ước lượng là có ít nhất 20 xác lính dù nằm rải rác trên nền rừng. Chúa ơi, anh tự hỏi, có ai còn sống ko vậy?

    Đường lên đi cao điểm 875 khá là dốc. Thêm nữa hậu quả của những trận oanh kích trở nên rõ ràng khi lính dù phải leo qua các thân cây đổ và nhảy qua những hố bom sâu trên nên rừng.

    Càng lên cao, trung sĩ Hill càng cảm thấy lo lắng hơn. Anh sợ những lính cảnh giới đang căng thẳng của tiểu đoàn 2/503 có thể nhầm anh là quân Bắc Việt. Giá mà anh biết vị trí phòng tuyến của bọn họ. Sau đó anh ngửi thấy mùi thuốc súng. Những tán lá rậm rịt kế đó khiến anh phải bò bằng 4 chân và rồi bất ngờ lộ ra 1 bãi trống rộng. Hill gọi khẽ: "Tiểu đoàn 4 tới đây."

    Từ 1 cái hố ở phía trước Hill mấy mét, nhô lên 3 cái mũ sắt. Những khuôn mặt cáu bẩn nhìn anh sững sờ.

    Hill hỏi: "Đại đội của mấy cậu đâu?"

    "Chả còn cái đại đội nào sất." 1 người lính đáp.

    Hill bò tới và phân phát cho họ rất nhiều đồ ăn, nước uống. 1 tay lính dù nói: "Thấy anh bọn tôi mừng quá. Cứ tưởng là mình sắp tiêu đời rồi."

    Hill hỏi: "Vị trí chỉ huy của mấy cậu ở chỗ nào?"

    Cậu trai trẻ chỉ ra phía sau. "Trên kia. Nhưng cẩn thận đấy, đường lên đó đầy nhóc bọn khốn."

    Hill hướng về phía vị tri chỉ huy. Cảnh hủy diệt tan hoang khiến anh ko thể tin vào mắt mình. Xác chết nằm khắp nơi. Hầu hết đều ko còn nguyên vẹn. Anh nhìn thấy 1 đôi giày trận, với dây buộc nghiêm chỉnh, đứng sát vào nhau, bên trong hoàn toàn trống rỗng. Đến cạnh 1 thương binh, với nửa bên mông đã bay mất, Hill quỳ xuống đưa nước cho anh này. "Đừng lo" anh cam đoan với người lính "Cả tiểu đoàn 4 đang tiến sau tôi đó. Rồi cậu sẽ ổn thôi."

    Khi Hill vượt qua chu vi phòng thủ thì các thành viên của đại đội Bravo cũng nối gót. Trung úy Lindseth đi sau Hill chỉ 1 quãng ngắn. Anh chỉ thị cho các lính cứu thương chăm sóc thương binh rồi sau đó đi qua đầu bên kia của chu vi phòng thủ. Tại đó anh chiếm lĩnh vị trí đằng sau 1 đống gỗ lớn. Lính Bắc Việt đang từ trong hầm chỉ cách phía trước anh chưa đầy 40m bắn ra. Ko thể leo lên đống gỗ để bắn trả thế nên Lindseth đành mặc kệ.

    Khi lính thuộc trung đội Lindseth tới chiếm lĩnh vị trí trên đầu của phòng tuyến thì trung đội của Proffitt bố trí sát về bên trái còn trung đội Moore thì ở bên phải.

    Cảnh chết chóc làm cho Proffitt bị sốc. Cây cối gãy đổ khắp nơi. Xác lính dù nằm rải rác. Binh sĩ sống sót của tiểu đoàn 2 thì có vẻ như vẫn còn choáng váng, đờ đẫn chưa hồi tỉnh. Cảnh tượng đó gợi cho Proffitt về hình ảnh các chiến binh bị chấn thương tâm lý (shell-shocked) trong chiến tranh TG thứ 2 và cuộc chiến Triều Tiên. 1 cảnh tượng kinh khủng.

    Khi đại úy Leonard lên tới tiểu đoàn 2, anh lập tức nhập cùng trung úy O'Leary. Lúc 17g thì tin tức về cuộc hội quân đến tai trung tá Johnson. Dù quân tiếp viện đã giúp O'Leary bớt căng thẳng nhiều nhưng anh vẫn tự hỏi liệu cả bọn có lại chui vào tình trạng tuyệt vọng nữa hay ko đây? Gạt mối bận tâm qua bên, O'Leary nói cho Leonard biết cách tiểu đoàn 2 bố trí quân như thế nào rồi bàn giao lại quyền chỉ huy cho Leonard.

    Khi tiểu đoàn 4/503 lên đến cao điểm 875 rồi, thì thiếu tá Kelly quyết định đã đến lúc để toán chỉ huy của mình lên trên đó. Ông lấy 1 chiếc Huey, cho Harrison và Philbin lên cùng rồi cất cánh trước 18g.

    Ít phút sau thì chiếc Huey đã bay lơ lửng cách 3m phía trên bãi đáp. Phi công ko thể xuống thấp hơn nữa do sợ hỏa lực đối phương bắn trúng chỗ hiểm. Harrison nhìn ra ngoài cửa và kinh hãi khi thấy bên dưới có hàng chục gốc cây lởm chởm đang chĩa thẳng về phía mình.

    Harrison quay lại vừa mới nói với Kelly rằng: "Em ko nghĩ..." thì bỗng cảm thấy bị 1 cánh tay đẩy vào lưng. Anh rơi xuống, may mắn là ko trúng vào cái gốc cây nào. Tay xạ thủ súng máy trên trực thăng đã xô anh ra. Kelly cùng Philbin cũng nhảy xuống đất ngay sau đó.

    Trong khi Harrison và Philbin đi tìm những người còn lại trong đại đội thì Kelly lệnh cho chiếc trực thăng chờ đó. 1 số lính tiểu đoàn 2/503 khiêng thương binh tới bãi đáp. Vì lúc này ko thấy đạn địch bắn, nên viên phi công đã cho trực thăng hạ hẳn xuống ngay trên mấy gốc cây. 5 lính dù bị thương nặng được đưa lên tàu rồi chiếc trực thăng mới cất cánh.

    Khi đi quanh chu vi phòng thủ Harrison nhận thấy phần lớn các đơn vị đều có vẻ rời rạc. Lính dù trong các vị trí chẳng quan tâm, nỗ lực phối hợp với nhau. Anh nhận thấy hầu hết đều có vẻ như ko thể lĩnh hội các mệnh lệnh dù đơn giản nhất. Hiệu quả chiến đấu của họ đã bị suy giảm mạnh.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    shell-shocked là choáng sức ép chứ nhỉ
  10. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Đúng đấy bác,
    khi quả bom nổ gần thì sóng nổ sẽ gây "sức ép". Không chỉ người đang đứng-ngồi mà cho cả người đang nằm!
    Ngày xưa họ vẫn hướng dẫn khi nằm tránh bom phải chổng 2 bàn tay với khủy gập lại để tránh sóng nổ truyền qua đất.
    Bị sức ép, người ta trở lên đơ đơ, chẳng còn phương hướng!

    Thực sự thì tiếng động, cảnh tượng thật thì film - ảnh rất khó tạo ta. Nhưng nếu 1 ông nhà văn nào đã qua chiến trận thì cũng có thể mô tả lại khá chân thực!
    Ví dụ khi quả bom nổ gần thì chẳng cái cái tai nào của ai có thể nghe tiếng nổ nữa. Hay vì bay trên tốc độ âm thanh nên bay thấp thì máy bay phản lực qua rồi người ta mới nghe được tiếng nó, nhưng do hiệu ứng nên tiếng đầu tiên người ta nghe được là tiếng xoèn xoẹt, rồi "đành, đành..." rất chói tai, rồi sau đó mới là tiếng sấm rền (âm thanh film hầu như chưa tái tạo được với cả các bộ loa rất khủng)!
    Lính qua chiến trận rồi cũng nghe tiếng đạn pháo rít mà thấy cần nằm xuống tránh hay không. Nếu nghe thấy tiếng hú thì đạn đang bay qua đầu, tiếng oạp, oạp và sau đó là tiếng nổ rất đanh là đạn nổ trước mặt khá gần, nhưng chưa tới mình, nhưng nếu nghe "xoẹt" thì cắm đầu xuống đất thật nhanh. Đó cũng là do khi đạn bay hướng về phía mình âm sẽ cao lên và bị liên tục cộng hưởng với âm phát ra liên tục trước đó khi đầu đạn vừa bay vừa xoáy tít...!

Chia sẻ trang này